Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 6

1.1. Khái niệm đặc điểm và nguyên tắc pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 6

1.2. Vai trò và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 17

1.3. Pháp luật về thừa kế một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể vận dụng 26

Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 39

2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam 39

2.2. Thực trạng pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 59

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 80

3.1. Yêu cầu khách quan và những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thừa kế 80

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 91

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

 

 

 

 

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7220 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong cùng một thời điểm hoặc không thể xác định được ai chết trước thì không ai được thừa kế của ai, di sản của người nào chia cho người thừa kế của người đó. Mặt khác, nếu các con dâu, rể, con cháu sống chung trong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi bố mẹ, ông bà chết trước được tính chia một phần tương xứng với công sức đã đóng góp với danh nghĩa là người có quyền lợi chung. Có thể nói rằng Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi có PLVTK 1990. Thông tư 81 là văn bản thừa kế được áp dụng thống nhất cho cả nước, đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư đã kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ, thể hiện bản chất và ý nghĩa của PLVTK của nhà nước XHCN, xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế xã hội phong kiến Việt Nam, những biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ. Tuy có một vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển, PLVTK ở nước ta, nhưng Thông tư 81 còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chẳng hạn, việc quy định người thừa kế chỉ có hai hàng là thu hẹp diện những người thừa kế, chưa thật sự bảo đảm quyền được hưởng thừa kế, của những người thân, người để lại di sản thừa kế, vấn đề thừa kế thế vị cũng còn sơ lược; quy định về người không được thừa kế chưa đầy đủ, rõ ràng (Chỉ có hai trường hợp không được thừa kế, đó là người đã giết người để lại thừa kế, hoặc người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm toàn bộ di sản, hoặc làm tăng thêm kỷ phần cho bản thân). Còn các trường hợp khác như hành vi lừa dối, cưỡng bức hoặc đe doạ người để lại di sản trong việc lập di chúc để giành lợi cho bản thân, vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng... thì Thông tư không quy định. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật chuẩn mực hơn, có nội dung đầy đủ và hoàn chỉnh hơn để điều chỉnh các quan hệ thừa kế. Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [76, tr.91]. Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó, ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990. Pháp lệnh thừa kế gồm 38 điều, chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng thừa kế của công dân, thừa kế theo di chúc, diện và hàng thừa kế, thời hiệu, yêu cầu chia di sản thừa kế... Về thừa kế theo di chúc: Quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23 của Pháp lệnh thừa kế 1990. Theo pháp lệnh công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một người hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do. Đặc biệt Pháp lệnh thừa kế còn quy định cụ thể hơn về nội dung di chúc [Điều 13], hiệu lực di chúc [Điều 23], hình thức di chúc [Điều 14, 15, 16, 17, 18], về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc [Điều 20]. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc [Điều 22], các điều kiện có hiệu lực di chúc. Về thừa kế theo pháp luật: Pháp lệnh thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc quyền thừa kế theo pháp luật và được xếp theo thứ tự 3 hàng thừa kế. Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết. Hàng thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Điểm mới của Pháp lệnh thừa kế 1990 so với Thông tư 81 được thể hiện ở nhiều quy định, đặc biệt là quy định về thời hiệu khởi kiện ở Điều 36: "Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại". Ngoài ra Pháp lệnh thừa kế còn quy định về quyền thừa kế của một người đang là con nuôi của người khác, được thừa kế theo pháp luật của bố mẹ nuôi và cả bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột của mình. Trong lúc đó Thông tư 81 lại không quy định quyền này. Cũng như Thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế cũng quy định về thừa kế thế vị. Đó là trường hợp một người được thừa kế thay vị trí của cha mẹ mình. Thông tư 81 chỉ quy định một trường hợp thừa kế thế vị là: "trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Còn Điều 26 Pháp lệnh thừa kế quy định thêm "nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống". Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng có thể khẳng định rằng, Pháp lệnh thừa kế 1990 được ban hành đã phản ánh mức độ phát triển công tác lập pháp ở nước ta. Kể từ khi hình thành cho đến khi pháp lệnh thừa kế được ban hành, lần đầu tiên một văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tương đối tổng hợp, toàn diện, thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, góp phần giải quyết một cách có hiệu quả những tranh chấp về thừa kế. Tóm lại, nghiên cứu PLVTK trong giai đoạn từ 1945 đến trước 1/7/1996 chúng ta thấy rằng: mặc dù những quy định về thừa kế trong giai đoạn này còn ít, song cũng đã có nhiều thành tựu và những bước tiến đáng kể. Nội dung của pháp luật về thừa kế đã kế thừa ưu điểm pháp lý tiến bộ của giai đoạn trước đây và tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với các điều kiện xã hội mới. Những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân đạo của nền pháp luật XHCN, cho đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo của sự hình thành và phát triển của PLVTK. Tuy nhiên, do PLVTK trong giai đoạn này được ban hành dưới dạng văn bản đơn hành, rải rác qua các thời kỳ, nhằm giải quyết yêu cầu mang tính tình thế, cho nên không thể tránh khỏi tình trạng tản mạn, không logic, không hệ thống, nhiều quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh, những vấn đề về thừa kế thường xảy ra tranh chấp như di sản dùng vào việc thờ cúng, phân chia di sản thừa kế, thừa kế quyền sử dụng đất... lại quy định một cách chung chung, dẫn đến việc vận dụng và thi hành pháp luật không thống nhất, gây mất niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và nhà nước. 2.1.3. Giai đoạn từ 01/07/1996 đến nay Với đường lối đổi mới đúng đắn được Đảng và nhà nước ta thể hiện trong Hiến pháp 1992, tất cả mọi mặt trong đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đều thay đổi trên mọi bình diện. Vì vậy, trong đời sống dân sự cũng phát sinh nhiều vấn đề mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Các văn bản pháp luật với các hình thức Nghị định, Pháp lệnh, Thông tư... không đủ tầm bao quát để điều chỉnh một cách rộng khắp các quan hệ dân sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng. Chính từ thực tiễn đó ngày 28/10/1995, Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầu tiên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996. BLDS là kết quả của sự công phu trong suốt một thời gian dài kiểm nghiệm, sàng lọc thực tiễn sống động của đời sống xã hội và hệ thống hoá, pháp điển hoá, pháp luật dân sự của chính quyền nhân dân. BLDS 1995 tương đối đồ sộ, bao gồm 7 phần, chia làm 838 điều. Trong đó thừa kế được quy định ở mục thứ IV và chương VI phần thứ V. So với văn bản PLVTK trước đây BLDS 1995 đã kế thừa những quy định tiến bộ còn phù hợp trong Pháp lệnh thừa kế, đồng thời sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề như sau: Thứ nhất, là những quy định chung về thừa kế: gồm 15 điều, từ Điều 634 đến Điều 648 BLDS 1995, đã thể hiện rõ các nguyên tắc của PLVTK trước đây như quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân [Điều 635]; nhà nước bảo hộ quyền về thừa kế của cá nhân [Điều 634]; người thừa kế có quyền nhận hoặc khước từ quyền hưởng di sản [Điều 645]. Đồng thời trong phần này BLDS 1995 cũng quy định rõ thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, thời hiệu khởi kiện thừa kế, những người không có quyền hưởng di sản, quyền và nghĩa vụ người quản lý di sản. Thứ hai, về thừa kế theo di chúc: BLDS 1995 quy định gồm 28 điều, từ Điều 649 đến Điều 676, tăng thêm 14 điều so với Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Nhiều vấn đề chưa được đề cập trong Pháp lệnh thừa kế, nay được quy định rõ trong phần thừa kế của BLDS 1995 như: định nghĩa di chúc (Điều 649); người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 657); di chúc chung cho vợ chồng (Điều 666, Điều 667, Điều 671); di tăng (Điều 674); di chúc bị thất lạc, hư hại (Điều 669); gửi giữ di chúc, công bố di chúc, giải thích nội dung di chúc (Điều 668, Điều 675, Điều 676); đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 672) đã được quy định trong Pháp lệnh thừa kế, BLDS 1995 tiếp tục kế thừa song có sự sửa đổi so với Pháp lệnh thừa kế ở chỗ không đòi hỏi người thừa kế là cha, mẹ, vợ, chồng phải là người túng thiếu và không đủ khả năng lao động như Pháp lệnh thừa kế quy định. Về di chúc miệng Điều 654 của BLDS 1995 cũng được phát triển từ Điều 18 Pháp lệnh thừa kế. Tuy nhiên, BLDS 1995 quy định chặt chẽ hơn về những yêu cầu, trình tự, thủ tục của hình thức di chúc này. Thứ ba, về thừa kế theo pháp luật: BLDS 1995 quy định 7 điều, từ Điều 677 - Điều 683. Ngoài Điều 667 nêu định nghĩa thế nào là thừa kế theo pháp luật mới được quy định trong BLDS 1995, còn các điều luật khác quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật (Điều 678), hàng thừa kế (Điều 679), thừa kế thế vị (Điều 680), quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha mẹ đẻ (Điều 681), quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 682); việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác (Điều 683) đều đã được quy định trong Pháp lệnh thừa kế từ điều 24 đến điều 29. Tuy nhiên, BLDS 1995 có sửa đổi, bổ sung đôi chút như khoản 2 Điều 679 được viết lại rõ ràng, ngắn gọn hơn so với khoản 3,4 Điều 25 Pháp lệnh thừa kế. Hoặc điểm c khoản 1 Điều 678 có thêm trong trường hợp chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Thứ tư, về thừa kế quyền sử dụng đất: từ những năm 1980 đến trước khi có Hiến pháp năm 1992 toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, công dân chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu, thừa kế. Vì vậy, Pháp lệnh thừa kế không đề cập đến việc thừa kế quyền sử dụng đất. Sau khi có Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai năm 1993, tuy đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước đã trao cho công dân 5 quyền, trong đó có quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Do đó, tại chương VI phần thứ V BLDS 1995 đã dành ra 7 điều (từ Điều 738 đến Điều 744) để quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. Việc BLDS 1995 cho phép người sử dụng đất có quyền để lại di sản thừa kế, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất, đất đai phát huy được vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, giá trị của đất đai ngày càng được người sử dụng đất quan tâm và đánh giá đúng, việc bỏ hoang ruộng đất như trước đây đã không còn tồn tại. Có thể khẳng định rằng, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, nhằm khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của PLVTK được quy định trước đó. Những quy định này đã củng cố quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Quyền thừa kế của công dân được quy định trong BLDS 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhất là từ sau năm 1995 đến năm 2005 đã có hàng loạt văn bản pháp luật liên quan được ban hành như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Đất đai 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)... cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà còn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu, trang trại... khi giải quyết tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS 1995 mà còn bị chi phối các văn bản pháp luật liên quan khác. Vì vậy, ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLDS sửa đổi 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Với 7 phần, 777 điều, BLDS năm 2005 không "đồ sộ" được như BLDS 1995, nhưng những quy định về thừa kế có nhiều tiến bộ hơn và phù hợp với đời sống thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 cơ bản kế thừa các quan điểm cũ và quy định một số trường hợp mới như sau: Thứ nhất, theo Điều 676 - BLDS năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật và số lượng hàng thừa kế vẫn là ba hàng như số lượng các hàng thừa kế theo pháp luật đã được quy định tại Điều 679 - BLDS năm 1995. Những người thừa kế theo quan hệ huyết thống bàng hệ và trực hệ vẫn được giữ nguyên và cũng bao gồm những người như quy định trong BLDS năm 1995. Tuy nhiên, tại hàng thừa kế thứ hai, BLDS năm 2005 cơ bổ sung cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản được hưởng di sản theo trình tự hàng và tại hàng thừa kế thứ 3 là chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Đây là điểm mới so với quy định về thừa kế theo hàng tại Điều 679 - BLDS năm 1995. Theo tôi, đây là một quy định nhằm củng cố và bảo hộ triệt để hơn nữa quyền thừa kế theo pháp luật của các cháu nội, các cháu ngoại, các chắt nội, các chắt ngoại của người để lại di sản trong những trường hợp cụ thể. Vì vậy quy định này là một bước tiến quan trọng về kỹ năng và trình độ lập pháp ở nước ta từ năm 1995 đến nay, đồng thời đây còn là một quy định rất mới. Quy định tại Điểm b, Điểm c khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 đã mở rộng phạm vi người thừa kế theo hàng, nhằm giải quyết có hiệu quả những quan hệ xã hội có liên quan đến việc chia di sản và nhận di sản thừa kế. Thứ hai, việc từ chối nhận di sản, Điều 642 trong BLDS 2005 đã quy định tương tự như Điều 645 trong BLDS 1995 là: trong trường hợp người có quyền thừa kế từ chối quyền hưởng di sản trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Nhưng tại Điều 642 BLDS 2005 có bổ sung thêm là: "sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận di sản". Quy định bổ sung này đã tạo ra khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết một tranh chấp cụ thể được rõ ràng và triệt để hơn. Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Điều 645 BLDS 2005 đã quy định tương tự như Điều 648 BLDS 1995 là: "thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế". Tuy nhiên, BLDS 2005 có bổ sung thêm: "thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế". Việc bổ sung quy định này đã xác định quyền về tài sản của các chủ nợ cũng như những người khác có liên quan đến di sản chỉ được bảo vệ trong thời hiệu là 3 năm. Sau 3 năm kể từ khi mở thừa kế (khi con nợ chết), nếu người có quyền không yêu cầu thì khi đó họ mới bị mất quyền lợi của mình. Việc quy định như vậy không chỉ đảm bảo được tính ổn định trong giao lưu dân sự của người thừa kế mà còn làm rõ và phân biệt giữa các thời hiệu. Thứ tư, về thừa kế theo di chúc: Những quy định về thừa kế theo di chúc trong BLDS 2005 đã khắc phục được những hạn chế và bất cập của những quy định trong BLDS khi chưa được sửa đổi về quyền của người lập di chúc (Điều 648); về di chúc bằng văn bản (Điều 650); về di chúc hợp pháp (Điều 652); về nội dung của di chúc bằng văn bản (Điều 653); về công bố di chúc (Điều 672). Những quy định tại các điều luật nói trên thật cụ thể, thuận tiện cho việc áp dụng và đảm bảo triệt để hơn nữa quyền của người lập di chúc và quyền của người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc. Thứ năm, về thừa kế quyền sử dụng đất: Theo quy định BLDS 1995 đối với đất nông nghiệp, người được thừa kế phải có điều kiện, có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện tiếp tục sản xuất nông nghiệp, chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. BLDS 2005 không quy định về điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà quy định những người thuộc hàng thừa kế đều được thừa kế đất nông nghiệp. Cụ thể là: "cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền để thừa kế quyền sử dụng đất" [13, Điều 734]. Thứ sáu, về phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế (Điều 687). Đây là một điều hoàn toàn mới được đưa vào BLDS 2005 nhằm giải quyết sự bất cập trong thực tiễn, đó là những vụ việc kiện đòi thừa kế xảy ra đến hàng chục năm mà những người thừa kế vẫn yêu cầu chia đi chia lại nhiều lần; trong khi khối di sản không chỉ đã bị biến đổi qua nhiều năm tháng, mà còn được mua đi, bán lại nhiều lần. Quy định mới này đã giải quyết bằng cách không chia bằng hiện vật mà thanh toán lại bằng tiền tại thời điểm chia thừa kế cho những trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế. Đây là giải pháp tối ưu, không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người thừa kế mà còn tôn trọng tính ổn định trong giao dịch dân sự. Ngoài các văn bản PLVTK về nội dung, các văn bản PLVTK về hình thức quy định về trình tự tố tụng bảo vệ quyền thừa kế trong giai đoạn hiện nay cũng có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khắc phục được tình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định tố tụng dân sự trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho Toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình nói chung và quyền thừa kế nói riêng. 2.2. Thực trạng pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật về thừa kế 2.2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chung về thừa kế: Bao gồm 15 điều, từ Điều 631 đến Điều 645 BLDS 2005 chứa đựng những nội dung cơ bản như: thời điểm, địa điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản. - Về thời điểm mở thừa kế: Từ thời La Mã cổ đại, thời điểm mở thừa kế đã được đề cập đến. Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm mà người có tài sản chết (thể nhân chết), cách xác định này có ảnh hưởng tới tận ngày nay. Theo PLVTK ở nước ta hiện hành, thời điểm mở thừa kế được quy định là: "thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 BLDS [13, K1, Điều 633]. Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng, kể từ thời điểm đó, xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế còn có những gì và đến khi chia tài sản còn được bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Hơn nữa thời điểm mở thừa kế còn là căn cứ để xác định thời điểm bắt đầu khởi kiện và thời hiệu từ chối nhận di sản của người thừa kế trong mối quan hệ thừa kế. - Về địa điểm mở thừa kế: Khoản 2 Điều 633 BLDS 2005 quy định: "địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần di sản". BLDS quy định địa điểm mở thừa kế vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sản của người đã chết; xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản... ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản, thì phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa trong trường hợp có tranh chấp thì TAND nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết. - Về di sản thừa kế: Di sản của một người dưới góc độ chung nhất, được hiểu là toàn bộ tài sản và quyền về tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết để lại. Tài sản của một người chỉ được coi là di sản khi người đó chết. Kể từ đây tài sản đó được điều chỉnh bởi pháp luật về thừa kế với khái niệm di sản. Di sản theo quy định tại điều 634 BLDS năm 2005 bao gồm: "tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác" [13]. - Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu quá thời hạn đó mà chủ thể không thực hiện quyền của mình, thì họ bị mất quyền khởi kiện. Theo quy định tại Đ645 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế có hai loại sau: + Đối với những người thừa kế: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. + Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. - Người thừa kế từ chối nhận di sản: Việc định đoạt cho những người nào được hưởng thừa kế là quyền quyết định của chủ sở hữu tài sản chỉ định trong di chúc trước khi chết. Hoặc khi di sản được đem chia theo pháp luật thì những người thuộc diện thừa kế của người để lại di sản sẽ được gọi nhận thừa kế theo thứ tự pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, người thừa kế không bắt buộc phải nhận thừa kế, họ có thể từ chối nhận phần di sản thừa kế của họ và phần đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những người được hưởng. Thế nhưng việc từ chối đó phải tuân theo trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 642 BLDS 2005. "Người từ chối phải thể hiện bằng văn bảng, và phải báo cho những người thừa kế khác, cơ quan công chứng. Thời hạn từ chối là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 2.2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật quy định về thừa kế theo di chúc: (bao gồm 28 điều, từ Điều 646 đến Điều 673 BLDS 2005). Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo quyết định của những người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của PLVTK theo di chúc. * Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp: Theo quy định tại Điều 652 BLDS 2005 một di chúc được coi là hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau: + Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc. + Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện: Tự nguyện theo nghĩa khái quát là việc thực hiện theo ý mình, do mình mong muốn, không phụ thuộc vào bất cứ một chủ thể nào khác. Về mặt bản chất, tự nguyện của người lập di chúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan