Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tài trợ thông qua các nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng giúp cho quá trình thực hiện thanh toán của khách hàng được thông suốt, trôi chảy. Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường phục vụ cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chú trọng tới công tác tư vấn khách hàng trong các giao dịch mua bán quốc tế. Nhiều khách hàng đến với Sở Giao dịch do tin tưởng sự phục vụ của ngân hàng, nhờ ngân hàng tư vấn chọn phương thức thanh toán thích hợp. Ví dụ với những trường hợp bắt buộc phải mở thư tín dụng xác nhận, Sở Giao dịch đã tư vấn cho khách hàng các ngân hàng xác nhận với mức phí xác nhận thấp, giúp giảm chi phí cho khách hàng.

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá cả của mặt hàng xuất khẩu tại thời điểm chiết khấu + Thư yêu cầu bảo lãnh đề nghị chiết khấu miền truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng. Đối với hình thức chiết khấu truy đòi Bộ chứng từ sẽ được ngân hàng chiết khấu truy đòi nếu có đủ những điều kiện sau + Ngân hàng phát hành có uy tín lớn + Thị trường truyền thống + Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tai NHNT + Khách hàng cam kết hoạt trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán + Thư yêu cầu chiết khấu truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng Sau khi xem xét các điều kiện chiết khấu và tình trạng của bộ chứng từ, thanh toán viên lập tờ trình đề xuất ý kiến chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Trên cơ sở đề xuất của thanh toán viên, tuỳ trường hợp, phụ trách phòng xem xét và trình lãnh đạo quyết định việc chiết khấu. Đối với chiết khấu truy đòi, nếu chứng từ phù hợp, phụ trách phong có quyền quyết định chiết khấu đối với các bộ chứng từ có giá từ 100.000USD trở xuống. Nếu vượt quá số tiền trên, phòng phải trình lãnh đạo Sở. Số tiền chiết khấu luôn nhỏ hơn trị giá bộ chứng từ. Trong trường hợp bộ chứng từ không phù hợp, lãnh đạo sở mới có quyền quyết định, số tiền chiết khấu không vượt quá 90% giá trị bộ chứng từ (7) Nếu chứng từ bị từ chối thanh toán Thanh toán viên phải kiểm tra lý do từ chối thanh toán của ngân hàng nước ngoài, thông báo cho khách hàng về việc từ chối thanh toán để khách hàng định đoạt chứng từ, đồng thời điện ngay cho ngân hàng nước ngoài phản đối nếu việc từ chối không xác đáng. b) Đối với thư tín dụng nhập khẩu: (1) Phát hành thư tín dụng Khách hàng có yêu cầu phát hành thư tín dụng phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ như : Đơn xin mở thư tín dụng, Bản sao hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương (như đơn đặt hàng), Bản sao giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (đối với những khách hàng giao dịch lần đầu), Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với những hàng nhập khẩu có điều kiện). Sau khi tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ sự hợp lệ của các chứng từ trên đây, thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm tra nội dung đơn xin mở thư tín dụng với các điều kiện trong hợp đồng ngoại thương để đảm bảo không có sự mâu thuẫn trong nội dung của thư tín dụng với các điều khoản của hợp đồng. Đối với thư tín dụng trả ngay ký quỹ 100%, thanh toán viên phải kiểm tra số tiền ký quỹ trước khi phát hành thư tín dụng. Trong trường hợp thư tín dụng được phát hành bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Ngoại thương, thanh toán viên sẽ căn cứ vào phiếu duyệt mở thư tín dụng do bộ phận Tín dụng cung cấp đã được Giám đốc ký duyệt cho vay. Đối với thư tín dụng trả ngay miễn ký quỹ, việc xét duyệt mở thư tín dụng được tiến hành ngay tại phòng thanh toán Nhập khẩu. Ngoài các chứng từ như trên, khách hàng phải xuất trình thêm Giấy cam kết đảm bảo có đủ tiền thanh toán khi thư tín dụng đến hạn . Thanh toán viên căn cứ vào hạn mức miễn ký quỹ do hội đồng tín dụng đã duyệt (nếu có) lập tờ trình để lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Sở xét duyệt. Trường hợp chưa có hạn mức, có thể sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tín dụng tiến hành thẩm định. Hồ sơ sau khi đã được duyệt, thanh toán viên sẽ tiến hành mở thư tín dụng. Khi đến hạn thanh toán, nhà nhập khẩu có trách nhiệm chuyển đủ số tiền thanh toán vào tài khoản để thanh toán viên trả tiền cho ngân hàng nước ngoài. Nếu khách hàng không đảm bảo đủ tiền thanh toán khi đến hạn, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay bắt buộc với lãi suất 200% lãi suất cho vay hiện hành. Đối với thư tín dụng trả chậm và bảo lãnh, thủ tục phát hành bảo lãnh và thẩm định thư tín dụng trả chậm do phòng Bảo Lãnh thực hiện. Quy trình thẩm định thư tín dụng trả chậm giống với thẩm định các loại bảo lãnh nước ngoài khác, chỉ khác ở chỗ, sau khi thẩm định, hồ sơ sẽ được chuyển xuống phòng thanh toán Nhập khẩu để mở thư tín dụng. (2) Tiếp nhận chứng từ Sau khi nhận được chứng từ do bộ phận văn thư giao, thanh toán viên tiến hành đối chiếu chứng từ với hồ sơ gốc. Thanh toán viên kiểm tra các chứng từ này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Nếu chứng từ phù hợp hoặc thông báo chứng từ có sai sót nhưng khách hàng vẫn chấp nhận những sai sót đó thì thanh toán viên sẽ giao chứng từ cho khách hàng. Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan. Với chứng từ trả chậm, nếu chứng từ phù hợp thanh toán viên yêu cầu khách hàng cam kết chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn trước khi giao chứng từ cho khách hàng, đồng thời xác nhận bằng điện ngày đáo hạn với ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp thanh toán bộ chứng từ hay từ chối bộ chứng từ không phù hợp, thanh toán viên phải thực hiện trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ. (3) Đóng hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu Việc đóng hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu được thực hiện khi thư tín dụng đã được huỷ bỏ, đã thanh toán hết số dư hoặc không còn giá trị thanh toán,đã từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại cho ngân hàng gửi chứng từ. Ngoài ra, với thư tín dụng không còn hiệu lực sẽ được tự động đóng hồ sơ sau 2 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng chủ chốt trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Với tuổi đời trên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại không phải là nhiều so với các ngân hàng trên thế giới, nhưng so với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những năm gần đây, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giảm đi. Đây cũng là những năm khó khăn chung của thị trường thanh toán xuất nhập khẩu của nước ta. Trong giai đoạn này đánh dấu sự phát triển rất mạnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần và sự hiện đại hóa của các ngân hàng quốc doanh khác. Những mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng này trên thị trường được mở rộng, các giao dịch trực tiếp tăng mạnh không cần Ngân hàng Ngoại thương đứng ra làm cầu trung gian. Ta sẽ đi vào phân tích cụ thể tình hình từng mảng thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán xuất khẩu có sự giảm sút mặc dù Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng có doanh số lớn, lượng hàng xuất nhiều và giữ chân các khách hàng truyền thống. Bảng 2.1 : Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch từ năm 2003-2005 Đơn vị : Triệu USD, món Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số thư tín dụng thông báo 6923 7290 5796 Số bộ chứng từ xuất trình 3430 3870 2763 Doanh số thanh toán 289 362 280 Doanh số chiết khấu 6,89 6, 14 1,58 (Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch năm 2003,2004,2005) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh số chiết khấu lại liên tục giảm , tỷ lệ bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của Sở có dấu hiệu thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng Ngoại thương lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên Sở giao dịch vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách hàng đã chuyển sang xuất trình chứng từ ở các ngân hàng khác. Trong những năm tới, Sở cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động chiết khấu chứng từ hàng xuất, bởi vì sự sụt giảm này có thể dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất, mất dần vị trí của ngân hàng trên thị trường. Trong năm 2005, Trung Quốc là nước chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán với 56tr USD, tương đương 20,31%. Hàng xuất đi Trung Quốc chủ yếu là than đá với số lượng chứng từ ổn định có giá trị khoảng 100.000USD-500.000USD/bộ chứng từ. Các khách hàng chủ yếu có hàng xuất đi Trung Quốc là Coalimex, Vinacoal, Than Miền Bắc… CuBa cũng là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán xuất khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chiếm 10.54%. Thông thường hàng xuất đi CuBa chủ yếu là gạo của Vinafood I. Các thư tín dụng của thị trường CuBa thường là các thư tín dụng trả chậm 300-600 ngày sau khi xuất hàng, do vậy doanh số thanh toán của năm 2005 thực tế là của hàng xuất vào các năm 2002,2003. Do chiến tranh, giá xăng dầu tăng, cấm vận, khủng bố nên thị trường Iraq không còn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán cua Sở giao dịch như các năm trước. Trong năm 2005, Petrolimex đã giảm đáng kể số lượng và giá trị bộ chứng từ xuất trình và thanh toán qua Sở giao dịch nên tỷ trọng của thị trường Lào và Campuchia giảm sút nghiêm trọng và đạt tương ứng là 6,2% và 13,12%. Các thị trường khác có doanh số thanh toán không cao do mặt hàng trị giá nhỏ, các bộ chứng từ có giá trị không lớn như Nhật Bản là 26,99 tr USD, Hồng Kông là 16,5 tr USD, Thái Lan là 11,71 tr USD, Đài Loan là 5,54 tr USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá chiếm tỷ trọng là 43,11% do Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chủ động hơn trong việc marketing các công ty xuất khẩu than như Coalimex, Tổng Cty than Việt Nam, Cty than miền bắc. Mặt hàng xăng dầu của Petrolimex vẫn chiếm tỷ trọng thứ hai là 17,88%. Điều này chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu của các công ty xăng dầu là rất lớn. Các mặt hàng tiếp theo là gạo (9,5%), may mặc (6,61%), thủ công mỹ nghệ (2,88%). Thực trạng thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Bảng 2.2 : Tình hình mở L/C nhập khẩu giai đoạn 2003-2005 Đơn vị : Triệu USD Năm Trị giá mở thư tín dụng Số lượng thư tín dụng mở 2003 1999 3817 2004 2110 3905 2005 2163 3405 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh phòng Thanh toán Nhập Khẩu) Trong năm 2005, số món giao dịch thanh toán nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giảm rõ rệt. Nhưng trị giá mở thư tín dụng lại tăng nhiều với doanh số chủ yếu thuộc về Petrolimex – chiếm gần 2/3 doanh số mở thư tín dụng tại Sở giao dịch. Năm 2005 giá xăng dầu trên thế giới tăng nên trị giá các lô hàng nhập khẩu của các công ty kinh doanh mặt hàng này cũng phải tăng theo và hạn mức tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dành cho các công ty này luôn được sử dụng đến mức tối đa. Ngoài ra, các khách hàng truyền thống của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam như PTSC, Coalimex, công ty than Miền Bắc, công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT, công ty cổ phần hoá dầu, CTCP Gas Petrolimex cũng luôn đạt được doanh số cao. Hầu hết các công ty này là khách hàng đặc biệt của Sở Giao dịch có hạn mức tín dụng lớn và được mở thư tín dụng miễn ký quỹ 100% nên các công ty này luôn là những đơn vị có doanh số giao dịch cao tại Sở giao dịch. Các công ty vừa và nhỏ trước đây là khách hàng của Sở giao dịch nay có xu hướng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác. Một số khách hàng đã không thực hiện giao dịch với Sở giao dịch nữa. Lượng giao dịch của bộ phận khách hàng này trong năm 2005 đã bị giảm rõ rệt, số món thanh toán thư tín dụng chỉ đạt 80% so với năm 2004. Thông thường chỉ có khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán thường xuyên qua ngân hàng và được hội đồng tín dụng xét duyệt hạn mức mới được mở thư tín dụng miễn ký quỹ. Chính vì vậy việc mở rộng hoạt động mở thư tín dụng miễn ký quỹ cho thấy lượng khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên với ngân hàng đã có dấu hiệu nhiều lên. Hơn nữa trong những năm gần đây hội đồng tín dụng đã mở rộng xét duyệt hạn mức cho nhiều khách hàng mới, đặc biệt là mở rộng đến nhiều thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh. Một số công ty không nằm trong danh sách được cấp hạn mức, có hợp đồng nhập khẩu tốt cũng được Sở xem xét cho mở thư tín dụng miễn ký quỹ. Nhìn chung hoạt động mở thư tín dụng nhập khẩu miễn ký quỹ tại Sở trong những năm qua đã linh hoạt hơn. Tóm lại, cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ tin học hóa lĩnh vực ngân hàng, thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế đã góp phần hoàn thiện hơn phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung ở Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với việc tham gia mạng SWIFT làm cho tốc độ xử lý các giao dịch trở nên nhanh chóng, thuận tiện, việc truyền tin, dữ liệu nhờ vậy cũng chính xác hơn. Tất cả những ưu việt trên đây, cùng với mức phí dịch vụ được coi là hấp dẫn nhất so với những Ngân hàng thương mại khác trong nước đã làm nên một Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đi đầu trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất nhập khẩu của cả nước. Ví dụ khi khách hàng mở thư tín dụng chỉ phải trả mức phí mở là 0,11% trị giá mở và 0,22% cho phí thanh toán, và cả hai loại phí trên chỉ chịu mức tối đa là 330USD/giao dịch, trong khi ở các Ngân hàng thương mại khác mức tối đa này là 500-1000USD/giao dịch. Trong những năm qua, tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng, thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 60% doanh số thanh toán quốc tế tại Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Điều đó cũng khẳng định chắc chắn hơn nữa những ưu việt của phương thức thanh toán này. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Kết quả đạt được Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đã mang lại những kết quả nhất định cho bản thân ngân hàng, cho các khách hàng và cho cả nền kinh tế. Đối với bản thân ngân hàng. Vốn đã có truyền thống trong thanh toán quốc tế, Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Việc thanh toán thư tín dụng luôn được thực hiện đúng hạn, rất hiếm khi xảy ra việc thanh toán chậm bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, các rủi ro tác nghiệp hầu như không xảy ra, góp một phần đáng kể giúp cho NHNT liên tục đạt được danh hiệu Ngân hàng có chất lượng dịch vu tốt nhất do các ngân hàng và tổ chức quốc tế trao tặng. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường. Phát triển hoạt động này là tiền đề quan trọng tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác phát triển như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động ngân hàng đại lý và nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này đã tạo thêm nguồn thu ngoại tệ và phí dịch vụ cho ngân hàng trong khi chi cho hoạt động này là nhỏ, mức độ rủi ro không cao, góp phần tăng lợi nhuận. Trong nhiều năm qua, uy tín của Ngân hàng Ngoại thương nói chung và uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đã được công nhận toàn cầu. Thực tế về tổng kết công tác thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch, kể từ khi áp dụng hình thức chiết khấu chứng từ đến nay phần lớn các trường hợp Sở Giao dịch chiết khấu đều được ngân hàng nước ngoài thanh toán. Ngoài ra, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn luôn thực hiện đúng những nghĩa vụ mà mình cam kết, phù hợp với luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Trình độ cán bộ được nâng lên rất nhiều cả về mặt nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, phong cách giao dịch, ý thức chấp hành pháp luật và các thông lệ quốc tế, có khả năng xử lý các loại hình thư tín dụng đòi hỏi trình độ cao như thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng xác nhận, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng chuyển nhượng… Các cán bộ cũng đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu để xử lý những bộ chứng từ xuất khẩu một cách hoàn hảo, trong đó có cả những bộ xuất trình đến những nước bị cấm vận, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình thanh toán thư tín dụng với nước ngoài. Thông qua phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trình độ quản lý, điều hành cũng được nâng lên. Ngân hàng Ngoại thương đã ban hành, bổ sung, chỉnh sửa cơ bản các cơ chế, quy chế, quy trình liên quan đến thanh toán thư tín dụng xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện nghiệp vụ chính xác, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, là nhân tố quan trọng nâng cao uy tín của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đối với khách hàng và nền kinh tế. Tài trợ thông qua các nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng giúp cho quá trình thực hiện thanh toán của khách hàng được thông suốt, trôi chảy. Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từng bước chiếm lĩnh thị trường phục vụ cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chú trọng tới công tác tư vấn khách hàng trong các giao dịch mua bán quốc tế. Nhiều khách hàng đến với Sở Giao dịch do tin tưởng sự phục vụ của ngân hàng, nhờ ngân hàng tư vấn chọn phương thức thanh toán thích hợp. Ví dụ với những trường hợp bắt buộc phải mở thư tín dụng xác nhận, Sở Giao dịch đã tư vấn cho khách hàng các ngân hàng xác nhận với mức phí xác nhận thấp, giúp giảm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng thanh toán xuất khẩu, tránh rủi ro cho khách hàng, công tác kiểm tra chứng từ được thực hiện bắt buộc qua nhiều người trước khi gửi đi nước ngoài. Phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tranh thủ sự tín nhiệm của khách hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn thường xuyên tài trợ mức phí thấp cho các đơn vị thu mua hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản như gạo, vừa đảm bảo chính sách khuyến nông của Nhà nước, vừa tạo điều kiện để cạnh tranh trên thị trường. Tài trợ thương mại quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trong đó có tài trợ theo hình thức thư tín dụng trả ngay, bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm và chiết khấu chứng từ xuất khẩu đã góp phần giải quyết những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của mình, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt là hình thức chiết khấu truy đòi chứng từ hàng xuất. Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán. Với nghiệp vụ này, Sở giao dịch đã tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi vốn tiếp tục quay vòng sản xuất bằng khoản tín dụng mà ngân hàng cung ứng. Và để theo kịp với các chuẩn mực trong thanh toán quốc tế, hiện nay Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tiến hành thực hiện chiết khấu miễn truy đòi. Điều này đã tạo ra một phong cách làm việc chuẩn mực giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm khi chứng từ của họ đã được chiết khấu. Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang phát triển không ngừng, tạo điều kiện gia tăng cho hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, góp phần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Tóm lại, những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đối với Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, dịch vụ này góp phần tăng lợi nhuận, tăng cường sức mạnh tài chính và tạo thêm thu nhập cho nhân viên ngân hàng. Với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khoảng gần 30% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước là kết quả mà không một ngân hàng thương mại nào ở Việt Nam có được. Tuy vậy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn không tránh khỏi những hạn chế bất cập. Chính vì vậy mà mảng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và của Sở Giao dịch nói riêng đang bị chia xẻ thị phần.. Việc nghiên cứu chỉ ra những hạn chế đó và tìm ra nguyên nhân là hết sức quan trọng để có thể hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch. Một số hạn chế và nguyên nhân a) Một số hạn chế Thứ nhất là: Cơ cấu khách hàng còn chưa hợp lý Kể từ đầu năm 2006, những khách hàng là các Tổng Công ty đã được tách ra do Hội Sở chính Ngân hàng Ngoại thương quản lý. Tuy nhiên tại Sở Giao dịch vẫn có xu hướng chú trọng vào những khách hàng lớn như Cokyvina, PTSC, Coalimex, Vietnam Airlines … Đặc thù của những khách hàng này là giao dịch thanh toán quốc tế được tiến hành thường xuyên, quy mô giao dịch lớn, trong cùng một giao dịch tín dụng chứng từ, giao hàng và thanh toán được tiến hành làm nhiều lần, đem lại mức thu dịch vụ cao và ổn định cho Sở giao dịch. Song, chính những khách hàng lớn này thường xuyên đòi hỏi chính sách phí và lãi suất ưu đãi, đồng thời cũng dễ dàng bị những ngân hàng bạn trên địa bàn tìm cách lôi kéo, thu hút về hoạt động với họ. Điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2005, Sở Giao dịch đã phải chia sẻ hoạt động của Vietnam Airlines với ngân hàng bạn, vì vậy, doanh số cũng như thu phí dịch vụ của Vietnam Airlines giảm sút đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh của Sở Giao dịch. Đây chính là hạn chế lớn trong công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở Giao dịch, đòi hỏi Sở Giao dịch phải tích cực hơn nữa trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một số ít khách hàng. Hai là: Các hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chưa đa dạng Đối với hàng xuất, việc chiết khấu miễn truy đòi hầu như không thực hiện, mặc dù có những bộ chứng từ bản thân ngân hàng cũng đánh giá là sạch và uy tín của khách hàng là lớn. Điều này gây phiền hà, không hài lòng cho khách hàng, giảm lòng tin của khách hàng đối với Sở Giao dịch. Đối với hàng nhập, Sở Giao dịch chủ yếu mở thư tín dụng theo hình thức không hủy ngang, có thể có thêm xác nhận hoặc có khả năng chuyển nhượng hoặc thư tín dụng dự phòng Bên cạnh đó, có một số thư tín dụng giáp lưng được mở nhưng số lượng rất hạn chế, mặc dù thư tín dụng xuất khẩu có thể xuất trình ngay tại chính Sở Giao dịch. Ngoài ra, nhu cầu khách hàng về thư tín dụng tuần hoàn là rất lớn do đặc thù nhập hàng thường xuyên theo định kỳ. Tuy vậy ở Sở Giao dịch vẫn chưa triển khai mở hình thức thư tín dụng này mà chủ yếu yêu cầu khách hàng mở thư tín dụng thông thường, cho phép giao hàng từng phần và có quy định rõ về thời hạn giao hàng. Điều này là tương đối bất tiện, nhất là với những khách hàng phải ký quỹ mở thư tín dụng, vốn của họ sẽ bị ứ đọng khá lâu, còn nếu mở từng thư tín dụng nhỏ thì lại mất thời gian và phí giao dịch. Ba là: Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm Thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn chậm, qua nhiều khâu trung gian, mất thời gian (như qua văn thư, qua phòng thanh toán quốc tế…). Để một thư tín dụng chính thức được phát hành ra nước ngoài, cần phải qua các khâu như xem xét cho vay (đối với thư tín dụng mở bằng vốn vay), mua ngoại tệ (đối với thư tín dụng ký quỹ) hay trình duyệt mở miễn ký quỹ (đối với thư tín dụng miễn ký quỹ), sau đó phòng thanh toán nhập khẩu mở thư tín dụng (thư tín dụng này do kiểm soát viên mở, qua kiểm soát viên kiểm soát rồi chuyển lên phụ trách phòng kiểm tra lại và duyệt điện), cuối cùng là lên trung tâm thanh toán để đẩy điện ra nước ngoài. Chỉ cần một khâu ùn tắc là thư tín dụng của khách hàng sẽ bị phát hành chậm. Công tác theo dõi ngân hàng nước ngoài trả tiền chưa cập nhật và hạch toán cũng còn chậm, qua nhiều phòng ban liên quan, điều đó làm cho tốc độ thanh toán bị chậm lại, giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng và ngân hàng. Bốn là: Mất cân đối trong thanh toán thư tín dụng xuất và nhập khẩu Trong nhiều trường hợp, việc thiếu hụt ngoại tệ để thanh toán thư tín dụng nhập khẩu có giá trị lớn, dẫn đến tình trạng một số thư tín dụng này bị thanh toán chậm và bị nước ngoài đòi lãi phạt trả chậm. Hoặc cũng có tình trạng Sở Giao dịch phải từ chối khách hàng mở thư tín dụng thanh toán cho nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan