Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

MỤC LỤC

 

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3

1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4

1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 6

1.2.1. Khái niệm 6

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 7

1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 8

1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 8

1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9

1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất 10

1.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 26

1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 26

1.4.2. Kỳ tính giá thành 27

1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 27

1.4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 29

1.5. Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp 34

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 36

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 36

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty 36

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất 38

2.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 43

2.3. Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 46

2.3.1. Đặc điểm về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 46

2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 78

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 93

3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 93

3.1.1. Những ưu điểm 93

3.1.2. Những tồn tại, nguyên nhân 94

3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 96

3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán 97

3.2.2. Kiến nghị về tài khoản 97

3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán 98

3.2.4. Các kiến nghị khác 100

KẾT LUẬN 102

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà với quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua năm giai đoạn công nghệ. Đồng thời Công ty tổ chức sản xuất theo hai phân xưởng, mỗi phân xưởng tổ chức thành các tổ sản xuất và đảm nhận một số công đoạn nhất định, kết quả sản xuất của từng phân xưởng một là nửa thành phẩm có thể được nhập kho hoặc chuyển trực tiếp cho phân xưởng sau tiếp tục chế biến, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng mới được xác định là thành phẩm Xuất phát từ những điều kiện cụ thể trên, cùng với yêu cầu và trình độ của công tác quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, không chi tiết cho từng phân xưởng, từng tổ đội. Phương pháp để hạch toán chi phí sản xuất của công ty là phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí. Căn cứ vào các chứng từ ban đầu, kế toán hạch toán vào các tài khoản phù hợp theo từng loại và cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Và xác định kỳ hạch toán chi phí sản xuất theo tháng. Số liệu chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ chỉ cho biết chi phí sản xuất của toàn công ty là bao nhiêu, mà không biết được chi phí của từng phân xưởng như thế nào. Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được chia thành 4 bước sau: Tập hợp chi phí cơ bản Chi phí cơ bản của công ty bao gồm 3 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho, báo cáo sử dụng vật tư…Kế toán hạch toán chi tiết số nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong tháng vào tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, Phụ cấp ca 3, hế số lương của cán bộ công nhân viên, bảng xác nhận sản phẩm hoàn thành, đơn giá khoán sản phẩm…Kế toán tiền lương tiến hành lập các bảng kê và bảng phân bổ tiền lương để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm Chi phí sản xuất chung: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức đã xác định Phân bổ chi phí Sau khi tập hợp các chi phí cơ bản nêu trên, kế toán chi phí và tính giá thành tiến hành phân bổ chi phí theo khoản mục tới từng loại sản phẩm, phân bổ cho từng sản phẩm Tập hợp chi phí sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng trong doanh nghiệp để trở thành thành phẩm. Công ty tiến hành tính chi phí sản phẩm dở dang vào cuối kỳ kế toán hay cuối tháng ở từng phân xưởng sẽ gửi số lượng sản phẩm dở dang lên cho phòng kế toán để hạch toán vào chi phí sản phẩm dở dang, phục vụ cho công tác tính giá thành Tính giá thành sản phẩm Công ty sản xuất nhiều loại bao bì khác nhau tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng, bên cạnh đó công ty còn sản xuất các loại sản phẩm khác. Nhưng sản phẩm bao bì xi măng là sản phẩm chính và chủ yếu của công ty. Vì thế em xin trình bày thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm bao bì xi măng của công ty 2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà 2.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm chế tạo ra. Khoản mục này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành khoảng 65%- 75% . Bởi vậy việc hạch toán chính xác và kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều thứ, nhiều loại, trong đó mỗi loại sẽ được theo dõi chi tiết theo từng mã vật tư. Chi phí nguyên vật liệu chính : công ty sử dụng loại nguyên vật liệu chính là nhựa H730, nhựa tráng M9600, giấy krap, chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : (từ 70-80% tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Chi phí nguyên vật liệu phụ : Đây là một khoản chi phí không thể thiếu và chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại công ty cố phần công nghiệp thương mại Sông Đà sử dụng nhiều loại vật liệu phụ để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như : Phụ gia tai can, giấy nẹp, chỉ may, mực in... Chi phí nhiên liệu động lực : Cùng với nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ để phục vụ sản xuất, công ty còn phải sử dụng các loại nhiên liệu khác như: Dầu mỡ, dung môi. Khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất vỏ bao bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu như chi phí nhựa kéo sợi, giấy nẹp, chỉ may, băng dính, mực.... với mỗi công đoạn sản xuất khác nhau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng khác nhau Công đoạn kéo sợi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nhựa PP, nhựa Taical, nhựa tái sinh, nhựa sủi, nhựa dẻo Công đoạn dệt: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí tạo sợi của công đoạn trước Công đoạn phức: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vải PP của công đoạn dệt, nhựa PP tráng màng, nhựa Mỹ, nhựa Bicoat, nhựa LDPE, giấy Việt Nga, giấy Việt Nhật, giấy HVT, dầu Silicol Công đoạn dựng bao: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí manh KP của công đoạn phức, nhựa PP tráng màng, nhựa LDPE, nhựa mới, nhựa HDPE, giấy HVT, mực đỏ, mực xanh Công đoạn may: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí bao phôi, ruột bao được tạo ra từ công đoạn dựng bao, mực in Toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu dùng vào sản xuất sản phẩm được công ty mua từ bên ngoài theo các hợp đồng đã ký kết, nguồn nhập hết sức phong phú và đa dạng. Căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách, phòng kỹ thuật kế hoạch lập kế hoạch vật tư chủ yếu cho các loại sản phẩm, từ đó lập định mức tiêu hao dựa trên kế hoạch sản xuất trong tháng của mỗi tổ, mỗi phân xưởng. Tổ trưởng viết phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Trên phiếu ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và Giám đốc duyệt Tại kho căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng. Thủ kho sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ tiến hành xuất kho NVL theo phiếu xuất. Phòng kế toán tiến hành lập mẫu thẻ kho để theo dõi nhập, xuất, tồn kho cho từng nguyên nhiên vật liệu và ghi các chỉ tiêu như tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật tư, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, vào bảng kê xuất kho NVL và bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư cuối tháng để tính toán giá trị NVL xuất kho cho từng thứ từng loại bằng phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền: Đơn giá xuất nguyên vật liệu = Giá trị NVL tồn đầu kỳ+ Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá xuất nguyên vật liệu Ví dụ Nguyên vật liệu: Giấy Hoàng Văn Thụ khổ 1020 Tồn đầu tháng 2/2008 là: Số lượng: 6.230 kg Giá trị: 54.577.000 đồng Nhập trong kỳ (tháng 2/2008) 4/2 nhập : Số lượng: 13.907kg, Giá trị: 121.827.728 đồng 15/2 nhập: Số lượng: 10.696 kg, Giá trị: 93.698.812 đồng 24/2 nhập: Số lượng: 9.113 kg, Giá trị: 79.833.194 đồng 28/2 nhập: Số lượng: 11.129 kg, Giá trị: 97.494.087 đồng Đơn giá xuất giấy HVT khổ 1020 = 54.577.000 +(121.827.728 + 93.698.812 + 79.833.194 + 97.494.087) = 8.760,27 6.230+(13.907+10.696+9.113+11.129) Xuất trong tháng 2/2008 5/2 xuất 10.724 kg giấy Hoàng Văn Thụ để sản xuất Giá trị giấy HVT xuất kho = 10.724 x 8.760,27 = 93.945.135,48 14/2 xuất 19.268 kg giấy HVT để sản xuất: Giá trị giấy HVT xuất kho = 19.268 x 8.760,27 = 168.792.882,4 Vì công ty áp dụng kế toán máy nên sau khi nhập dữ liệu, nhập tên và mã vật tư theo khối lượng và giá trị vật tư tương ứng xuất cho sản xuất, máy tính sẽ tự động ghi vào chi phí nguyên vật liệu theo giá trị được tính b. Thủ tục chứng từ Để được cấp nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, tổ trưởng sản xuất căn cứ kế hoạch sản xuất được giao và kết quả sản xuất từng ca, lập yêu cầu xin lĩnh vật tư theo biểu mẫu BM.08.01. Sau đó phòng vật tư - thị trường sẽ xem xét giấy yêu cầu xin cấp vật tư, lượng hàng và chủng loại hàng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của tổ để cấp vật tư theo yêu cầu. Sau khi viết giấy yêu cầu cấp vật tư, nhân viên phòng vật tư - thị trường sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên Liên 1: Lưu tại quyển Liên 2: Đưa cho tổ trưởng sản xuất Liên 3: Đưa cho phòng Kế toán để ghi sổ Sau đó tổ trưởng sản xuất sẽ mang phiếu xuất kho tới kho để lĩnh vật tư. Thủ kho tiến hành cung cấp đúng chủng loại, số lượng. Như vậy chứng từ sử dụng gồm: phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật liệu, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền mặt. Bên cạnh đó kế toán còn mở sổ nhật ký chung, và sổ cái TK 621, sổ cái TK 152 để phản ánh các nghiệp vụ kế toán liên quan đến xuất nguyên vật liệu. Phương pháp : Vì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. Giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng được tập hợp chung cho toàn bộ quy trình công nghệ chi tiết cho từng loại sản phẩm, không chi tiết cho từng phân xưởng, từng tổ đội. c. Tài khoản sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK này được mở chi tiết cho từng bộ phận TK 62101 - Bộ phận kéo sợi TK 62102 - Bộ phận dệt TK 62103 - Bộ phận phức TK 62104 - Tổ dựng bao TK 62105 - Tổ may TK 62106 - Tổ xẻ nẹp TK 62107 - Tổ bốc xếp TK 62108 - Tổ sửa chữa TK 62109 - Tổ in giáp lai & bó bao TK 62110 - Bộ phận khác Công ty cổ phần CNTM Sông Đà BM.08.01 Xưởng 2 01/02/08 GIẤY YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Họ tên người yêu cầu: Nguyễn Đỗ Tuấn Tổ sản xuất: Phức Nội dung yêu cầu: STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 …. Nhựa MC 900 Giấy Kraft Nội Việt-Pháp Giấy Kraft K70 Nhựa PP tráng màng Giấy Việt Nga …………………………………… Kg Kg Kg Kg Kg ………. 1.300 3.347 5.854 8.000 11.580 …….. Số vật tư này được sử dụng vào việc phục vụ sản xuất. Đề nghị cấp trên xem xét và phê duyệt cho mua số vật tư trên Hà Tây, ngày 29 tháng 02 năm 2008 T.phòng vật tư thị trường Quản đốc Tổ trưởng sản xuất (hoặc NV kỹ thuật) Biểu 2.1. Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Cổ phần CNTM Sông Đà Địa chỉ: Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Tây PHIẾU XUẤT KHO Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Số:16/02 - Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Đỗ Tuấn - Địa chỉ (bộ phận): Tổ Phức - Lý do xuất kho: Sản xuất - Xuất kho tại: Ông Tràng STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Nhựa MC 900 1520218 Kg 1.300 1.300 9.555,86 12.422.620 2 Giấy Kraft Nội Việt-Pháp 1520117 Kg 3.347 3.347 8.181,82 27.384.546 3 Giấy Kraft K70 1520123 Kg 5.854 5.854 8.121,69 47.544.345 4 Nhựa PP tráng màng 1520202 Kg 8.000 8.000 24.788,58 198.308.655 5 Giấy Việt Nga 1520126 Kg 11.580 11.580 77.725,47 89.472.513 6 Cộng 375.132.679 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ba trăm bảy lăm triệu một trăm ba hai nghìn sáu trăm bảy chin đồng Xuất, ngày 29 tháng 02 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) d. Hạch toán và trình tự ghi sổ Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm tùy theo từng bộ phận sử dụng kế toán hạch toán vào TK 621 phù hợp theo giá xuất kho của nguyên vật liệu. Khi nhập nguyên vật liệu vào máy, kế toán chỉ cần nhập chủng loại và số lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp đã được lựa chọn (phương pháp bình quân gia quyền) rồi chuyển các thông tin đó đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 621 tương ứng. Kế toán ghi: Nợ TK 621- Chi tiết cho từng tổ, đội Có TK 152- Chi tiết cho từng nguyên vật liệu Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất PX16/02 ngày 29/02/2008 kế toán sẽ hạch toán bút toán vào máy tính: Nợ TK 62103 - Bộ phận phức : 375.132.679 Có TK 152 – Nhựa MC 900 (mã số 1520218): 12.422.620 Có TK 152 – Giấy Kraft Nội Việt Pháp(mã số 1520117): 27.384.546 Có TK 152 – Giấy Kraft K70& 1020 (mã số 1520123): 47.544.345 Có TK 152 – Nhựa PP tráng màng (mã số 1520202): 198.308.655 Có TK 152- Giấy Việt Nga (mã số 1520126 ):89.472.513 Cùng với việc hạch toán như trên kế toán ghi vào sổ nhật ký chung tháng 2 năm 2008, số liệu này còn được ghi vào sổ cái tài khoản 621, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 152, sổ chi tiết tài khoản 152 cũng theo định khoản trên Hình 2.1. Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy Bảng 2.2. Sổ nhật ký chung tháng 2/2008 Công ty cổ phần CNTM Sông Đà SỔ NHẬT KÝ CHUNG MST: 0500436570 Tháng 2/2008 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh nợ Phát sinh có .................................... PX 16/02 29/02/2008 29/02/2008 Ông Tuấn tổ Phức nhận nhựa, giấy kho ông Tràng theo PX 16/02 phục vụ sản xuất Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 375.132.679 Nguyên vật liệu 152 375.132.679 Bảng 2.3. Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008 Công ty cổ phần CNTM Sông Đà MST: 0500436570 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Tháng 2/2008 Số dư đầu kỳ: Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư .................................... PX 16/ 02 29/02/2008 29/02/2008 Ông Tuấn tổ Phức nhận nhựa, giấy kho ông Tràng theo PX 16/02 phục vụ sản xuất 152 375.132.679 3135273709 .................................... Tổng phát sinh 3.211.781.761 3.211.781.761 Phát sinh luỹ kế 9.460.279.563 9.460.279.563 Số dư cuối kỳ Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất vỏ bao xi măng của công ty bao gồm các khoản: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ Phương pháp xác định Ø Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm tiền lương chính và các khoản lương phụ. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành sản phẩm (10-12 %). - Tiền lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp được xác định căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành thực tế và mức đơn giá khoán cho từng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành đó. Đa số công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty làm theo hợp đồng đã ký. Xí nghiệp chỉ trả lương cho công nhân sản xuất ra bán thành phẩm, hoặc thành phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định không kể đến sản phẩm, bán thành phẩm làm dở Theo hình thức này kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở từng tổ do bộ phận OTK và tổ trưởng đã ký xác nhận gửi lên (ghi trên phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành). Cùng với đơn giá khoán mà công ty xây dựng cho từng tổ (ghi trong hợp đồng khoán) để tính ra chi phí tiền lương phải trả cho từng tổ như sau: Công thức tính: Tiền lương = Mức đơn giá khoán x Khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành Ví dụ:Tháng 2 nhóm Nguyễn Văn Lợi hoàn thành: STT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng 1 Sợi PP loại A NT ca 3 Kg 5.819,0 2 Sợi PP loại B NT ca 3 Kg 218,0 3 Sợi PP loại A NT ca 1,2 Kg 16.873,0 4 Sợi PP loại B NT ca 1,2 Kg 439,0 Mức đơn giá khoán cho công đoạn kéo sợi vào ngày thường (NT) Sản phẩm ĐVT Đơn giá Sản phẩm A - ca 3 đ/kg 183,3 Sản phẩm B - ca 3 đ/kg 120,5 Sản phẩm A - ca 1,2 đ/kg 141 Sản phẩm B - ca 1,2 đ/kg 93 Tiền lương phải trả cho khối lượng sản phẩm hoàn thành của nhóm Nguyễn Văn Lợi tháng 2 là STT Tên sản phẩm Số tiền (Số lượng x Đơn giá) 1 Sợi PP loại A NT ca 3 5.819,0 x 183,3 = 1.066.626 2 Sợi PP loại B NT ca 3 218,0 x 120,5 = 26.269 3 Sợi PP loại A NT ca 1,2 16.873,0 x 141 = 2.379.093 4 Sợi PP loại B NT ca 1,2 439,0 x 93 = 40.827 Tổng cộng 3.512.812 Ngoài lương chính (lương thời gian, lương sản phẩm ) trong chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản tiền thưởng, tiền làm thêm vào những ngày lễ, chủ nhật. Toàn bộ những khoản tiền này được cộng vào lương chính và được trả cho công nhân vào cuối tháng. + Đối với tiền làm thêm vào ngày thứ 7, chủ nhật sẽ được tính bằng 150% lương ngày thường. Vì đa số công nhân sản xuất được trả lương theo hình thức khoán sản phẩm nên công ty không phải trả lương cho công nhân trong những ngày ngừng, nghỉ vì thiếu NVL. Đồng thời để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ với kết quả lao động nhằm nâng cao tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động. Công ty đã áp dụng chế độ tiền thưởng, phạt rất hợp lý. VD: Với bộ phận dệt vải PP khi hoàn thành vượt mức khoán được thưởng như sau: Nếu tăng từ 1000 đến 2000 kg được nhận 120% lương sản phẩm phần tăng thêm. Nếu tăng từ 2500 đến 3500 kg được nhận 140% lương sản phẩm phần tăng thêm. Nếu tăng từ 4000 đến 5000 kg được nhận 160% lương sản phẩm phần tăng thêm. Số tiền này được công ty hạch toán vào chi phí nhân công trong kỳ. Tiền lương nghỉ phép: Trong công ty tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy ngay tháng 1-2008 kế toán đã trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí trong tháng theo kế hoạch nghỉ phép cả năm. Do đó các tháng tiếp theo trong khoản mục chi phí NCTT không phát sinh mục này. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành ở từng tổ, kế toán tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định của pháp luật - Các khoản lương phụ bao gồm lương phép, lương lễ, lương trách nhiệm, tiền ăn ca... Lương phép = Tiền lương cơ bản x Số công phép 26 Lương lễ = (Tiền lương cơ bản + PCK ổn định) x Số công lễ 26 Trong đó: Tiền lương cơ bản = Hệ số bậc lương x Mức lương tối thiểu (540.000) PCK ổn định = 15% x Tiền lương cơ bản Ví dụ: Công nhân sản xuất có hệ số bậc lương là 3,01 có số công lễ là 1 thì Tiền lương cơ bản = 3,01 x 540.000 = 1.625.400 (đ) PCK ổn định = 15% x 1.625.400 = 243.810 (đ) Lương lễ = (1.625.400 + 243.810) x 1 = 71.893(đ) 26 Ø Các khoản trích theo lương Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn - Bảo hiểm xã hội Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cơ bản cho từng công nhân, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% tổng số tiền lương cơ bản. Trong đó: tỷ lệ bảo hiểm xã hội được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15% tiền lương cơ bản, 5% còn lại phải thu của người lao động. Nhưng đối với người lao động nghỉ tự túc chưa được sự cho phép của công ty hay không đúng với quy định và pháp luật thì người lao động phải chịu hoàn toàn tiền bảo hiểm xã hội. Công thức: Tiền bảo hiểm xã hội = 20% x Tiền lương cơ bản Số bảo hiểm xã hội được tính vào chi phí = 15% x Tiền lương cơ bản Số bảo hiểm xã hội phải thu của người lao động = 5% x Tiền lương cơ bản - Bảo hiểm y tế Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cơ bản cho từng công nhân. Sau đó trích bỏa hiểm y tế dựa trên tiền lương cơ bản, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 3% tiền lương cơ bản. Trong đó: tỷ lệ bảo hiểm y tế được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2%, 1% còn lại phải thu của người lao động. Nhưng đối với người lao động nghỉ tự túc thì người lao động phải chịu hoàn toàn tiền bảo hiểm y tế. Công thức: Tiền bảo hiểm y tế = 3% x Tiền lương cơ bản Số bảo hiểm y tế được tính vào chi phí = 2% x Tiền lương cơ bản Số bảo hiểm y tế phải thu của người lao động = 1% x Tiền lương cơ bản - Kinh phí công đoàn Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền kinh phí công đoàn cần trích lập. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% và được tính vào chi phí. Kinh phí công đoàn = 2% x (Lương chính + Lương phụ) b. Thủ tục chứng từ Để tính ra tiền công phải trả cho từng tổ đội sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng tổ đội chuyển lên và đơn giá khoán cho từng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Ngoài lương chính, công nhân sản xuất còn có những khoản lương phụ như lương phép, lương lễ, lương trách nhiệm, tiền ăn ca... Dựa vào hệ số bậc lương của từng công nhân sản xuất, kế toán tính ra số BHXH, BHYT và lập bảng tính BHXH, BHYT để xác định số tiền BHXH, BHYT phải thu của từng người. Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương và các khoản khấu trừ qua lương rồi lập Bảng phân bổ tiền lương và Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn Công ty để làm căn cứ ghi sổ. c. Tài khoản sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 62201 - Tiền lương công nhân trực tiếp TK 62202 - 15% tiền BHXH TK 62203 - 2% tiền BHYT TK 62204 - 2% tiền kinh phí công đoàn Ngoài ra khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán còn sử dụng thêm một số TK sau: TK 334- phải trả công nhân viên. TK 3382 - BHYT, TK 3383 - BHXH, TK 3384 – KPCĐ Bảng 2.4: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ SÔNG ĐÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ PHẬN: XƯỞNG I ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tháng 02 năm 2008 Tên đơn vị, cá nhân: Kéo sợi Nguyễn văn Lợi STT Tên SP(Công việc) ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I Nhóm Nguyễn Văn Lợi 1 Sợi PP loại A NT ca 3 Kg 5.819,0 183,3 1.066.623 2 Sợi PP loại B NT ca 3 Kg 218,0 120,5 26.269 3 Sợi PP loại A NT ca 1,2 Kg 16.873,0 141,0 2.379.093 4 Sợi PP loại B NT ca 1,2 Kg 439,0 93,0 40.827 Cộng 3.512.812 ……………… …… ………… ……….. ………… Tổng cộng  11.145.641 Hà Tây, ngày 29 tháng 02 năm 2008 PHỤ TRÁCH XƯỞNG KT LƯƠNG TỔ TRƯỞNG PTHỢP K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà.DOC
Tài liệu liên quan