Luận văn Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 3

1.1. Giá trị doanh nghiệp 3

1.1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 3

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 3

1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá trị doanh nghiệp 4

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 4

1.1.2.1 Yếu tố môi trường 4

1.1.2.2 Yếu tố nội tại DN 7

1.2. Xác định giá trị doanh nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp: 9

1.2.2 Sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp 10

1.2.3 Các phương pháp chung để xác định giá trị doanh nghiệp 12

1.2.3.1 Phương pháp giá trị tài sản ròng 12

1.2.3.2 Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai 19

a. Phương pháp định giá chứng khoán 19

b. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần 25

c. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần 26

1.2.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill 28

1.2.3.4 Phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER. 33

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 36

1.3.1 Trình độ phát triển kinh tế của từng nước. 36

1.3.2 Mục đích định giá 37

1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 38

2 Chương 2: 40

Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC 40

2.1. Giới thiệu chung về Công ty kiểm toán AFC 40

2.1.1 Quá trình ra đời phát triển 40

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 42

2.1.3 Chức năng hoạt động 44

2.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán: 45

2.1.3.2 Dịch vụ tư vấn thuế: 45

2.1.3.3 Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp 45

2.1.3.4 Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp 46

2.1.3.5 Dịch vụ đào tạo và huần luyện 46

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 47

2.2. Thực trạng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty kiểm toán AFC 48

2.2.1 Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá 50

2.2.2 Giải trình cơ sở tính toán giá trị doanh nghiệp 52

2.2.2.1 Tổng quan về công ty tài chính X 53

2.2.2.2 Phương pháp tài sản 54

2.2.2.3 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 60

2.3. Đánh giá về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty kiểm toán AFC 66

2.3.1 Kết quả đạt được 66

2.3.2 Hạn chế 67

2.3.2.1 Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền: 67

2.3.2.2 Đối với phương pháp tài sản 71

2.3.2.3 Các hạn chế khác về mặt tổ chức thực hiện 73

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 75

2.3.3.1 Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 75

2.3.3.2 Chất lượng nhân viên định giá doanh nghiệp chưa cao 76

2.3.3.3 Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 76

3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán AFC 77

3.1. Định hướng phát triển công ty và công tác định giá doanh nghiệp 77

3.2. Giải pháp 78

3.2.1 Hoàn thiện các phương pháp đã áp dụng 79

3.2.1.1 Đối với phương pháp tài sản 79

3.2.1.2 Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền 79

3.2.2 Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau 96

3.2.3 Các giải pháp khác 98

3.2.3.1 Sử dụng các nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp 98

3.2.3.2 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho thị trường 98

3.2.3.3 Mở rộng cơ hội tham gia định giá với các công ty nước ngoài 99

3.2.3.4 Nâng cao chất lượng nhân viên tư vấn định giá 99

3.3. Kiến nghị 100

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước: 100

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính: 101

3.3.3 Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước: 103

3.3.4 Kiến nghị với Bộ kế hoạch và đầu tư 103

4 KẾT LUẬN 105

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo và huấn luyện Dịch vụ kiểm toán: Dịch vụ kế toán và kiểm toán là một trong những dịch vụ chính của BDO, chiếm trên 59% doanh thu của BDO trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, dịch vụ kiểm toán chiếm đến 78% cơ cấu doanh thu hàng năm của AFC. Các thành viên trong Ban Giám đốc và các chủ nhiệm kiểm toán được công ty tạo điều kiện cập nhật kiến thức và tiếp cận với kỹ thuật kiểm toán của các nước trên thế giới thông qua việc tham gia các cuộc hội thảo do uỷ ban kế toán và kiểm toán của BDO và các tổ chức quốc tế tổ chức. Dịch vụ tư vấn thuế: Công ty AFC thực hiện tư vấn về thuế cho các khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế nhằm giúp khách hàng lập kế hoạch thuế một cách hợp pháp và tối đa hóa các chính sách ưu đãi và khuyến khích về thuế mà khách hàng có thể được hưởng. Bên cạnh các kiến thức về thuế trong nước, Công ty kiểm toán AFC có thể tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài các quy định về thuế quốc tế thông qua sự hỗ trợ của mạng lưới BDO. Tại Việt Nam, AFC cung cấp dịch vụ tư vấn thuế như: - Tư vấn thuế giá trị gia tăng (GTGT) - Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) - Tư vấn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) - Tư vấn thuế nhà thầu nước ngoài (NTNN) Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp Các khách hàng của công ty AFC bao gồm các tổ chức doanh nghiệp, các pháp nhân hoạt động kinh doanh theo nhiều bộ luật kinh doanh khác nhau: luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Hiện nay, AFC đã thực hiện tư vấn cho nhiều doanh nhân khởi nghiệp, nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài ... trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp tại Việt Nam như: đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư thành lập công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài ..., văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ khách hàng sau khi khách hàng nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư ... bằng các dịch vụ như: đăng ký nhân sự, xin cấp mã số thuế, đăng ký xuất nhập khẩu ... để sớm đưa doanh nghiệp của họ vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo việc tuân thủ luật pháp Việt Nam. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp AFC là một trong những Công ty được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để hỗ trợ và phục vụ khách hàng trong tiến trình cổ phần hóa. Công ty đã thực hiện nhiều dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cho nhiều Công ty, tổng công ty Nhà nước... thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dịch vụ đào tạo và huần luyện Dịch vụ này hiện tại chỉ có ở công ty mà không có ở các chi nhánh. Công ty mở các lớp bồi dưỡng kế toán trưởng theo chương trình của Bộ Tài chính, lớp bồi dưỡng kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên để dự kỳ thi kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên cấp nhà nước, các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ tài chính, nguyên lý kế toán, kế toán giá thành và kế toán nâng cao thuộc hệ thống kế toán Mỹ cho các đối tượng có yêu cầu. Ngoài ra, công ty còn cung cấp cho khách hàng các văn bản pháp quy, các chế độ, thể lệ, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tài chính, các biểu mẫu, chứng từ, sổ sách. Đồng thời công ty cũng mở các lớp huấn luyện riêng đáp ứng các nhu cầu đặc biệt cho từng doanh nghiệp, từng Công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Từ khi thành lập đến nay, Công ty kiểm toán AFC đã phục vụ rất nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao. Khách hàng của công ty khá đa dạng: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), doanh nghiệp và các dự án có vốn đầu tư của Nhà nước (DNNN), công ty cổ phần (Cổ phần), công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức và chương trình tài trợ quốc tế. Các khách hàng này hoạt động trong nhiều ngành kinh tế khác nhau và sử dụng dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính với nhiều mục đích khác nhau. Từ chỗ chỉ có 35 khách hàng khi mới trở thành công ty độc lập năm 1995, đến nay công ty đã có hơn 900 khách hàng thường xuyên tại khắp mọi miền đất nước và hàng chục ngàn lượt học viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do công ty tổ chức. Mức tăng trưởng bình quân năm về số lượng khách hàng trong 5 năm gần đây là 15%. Công ty cũng luôn cố gắng trong việc duy trì khách hàng cũ và tích cực tìm kiếm khách hàng mới. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Biểu 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Kiểm toán AFC 2005-2007 (Đơn vị: triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 18.807 20.500 22.828 Chi phí 18.293 19.124 20.368 Lợi nhuận sau thuế 514 1.376 2.460 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2006 tăng 127% so với năm 2005, lợi nhuận năm 2007 tăng 78,7% so với năm 2006. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy chi phí hoạt động kinh doanh so với doanh thu của công ty là khá lớn, do đó nếu có thể giảm bớt được phần chi phí hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Thực trạng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty kiểm toán AFC Xác định được hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp trong đó trọng tâm là việc cung cấp các dịch vụ cổ phần hoá sẽ sôi động trong năm 2008 và các năm tiếp theo, công ty kiểm toán và tư vấn tài chính AFC đã xây dựng và triển khai các loại hình dịch vụ bao gồm: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn thuế, tư vấn thành lập doanh nghiệp… Nằm trong mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp của AFC được chính thức đưa vào hoạt động và trở thành một trong những mảng nghiệp vụ cơ bản của công ty được thực hiện bởi các chuyên viên cốt cán có trình độ nghiệp vụ cao dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo AFC. Về doanh thu: xác định giá trị doanh nghiệp là một mảng nghiệp vụ thuộc phần tư vấn tài chính doanh nghiệp, vì vậy không được hạch toán riêng doanh thu và chi phí. Tuy nhiên xác định giá trị doanh nghiệp được Công ty ghi nhận là mảng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Về khách hàng: AFC là một trong những Công ty được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để hỗ trợ và phục vụ khách hàng trong tiến trình cổ phần hóa. Công ty đã thực hiện nhiều dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cho nhiều Công ty, tổng công ty Nhà nước ... thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như Công ty vận tải Thuỷ, Công ty sửa chữa đuờng bộ 496, Nhà máy pin cao su Xuân Hoà… Về phương pháp xác định: Việc lựa chọn phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp được công ty AFC áp dụng phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà Nước tại thời điểm định giá. Hai phương pháp được công ty sử dụng chủ yếu là Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền. Các khách hàng được định giá theo Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền do công ty AFC thực hiện hầu hết được dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá phù hợp với các nguyên tắc được quy định tại Mục A_ Phần III và Mục B_Phần III( Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp) của Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Cụ thể: Đối tượng áp dụng của phương pháp tài sản là các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu quy định tại thông tư. Thời điểm thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm kiểm kê của doanh nghiệp nhằm mục đích cổ phần hoá doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng của phương pháp chiết khấu dòng tiền là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.  Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ. Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy phép đăng ký kinh doanh Quyết định cho phép cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền Quyết định thành lập ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ về giá trị quyền sử dụng đất ( hoặc hợp đồng thuê đất), sơ đồ mặt bằng doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cho các năm tài chính kết thúc vào ngày 03 năm trước thời điểm định giá. Các hồ sơ, tài liệu, sổ kế toán và chứng từ chứng minh tính pháp lý số liệu trên Báo cáo tài chính.. Biên bản kiểm kê TSCĐ, hàng tồn kho, tiền mặt, bản xác nhận số dư ngân hàng… Biên bản đánh giá của Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp đối với vật tư hàng hoá không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý không tính vào giá trị doanh nghiệp. Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ, các tài liệu có liên quan đến nợ phải thu không có khả năng thu hồi, không tính và giá trị doanh nghiệp (nếu có). Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Báo cáo thống kê số lượng, nguyên giá, thời gian sử dụng, giá trị còn lại theo sổ sách, tình trạng của tài sản. Các đề xuất, kiến nghị về xử lý tài chính của doanh nghiệp Các văn bản giấy tờ pháp lý của tài sản Hoá đơn mua bán các tài sản Báo cáo sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hàng năm (nếu có) Căn cứ các văn bản hiện hành khác và các tài liệu kế toán có liên quan Giải trình cơ sở tính toán giá trị doanh nghiệp Để trình bày phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng tại công ty kiểm toán AFC em xin được đưa ra dẫn chứng về trường hợp công ty kiểm toán AFC xác định giá trị doanh nghiệp cho một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính (Vì lý do bảo mật số liệu nên em giả định công ty này là Công ty tài chính X). Ở đây, AFC đã sử dụng hai phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tổng quan về công ty tài chính X Công ty tài chính X là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hạch toán độc lập thuộc một Tổng công ty 90 được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2005. Vốn điều lệ của công ty là 75 tỷ VNĐ. Công ty có trụ sở tại thành phố Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Công ty tiến hành kinh doanh trên các lĩnh vực chính là: Huy động vốn: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức và cá nhân. Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức và cá nhân. Vay vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng. Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của công ty tài chính X với người nhận bảo lãnh. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Phương pháp tài sản Nguyên tắc: Tài sản là hiện vật: Chỉ đánh giá những tài sản dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành Công ty cổ phần, không đánh giá những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản chờ thanh lý. Những tài sản này được loại trừ không tính vào giá trị thực tế của đơn vị được cổ phần hoá. Giá thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở: giá thị trường và chất lượng của tài sản tại thời điểm định giá. Giá thị trường là giá đang mua bán trên thị trường cộng (+) với chi phí vận chuyển lắp đặt nếu có. Nếu là tài sản đặc thù không có lưu thông trên thị trường thì tính trên giá mua của những tài sản cùng loại có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản trên sổ sách kế toán. Đối với tài sản là sản phẩm đầu tư xây dựng, công trình mới hoàn thành trong vòng 3 năm trước khi cổ phần hoá thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chất lượng của tài sản là tỷ lệ (%) giá trị còn lại được đánh giá lại trên nguyên giá tuỳ thuộc vào tình trạng hoạt động của tài sản tại thời điểm định giá. Nếu tài sản tiếp tục sử dụng tỷ lệ này không được thấp hơn 20% nguyên giá mới theo quy định tại Nghị định số 187/ 2004/NĐ - CP của Chính phủ và Thông tư 126/ 2004/TT - BTC của Bộ Tài chính. Giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm định giá = Nguyên giá được đánh giá lại x Tỷ lệ chất lượng của tài sản được đánh giá lại Tài sản là phi hiện vật: Căn cứ trên cơ sở là các biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Tài Chính X. Nội dung: Giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và đánh giá xác định giá trị thực tế của tài sản để cổ phần hoá doanh nghiệp tại thời điểm xác định ngày 31/12/2006 Đối với TSCĐ: Được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá TSCĐ mới mua sắm tại thời điểm định giá. Đối với tài sản là thiết bị quản lý: Nguyên giá mới của TSCĐ thiết bị quản lý được xác định lại theo giá trị sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của máy móc thiết bị và được xác định theo mức độ hao mòn trên sổ kế toán có kết hợp với việc đánh giá lại sự hợp lý theo tỷ lệ khấu hao theo khung đã được quy định trong QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Đối với tài sản là phương tiện vận tải: Nguyên giá mới của TSCĐ phương tiện vận tải được xác định lại theo giá trị trên sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của phương tiện vận tải đang được lưu hành, căn cứ vào hiệu suất sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích, tiêu hao nhiên liệu, công suất thiết kế, mức độ lạc hậu kĩ thuật. Phương pháp chủ yếu dựa trên cơ sở thống kê kinh nghiệm có tham khảo ý kiến của các chuyên gia kĩ thuật và có hiểu biết về đánh giá giá trị còn lại của xe ô tô. Đối với TSCĐ khác: Nguyên giá mới của TSCĐ thiết bị quản lý được xác định lại theo giá trị trên sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của máy móc thiết bị và được xác định theo mức độ hao mòn trên sổ kế toán có kết hợp với việc đánh giá sự hợp lý theo tỷ lệ khấu hao theo khung đã được quy định trong QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Đối với TSCĐ vô hình: Nguyên giá được xác định căn cứ trên hồ sơ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định ngày 31/12/2006. Giá trị còn lại được xác định tỷ lệ khấu hao phù hợp với tỷ lệ theo khung quy định trong Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn (mua trái phiếu các loại) được xác định theo chứng từ gốc, sổ kế toán và biên bản kiểm kê tại thời điểm ngày 31/12/2006. Các khoản góp vốn liên doanh do được đầu tư chủ yếu vào các công ty mới thành lập và đang trong quá trình lập dự án đầu tư, đến năm 2007 mới đi vào hoạt động vì vậy giá trị được xác định căn cứ vào giá gốc. Các khoản góp vốn đấu giá mua cổ phần của các công ty phát hành lần đầu là các cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn chứng khoán do đó giá trị được xác định theo chứng từ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với các khoản cho vay dài hạn: Được xác định theo hồ sơ tín dụng, sổ kế toán, xác nhận công nợ và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với các khoản phải thu về cho vay uỷ thác: Được xác định theo sổ kế toán, xác nhận công nợ và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với các khoản tiền gửi tại các TCTD: Được xác định theo số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xác nhận tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với các khoản chi phí trả trước dài hạn: Là các chi phí công cụ dụng cụ, chi phí thuê văn phòng, chi phí thành lập và chi phí đóng quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội được Công ty phân bổ tương ứng với thời gian sử dụng hữu ích. Vì vậy việc đánh giá được ghi nhận theo giá trị ghi sổ tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với tài sản bằng tiền của Công ty: Tiền mặt được xác định theo số dư tiền mặt trên sổ kế toán và biên bản kiểm kê thực tế tại thời điểm ngày 31/12/2006. Tiền gửi ngân hàng được xác định theo số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xác nhận tại thời điểm ngày 31/12/2006. Đối với tài sản là các khoản nợ phải thu của Công ty: Được xác định theo số dư đã được xác nhận của khách hàng hoặc có các bằng chứng thay thế để chứng minh giá trị công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp có phát sinh các yếu tố bất thường sau ngày 31/12/2006 và trước thời điểm phát hành Biên bán xác định giá trị doanh nghiệp thì sẽ được lưu ý trong Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với tài sản lưu động khác: Đối với công nợ tạm ứng: được xác định theo biên bản xác nhận số dư nợ thực tế đã đối chiếu trên sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2006. Đối với các khoản nợ phải trả: bao gồm phải trả các tổ chức tín dụng, Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, nhận uỷ thác của tổ chức, cá nhân, thuế phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả khác, vay dài hạn. Các chỉ tiêu này được xác định lại trên cơ sở các biên bản đối chiếu, xác nhận nợ hoặc có các bằng chứng thay thế để chứng minh giá trị công nợ tại thời điểm xác định giá trị phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính ngày 31/12/2006 và sổ kế toán. Đối với quỹ khen thưởng phúc lợi: Được xác định căn cứ số liệu trên sổ kế toán, Báo cáo tài chính và căn cứ Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng với việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ. Đối với giá trị lợi thế kinh doanh: Được xác định theo quy định tại khoản 3 điều 19 nghị định 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư số 126/2004/TT-BTC. Sau khi xác định được tỷ suất lợi nhuận sau thế trên vốn Nhà nước của Công ty là 2,19%, nhỏ hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành đợt 5/2006 ngày 28/3/2006 kỳ hạn 10 năm là 8,95% nên công ty không có lợi thế kinh doanh. Kết luận: Nguyên nhân tăng giảm Khoản mục tài sản cố định của Công ty tài chính X tăng 345.421.473 đồng do các nguyên nhân: Giá trị còn lại của máy móc thiết bị quản lý tăng 160.898.977 đồng do xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ còn lại tăng. Giá trị còn lại của máy móc thiết bị quản lý tăng 262.266.582 đồng do xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ còn lại tăng. Giá trị còn lại của TSCĐ khác tăng 9.678.108 đồng do xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ còn lại tăng Khoản mục công cụ dụng cụ chờ phân bổ: Giá trị còn lại đối với công cụ dụng cụ của Công ty tài chính X tăng 65.629.412 đồng do xác định thời gian sử dụng còn lại của công cụ dụng cụ tăng. Kết luận về giá trị doanh nghiệp: Công ty tài chính X có vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/2006 trước khi xác định giá trị doanh nghiệp là 76.227.801.017 VNĐ. Theo phương pháp tài sản giá trị thực tế doanh nghiệp của Công ty Tài chính X tại thời điểm 31/12/2006 để cổ phần hoá là 3.065.945.839.439 VNĐ. Trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 76.638.851.901 VNĐ (chưa bao gồm chi phí dự phòng xử lý rủi ro tín dụng: 1.211.747.874 VNĐ trích lập theo hướng dẫn tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 02/04/2005 của Thống đốc ngân hàng NN Việt Nam). Phần diện tích văn phòng đang sử dụng là tài sản công ty đang đi thuê; Công ty không có diện tích đất thuộc quyền sở hữu. Phương pháp dòng tiền chiết khấu Nguyên tắc: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:   Giá trị thực tế phần vốn NN  =  +   ±  Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao : Là giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i : Là giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n.  Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao với diện tích đất doanh nghiệp đã được giao, đã nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá hạch toán trên sổ sách kế toán được tính vào giá trị thực tế phần vốn NN tại DN. i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i=1… n). Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i. n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm). Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1. K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức: K   =    Rf    +   Rp            Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.   Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro. g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau: g  =  b  x  R b:Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn. R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.  Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau: Giá trị thực tế DN  = Giá trị thực tế phần vốn NN  + Nợ thực tế phải trả  + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi  + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán - Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán  cộng + Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất mới được giao. Nội dung: Sử dụng chỉ tiêu của năm 2006 và ước thực hiện trong năm 2007 để xác định tốc độ tăng trưởng trong quá khứ và dự kiến kế hoạch trong 5 năm kế tiếp 2007,2008,2009,2010,2011. Tỷ lệ chia cho cổ tức: 60% ( trừ thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát) Tỷ lệ để lại tăng vốn: 25% Tỷ lệ trích các quỹ : 15% Tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư phi rủi ro Rf được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ trả sau kỳ hạn 5 năm phát hành ngày 11/12/2006 là 8,20%. Quy đổi về lãi suất trả trước Rf = 8,20%/(1+8,20%) = 7,58% Tỷ lệ phụ phí rủi ro chứng khoán Rp =5,40% ( Theo bảng xếp hạng của Moody về mức độ rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Việt Nam được xếp ở mức Ba3 với chỉ số rủi ro là 360 tương đương 3,6%. ) Sử dụng hệ số1,5- Mức độ dao động của thị trường cổ phiếu khi trái phiếu dao động. Tỷ lệ phụ phí rủi ro tối thiểu khi đầu tư vào cổ phiếu của Việt Nam được tính vào khoảng 5,40% (= 3,60%*1,5) Vậy Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần: K = Rf + Rp = 7,58% + 5,40% = 12,98% Dự báo giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm 2010: Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước năm 2007 = = 10,40% Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước năm 2008 = = 12,46% Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước năm 2009 = = 14,05% Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước năm 2010 = = 15,75% Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước năm 2011 = = 17,55% Tỷ suất LNST/Vốn nhà nước bình quân từ 2007 đến 2011 = = 14,042% Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức: g = b x R=25%* 14,042% = 3,5105% Xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/2006: Giá trị thực tế Vốn nhà nước tại 31/12/2006 = + Các số liệu này được thể hiện trên bảng 2.1. Vậy: Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng phúc lợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10702.doc
Tài liệu liên quan