Luận văn Hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. 3

1.Đầu tư xây dựng cơ bản với quản lý và kiểm toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản 3

1.1.Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam 3

1.1.1.Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản 3

1.1.2.Đặc điểm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 5

1.2.Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 7

1.3.Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 8

2.Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành 10

2.1.So sánh kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành và kiểm toán Báo cáo tài chính 10

2.1.1.Đặc điểm chung 10

2.1.2.Đặc điểm Báo cáo kiểm toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành ảnh hưởng tới kiểm toán Báo cáo tài chính 11

2.2.Mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 14

2.3.Nội dung kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 15

2.3.1.Kiểm toán tính tuân thủ 15

2.3.2.Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư vào công trình 16

2.4.Phương pháp kiểm toán 20

2.4.1.Phương pháp kiểm toán nguồn vốn đầu tư 20

2.4.2. Phương pháp kiểm toán công nợ 20

2.4.3. Phương pháp kiểm toán chi phí 21

2.4.4. Phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền 23

2.4.5. Phương pháp kiểm toán tài sản cố định 23

2.5.Trình tự tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. 24

2.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán 25

2.5.2. Thực hiện kiểm toán 29

2.5.3.Kết thúc kiểm toán 31

Chương II: Thực trạng kiểm toán báo cáo quyết toán Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn 34

1.Khái quát về Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. 34

1.1.Quá trình hình thành Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. 34

1.2.Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn. 37

1.3.Kiểm soát về mặt chất lượng. 40

2.Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện tại khách hàng. 42

2.1.Tổng quan về công trình . 43

2.1.1.Tổng quan về công trình X 43

2.1.2.Tổng quan về công trình K 45

2.2.Kiểm toán chi phí xây lắp 47

 2.2.1.Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán chi phí xây lắp 47

2.2.2.Thực hiện kiểm toán chi phí xây lắp 49

2.3.Kiểm toán chi phí thiết bị 68

2.3.1.Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán chi phí thiết bị 68

2.3.2.Thực hiện kiểm toán chi phí thiết bị 69

2.4.Kiểm toán chi phí khác 72

2.4.1.Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán chi phí khác 72

2.4.2.Thực hiện kiểm toán chi phí khác. 73

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện 79

1. Đánh giá chung về kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn 79

2. Những đề xuất hoàn thiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành 83

2.1. Đối với Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn 84

2.2. Đối với Cơ quan Nhà nước 86

KẾT LUẬN 89

PHỤ LỤC 90

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 97

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán của cả nước. Tuy nhiên Công ty không định dừng phạm vi hoạt động của mình ở đó mà dự tính sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Công ty mới chỉ có 1 chi nhánh ở Hà Nội và 1 chi nhánh ở Nha Trang, như thế chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán ở các khu vực khác như miền trung đặc biệt là khu vực này hiện nay các dự án xây dựng ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng để khẳng định vị trí không thể thiếu của mình thì trong những năm tới Công ty sẽ có kế hoạch: + Tuyển dụng nhiều các kiểm toán viên trẻ có năng lực. + Tăng quy mô hoạt động ở cả khu vực phía Bắc, Trung và Nam. + Thu hút nhiều khách mới hơn trong cả lĩnh vực kiểm toán và tư vấn. + Thiết lập mối quan hệ với khách hàng cũ, giữ uy tín trong công việc. … ă Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội Cũng như tại Công ty, bộ máy hoạt động của Chi nhánh A&C tại Hà Nội cũng được tổ chức một cách linh hoạt, gọn nhẹ, có sự phân cấp rõ ràng, giúp cho Ban giám đốc điều hành một cách có hiệu quả và khai thác một cách tối ưu tiềm năng của toàn Hệ thống. Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội Ban giám đốc Phòng Nghiệp vụ I Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ III Phòng hành chính quản trị Chú thích: : Mối quan hệ phụ thuộc. - Giám đốc Chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh. - Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính. Phó giám đốc Chi nhánh giúp cho Giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu và nhiệm vụ mà Công ty giao cho Chi nhánh Hà Nội. Mối quan hệ giữa các phòng kiểm toán: Giữa các phòng kiểm toán hoạt động theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh. Mỗi phòng phụ trách một công việc nhưng đều nhằm thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành kiểm toán chính một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Giữa các phòng nghiệp vụ có thể trao đổi công việc với nhau, bổ xung cho nhau. Như vậy, giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết, sự hoạt động đồng đều của các phòng ban dưới sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh đã giúp cho Chi nhánh ngày càng phát triển vững chắc. Sau hơn 12 năm hoạt động, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ gồm 250 Kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp. Trong đó, 60% số nhân viên kiểm toán có chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, 70% nhân viên có từ 2 bằng cử nhân trở lên. Trong đó, 58 người có bằng cử nhân Luật, 15% nhân viên có bằng Thạc sĩ hoặc bằng Kiểm toán viên quốc tế (ACCA) hoặc đang được đào tạo theo chương trình ACCA. Trong quá trình hoạt động đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, thị trường…để có khả năng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ đó, A&C cung cấp dịch vụ tốt nhất trên sự mong đợi của khách hàng về kiểm toán và tư vấn, giúp công ty khách hàng có cơ chế quản lý tốt, tình hình hoạt động kinh doanh phát triển ổn định. A&C có cơ hội tạo uy tín với các khách hàng cũ, khách hàng truyền thống, thu hút thêm các khách hàng mới bằng việc nâng cao chất lượng kiểm toán và tư vấn. 1.3. Kiểm soát về mặt chất lượng A&C luôn đặt chất lượng hoạt động của mình lên hàng đầu, vì thế Công ty luôn coi trọng việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán. Ban giám đốc trực tiếp lập các thủ tục, quy chế về kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và trực tiếp chỉ đạo thực hiện đáp ứng yêu cầu của Công ty. Mỗi một công ty kiểm toán đều có một quy trình kiểm soát riêng đảm bảo cuộc kiểm toán thực hiện đạt chất lượng tốt nhất, đảm bảo uy tín, cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi khách hàng, A&C áp dụng một quy trình kiểm soát phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Tuy nhiên, quy trình kiểm soát mà A&C áp dụng trong từng bước với quy trình kiểm toán thường được mô tả theo mô hình sau: Sơ đồ 6: Quy trình kiểm toán tại A&C Nhận thư mời kiểm toán Hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Thiết kế chương trình kiểm toán Gửi kế hoạch kiểm toán tổng thể cho khách hàng Thực hiện kiểm toán Tổng hợp thống nhất báo cáo Phát hành báo cáo kiểm toán Khảo sát Quy trình kiểm soát giữa kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB có một số khác biệt do có sự khác biệt trong quy trình kiểm toán. Một số công việc đặc trưng của kiểm toán Báo cáo quyết toán gồm: + Trong giai đoạn khảo sát: Do đặc điểm của kiểm toán Báo cáo quyết toán là không có kiểm toán năm sau, nên khi thực hiện khảo sát tìm hiểu thông tin về khách hàng cùng với công trình XDCB sẽ thực hiện kiểm tra các thông tin từ năm trước. Muốn tìm hiểu, thu thập thông tin ban đầu, các kiểm toán viên phải thu thập qua sách báo, tài liệu của các đơn vị, qua thông tin đại chúng… Trong quá trình lựa chọn các kiểm toán viên tham gia kiểm toán bao giờ cũng phải có ít nhất một kỹ thuật viên chuyên về xây dựng. Đây là công việc bắt buộc do đặc trưng của kiểm toán Báo cáo quyết toán liên quan nhiều đến xây dựng. + Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Kiểm toán tính tuân thủ là một đặc trưng trong kiểm toán Báo cáo quyết toán, do đó các kiểm toán viên sử dụng nhiều các văn bản pháp quy về XDCB để thực hiện kiểm toán. Các kiểm toán viên căn cứ vào các cơ sở pháp lý đó để thực hiện kiểm toán. + Báo cáo kiểm toán về Báo cáo quyết toán công trình đầu tư XDCB ngoài sự kiểm soát của Giám đốc, Trưởng phòng thẩm định XDCB và trưởng nhóm kiểm toán, phải có sự ký nhận của các kỹ thuật viên tham gia kiểm toán. Như vậy, các thông tin liên quan đến chuyên ngành xây dựng được đảm bảo chính xác. Do đặc điểm khác biệt so với kiểm toán Báo cáo tài chính, A&C có riêng một phòng nghiệp vụ thực hiện thẩm định, kiểm tra các Báo cáo quyết toán. Mọi công việc từ khâu nhận thư mời kiểm toán cho đến phát hành kiểm toán đều do phòng thẩm định XDCB thực hiện dưới sự giám sát của Giám đốc Chi nhánh. Công việc kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo cuộc kiểm toán được thực nhanh và hiệu quả. 2. Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn thực hiện tại khách hàng Chủ đầu tư công trình X và công trình K gửi thư mời A&C thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình X và công trình K đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Phòng hành chính tiếp nhận thư mời kiểm toán và gửi lên Giám đốc tiếp nhận. Sau khi nhận thư mời kiểm toán, A&C thực hiện khảo sát và thực hiện ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình X và công trình K. 2.1. Khái quát về công trình đầu tư xây dựng cơ bản 2.1.1. Khái quát về công trình X Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán do A&C lập theo quy định được thực hiện phù hợp với các đơn vị chủ đầu tư thực hiện đầu tư công trình XDCB. Quy trình này được thể hiện rõ trong kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình X mà em chọn dưới đây. Công trình X là một công trình xây dựng dân dụng, mặc dù tổng vốn đầu tư công trình không nhiều, xong theo dõi kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình X hoàn thành giúp em thấy được các công việc mà các kiểm toán viên tại A&C đã thực hiện, đặc biệt là kiểm toán giá trị xây lắp hoàn thành, đây là một khoản mục chủ yếu khi thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. Một số thông tin về công trình X: - Tên công trình: nhà X - Địa điểm xây dựng: Số... Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội - Mục tiêu đầu tư: Đầu tư làm khu dịch vụ thương mại,khách sạn, văn phòng cho thuê. - Chủ đầu tư: Công ty ABC thuộc Tổng công ty ABC Việt Nam. - Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. - Nội dung đầu tư, công suất thiết kế: + Quy mô cải tạo: Trên cơ sở nhà X cải tạo thành 2 khu vực có công năng sử dụng riêng biệt: ỉ Phần phía ngoài thành khu tiếp khách. ỉ Tầng 2,3 sửa chữa các khu vực phụ... ỉ Tầng 1: Lắp thêm nội thất... - Nội dung cải tạo: + Giai đoạn I: Cải tạo khu vực phía ngoài gồm hội trường, nhà ăn cũ và hành lang 2 bên. công việc cải tạo được thực hiện ngay từ 24/06/2003 đến 28/09/2003 với nội dung cải tạo như sau: ỉ Tầng 1: Cải tạo nền, các cửa và mặt trước nhà, sửa hành lang 2 bên, cải tạo khu WC, làm cầu thang lên tầng 2, 3 phía trong để tạo khu thương mại văn phòng cho thuê tách riêng không ảnh hưởng đến giao thông, hoạt động của toàn nhà. ỉ Tầng 2: Dỡ bỏ phần hội trường cũ, làm nền nhà, làm trần tầng 2 ngăn thành các phòng làm việc bằng vách ngăn khung tôn và gỗ ván ép, cuă kính khung hôm và khu vệ sinh. ỉ Tầng 3: Đổ bê tông sàn, làm nền, làm trần, khu WC và ngăn phòng bằng khung tôn gỗ ván ép làm cửa khung nhôm kính. ỉ Lắp hệ thống cấp thoát nước, thông gió, điều hoà không khí, điện chiếu sáng thông tin liên lạc và phòng cháy chữa cháy. + Giai đoạn 2: Cải tạo nội thất khu vực nhà khách phía trong, lắp cầu thang máy và làm mái tôn chống nóng, mưa dột. - Các giải pháp kỹ thuật mà đơn vị sử dụng: + Giải pháp xây dựng: Công ty sử dụng thép, bê tông cốt thép gia cường cột, dầm sàn, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm dùng vật liệu tiên tiến để cải tạo nhà cho phù hợp công năng sử dụng làm khu thương mại và văn phòng cho thuê, làm mái tôn chống dột cho toàn nhà. + Giải pháp cấp điện, cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy: Sử dụng nguồn điện cấp thải nước có sẵn của nhà và khu vực. Trang bị bình chữa cháy, lắp thiết bị báo cháy tự động. + Giải pháp thông gió, chiếu sáng: Thông gió, chiếu sáng tự nhiên và cưỡng bức bằng quạt kết hợp dùng máy điều hoà không khí, đèn điện. - Khối lượng đầu tư chủ yếu: + Phá dỡ cầu thang trước nhà, trần và cửa cũ hỏng, lan can tường ngăn, nền cũ hỏng. + Cấy và gia cường cột, đổ bê tông sàn tầng 3. + Làm lại cửa, nền, trần các tường và khu WC cho tầng 2, 3. + Lắp hệ thống điều hoà nhiệt độ, thông gió. + Lắp hệ thống cấp thải nước, thang máy 500kg. - Phương thức thực hiện dự án: Chỉ định thầu. Công ty ABC trực tiếp quản lý dự án, ký hợp đồng với các nhà thầu đủ năng lực thực hiện cải tạo công trình theo đúng những quy định hiện hành về quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước và Tổng công ty ABC Việt Nam đảm bảo tiến độ, chất lượng, tiết kiệm vốn đầu tư. Công ty thực hiện dự án cải tạo nhà X thuộc quyền sử dụng và quản lý của công ty theo quyết định số: 52/2003/QĐ-BCN ngày 17/04/2003 và biên bản bàn giao ngày 20/05/2003. Công ty có sử dụng các phòng ban chức năng phối hợp thực hiện dự án. - Đơn vị thiết kế và lập dự toán: Công ty tư vấn kiến trúc Y. - Đơn vị thực hiện gói thầu: Công ty kinh doanh và thương mại Z - Thời gian thi công: + Giai đoạn I: 24/06/2003 đến 28/09/2003. + Giai đoạn II: 15/10/2003 đến hết Quý I năm 2004. Hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngay trong Quý III/2003 đến hết Quý I/2004. - Nguồn vốn: + Vốn vay thương mại và vay khác: 2.000.000.000 đồng. + Vốn tự bổ xung:1.285.500.000 đồng. - Tổng giá trị công trình: 3.285.500.000 đồng. + Chi phí xây lắp: 1.411.100.000 đồng. + Chi phí thiết bị: 1.366.800.000 đồng. + Chi phí khác: 183.367.200 đồng. + Dự phòng phí: 324.232.800 đồng. 2.1.2.Tổng quát về công trình K So với công trình X là công trình dân dụng, cải tạo sửa chữa nhà, công trình K mà em chọn tiếp sau là công trình làm đường 18, nâng cấp đường tại khu vực Quảng Ninh. Trong quá trình kiểm toán công trình K, nói chung các A&C chủ yếu vẫn thực hiện chương trình kiểm toán giống với kiểm toán công trình X. Tuy nhiên, do đặc điểm công trình khác nhau nên tuỳ vào sự phức tạp của các chi phí phát sinh và mức độ trọng yếu của các gian lận mà chương trình kiểm toán được vận dụng một cách linh hoạt. Cụ thể, khi thực hiện kiểm toán công trình K tập trung kiểm tra chi phí thiết bị và chi phí khác chủ yếu là chi phí giải phóng mặt bằng, các kiểm toán viên cho rằng các khoản này có khả năng phát sinh nhiều sai phạm. Một số thông tin về công trình K: -Tên công trình: Công trình K. -Địa điểm xây dựng. - Mục tiêu đầu tư: đầu tư nâng cấp và xây mới đường 18. -Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh. -Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. -Nội dung đầu tư, công suất thiết kế: Nâng cấp đoạn đường 1km, làm mới 500m đường quốc lộ 18. -Tổ chức thực hiện, quản lý dự án: Ban quản lý dự án giao thông huyện J tỉnh Quảng Ninh là đại diện chủ đầu tư, trực tiếp tổ chức quản lý dự án đầu tư dựa vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán chi tiết và thiết kế, dự toán HMCT. -Đơn vị thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế 1. -Đơn vị thi công: Công ty xây dựng công trình giao thông AB. -Thời gian thi công: Từ 05/03/2004 – 10/05/2004. Hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngay trong quý II/2004. -Vốn đầu tư: 6.000.000.000đ. +Ngân sách cấp: 4.000.000.000đ. +Vốn tự có: 2.000.000.000đ. - Tổng giá trị công trình: 5.729.474.808đ. + Chi phí vật liệu: 4.907.034.552đ. + Chi phí nhân công: 559.373.915đ. + Chi phí máy thi công: 30.824.892đ. + Chi phí thiết bị: 105.854.000đ. + Chi phí khác: 126.387.449đ. Công trình X là công trình sửa chữa nhà, chủ đầu tư công trình X- Công ty ABC lại là khách hàng đầu tiên. Trong tổng giá trị công trình, giá trị xây lắp chiếm giá trị lớn, các kiểm toán viên đánh giá chi phí xây lắp có khả năng xảy ra nhiều sai phạm trên cơ sở khảo sát ban đầu về các hạng mục liên quan đến cải tạo sửa chữa công trình X. Công trình K là công trình sửa và làm mới đường, chủ đầu tư công trình K-Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh, là khách hàng truyền thống nên chỉ tập trung vào kiểm tra chi tiết các phần kiểm toán viên cho là trọng yếu, dễ xảy ra sai sót như chi phí giải phóng mặt bằng thuộc chi khác. Do đó, nội dung kiểm toán cũng được kiểm tra ít hơn và các kiểm toán thực hiện tăng cường các thử nghiệm kiểm soát, hạn chế kiểm tra chi tiết. Các kiểm toán viên thực hiện kiểm tra hai công trình: công trình X và công trình K như sau: 2.2. Kiểm toán chi phí xây lắp 2.2.1. Cơ sở pháp lý để kiểm toán chi phí xây lắp * Công trình X: - Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP. - Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ. - Quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 88/1999/NĐ-CP. - Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư được ban hành theo Quyết định số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ xây dựng. - Định mức dự toán XDCB Thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 24/1999/QĐ-UB ngày 15/04/1999 của Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội. - Thông báo điều chỉnh giá vật liệu xây dựng đối với khối lượng xây lắp được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/TBVL-LS ngày 10/04/2003 của Liên Sở: Sở Tài chính Vật giá - Sở xây dựng - Hà Nội. - Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán chương trình XDCB được ban hành kèm theo quyết định số 05/2003/TT-BXD ngày 14/03/2003 của Bộ xây dựng. - Quy định số 123/2001/QĐ-UB ngày 06/12/2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành quy định những nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn. - Các văn bản pháp quy về Quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội. Ngoài ra các cơ sở pháp lý liên quan đến chi phí xây lắp từng hạng mục gồm: - Trong hạng mục cải tạo phòng làm việc số 1, 2, 3 (tầng 1), khu vệ sinh: + Hợp đồng số: 60/HĐKT ngày 03/04/2004 về việc cải tạo sửa chữa phòng làm việc số 1, 2, 3 (tầng 1), khu vệ sinh giưã A&C và công ty xây dựng số 3. + Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng ngày 24/04/2004. + Quyết toán hạng mục cải tạo sửa chữa phòng làm việc số 1, 2, 3 (tầng 1), khu vệ sinh. + Biên bản thanh lý hợp đồng ngày 25/04/2004. - Trong hạng mục vách ngăn tầng 1: + Hợp đồng kinh tế số 10/HĐKT ngày 20/12/2005 về việc thi công lắp đặt hệ thống vách ngăn giữa công ty ABC và công ty TNHH Hoàng Sơn. + Bản vẽ thiết kế. + Bản vẽ hoàn công. + Biên bản nghiệm thu bàn giao hợp đồng ngày 29/01/2004. + Hoá đơn số 6742 ngày 30/01/2004. - Trong giai đoạn I: + Hồ sơ dự toán giai đoạn I do công ty tư vấn kiến trúc Y lập: 01 quyển. + Quyết định số 108B/QĐ-XDCB ngày 16/06/2003 của công ty ABC về việc chỉ định nhà thầu. + Hợp đồng kinh tế số 20/ HĐKT ngày 15/06/2003 về việc thi công cải tạo giai đoạn I giữa công ty ABC và công ty Đầu tư và phát triển I. + Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng ngày 20/02/2004. + Bản quyết toán giai đoạn I: 01 quyển. - Trong giai đoạn II: + Hồ sơ dự toán giai đoạn II do công ty tư vấn kiến trúc Y lập: 01 quyển. + Quyết định số 301/QĐ-XDCB ngày 11/10/2003 về việc thi công cải tạo giai đoạn II giữa công ty ABC với công ty Đầu tư và phát triển I. + Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng: 08 bản. + Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng ngày 28/03/2004. + Bản quyết toán giai đoạn II: 01 quyển. - Trong phạm vi tài liệu cung cấp còn thiếu một số tài liệu sau: + Các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp giai đoạn I. + Các hồ sơ chứng từ thiết bị và chi khác. Đối với công trình X, A&C. chủ yếu thực hiện kiểm toán xác định giá trị xây lắp công trình do các kiểm toán viên cho rằng trong hạng mục này phát sinh nhiều sai phạm cần phải kiểm tra kỹ. * Công trình K: Ngoài các hồ sơ pháp lý do đơn vị cung cấp: Báo cáo quyết toán, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, các hợp đồng kinh tế… có các văn bản pháp quy Nhà nước: -Quyết định số 2356/QĐ - GTVT của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh ngày 04/03/2004 về phê duyệt dự án nâng cấp và làm mới đoạn đường 18 ở huyện J tỉnh Quảng Ninh. -Quyết định số 1152/QĐ - GTVT phê duyệt thiết kế, kỹ thuật và tổng dự toán công trình nâng cấp và làm mới đường 18 huyện J tỉnh Quảng Ninh ngày 08/03/2004. -Quyết định số 811/CGĐ của Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông về phê duyệt khảo sát thiết kế, chất lượng vật tư, thiết bị… sử dụng cho công trình đường 18 ngày 08/03/2004. Các văn bản quy định đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công… tại tỉnh Quảng Ninh… 2.2.2. Thực hiện kiểm toán chi phí xây lắp * Kiểm tra hồ sơ pháp lý Căn cứ vào các tài liệu do đơn vị cung cấp và các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến thi công công trình X và công trình K, A&C đã thực hiện kiểm tra tính hợp lý của các hồ sơ. - Kiểm tra khối lượng: + Xem xét hồ sơ hoàn công, đối chiếu với bản vẽ thiết kế. + Sau đó kiểm tra đối chiếu biên bản nghiệm thu, kiểm tra xem có sự chênh lệch giữa hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu. Nếu có sự chênh lệch thì chỉ rõ nguyên nhân chênh lệch. Nếu có sự bổ sung khối lượng xây lắp thì kiểm tra trên hồ sơ hoàn công xem có đúng không. + Kiểm tra khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán công trình được duyệt để đưa ra ý kiến kiểm toán trong trường hợp họ không giải trình được lý do tại sao. - Kiểm tra đơn giá: + Kiểm tra mã đơn giá trên bảng quyết toán đối chiếu với bảng giá theo quy định của Nhà nước tại thời điểm hiện tại và tại nơi thi công, mua vật liệu, thiết bị. Xem xét nội dung công việc có được xác định đúng với giá quy định của Nhà nước. + Trường hợp chỉ cần sai lệch mã đơn giá là dẫn đến sai về xác định giá trị xây lắp. + Nếu giá của giá trị xây lắp (nội dung công việc) được xác định không theo quy định thì nên xem xét giá trị thích hợp có phù hợp, hợp lý với giá của thị trường. Sau khi kiểm tra khối lượng và đơn giá của công việc xây lắp, nếu có chênh lệch, kiểm toán viên liệt kê chênh lệch và đưa ra điều chỉnh, đưa ra kết quả đúng, phù hợp với các quy định về đầu tư xây dựng. Kiểm toán viên kiểm tra chi phí xây lắp trên cơ sở kiểm tra chi phí trực tiếp: + Chi phí vật liệu. + Chi phí nhân công. + Chi phí máy thi công. *Kiểm tra chi phí vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản xuất của các ngành sản xuất, trong đó phải kể đến ngành xây lắp. Do đó, chi phí vật liệu trong báo cáo quyết toán được coi là trọng yếu, việc theo dõi khoản mục này cần phải được quan tâm chặt chẽ vì nó rất phức tạp. Kiểm toán chi phí vật liệu đóng vai trò quan trọng, có thể thực hiện kiểm toán chi phí vật liệu như sau: Các cơ sở pháp lý và các chứng từ để thực hiện kiểm toán gồm: + Bảng thống kê vật liệu cho từng giai đoạn, hạng mục. + Bảng kê hoá đơn mua vật liệu đã được bên A thống nhất để kiểm tra khối lượng vật liệu đúng thực tế hay không. + Biên bản xác định đơn giá vật liệu sử dụng thi công cải tạo nhà X. + Phụ lục thống kê các chủng loại vật liệu phát sinh bổ sung thanh toán vào công trình. + Phụ lục biên bản: xác định chủng loại vật liệu thiết bị và đơn giá đã sử dụng cho công trình. + Các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu, các phiếu nhập xuất, tồn vật tư, dự toán công trình… Đối với công trình X, trên cơ sở các căn cứ pháp lý trên, các kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết trên sổ chi tiết, nhận xét về các nghiệp vụ có khả năng xảy ra sai phạm lớn nhất để thực hiện kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên chọn một số nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết, phát hiện ra các chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch sẽ được thể hiện trên các giấy tờ làm việc. Bảng mẫu 1: Giấy làm việc phản ánh nội dung hạng mục cần kiểm tra chi tiết công trình X Clients name: Công trình X W.P.Ref.No Notes of Account: Chi phí vật liệu File No Year End: 31/12/04 REVIEWED BY PREPARED BY INITIALS DATE INITIALS DATE: 05/04/05 Phòng làm việc số 1 phòng làm việc số 2, 3 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Qua kiểm tra tổng hợp trên các sổ tổng hợp, sổ chi tiết và bảng cân đối số phát sinh, báo cáo quyết toán của đơn vị chủ đầu tư, các kiểm toán viên đã tổng hợp được nội dung các công việc, hạng mục công việc cần kiểm tra trong kiểm toán chi phí vật liệu phát sinh trong thi công công trình X. Như vậy, sai phạm trong xây dựng công trình X về chi phí vật liệu tương đối lớn. chi phí vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí xây lắp. Do đó, các kiểm toán viên kiểm tra trên các khía cạnh: Sự hợp lý của các chứng từ gốc có liên quan đến chi phí vật liệu. Thực hiện kiểm tra việc nhập mua vật liệu dùng cho xây dựng công trình X một số nghiệp vụ được kiểm toán chọn mẫu để kiểm tra chi tiết thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng mẫu 2: Giấy làm việc thể hiện kiểm tra chi tiết chi phí vật liệu Clients name: Công trình X W.P.Ref. N 1 Kiểm tra chi tiết chi phí vật liệu File No Year End: 31/12/04 REVIEWED BY PREPARED BY INITIALS DATE INITIALS DATE: 05/04/05 NT CT Nội dung TK đ/ư Số tiền (đồng) Ghi chú 01/07 PC 05/07 Mua sơn (phòng số 1-phần cải tạo-đơn giá 54/2001/QĐ-UB) 1111 53.806,08 ệ -Hoá đơn bán lẻ số 0841 có đủ chữ ký nhưng số tiền trên hóa đơn là 34.641,3 (đ) nên chênh lệch(c/l): -19.165đ -Phiếu chi đủ chữ ký 05/07 PC 26/07 Mua gạch Caremic Long Hầu 1111 1.318.820,8 ệ -Hoá đơn số 007522 có đủ chữ ký, không có mã số thuế của đơn vị, ghi khác màu mực về khối lượng gạch mua vào dùng để lát nền, phiếu chi thiếu chữ ký của thủ trưởng, c/l: -310.223đ 10/09 PC 14/09 Gia công lại bộ cửa cũ (phòng 2-phần cải tạo-đơn giá 54/2001/QĐ-UB) 1111 84.000 ệ Không có trên biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, dẫn đến chênh lệch về chi phí vật liệu: -84.000đ … … … … … … ệ: Số liệu trên Báo cáo quyết toán của đơn vị Thực hiện kiểm tra các sổ chi tiết, đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh trên sổ với các chứng từ, các hoá đơn, các phiếu chi, đánh giá việc đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ chi tiền là chưa tốt. Đơn vị đã hạch toán tăng khối lượng vật liệu mua dùng so với thực tế phát sinh. Từ đó hạch toán tăng chi phí thi công công trình X, số chênh lệch phát sinh khi mua vật liệu, chi phí vận chuyển liên quan đến chi phí vật liệu khá lớn. Các chênh lệch được phát hiện trong quá trình kiểm tra chi tiết được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng mẫu 3: Giấy làm việc phản ánh tổng hợp chênh lệch chi phí vật liệu theo hợp đồng công trình X Clients name: Công trình X W.P.Ref. N 2 Kiểm tra chi tiết chi phí vật liệu File No Year End: 31/12/04 REVIEWED BY PREPARED BY INITIALS DATE INITIALS DATE: 05/04/05 Nội dung công việc Chênh lệch (đ) Ghi chú Phòng 1-phần cải tạo (đơn giá 54/QĐ-UB) -1.095.967 N 1 Phòng 2-phần cải tạo (đơn giá 54/QĐ-UB) -84.000 N 1 Giai đoạn 1 -46.337.728 … -Hạng mục phá dỡ -493.334 … -Phần xây dựng -34.485.133 … … … … Giai đoạn 2 -23.591.901 … -Phần máy thiết bị điện -2.580.000 … -Hạng mục xây nhà khách… -17.323.901 … … … … Cộng -71.109.596 Cộng dồn Các kiểm toán viên kiểm tra chênh lệch vật liệu phát sinh thay đổi khi cải tạo khi sửa chữa phần cửa ở phần xây dựng giai đoạn 1 nhận thấy chênh lệch này là khá lớn: -6.423.648đ, tuy nhiên sự chênh lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36251.doc
Tài liệu liên quan