Luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Phân loại tín dụng ngân hàng 5

1.1.2. Rủi ro tín dụng 8

1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 14

1.2.1.Khái niệm về xếp hạng tín dụng nội bộ 14

1.2.2.Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ trong Ngân hàng thương mại 15

1.2.2.2. Cung cấp những thông tin mang tính hệ thống về quá khứ và hiện tại của khách hàng là cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa quyết định chính xác 17

1.2.2.3. Là cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng 17

1.2.2.4. Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng 18

1.2.2.5. Giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính 18

1.2.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong Ngân hàng thương mại 19

1.2.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng 19

1.2.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 24

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại 27

1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại 27

1.3.1.1. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng 27

1.3.1.2. Phương pháp và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng 27

1.3.1.3. Mục đích của công tác xếp hạng tín dụng 28

1.3.1.4. Quy mô tín dụng của ngân hàng 29

1.3.1.5. Năng lực của người thực hiện xếp hạng tín dụng 29

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại 29

1.3.2.1. Quy định, chính sách của Nhà nước 30

1.3.2.2. Chuẩn mực kế toán 31

1.3.2.3. Thông tin về ngành nghề, thông tin tài chính của khách hàng vay 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 33

2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 33

2.1.1. Tình hình hoạt động 33

2.1.1.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 35

2.1.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng 38

2.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV 42

2.2.1. Khái quát về hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ 42

2.2.1.1. Từ năm 2005 trở về trước 42

2.2.1.2. Từ năm 2006 đến nay 43

2.2.2. Đối tượng xếp hạng 44

2.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng 46

2.2.4. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ 47

2.2.4.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 47

2.2.4.2. Xếp hạng tín dụng cá nhân 55

2.2.4.3. Xếp hạng các tổ chức tín dụng 59

2.2.5. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng 65

2.2.5.1. Tổ chức thực hiện 65

2.2.5.2. Tần suất chấm điểm 66

2.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 67

2.3.1. Kết quả đạt được 67

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 71

2.3.2.1. Tồn tại 71

2.3.2.2. Nguyên nhân 76

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 79

3.1. Giải pháp 79

3.1.1. Nhóm giải pháp về yếu tố kỹ thuật, chương trình 79

3.1.2. Nhóm giải pháp về yếu tố con người 83

3.1.3. Nhóm giải pháp khác 84

3.2. Kiến nghị 85

3.2.1. Đối với nhà nước 85

3.2.2. Đối với Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng trong năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thách thức do những diễn biến bất lợi trong môi trường kinh doanh. Song với mục tiêu duy trì ổn định và phát triển, hướng tới cổ phần hóa, năm 2009 BIDV đã nỗ lực đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Biểu 2.1: Vốn chủ sở hữu qua các năm 2008-2009 Đến 31/12/2009, Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 13.977 tỷ đồng, tương đương 779 triệu USD và tăng 40% so với năm 2008, đưa tỷ lệ vốn CSH/Tổng TS tăng từ 4,1% năm 2008 lên 4,8% năm 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của BIDV. Có được kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 1.743 tỷ đồng lên mức 10.449 tỷ đồng, các quỹ của Ngân hàng cũng tăng mạnh (1.881 tỷ đồng). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm đạt ở mức cao cũng làm giảm đáng kể khỏan lỗ lũy kế từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những kết quả trên góp phần đưa Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính theo báo cáo tài chính quốc tế đạt 7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (Quy định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 8%). Chất lượng tài sản Quy mô tài sản tăng trưởng với cơ cấu hợp lý. Đến 31/12/2009, Tổng tài sản của BIDV đạt 292.198 tỷ tương đương 16,3 tỷ đô la Mỹ. Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa. Tổng tài sản năm 2009 tăng 20,5% so với năm 2008 và giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng bình quân 25% trong giai đoạn 2005 – 2009 do quy mô tổng tài sản ngày một cao và chịu tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh nhiều biến động trong năm qua. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng với tỷ trọng 68%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Khả năng sinh lời Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2009, BIDV đã thực hiện được việc tăng trưởng quy mô gắn với hiệu quả và chất lượng. Cùng với sự tăng trưởng 21% của tổng tài sản, 40% của vốn CSH tăng, lợi nhuận ròng trong năm đạt tăng trưởng 42%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản và vốn CSH. Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 9.983 tỷ đồng, tăng 1.463 tỷ đồng, tương đương 17%, trong đó thu lãi ròng đạt 6.948 tỷ đồng, thu phi lãi đạt 3.180 tỷ đồng. Chi phí QLKD ở mức 53% tổng thu nhập ròng (ở mức hợp lý theo khuyến nghị của Moody’s); trích lập DPRR thấp hơn năm 2008 do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp (dưới 3%). Lợi nhuận trước thuế đạt 3.196 tỷ đồng, tăng 1.054 tỷ đồng. Theo đó các khả năng sinh lời và cơ cấu thu nhập của BIDV như sau: Biểu 2.3: Khả năng sinh lời Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ROA, ROE đều được cải thiện so với năm 2008 và đạt theo mức thông lệ. Cơ cấu thu nhập có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng thu phi lãi từ mức 27% năm 2008 lên 30% năm 2009, trong đó riêng hoạt động dịch vụ nâng tỷ trọng đóng góp từ mức 1.001 tỷ (tương đương 12%/năm) năm 2008 lên mức 1.404 tỷ (14%) năm 2009. Tỷ trọng thu lãi giảm từ 73% xuống còn 70% tại 31/12/2009. Hệ số CAR theo IFRS là 7,55%, tăng mạnh so với năm 2008. Khả năng thanh khoản Năm 2009, những biến động trong môi trường kinh doanh, chính sách, kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh đến tình hình huy động vốn, thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại. Các chỉ số về thanh khoản như sau: Biểu 2.4: Khả năng thanh khoản Đầu năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm liên tục lãi suất cơ bản từ 12% xuống 7%, duy trì đến hết tháng 11/2009 rồi tăng lên 8% trong tháng 12, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn tới khó khăn trong thanh khỏan, áp dụng cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Các chỉ số về tăng trưởng tiền gửi, hệ số dư nợ/huy động vốn, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng nợ phải trả, tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả năm 2009 đều giảm so với năm 2008. Năm 2009, thu dịch vụ ròng (không bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh) của riêng ngân hàng đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Tốc độ tăng dịch vụ ròng trong những năm gần đây, kể từ năm 2008, BIDV đã vươn lên dẫn đầu hệ thống về thu dịch vụ ròng. Bên cạnh việc đạt được kết quả tăng trưởng cao, hiệu quả về hoạt động dịch vụ của BIDV đạt được cũng khả quan hơn, thể hiện ở chỉ tiêu thu dịch vụ ròng bình quân đầu người đạt 97 triệu đồng/người, tăng 20% so với năm 2008. Biểu 2.5: Hoạt động dịch vụ Hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là dòng sản phẩm có thế mạnh và truyền thống của BIDV, đến 31/12/2009 đạt mức thu hơn 560 tỷ đồng, chiếm 39% tổng thu và tăng trưởng 20% so với năm 2008. Số dư ròng bảo lãnh năm 2009 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2008 (nếu tính cả cam kết thanh toán theo LC thì tổng số dư ròng bảo lãnh và cam kết thanh toán LC thì tổng số dư ròng bảo lãnh và cam kết thanh toán LC đạt hơn 70.700 tỷ đồng. 2.1.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng Như đã nói ở trên, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Về tăng trưởng tín dụng Hoạt động tín dụng của BIDV được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống. Tổng dư nợ tín dụng trước DPRR tại 31/12/2009 là 206.402 tỷ đồng, sau DPRR là 198.979 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên vốn đáp ứng cho sản xuất và xuất khẩu, cho các công trình trọng điểm quốc gia đồng thời kết hợp với kiểm soát chất lượng để hoạt động tín dụng của BIDV luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó BIDV đã triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần bình ổn và kích thích tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn. Về chất lượng tín dụng Năm 2009, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường sát sao và khoa học. Nợ xấu theo kiểm toán quốc tế tại thời điểm 31/12/2009 là 2,8% và đặc biệt nợ nhóm 2 giảm đáng kể chỉ còn ở mức 16%. Có được kết quả khả quan trên là do công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng, tòan hệ thống đã nỗ lực vừa kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu hiện hữu. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ như sau: Biểu 2.6: Cơ cấu theo dư nợ theo loại hình nghiệp vụ Tổng dư nợ trước DPRR đạt 206.402 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2008, chủ yếu là tăng từ các khỏan cho vay thương mại (chiếm 95% dư nợ tăng thêm), cho vay chỉ định và KHNN giảm dần qua các năm (đến cuối năm 2009, dư nợ KHNN chỉ còn 755 tỷ đồng chiếm chưa tới 0,4% tổng dư nợ). Nợ khoanh và nợ chờ xử lý bằng 0. Lĩnh vực cho vay đa dạng, nhiều ngành nghề như cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm thủy sản…, cho vay doanh nghiệp quốc doanh 21%, doanh nghiệp ngòai quốc doanh 65%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai 3%, tư nhân và cá thể 10%. 2.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV 2.2.1. Khái quát về hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ 2.2.1.1. Từ năm 2005 trở về trước Từ 01/01/2004 công tác XHTD được chính thức áp dụng thực hiện trong phạm vi toàn hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vay vốn (chưa áp dụng với Tổ chức tín dụng và cá nhân). Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu chia thành 2 nhóm bao gồm: 10 chỉ tiêu tài chính và 10 chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng được chia thành 4 nhóm ngành kinh tế lớn: Ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành thương mại dịch vụ và ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Việc phân chia này phù hợp với quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc thí điểm triển khai đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng được xếp thành 07 loại: A*, A, B, C, D, E, F. Tương ứng với mỗi loại khách hàng, BIDV có chính sách khách hàng riêng nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Định kỳ hàng năm, BIDV tiến hành rà soát lại kết quả chấm điểm và các chỉ tiêu chấm điểm để chỉnh sửa hệ thống chấm điểm cho phù hợp. Tuy nhiên qua 2 năm triển khai thực hiện, công tác xếp hạng khách hàng theo quyết định 5645/QĐ-TDDV1 ngày 31/12/2003 và 2090/QĐ-TDDV3 ngày 26/04/2005 đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể: - Hệ thống xếp hạng khách hàng theo quyết định này chỉ sử dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, không sử dụng được cho các khách hàng là tổ chức tín dụng và các khách hàng là cá nhân. - Các chỉ tiêu sử dụng để chấm điểm xếp hạng khách hàng thiên về các chỉ tiêu định lượng do vậy chưa đánh giá được xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của từng khách hàng. - Việc xếp hạng khách hàng sử dụng 2 tiêu thức (Vốn chủ sở hữu và số lượng lao động) để xác định quy mô hoạt động của khách hàng và xếp hạng khách hàng theo 4 nhóm ngành lớn như trên có độ chính xác chưa cao. 2.2.1.2. Từ năm 2006 đến nay Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong vòng tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thì các các tổ chức tín dụng, trong đó có BIDV phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế. Mặc khác, theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động của ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng phải tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Do vậy công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV phải đảm bảo việc xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của BIDV. Qua đó việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của BIDV sẽ đảm bảo tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Công tác XHTD theo hệ thống XHTD mới này sẽ trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra, công tác XHTD theo hệ thống XHTD này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất, mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay. Đây cũng là tiền đề để BIDV hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Như vậy, công tác XHTD các khách hàng vay vốn theo hệ thống XHTD hiện hành của BIDV vừa là yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, vừa là đòi hỏi cấp thiết phục vụ trực tiếp cho quá trình quản trị điều hành hoạt động tín dụng cũng như quá trình cổ phần hoá và hội nhập quốc tế của BIDV. 2.2.2. Đối tượng xếp hạng Công tác XHTD tại BIDV được áp dụng đối với 3 loại khách hàng chính là: - Khách hàng là doanh nghiệp; - Khách hàng là tổ chức tín dụng; - Khách hàng là cá nhân. Các khách hàng (là tổ chức kinh tế) sau không thuộc đối tượng chấm điểm xếp hạng tín dụng: Khách hàng có dư nợ ngoại bảng tại thời điểm đánh giá mà khoản nợ này trước đây đã được BIDV xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro; Các khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu và kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính gần nhất; Khách hàng mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm và chưa có báo cáo tài chính hoặc khách hàng mới thành lập đã có báo cáo tài chính nhưng báo cáo tài chính không có số đầu kỳ; Các khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra. Các khách hàng vay vốn tại BIDV để thực hiện 1 hay nhiều dự án đầu tư, các dự án này đều đang trong giai đoạn triển khai xây dựng, chưa đi vào hoạt động; đồng thời khách hàng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác tính đến thời điểm đánh giá xếp hạng. Các khách hàng là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh. Với hai trường hợp đầu tiên, không cần chấm điểm mà xếp các khách hàng này vào hạng có mức độ rủi ro cao nhất (hạng D). Các khách hàng là tổ chức tín dụng thuộc các trường hợp ngoại lệ sau không sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng: - Các khách hàng mới thành lập, chưa đủ năm, chưa có báo cáo tài chính, hoặc khách hàng mới thành lập, đã có báo cáo tài chính nhưng trên báo cáo tài chính không có số dư đầu kỳ. - Các khách hàng chỉ có các khỏan vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý khi rủi ro xảy ra. - Các khách hàng là TCTD đặc biệt được Chính phủ Việt Nam thành lập hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. 2.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng Công tác XHTD của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng tín dụng khách hàng. ü Phương pháp chấm điểm: là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế như Moody’s, S&P... đang sử dụng. Theo phương pháp này, việc xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, được bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Do tác động của từng chỉ tiêu đến toàn bộ kết quả chấm điểm là không đáng kể nên thực tế trong quá trình thực hiện cho thấy nếu như cán bộ tín dụng có một vài sai sót trong quá trình chấm điểm thì điều này cũng không ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả chấm điểm cuối cùng. ü Phương pháp thống kê: là phương pháp sử dụng công cụ toán học để thống kê, xác định các bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng của toàn hệ thống và các nguồn số liệu được thống kê từ nền kinh tế thông qua kinh nghiệm của công ty Kiểm toán. ü Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đã được xác định. Bản thân từng cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm đóng vai trò là các chuyên gia khi thực hiện chấm điểm khách hàng vì cán bộ tín dụng là người hiểu rõ nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và của các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực. 2.2.4. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ 2.2.4.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Công tác xếp hạng đối với doanh nghiệp được thể hiện trong mô hình sau: Khách hàng Ngành kinh tế Quy mô Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Sơ đồ 2.1: Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức kinh tế Các khách hàng là doanh nghiệp trước khi thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được phân loại chi tiết theo từng ngành kinh tế, quy mô và loại hình doanh nghiệp. Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá đối với yếu tố tài chính và phi tài chính cho mục đích chấm điểm sẽ thay đổi theo ngành kinh tế, quy mô và loại hình doanh nghiệp. Xác định ngành kinh tế Việc xác định ngành kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải là hoạt động đem lại cho doanh nghiệp từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì sẽ lựa chọn ngành nghề có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. Biểu 2.7: Danh sách các ngành kinh tế Nhóm ngành Mã ngành Tên ngành Nông lâm thủy sản 1.1 Kinh doanh cây công nghiệp 1.2 Kinh doanh cây nông nghiệp 1.3 Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 1.4 Chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi 1.5 Chế biến thủy hải sản Công nghiệp khai thác mỏ 2.1 Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản 2.2 Công nghiệp khai thác dầu khí Sản xuất công nghiệp nặng 3.1 Sản xuất thép 3.2 Công nghiệp cơ khí 3.3 Công nghiệp đóng tàu 3.4 Sản xuất xi măng 3.5 Thủy điện 3.6 Nhiệt điện 3.7 Sản xuất vật liệu xây dựng 3.8 Hóa dầu Sản xuất công nghiệp nhẹ 4.1 Sản xuất gia công hàng da giày, dệt may 4.2 Sản xuất chế biến gỗ, lâm sản 4.3 Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống 4.4 Sx thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, trang thiết bị y tế 4.5 Phần mềm 4.6 Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông và điện gia dụng 4.7 Sản xuất hóa chất, phân bón 4.8 Sản xuất dược phẩm Xây dựng 5.1 Xây dựng 5.2 Kinh doanh Bất động sản 5.3 Kinh doanh hạ tầng cơ sở, BOT Thương mại 6.1 Thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng 6.2 Thương mại công nghiệp nặng Dịch vụ 7.1 Dịch vụ bưu chính viễn thông 7.2 Dịch vụ vui chơi, giải trí 7.3 Kinh doanh khách sạn 7.4 Kinh doanh vận tải (thủy, bộ) và kho bãi 7.5 Vận tải hàng không 7.6 Dịch vụ tư vấn, thiết kế 7.7 Dịch vụ y tế, giáo dục, công ích, Xác định quy mô doanh nghiệp Quy mô hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Tương ứng với 35 ngành kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: Số lượng lao động, doanh thu thuần, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản. Tuỳ theo số điểm tính được, quy mô của doanh nghiệp được xác định là lớn, trung bình hay nhỏ Sơ đồ 2.2: Xác định quy mô doanh nghiệp Số lượng lao động Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Lớn Trung bình Nhỏ Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp Căn cứ vào đối tượng sở hữu, doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau: - Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước - Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Khách hàng khác Trong mỗi loại hình sở hữu của doanh nghiệp, có quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính Công tác xếp hạng tín dùng sử dụng bộ chỉ tiêu gồm 2 phần: tài chính và phi tài chính. a. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Phần tài chính bao gồm 14 chỉ tiêu, được chia làm 4 nhóm: các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản, các chỉ tiêu về hoạt động, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ và các chỉ tiêu lợi nhuận. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể như sau: i). Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ( 3 chỉ tiêu) Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời ii). Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu) Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định iii). Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu) Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản Nợ dài hạn/Nguồn vốn chủ sở hữu iv). Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu) Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Lãi vay phải trả Do có sự khác nhau về tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu đối với từng nhóm ngành kinh tế nên mỗi nhóm chỉ tiêu trên có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế. Mỗi nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu con, mỗi chỉ tiêu con có giá trị chuẩn (thang điểm và tỷ trọng) riêng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu con bằng tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu. b. Các chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính gồm 41 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm như sau: i). Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (2 chỉ tiêu) Khả năng trả nợ trung, dài hạn Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD ii). Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN (9 chỉ tiêu) Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/ kế toán trưởng Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu doanh nghiệp Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD Quan hệ của ban lãnh đạo doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan Tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD Môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới iii). Quan hệ với Ngân hàng (11 chỉ tiêu) Lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong 12 tháng qua Số lần cơ cấu lại trong 12 tháng qua Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng Tình hình cung cấp thông tin của doanh nghiệp theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng DT (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN. Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV Thời gian quan hệ tín dụng với BIDV Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD iv). Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu) Triển vọng ngành Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD Khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế” Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào Các chính sách bảo hộ/ ưu đãi của Nhà nước Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên Ảnh hưởng của các chính sách của các nước – thị trường xuất khẩu chính v). Các đặc điểm hoạt động khác (11 chỉ tiêu) Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (các yếu tố đầu vào) Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra) Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của DN trong 3 năm gần đây Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thuế) của DN trong 3 năm gần đây Số năm hoạt động của DN trong ngành Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (Phạm vi tiêu thụ sản phẩm) Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng Mức độ bảo hiểm tài sản Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN Khả năng tiếp cận các nguồn vốn Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng a. Tổng hợp điểm: Điểm của DN = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Tỷ trọng của phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Tỷ trọng của phần phi tài chính Tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ phụ thuộc vào việc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không. Cụ thể như sau: Biểu 2.8: Tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Thông tin tài chính được kiểm toán Thông tin tài chính không được kiểm toán Các chỉ tiêu tài chính 35% 30% Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65% b. Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp Dựa trên điểm đạt được, doanh nghiệp được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm như sau: Biểu 2.9: Thang điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Điểm Xếp loại Đánh giá 95 – 100 AAA Thượng hạng 90 – 94 AA Xuất sắc 85 – 89 A Rất Tốt 75 – 84 BBB Tốt 70 – 74 BB Khá 65 – 69 B Trung bình khá 60 – 64 CCC Trung bình 55 – 59 CC Dưới trung bình 35 – 54 C Rủi ro không thu hồi cao Ít hơn 35 D Rủi ro không thu hồi rất cao 2.2.4.2. Xếp hạng tín dụng cá nhân Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân được sử dụng để hỗ trợ phán quyết tín dụng đối với nhóm khách hàng này. Với khách hàng cá nhân, Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được chia thành hai hệ thống nhỏ theo mục đích sử dụng tiền vay đó là hệ thống chấm điểm xếp hạng cá nhân vay tiêu dùng và hệ thống chấm điểm xếp hạng cá nhân vay kinh doanh. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân được thực hiện qua 4 bước sau: Bước 1: chấm điểm các chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng Thông tin về nhân thân bao gồm: Cá nhân vay tiêu dùng Cá nhân vay kinh doanh Tuổi Trình độ học vấn Tiền án tiền sự Tình trạng chỗ ở Cơ cấu gia đình Số người phụ thuộc trực tiếp vào kinh tế thường xuyên liên tục vào người vay (trong gia đình) Bảo hiểm nhân mạng Nghề nghiệp Lĩnh vực kinh doanh Thời gian công tác Thời gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hiện tại Rủi ro nghề nghiệp Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan