Luận văn Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Cổ phần Vận tải Sao Mai

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI SAO MAI 2

1.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Vận Tải Sao Mai 3

1.1.1. Giới thiệu chung 3

1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vận tảI Sao Mai 7

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 8

1.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng hoạt động 12

1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 14

1.1.5.1. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán 14

1.1.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng 19

1.2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20

1.2.1. Đặc điểm lao động tại Công ty 20

1.2.2. Tổ chức tính lương và quản lý quỹ lương của Công ty 20

1.2.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22

PHẦN II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CP VẬN TẢI SAO MAI 44

2.1. Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Vận tải Sao Mai 44

2.1.1. Một số kết quả đạt được 44

2.1.2. Một số hạn chế 45

2.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 46

KẾT LUẬN 52

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Cổ phần Vận tải Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung: + Đây là hình thức mà theo đó, kế toán sử dụng sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên thì kế toán có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi chép và theo dõi. Căn cứ ghi các sổ kế toán trên vẫn là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc. - Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: + Là hình thức kết hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ CáI với căn cứ ghi sổ là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc. + Sổ kế toán chi tiết được mở theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, bao gồm các loại sổ: Sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ TSCĐ, sổ chi tiết…. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: + Hình thức này tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống ( phân loại theo tài khoản ) bằng cách sử dụng hai sổ tổng hợp khác nhau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ tổng hợp là các Chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ: + Nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức sổ kế toán theo hình thức này là tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng bên Nợ trên các Nhật ký chứng từ; kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính: + Với hình thức này thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày đều được đưa vào chương trình kế toán máy bằng việc cập nhật chứng từ ban đầu: như hoá đơn, các hoá đơn chứng từ liên quan khác…, kế toán kiểm tra, phân loại và sẽ được kế toán nhập liệu. Chương trình sẽ tự động tính toán và vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu mã, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. + Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Để liên hệ với trình tự ghi sổ tại đơn vị thực tập, em chỉ trình bày hình thức kế toán Nhật ký chung _ Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung có các sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt. - Sổ Cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.  _ Trình tự, nội dung ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó, từ Nhật ký chung chuyển từng số liệu để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt cùng kỳ. Qui trình ghi sổ kế toán Nhật ký chung được thể hiện trên Sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Tk 211, 214, 642... Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký đặc biệt Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NHẬT KÝ CHUNG Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ. Quan hệ đối chiếu. 1.1.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng hạch toán tiền lương và các khoản theo lương theo các tài khoản sau: * TK 334: Phải trả người lao động TK 334 được chi tiết thành: TK 3341: Phải trả công nhân viên TK 3348 Phải trả người lao động khác TK 334 dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của các khoản thu nhập của người lao động. Bên Nợ: Các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. Các khoản khấu trừ vào lương công nhân viên. Bên Có: Các khoản phải trả cho công nhân viên Dư Có: Các khoản còn phải trả công nhân viên. * Kế toán sử dụng tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” phản ánh tình hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như sau: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Bên Nợ: BHXH phải trả cán bộ nhân viên. Các khoản kinh phí công đoàn tại đơn vị Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp Bên Có: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Khấu trừ vào lương công nhân Các khoản phải trả khác Dư Có: Các khoản còn phải trả khác * Ngoài ra, còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: 621, 622, 627, 641, 642... 1.2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1.2.1. Đặc điểm lao động tại Công ty: Tổng số lao động của Công ty là 467 người được phân thành phòng ban và lái xe như sau: Số lao động của phòng ban: Đơn vị Số người Nhân viên văn phòng 106 Nhân viên lái xe 361 Số lao động là nhân viên lái xe chiếm tỷ lệ cao là 77,3% là do đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty là kinh doanh, vận chuyển hành khách bằng taxi, mà mỗi xe gồm 2 lái xe nên số lượng lái xe chiếm tỷ lệ cao như vậy. Để tính lương cho từng lao động, công ty dựa vào đặc thù nghề nghiệp từng phòng ban cùng với trình độ học vấn (đối với nhân viên văn phòng). Đối với nhân viên lái xe thì được hưởng lương theo doanh thu. 1.2.2. Tổ chức tính lương và quản lý quỹ lương của Công ty: Công ty tổ chức theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động (đối với nhân viên văn phòng), vừa hạch toán theo kết quả lao động (đối với nhân viên lái xe). * Hạch toán về số lượng lao động: Việc xác định nhu cầu lao động nhằm đảm bảo cho công ty có được đúng người đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Đối với lái xe (nhân viên trực tiếp sản xuất): Công ty thường xuyên tuyển lái xe. Lái xe vào công ty sẽ phải qua một lớp đào tạo nghề lái taxi: học về đường phố, học cách phục vụ khách hàng, học tay lái, học cách sử dụng thẻ taxi card (thẻ sử dụng cho khách hàng thường xuyên, cuối tháng thanh toán một lần). Đối với nhân viên quản lý: Số lượng nhân viên quản lý thường không có biến động trừ trường hợp nhân viên được chuyển công tác, công ty tuyển mới nhân viên có đủ trình độ phù hợp với chức năng và nghiệp vụ mình đảm trách. * Hạch toán về thời gian lao động: - Hàng ngày, cán bộ nhân viên đều làm việc và nghỉ theo quy định của Công ty: + Sáng: 7.30 h - 11.30 h + Chiều: 13h - 17 h Khi ra vào cổng, nhân viên phải trình thẻ nhân viên. Khi có trường hợp phải ra ngoài hay đi công tác, cán bộ nhân viên phải xuất trình giấy xin ra cổng sự đồng ý của trưởng phòng. Hàng ngày căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, căn cứ vào bảng chấm công, trên cơ sở đó lên bảng lương cho nhân viên. * Hạch toán về kết quả lao động (Lương khoán): Hàng ngày, thu ngân và checker kiểm tra số liệu của lái xe sau đó báo cáo số liệu về phòng kế toán, căn cứ vào đó, cuối tháng kế toán tổng hợp lên bảng lương cho nhân viên lái xe. Công tác quản lý quỹ lương: * Những vấn đề chung: Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương khoán. Tuy nhiên tính khoản trích theo lương: BHXH, bảo hiểm y tế thì công ty trích trên tiền lương cơ bản nghĩa là vẫn dựa theo lương cấp bậc. Ngoài tiền lương, công ty còn xét thưởng cho nhân viên. Tiền thưởng được chia thành các tiêu chuẩn sau: Theo doanh thu cao: Hàng tháng, phòng kế toán lên danh sách những lái xe có doanh thu cao, báo lên phòng tổ chức để đề nghị xét thưởng. Nhân viên quản lý có sáng kiến làm giảm thời gian làm việc nhưng kết quả vẫn đạt được. Vào dịp lễ, tết, dựa vào mức lương Công ty xét thưởng cho lái xe và nhân viên văn phòng. 1.2.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: * Các căn cứ chủ yếu trong quy trình kế toán tiền lương: - Số lượng lao động của công ty được phản ánh trên sổ lao động, sổ này được lập chung cho toàn công ty và lập riêng cho từng bộ phận để tiện cho việc quản lý. Mỗi người trong công ty đều có mã số nhân viên và mã số này được sử dụng ghi chép chứng từ. _ Chứng từ kế toán: + “Bảng chấm công” + “Bảng tổng hợp doanh thu lái xe” Kế toán tính tiền lương nhân viên quản lý, lương theo thời gian và lương nhân viên lái xe. _ Tài khoản sử dụng: TK 334 “ PhảI trả người lao động” TK 334 được chi tiết thành + TK 3341: Phải trả công nhân viên + TK 3348: Phải trả người lao động khác Bên Nợ: Các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. Các khoản khấu trừ vào lương công nhân viên. Bên Có: Các khoản phảI trả cho công nhân viên. Dư Có: Các khoản còn phảI trả công nhân viên. _Kế toán tổng hợp tiền lương: - Khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 334 Có TK 111 - Các khoản khấu trừ vào lương : Nợ TK334 Có TK 141: Khấu trừ tạm ứng Có TK 138: Các khoản phảI thu Có TK 338: Ký quỹ láI xe, hoặc các khoản phảI trả khác. - Thuế thu nhập cá nhân phảI nộp những trường hợp lương cao: Nợ TK 334 Có TK 333 - Kết chuyển vào chi phí lương: Nợ TK 622: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627: Tiền lương công nhân phục vụ và quản lý sản xuất Nợ TK 641: Tiền lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642: Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 - Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 4311 Có TK 334 - Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận lao động, phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương nhân viên”. - Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên, kế toán cần tính toán và lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi và chi trả đúng quy định. - Căn cứ vào tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và các chính sách về tiền lương, BHXH do Nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH, khoản phải trả khác cho người lao động. - Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Đồng thời, tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. _ Kế toán các khoản trích theo lương: + Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 338 “PhảI trả, phảI nộp khác” phản ánh tình hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Bên Nợ: - BHXH phảI trả cán bộ nhân viên - Các khoản kinh phí công đoàn tại đơn vị - Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp Bên Có: - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh - Khấu trừ vào lương công nhân - Các khoản phảI trả khác Dư Có: - Các khoản còn phảI trả khác + Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ; Các khoản chi BHXH, KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 338 Có TK 111, 112 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 338 - Khấu trừ vào tiền lương khoản BHXH, BHYT Nợ TK 334 Có TK 338 - Hàng tháng, việc tính lương và các khoản tính theo lương được thực hiện ở phòng kế toán. _ Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân: + Tài khoản sử dụng; TK 335 “Chi phí phải trả” Bên Nợ: Các chi phí thực tế phát sinh Điều chỉnh phần chênh lệch giữa khoản chi thực tế và khoản trích trước Bên Có: Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản chi phí đã được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. + Kế toán tổng hợp - Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 334 - Các khoản đã trích thừa: Nợ TK 335 Có TK 711 - Các khoản hàng tháng trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân và các khoản trích thêm. Nợ TK 622 Có TK 335 - Việc thanh toán lương do thủ quỹ thực hiện. Thủ quỹ căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho người lao động, khi nhận tiền người lao động phải ký tên vào phần tên của mình. * Quy trình thanh toán lương của Cty CP Vận tải Sao Mai Thanh toán lương Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán tiền thưởng Báo cáo doanh thu Trưởng phòng lập Bảng chấm công (tổ, trưởng bphận) Bảng thanh toán BHXH, BHYT Trưởng bộ phận nhận lương Phát lương lại cho nhân viên Sơ đồ 5: Qui trình thanh toán tiền lương tại Cty CP Vận tải Sao Mai * Cách tính lương, thanh toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty: - Cách tính và thanh toán lương: + Việc thực hiện chế độ trả lương phải đạt yêu cầu công bằng, khoa học tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng công việc. +Việc tính lương tại Công ty CP Vận tải Sao Mai dựa trên cơ sở sau: . Nguồn quỹ lương . Định mức lao động . Cấp bậc và chức vụ công việc. . Mức lương theo nghị định của Chính phủ. Công ty CP Vận tải Sao Mai là đơn vị kinh doanh dịch vụ nên tiền lương được xác định trên cơ sở doanh thu tháng của Công ty. Doanh thu mỗi tháng khác nhau vì phụ thuộc vào số lượng khách hàng đi xe. Nguồn quỹ lương của Công ty ( tính lương cho bộ phận lái xe) được xác định bằng 50% doanh thu, trong đó: + Tổng quỹ lương phân phối chiếm 45% doanh thu. + Tổng quỹ lương dự phòng chiếm 5% doanh thu. Công thức tính lương: Lương lái xe = Doanh thu x 45% (Với doanh thu <500.000đ) Lương lái xe = (Doanh thu – 500.000đ) x 50% + 225.000đ (Với doanh thu >500.000đ) Lương được thanh toán làm 2 kỳ: Kỳ 1: ứng 50% lương thực tế vào ngày giữa tháng Kỳ 2: Thanh toán lương còn lại vào cuối tháng. Hàng tháng vào ngày tính lương, kế toán căn cứ vào bảng lương thanh toán lương để chi trả cho công nhân viên. Ví dụ: Tính lương tháng 12 trả cho nhân viên lái xe Nguyễn Văn Toàn + Ngày 1/12 DT của láI xe là 315.000< 500.000: Lái xe hưởng = 315.000 x 45% = 141750 (đồng) + Ngày 31/12 DT của láI xe là 694.000>500.000: LáI xe hưởng = (694.000 – 500.000) x 50% + 225.000 = 322.000 đồng Tổng thu nhập láI xe thực lĩnh = Tổng LáI xe hưởng – Các khoản phảI trả khác = 3.145.900 – (1.282.000 + 1.863.900 + 84.000 +70.000) = 1.709.900 (đồng) Vậy lương tháng của láI xe Nguyễn Văn Toàn tháng 12 là: 1.709.900 đồng Ngày Tổ Số xe Tổng DThu Lái xe hưởng Xăng Lương HTTN Rửa xe Thu nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 01/12 02 M125 315.000 141.750 104.000 37.750 6000 5000 26.750 … 31/12 02 M125 694.000 322.000 100.000 222.000 6000 5000 211.000 Tổng doanh thu 6.916.000 3.145.900 1.282.000 1.863.900 84.000 70.000 1.709.900 Quỹ lương dự phòng: Quỹ lương dự phòng = Doanh thu x 6% Dùng để thanh toán các khoản sau: Lương phép năm Khen thưởng đột xuất Các khoản phụ cấp khác * Tính lương cho bộ phận gián tiếp: Lương bộ phận gián tiếp được tính như sau: Tiền lương = HSL x 450.000 Trong đó: HSL: Là hệ số lương cá nhân dựa vào trình độ tay nghề, cấp bậc, thâm niên (hệ số ngạch bậc theo công việc) Cụ thể như sau: - Lương theo hệ số: Lương theo hệ số để làm cơ sở tính và chia lương cho từng lao động. Công ty đã sắp lao động theo cấp bậc và hệ số lương tương ứng. Lương tương ứng trên cơ sở quy định về cấp bậc hệ số lương mà Nhà nước ban hành trong luật lao động tiền lương. Mức lương mà Nhà nước quy định tối thiểu là 450.000 đồng ứng với hệ số lương là 1. Mức lương theo hệ số được xác định: - Lương hệ số công việc: Lương hệ số công việc = Lương theo hệ số x Hệ số công việc Sau đó, căn cứ vào trình độ và cấp bậc công việc mà ban lãnh đạo có quyết định nâng lương hợp lý. Ví dụ: Lương nhân viên Nguyễn Minh Hà nhân viên kế toán: Lương cơ bản = Hệ số lương x 450000 = 2,34 x 450000 = 1.053.000 đồng Lương trách nhiệm = HS trách nhiệm x Lương cơ bản = 1,6 x 1053000 =1.684.800 đồng Tổng lương = 1.053.000 + 1.684.800 = 2.737.000 đồng BHXH, BHYT người lao động phải trả là: 5% x Lương cơ bản = 5% x 1.053.000 = 52.650 đồng KPCĐ người lao động phải trả là: 1% x Tổng lương = 1% x 2.737.000 = 27.370 đồng Lương thực lĩnh = Tổng lương – ( BHXH, BHYT + KPCĐ) = 2.737.000 – ( 52.650 + 27.370 ) = 2.656.980 đồngs Ta có, bảng thanh toán lương bộ phận văn phòng Tháng 12 năm 2006 như sau: Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2006 Bộ phận: Văn phòng Đơn vị tính: Nghìn đồng STT Họ tên Chức vụ Lương cơ bản Lương trách nhiệm Tổng cộng Ngày làm việc Nghỉ phép Lương ngày Lương phép Tổng thu nhập BHXH KPCĐ Trừ tạm ứng Số còn lĩnh Ký nhận 1 Nguyễn Đức Lợi GĐốc 2.100 1.400 3.500 26 0 3.500 0 3.500 42 5 1.700 1.753 2 Nguyễn Văn Sơn NSự 1.400 1.400 2.800 25 1 2.892 75 2.967 30 5 1.400 1.532 ... 4 Lỗ Văn Minh Kế toán 800 800 1.600 26 0 1.600 0 1.600 30 5 800 765 ... 12 Phạm Quốc Hùng Đội xe 1.650 1.650 3.300 26 0 3.300 0 3.300 30 5 1.650 1.615 ... 22 Ng Hương Giang Tổng đài 550 550 1.100 24.5 0 1.037 0 1.037 30 5 500 502 ... 39 Ng Đình ánh Thợ sơn 900 900 1.800 22 0 1.523 0 1.523 30 5 900 1.488 Tổng cộng 59.039 291 59.330 312 170 29.600 29.248 Bằng chữ: Bảy triệu sáu trăm năm mươi lăm ngàn đồng chẵn./. Ngày 05 tháng 01 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Ngày 05 tháng 01 năm 2007 tiến hành chi trả lương cho nhân viên kế toán tiền mặt tiến hành viết phiếu chi như sau: Công ty CP Vận tải Sao Mai Mẫu số 02 Ban hành theo QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 01-11-1995 của Bộ tài chính PHIẾU CHI Quyển số: 52 Số chứng từ: 1190 Ngày 05/01/2007 TK ghi Số tiền 3341 29.248.000 Họ tên: Lê Hồng Nhung Đơn vị: Thủ quỹ Lý do: Thanh toán tiền lương văn phòng T12/2006 Số tiền: 29.248.000 đ Viết bằng chữ: Hai chín triệu hai trăm bốn mươi tám ngàn đồng chẵn./. Kèm theo: 02 chứng từ. Ngày 05 tháng 01 năm 2007 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nộp Còn khoản BHXH và KPCĐ thì được định khoản vào phiếu kế toán khác: Nợ TK 3341: 312.000 Có TK 3383: 312.000 Công ty CP Vận tải Sao Mai. PHIẾU KẾ TOÁN KHÁC Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Số CT: L63 STT Nội dung TK Nợ TK Có Số tiền 1. BHXH tháng 12 năm 2006 phải thu nhân viên 3341 3383 312.000 Tổng 312.000 Viết bằng chữ: Ba trăm mười hai ngàn đồng./. Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Định khoản chi phí lương nhân viên: Nợ TK 642: 59.330.000 Có TK 3341: 59.330.000 Và phản ánh trên phiếu kế toán khác: Công ty CP Vận tải Sao Mai. PHIẾU KẾ TOÁN KHÁC Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Số CT: L64 STT Nội dung TK Nợ TK Có Số tiền 1. Chi phí lương văn phòng tháng 12 năm 2006 642 3341 59.330.000 Tổng 59.330.000 Viết bằng chữ: Năm chín triệu ba trăm ba mươi ngàn đồng./. Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Lương khoán: Lương khoán của Công ty được tính như sau: Công ty tính và chi trả tiền lương cho bộ phận lái xe không dựa theo cấp bậc, chức vụ, mà tính lương cho bộ phận lái xe dựa theo doanh thu mà lái xe đó đạt được trong tháng. Hàng ngày, kế toán nhập doanh thu hàng ngày mà lái xe đó đạt được, cuối tháng, kế toán in chi tiết từng lái xe. Sau đó lên bảng tổng hợp lương lái xe. Ví dụ: Bảng lương một lái xe tháng 12 năm 2006 như sau: Chi tiết lái xe Lái xe: 0057 - Nguyễn Văn Hiếu Tháng 12 - Năm 2006 Ngày Tổ Số xe Tổng DThu Lái xe hưởng Xăng Lương HTTN Rửa xe Thu nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 01/12 02 M125 315.000 141.750 104.000 37.750 6000 5000 26.750 03/12 02 M125 612.000 281.000 60.000 221.000 6000 5000 210.000 05/12 02 M125 408.000 183.600 91.000 92.600 6000 5000 81.600 08/12 02 M125 497.000 223.650 0 223.650 6000 5000 212.650 10/12 02 M125 504.000 227.000 183.000 44.000 6000 5000 33.000 11/12 02 M125 298.000 134.100 50.000 84.100 6000 5000 73.100 13/12 02 M125 304.000 136.800 75.000 61.800 6000 5000 50.800 16/12 02 M125 529.000 239.500 120.000 119.500 6000 5000 108.500 17/12 02 M125 777.000 363.500 127.000 236.500 6000 5000 225.500 23/12 02 M125 515.000 232.500 100.000 132.500 6000 5000 121.500 25/12 02 M125 470.000 211.500 92.000 119.500 6000 5000 108.500 26/12 02 M125 543.000 246.500 0 246.500 6000 5000 235.500 28/12 02 M125 450.000 202.500 180.000 22.500 6000 5000 11.500 31/12 02 M125 694.000 322.000 100.000 222.000 6000 5000 211.000 Tổng doanh thu 6.916.000 3.145.900 1.282.000 1.863.900 84.000 70.000 1.709.900 Cụ thể, Lương lái xe chính là phần thu nhập cuối cùng và được tính như sau: Cột 1: Ngày phát sinh doanh thu Cột 2: Tổ mà lái xe đó đang lái Cột 3: Số xe Cột 4: Doanh thu lái xe đạt được trong ngày. Cột 5: Phần lái xe được hưởng tính như sau: + Nếu doanh thu < 500.000 đồng: Lái xe hưởng = Doanh thu x 45% + Nếu doanh thu > 500.000 đồng: Lái xe hưởng = (Doanh thu - 500.000) x 50% + 225.000đ Cột 6: Xăng lái xe đổ trong ngày Cột 7: Lương = Lái xe hưởng - Xăng Cột 8: Phần hỗ trợ tai nạn lái xe phải nộp theo từng ca Cột 9: Phần rửa xe lái xe phải nộp theo từng ca Cột 10: Phần thu nhập phải trả cho người lái xe Vậy, lương Tháng 12 năm 2006 của lái xe Nguyễn Văn Hiếu xe 125 là: 1.709.900 đồng Từ những bảng chi tiết này kế toán lập thành bảng lương lái xe: Bảng thanh toán tiền lương lái xe Tháng 12 năm 2006 Mã NV Họ và tên Thu nhập Tạm ứng Khoản phải thu BHXH Thực lĩnh Ký nhận 0001 Lê Đức Giang 651.500 500.000 30.000 121.500 ... 0027 Đào Công Sơn 2.091.110 400.000 150.000 30.000 1.511.110 0028 Hoàng Thanh Tú 3.352.100 600.000 51.000 30.000 2.671.100 ... 0057 Nguyễn Văn Hiếu 1.709.900 200.000 90.000 30.000 1.389.900 ... 0265 Ngô Xuân Dương 1.157.500 30.000 1.127.500 Tổng cộng 107.731.000 44.000.000 12.560.000 4.500.000 65.138.000 Từ số liệu như trên kế toán định khoản như sau: Tại thời điểm ngày 20 hàng tháng. Kế toán viết phiếu chi và định khoản tạm ứng lương lần 1 (phiếu chi số 1020) ngày 20 tháng 12 năm 2006 như sau: Nợ TK 334(3341): 44.000.000 Có TK 111: 44.000.000 Đến thời điểm ngày 05 tháng 01 năm 2007, kế toán thanh toán số lương còn phải trả cho lái xe: Viết phiếu chi: Công ty CP Vận tải Sao Mai Mẫu số 02 Ban hành theo QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 01-11-1995 của Bộ tài chính PHIẾU CHI Quyển số: 52 Số chứng từ: 1193 Ngày 05/01/2007 TK ghi Số tiền 3341 65.138.000 Họ tên: Lê Hồng Nhung Đơn vị: Thủ quỹ Lý do: Thanh toán tiền lương lái xe T12/2006 Số tiền: 65.138.000 đ Viết bằng chữ: Sáu mươi lăm triệu một trăm ba mươi tám ngàn đồng chẵn./. Kèm theo: 02 chứng từ. Ngày 05 tháng 01 năm 2007 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nộp Các khoản phải thu và BHXH được định khoản như sau: Kế toán lập phiếu kế toán khác: Nợ TK 3341: 12.560.000 Có TK 138 (chi tiết từng lái xe): 12.560.000 Công ty CP Vận tải Sao Mai. PHIẾU KẾ TOÁN KHÁC Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Số CT: L59 STT Nội dung TK Nợ TK Có Số tiền 1. Các khoản phải thu lái xe Tháng 12 năm 2006 3341 138 12.560.000 Tổng 12.560.000 Viết bằng chữ: Mười hai triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng./. Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Kế toán lập phiếu kế toán khác (BHXH): Nợ TK 3341: 4.500.000 Có TK 3383: 4.500.000 Công ty CP Vận tảI Sao Mai. PHIẾU KẾ TOÁN KHÁC Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Số CT: L60 STT Nội dung TK Nợ TK Có Số tiền 1. BHXH tháng 12 năm 2006 phải thu lái xe 3341 3383 4.500.000 Tổng 4.500.000 Viết bằng chữ: Bốn triệu năm trăm ngàn đồng./. Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Và định khoản khoản chi phí như sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc630.doc
Tài liệu liên quan