Luận văn Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5

1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước 5

1.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 11

1.3. Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ở một số địa phương và những bài học rút ra 23

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE 29

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh bến tre có ảnh hưởng đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước 29

2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre 36

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE 62

3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre 62

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2) Cán bộ kiểm soát chi thuộc Phòng KHTH kiểm soát chứng từ và hồ sơ chi theo chế độ, nếu không đủ điều kiện chi thì lập quyết định từ chối cấp phát. Sau đó chuyển hồ sơ đã kiểm soát cho Trưởng phòng KHTH; (3) Trưởng phòng KHTH thẩm tra lại chứng từ, hồ sơ; 3a) Trưởng phòng KHTH ký kiểm soát chứng từ và chuyển cho Phòng Kế toán nếu đồng ý cấp phát, thanh toán; 3b) Trưởng phòng KHTH kiểm tra quyết định từ chối cấp phát và chuyển cho Giám đốc Kho bạc; (4) Kế toán chi: kiểm soát chứng từ và hồ sơ chi do đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến theo chế độ. Nếu đủ điều kiện chi thì hạch toán kế toán theo chế độ, nếu không đủ điều kiện chi thì lập quyết định từ chối cấp phát. - Hạch toán kế toán đối với chứng từ do Phòng KHTH chuyển sang. - Chuyển hồ sơ, chứng từ đã hoạch toán, quyết định từ chối cấp phát (nếu có) cho Trưởng phòng Kế toán. (5) Trưởng phòng Kế toán thẩm tra lại chứng từ, hồ sơ, quyết định từ chối cấp phát (nếu có), ký kiểm soát chứng từ và chuyển cho Giám đốc Kho bạc; (6) Giám đốc Kho bạc ký duyệt cấp phát hoặc ký quyết định từ chối cấp phát. 6a) Chứng cấp phát bằng tiền mặt sau khi được Giám đốc ký duyệt được chuyển cho bộ phận kho quỹ. 6b) Chứng cấp phát thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ sau khi được Giám đốc ký duyệt được chuyển cho bộ phận kế toán thanh toán. 6c) Quyết định từ chối cấp phát được Giám đốc ký và gửi lại cho đơn vị sử dụng NSNN. 7a) Bộ phận kho quỹ xuất quỹ tiền mặt để chi cho đơn vị sử dụng NSNN. 7b) Bộ phận kế toán thanh toán thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ thông qua các kênh thanh toán chuyển khoản. 2.2.3. Thực trạng kiểm soát các nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre 2.2.3.1. Kiểm soát chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp Kiểm soát chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân, kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn, kiểm soát chi mua sắm và chi khác. Cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân. Nội dung chi thanh toán cho cá nhân bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể... được phản ánh từ mục 100 đến mục 108 và mục 122, 124 của mục lục NSNN hiện hành (nhóm mục chi thanh toán cá nhân). KBNN Bến Tre thực hiện kiểm soát các khoản chi thuộc nhóm mục chi này như sau: · Kiểm soát các khoản chi lương và phụ cấp lương: - Đầu năm, đơn vị sử dụng NSNN gửi Kho bạc dự toán chi NSNN năm được duyệt trong đó có khoản chi về lương và phụ cấp lương, bảng đăng ký biên chế quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Sở Nội vụ duyệt cho đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh; phòng nội vụ duyệt cho đơn vị cấp huyện; đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh do cơ quan chủ quản cấp trên duyệt). - Trong năm, khi có sự thay đổi về biên chế, quỹ lương, đơn vị sử dụng NSNN phải bổ sung bảng đăng ký điều chỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Hàng tháng, khi nhận giấy rút dự toán NSNN kèm danh sách chi trả lương, phụ cấp lương và bảng tăng, giảm biên chế, quỹ lương (nếu có) do đơn vị sử dụng NSNN gửi đến, Kho bạc đối chiếu danh sách chi trả lương, phụ cấp lương với bảng đăng ký biên chế - quỹ lương năm hoặc bảng đăng ký điều chỉnh, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy rút dự toán, kiểm tra số dư dự toán, tồn quỹ ngân sách… Nếu chưa đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ chưa đầy đủ, sai các yếu tố trên chứng từ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Nếu phát hiện chi không đúng chế độ; tồn quỹ ngân sách, số dư dự toán không đủ cấp phát thì từ chối cấp phát, thông báo và trả hồ sơ cho đơn vị. Nếu đủ điều kiện cấp phát, Kho bạc thực hiện cấp thanh toán cho đơn vị để chi trả cho người được hưởng (trường hợp đầu năm, đơn vị chưa được giao dự toán, Kho bạc chỉ cấp tạm ứng cho đơn vị. Khi đơn vị được giao dự toán, Kho bạc thực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị và thu hồi dự toán đã ứng). · Kiểm soát chi học bổng, sinh hoạt phí đối với học sinh, sinh viên: Bao gồm chi về học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách, phần thưởng khuyến khích học tập, sinh hoạt phí cán bộ đi học... được thể hiện trên mục chi 103 của MLNS hiện hành. - Đầu năm ngân sách, các trường có học sinh, sinh viên hưởng học bổng, sinh hoạt phí phải gửi Kho bạc: dự toán chi NSNN năm được cấp có thẩm quyền giao trong đó có khoản chi về học bổng, sinh hoạt phí; Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí do nhà trường lập vào đầu năm hoặc đầu mõi học kỳ sau khi có kết quả xét cấp học bổng, sinh hoạt phí của hội đồng nhà trường. - Hàng tháng, khi nhận giấy rút dự toán NSNN kèm bảng tăng, giảm học bổng, sinh hoạt phí (nếu có), kế toán xử lý tương tự như kiểm soát chi lương và phụ cấp lương ở phần trên. · Kiểm soát các khoản thanh toán cho các cá nhân thuê ngoài: Căn cứ vào dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao; nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh tế; hợp đồng lao động; giấy rút dự toán NSNN của đơn vị, KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho người được hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanh toán cho người được hưởng. · Kiểm soát chi thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị tự chủ: - Trong năm, sau khi thực hiện quý trước, nếu xét thấy đơn vị có khả năng tiết kiệm được kinh phí; thủ trưởng đơn vị căn cứ vào số kinh phí dự kiến tiết kiệm được, lập giấy rút dự toán NSNN (ghi rõ nội dung chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm) để tạm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý; Kho bạc thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao và tối đa không vượt quá 60% quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ một quý (đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ), 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), 50% số kinh phí tiết kiệm được (đối với đơn vị sự nghiệp ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) - Kết thúc năm ngân sách, sau khi đơn vị xác định được chính xác số thực tiết kiệm, căn cứ vào đề nghị thanh tóan tạm ứng (phần tạm ứng chi thu nhập tăng thêm) của đơn vị, Kho bạc làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị và thu hồi phần kinh phí đã tạm ứng. Mức thanh toán thu nhập tăng thêm cả năm so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ không vượt quá 1 lần (đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ và đơn vị sự nghiệp ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động), 2 lần (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), không giới hạn (đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động). Trường hợp đơn vị đã tạm ứng vượt quá số thực tiết kiệm, Kho bạc cho chuyển tạm ứng sang năm sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số tiết kiệm năm sau của đơn vị. Thứ hai, kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi mua vật tư văn phòng, chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị, công tác phí... Kho bạc căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực; giấy rút dự toán NSNN của đơn vị sử dụng NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan (trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, công tác phí cước điện thoại được đơn vị thực hiện chế độ tự chủ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ) nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán cho đơn vị. - Khi dự toán nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn không đủ để chi, đơn vị sử dụng NSNN có thể chi từ dự toán của nhóm mục chi khác (dự toán của nhóm mục chi khác có thể chi cho tất cả các mục) song phải hạch toán đúng mục chi. - Đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, Kho bạc căn cứ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để kiểm soát. Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ quyết định chi vượt quá mức chi quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thì KBNN chấp nhận thanh toán khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị. - Đối với các đơn vị sử dụng NSĐP, khi thực hiện mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên phải được cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định giá. Thứ ba, kiểm soát chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ. - Đối tượng kiểm soát bao gồm: các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (vô hình hoặc hữu hình) như: bằng sáng chế, phần mềm máy tính, ô tô, tàu thuyền, máy vi tính, máy phô tô, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên; các khoản chi xây dựng nhỏ như: trụ sở, văn phòng, đường điện, cấp thoát nước... - Dự toán được giao thuộc nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên bao gồm các mục: 118 (sửa chữa lớn), 144(tài sản vô hình), 145 (tài sản dùng trong chuyên môn). - Hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi gồm: hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu (đối với khoản mua sắm, sửa chữa có giá trị lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy đinh); phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng; các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan. - Căn cứ giấy rút dự toán và các hồ sơ chứng từ có liên quan do đơn vị sử dụng NSNN gửi đến, Kho bạc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán trực tiếp bằng chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt qua đơn vị sử dụng NSNN để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện cấp phát tạm ứng cho đơn vị sử dụng NSNN. Sau khi thực hiện chi, đơn vị sử dụng NSNN gửi hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ khác có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng đến Kho bạc, KBNN kiểm tra, kiểm soát nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng. Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên khác của đơn vị hành chính. Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm các mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và các mục từ mục 147 đến mục 150. Kho bạc thực hiện kiểm soát, thanh toán những khoản chi thuộc nhóm mục chi khác như sau: - Đối với những khoản chi đơn vị đề nghị thanh toán trực tiếp, Kho bạc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi theo quy định và thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ; - Đối với những khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, căn cứ vào số dư dự toán, giấy rút dự toán ngân sách, KBNN thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị. Đầu tháng sau, chậm nhất vào ngày 5 hàng tháng, đơn vị sử dụng NSNN lập bảng kê chứng từ thanh toán gửi Kho bạc. Căn cứ vào bảng kê chứng từ thanh toán và đối chiếu với các điều kiện chi NSNN, nếu đủ điều kiện quy định, thì Kho bạc thanh toán tạm ứng cho đơn vị. 2.2.3.2. Kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia Một số chương trình mục tiêu quốc gia được kiểm soát chi qua KBNN Bến Tre gồm: Chương trình Xoá đói giảm nghèo và Việc làm; Chương trình Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình Về văn hoá; Chương trình Giáo dục và Đào tạo; Chương trình Phòng, chống tội phạm; Chương trình Phòng, chống ma tuý; Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình quốc gia về Việc làm (Quyết định 101/2007/QĐ-TTg); Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an tòan lao động, vệ sinh lao động (Quyết định 233/2006/QĐ-TTg); Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661). Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được cấp phát dưới hai hình thức: hình thức cấp phát bằng dự toán và hình thức kinh phí ủy quyền. - Hình thức cấp phát bằng dự toán: khi sử dụng hình thức này, các khỏan chi cho chương trình mục tiêu quốc gia được cơ quan chủ quản giao trong dự toán chi NSNN của đơn vị sử dụng NSNN. Quy trình kiểm soát các khoản chi này được thực hiện như kiểm soát các khoản chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp đã trình bày ở trên. - Đối với các khoản chi uỷ quyền cho các chương trình mục tiêu quốc, có hai trường hợp: + Trường hợp cơ quan nhận uỷ quyền cấp phát kinh phí uỷ quyền cho các đơn vị sử dụng NSNN theo dự toán, thì KBNN kiểm soát và cấp thanh phát cho các đơn vị như hình thức cấp phát bằnh dự tóan. + Trường hợp cơ quan tài chính nhận uỷ quyền dùng uỷ nhiệm chi để chi trực tiếp cho đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền, KBNN thanh toán, chi trả theo uỷ nhiệm chi của cơ quan tài chính và chỉ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của ủy nhiệm chi. 2.2.3.3. Kiểm soát chi thường xuyên khác Chi thường xuyên khác ngoài các khoản nêu trên, bao gồm chi cho hoạt động của Đảng, chi an ninh quốc phòng. Kiểm soát các khoản chi này cụ thể như sau: - Kiểm soát các khoản chi cho hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam: Kinh phí hoạt động của các tổ chức đảng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được cấp phát qua Kho bạc bằng hình thức lệnh chi tiền. Khi nhận được lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, Kho bạc chỉ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký và chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của tổ chức đảng mở tại Kho bạc. Khi có nhu cầu chi tiêu, tổ chức đảng lập chứng từ rút tiền từ tài khoản tiền gửi và gửi đến Kho bạc. Kho bạc chỉ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký và thực hiện chi trả theo qui định. - Kiểm soát, thanh toán các khoản chi an ninh, quốc phòng: Về nguyên tắc, các đơn vị sử dụng NSNN thuộc và trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, phải chịu sự kiểm soát của KBNN đối với các khoản chi NSNN qua KBNN. Song, do tính chất hoạt động nghiệp vụ đòi hỏi sự bảo mật cao nên có một số nội dung chi đơn vị tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nội dung chi, KBNN không kiểm soát đối với các nội dung chi này. Những khoản chi có yêu cầu bảo mật cao trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng bao gồm: Các khoản chi liên quan đến quân số, biên chế, tổ chức (tiền lương, các loại phụ cấp, trợ cấp; các loại tiền ăn, các khoản chi cho tuyển quân, ra quân, các khoản chi tính theo định mức tổ chức, biên chế); các khoản chi liên quan đến đối tượng giam giữ; các khoản chi mua sắm, đầu tư xây dựng và bảo quản, sửa chữa các tài sản chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; các khoản chi mua sắm vật tư chuyên dùng cho mục đích an ninh, quốc phòng; các khoản chi cho công tác huấn luyện, diễn tập, chuyển quân, vận chuyển hàng an ninh, quân sự, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu; các khoản chi thực hiện các dự án, chương trình đặc biệt, chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ an ninh, quân sự; các khoản chi mật phí (tình báo, an ninh); các khoản chi liên quan đến hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của ngành công an. KBNN Bến Tre thực hiện kiểm soát các khoản chi an ninh, quốc phòng như sau: - Đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật cao, kho bạc chỉ thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán, số dư dự toán mà không yêu cầu cung cấp các hồ sơ kèm theo các khoản chi để kiểm soát. Sau khi kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì tiến hành cấp phát cho đơn vị. - Đối với các khoản chi không thuộc các nội dung có yêu cầu bảo mật cao, kho bạc thực hiện kiểm soát về chứng từ, hồ sơ thanh toán, số dư dự toán và thực hiện quy trình kiểm soát, cấp phát thanh toán tương tự như Kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp đã trình bày ở trên. 2.2.4. Tình hình hiện đại hoá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre Hiện đại hoá kiểm soát chi thường xuyên NSNN có nhiều nội dung, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin hay tin học hoá nghiệp vụ NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng là nội dung cơ bản nhất. Việc tin học hoá hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng đã được KBNN Bến Tre đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện từ rất sớm. Đồng thời cũng xem đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm tốt nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát chi qua KBNN. Trong thời gian qua, các ứng dụng tin học đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành ngân sách của lãnh đạo KBNN và các cơ quan chức năng trên địa bàn. Đã có nhiều chương trình ứng dụng phục vụ công tác chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN được đưa vào sử dụng, chẵng hạn như: - Chương trình kế toán kho bạc (KTKB): hỗ trợ công tác hạch toán kế toán ngân sách trên máy vi tính theo chế độ kế toán thống kê. Và qua đó đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chương trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thường xuyên như: cung cấp thông tin về số dư dự toán, tình hình thanh toán, tạm ứng của từng đơn vị sử dụng NSNN. Chương trình có khả năng quản lý dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách chi tiết đến từng nhóm mục chi và tự động khống chế không cho đơn vị chi vượt tổng mức dự toán được giao; chương trình còn có khả năng quản lý tồn quỹ ngân sách của từng huyện, từng xã và khống chế không để chi ngân sách của từng huyện, xã vượt mức tồn quỹ ngân sách của huyện, xã đó. - Chương trình thanh toán điện tử: hỗ trợ thanh toán trực tiếp giữa các KBNN huyện, KBNN tỉnh trên toàn quốc, giúp công tác thanh toán vừa an toàn vừa nhanh chóng. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiên bằng phương pháp thủ công phải mất nhiều ngày hiện nay chỉ cần thực hiện trong vài phút. - Chương trình KHKB hỗ trợ quản lý, kiểm soát, thanh toán các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia. - Chương trình tổng hợp báo cáo: hỗ trợ lập các báo cáo theo chế độ kế toán thống kê trên cơ sở số liệu được cung cấp từ chương trình KTKB để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và quyết toán ngân sách. Với những báo cáo hàng trăm trang, chương trình tổng hợp báo cáo chỉ thực hiện trong vài phút, với những báo này nếu làm thủ công phải mất hàng tháng. Song song với việc phát triển các chương trình ứng dụng thì công nghệ truyền thông cũng được chú trọng. Tại KBNN tỉnh và tất cả các KBNN huyện trực thuộc đều có hệ thống mạng nội bộ và nối mạng về KBNN tỉnh. Các số liệu phát sinh tại các KBNN huyện trực thuộc được truyền về KBNN tỉnh hàng ngày. Vì vậy, ngay trong ngày hôm sau, tại KBNN tỉnh đã có thể tổng hợp được số liệu chi NSNN trên địa bàn toàn tỉnh. 2.2.5. Kết quả đạt được và những hạn chế trở ngại trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bến Tre 2.2.5.1. Một số kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre Từ khi Luật NSNN sửa đổi năm 2002 có hiệu lực từ năm 2004, cùng các văn bản pháp luật khác được ban hành, KBNN Bến Tre đã hết sức chú trọng công tác kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Để triển khai thực hiện có hiệu quả luật NSNN trong công tác kiểm soát chi, KBNN Bến Tre đã chuẩn bị chu đáo trên nhiều mặt từ việc sắp xếp, bố trí lại bộ máy; trang bị cơ sở vật chất; tổ chức nghiên cứu, tập huấn cho nhân viên kho bạc về Luật NSNN sửa đổi; tổ chức hội nghị khách hàng để triển khai về quy trình, thủ tục, và những điều kiện cần thiết trong cấp phát NSNN đối với đơn vị sử dụng NSNN. Qua đó công tác kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Bến Tre đã mang lại những kết quả cụ thể sau: - Qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Cụ thể, đã tăng cường được tính chủ động của cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN; KBNN, từ chỗ chỉ đơn thuần chấp hành xuất quỹ NSNN theo lệnh chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị sử dụng NSNN, đến nay đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo thực tế chi tiêu của đơn vị, đảm bảo các khoản chi phải đúng chế độ quy định; Về phía đơn vị sử dụng NSNN cũng đã tăng cường được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị trong quá trình chi tiêu. Từ đó, các đơn vị sử dụng NSNN không còn tự do rút tiền để chi tiêu như trước đây, mà chỉ khi nào có nhu cầu chi thực sự và có đầy đủ các điều kiện chi theo qui định thì Kho bạc mới xuất quỹ NSNN. Vì vậy, tình trạng căng thẳng giả tạo của NSNN đã dần được loại bỏ. - Thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến tre, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN chấp hành việc sử dụng kinh phí NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định, đặc biệt là việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị đã dần đi vào nề nếp, theo đúng qui chế đấu thầu và chế độ hoá đơn chứng từ. Tình trạng chạy kinh phí cuối năm, rút tiền về quỹ của đơn vị để toạ chi... cũng dần được hạn chế. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn NSNN ngày càng được nâng cao. Cụ thể, Từ năm 2004 đến năm 2007, mỗi năm KBNN Bến Tre đã thực hiện chi từ quỹ NSNN hàng ngàn tỷ đồng. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, mõi năm KBNN Bến Tre đã phát hiện hàng trăm khoản chi của đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ, thủ tục cấp phát và từ chối cấp phát hàng trăm triệu đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2: Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến Tre giai đoạn 2004 - 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số 2004 2005 2006 2007 Tổng chi NSNN Tỷ đồng 8.670 1.330 1.768 2.357 3.215 Chi thường xuyên đã qua kiểm soát chi Tỷ đồng 3.706 595 782 1.007 1.322 Trong đó: - NSTW Tỷ đồng 402 32 87 124 159 - NSĐP Tỷ đồng 3.304 563 695 883 1.163 Số món chưa đủ điều kiện cấp phát Món 506 88 181 132 105 Số tiền từ chối cấp phát Tỷ đồng 1,95 0,38 0,61 0,57 0,40 Nguồn: KBNN Bến Tre 2004- 2007 [19], [20], [21], [22]. Bảng 2.2 trên cho thấy: trong 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007, qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Bến Tre đã kiểm soát 3.706 tỷ đồng, phát hiện 506 khoản chi không đủ điều kiện cấp phát, từ chối cấp phát 1.953 triệu đồng. Các vi phạm của đơn vị chủ yếu là: chi vượt định mức, sai đối tượng, chi vượt dự toán, không đủ thủ tục theo quy định, sai mục lục NSNN... - Cùng với việc đảm bảo kinh phí NSNN được sử dụng đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong thời gian qua còn góp phần vào việc kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng tiền mặt và ổn định lưu thông tiền tệ. 2.2.5.2. Những hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Bến Tre và nguyên nhân chủ yếu Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến Tre đã bộc lộ một số hạn chế, trở ngại cần khắc phục như sau: Thứ nhất, vướng mắc khi thực hiện chi NSNN theo dự toán. Chi NSNN theo dự toán là phương thức cấp phát tiên tiến tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do cơ chế tạm cấp kinh phí, ứng trước dự toán nên nhiều bộ, cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương còn ỷ lại, dẫn đến việc phân bổ và giao dự toán không đúng quy định ảnh hưởng tới chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách và công tác kiểm soát chi của kho bạc. Cụ thể như: - Về thời gian phân bổ và giao dự toán. Theo quy định của Luật NSNN, việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Dự toán được cấp từ đầu năm nhằm tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục tình trạng “xin – cho” trong cơ chế cấp phát bằng hạn mức kinh phí trước kia. Tuy nhiên dự toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định và phân bổ còn chậm. Còn rất nhiều Bộ, ngành ở trung ương và địa phương giao dự toán trễ so với thời gian quy định, cá biệt, có trường hợp đến quý II dự toán mới được giao cho đơn vị sử dụng NSNN. Trong những tháng đầu năm, khi chưa có dự toán được giao, đơn vị chỉ được ứng trước dự toán để chi cho các nhu cầu thiết yếu, vì vậy gây khó khăn rất lớn cho đơn vị sử dụng NSNN và công tác kiểm soát chi thường xuyên của KBNN. - Về chất lượng dự toán. Các đơn vị sử dụng NSNN căn cứ vào nhiệm vụ được giao và định mức chi tiêu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để lập dự toán năm. Do định mức chi tiêu thường không đầy đủ và nhanh chóng lạc hậu so với thực tế nên các đơn vị sử dụng NSNN luôn tìm cách để nâng cao dự toán chi dẫn đến lãng phí trong khâu chấp hành dự toán. Do thiếu căn cứ khoa học và năng lực lập dự toán của một số đơn vị sử dụng NSNN còn hạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan