Luận văn Hoàn thiện quản lý tiền lương tại xí nghiệp Khảo sát xây dựng điện I

Lời mở đầu .4

Chương I: Lý luận chung về quản lý tiền lương tại các doanh nghiệp .6

I. Tiền lương và chức năng của tiền lương .6

1.Tiền lương .6

2. chức năng của tiền lương .6

2.1. Chức năng của tiền lương đối với người lao động 6

2.2. Chức năng của tiền lương đối với người doanh nghiệp .7

II. Quản lý tiền lương .8

1. Khái niệm, mục tiêu của quản lý tiền lương 8

1.1. Khái niệm .8

1.2. Mục tiêu 8

2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp .9

3. Nội dung của quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp .10

3.1. Lập kế hoạch tiền lương .10

3.2. Tổ chức trong quản lý tiền lương 18

3.3. Chỉ đạo trong quản lý tiền lương 19

3.4. Kiểm tra trong quản lý tiền lương .20

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tiền lương .

1. Thị trường lao động .21

2. Môi trường của doanh nghiệp 22

3. Bản thân người lao động 23

4. Bản thân công việc 23

5. Chế độ chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương .23

Chương II: Thực trạng quản lý tiền lương tại Xí nghiệp khảo sát xây

dựng điện I . .26

I. Khái quát chung về Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I .26

1. Quá trình hình thành .28

2. Những đặc điểm chủ yếu 27

2.1. Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I 27

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp .27

2.3. Tình hình hoạt động của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I .29

2.4. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2005

và những năm tiếp theo .30

2.5. Những cơ hội và thách thức của Xí nghiệp trong năm 2005 và những năm

 tiếp theo .31

II. Thực trạng quản lý tiền lương tại Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I.

.32

1. Lập kế hoạch tiền lương tại Xí nghiệp . .32

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý tiền lương tại xí nghiệp Khảo sát xây dựng điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc đẩy người lao động làm việc với năng xuất cao, nâng cao chất lượng, thúc đẩy họ làm việc một cách sáng tạo có hiêu quả. 3.2. Thâm niên công tác Mức lương của người lao động phụ thuộc vào thời gian cống hiến của bản thân họ những người làm việc lâu năm sẽ có mức lương cấp bậc cao hơn những người mới vào, do đó quản lý tiền lương phải căn cứ vào thâm niên công tác để xác định hệ số cấp bậc công , từ đó xác định hệ số tiền lương và múc lương trả cho từng đối tượng lao động sao cho phàu hợp cới cống hiến mà họ bỏ ra. 3.3. Trình độ năng lực quản lý và khả năng áp dụng khoa học công nghệ Năng lực quản lý và khả năng áp dụng khoa học công ngệ tốt sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Đây là một trong những yếu tố quan trong để đánh giá trình độ lao đọng và thành tích công tác của người lao động , là căn cứ để xác định tiền lương cho người lao động. Do đó cần phải chú trọng đến yếu tố này trong quản lý tiền lương. 4. Bản thân công việc Công việc của người lao động là yếu tố chính quyết định đến tiền lương của họ, khi trả lương cần phải căn cứ vào số lượng công việc, điều kiện và mức độ phức tạp của công việc để tính cho đủ, cho chính xác. 5. Chế độ chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước thì công tác tổ chức lao động tiền lương phải tuân theo những quy định chung của chính phủ, đặc biệt là chế độ chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương. Về lao động, đã có chính sách quy định về độ tuổi lao động. - Đối với lao động nữ tuổi từ 15 đến 55, nam từ 15 đến 60. - Những người dưới tuổi lao động (từ 12 đến 14 tuổi) tính bằng 1/3 người ở độ tuổi lao động. - Những người quá tuổi lao động (61 đến 65 đối với nam; 56 đến 60 đối với nữ) được tính bằng 1/2 người ở độ tuổi lao động. Căn cứ vào đó để xác định mức tiền lương tối thiểu sao cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và sự phát triển của đất nước. Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bắt đầu được áp dụng để tính các mức lương theo hệ số khi thực hiện đề án cải cách tiền lương năm 1993. Đầu tiên mức lương tối thiểu được áp dụng là 110000 đồng. Sau đó là 120000 đồng. Đến năm 2000 tăng lên 180000 đồng và đến năm 2001 mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 210000 đồng. Bắt đầu từ năm 2003 thì mức tiền lương tối thiểu do chính phủ quy định theo Nghị định 03/203/NĐ- CP ngày 15-01-2003 là 290000 đồng. Nhà nước khuyến khích áp dụng mức tiền lương thấp nhất cao hơn tiền lương tối thiểu bắt buộc để trả lương cho người lao động. Việc các doanh nghiệp áp dụng các mức tiền lương thấp nhất khác nhau là do áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm theo ngành, theo vùng so với mức lương tối thiểu chung. Công thức tính hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu: Kđc= Kv+ Kn Trong đó: Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm Kv : Hệ số điều chỉnh theo vùng Kn: Hệ số điều chỉnh theo ngành Để lựa chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình đẻ tính đơn giá một cách phù hợp, doanh nghiệp cần phải dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà giới hạn dưới là mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định( tức 290000 đồng/tháng) còn giới hạn dưới được tính theo công thức: TLđc= TLmin(1+ Kđc) Trong đó: TLđc: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa mà doanh nghiệp được phép áp dụng. TLmin: Tiền lương tối thiểu chung do chính phủ quy định ( Giới hạn dưới của khung lương tối thiểu) Doanh nghiệp có thể lựa chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào trong khung từ TLmin đến TLđc với điều kiện hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không được vượt quá 1,5 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nhà nước còn có chính sách quy định về quan hệ mức lương tối thiểu- trung bình (tốt nghiệp đại học aua tập sự) – tối đa (chuyên gia cao cấp) là 1-2,34-10 . Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10-4-1997 của bộ LĐTBXH về việc hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. Theo nghị định 25/CP và 26/CP của chính phủ về việc xây dựng thang bảng lương cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Chương II thực trạng quản lý tiền lương tại xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I I. khái quát chung về xí nghiệp khảo sát xây dựng điện i. 1. Quá trình hình thành Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I là tiền thân của Xí nghiệp khảo sát I trực thuộc Công ty tư vấn Xây dựng điện I thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Xí nghiệp khảo sát I đựơc thành lập theo quyết định số 071 ĐL/TCCB 3 ngày 02/12/1981 của Bộ trưởng Bộ điện lực. Trụ sở chính của Xí nghiệp đóng tại thị xã Hoà Bình, đến ngày 26/03/1991 chuyển từ thị xã Hoà Bình về thị xã Hà Đông. Trụ sở tại km số 2 đường 430 Hà Đông đi Văn Điển( nay la đường Phùng Hưng). Theo nghị định số 388CP của chính phủ, Xí nghiệp khảo sát I được thành lập theo quyết định 1167NL/TCCB-LĐ ngày 24/06/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, đến tháng 4/1999 Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I theo quyết định 119 ENV/HĐQT/TCCB-LĐ ngày 07/04/1999 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Xí nghiệp được Bộ năng lượng xếp hạng là doanh nghiệp hạng II theo quyết định 412 NL/TCCB – LĐ ngày 9/7/1994. Về ngành nghề kinh doanh, Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I kinh doanh những ngành nghề sau: - Khoan thăm dò điều tra khảo sát địa chất, địa hình thuỷ văn các công trình nguồn điện, lưới điện và các công trình công nghiệp dân dụng khác phục vụ thiết kế công trình. - Gia công cột điện các loại. - Xây dựng lưới điện 35KV trở xuống. - Xây dựng sửa chửa thuỷ điện vừa và nhỏ, san nền và làm các công trình đường xá. - Khoan phụt gia cố nền móng, đập các công trình điện. Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I có tư cách pháp nhân theo sự phân cấp và uỷ quyền của công ty tư vấn xây dựng điện I, có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng và được đăng ký kinh doanh trong phạm vi ngành nghề Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cho phép. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất được giao, xí nghiệp đã thường xuyên cải tiến xây dựng bộ máy tổ chức của xí nghiêp cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. 2. Những đặc điểm chủ yếu 2.1.Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I là doanh nghiệp Nhà nước.Do vậy Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình phân thành các cấp từ trên xuống dưới, bao gồm: 1,Giám đốc 2,Các phó giám đốc 3,Các phòng quản lý gọi tắt là khối quản lý gồm: - Phòng tổ chức hành chính (TCHC) - Phòng kinh tế kế hoạch (KTKH) - Phòng kế toán tài vụ (KTTV) 4,Các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất, gồm: - Phòng tổ chức thi công khảo sát (TCTCKS) - Phòng kỹ thuật địa chất (kế toánĐC) - Đội địa hình thuỷ văn (ĐHTV) - Các tổ khoan (TK, TK2...) - Xưởng cơ khí và các đội xây lắp điện (XLD I, II..) - Phòng thiết kế (P.TK) - Tổ can in - Tổ quản trị 2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp 2.2.1 Giám đốc Chịu trách nhiệm trước Công ty tư vấn xây dựng điện I và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, lãnh đạo toàn diện mọi mặt công tác của Xí nghiệp, ngoài ra còn trực tiếp phụ trách và chỉ đạo một số mặt công tác khác. 2.2.2 Các phó giám đốc Chịu trách nhiệm trước trước giám đốc Xí nghiệp có nhiệm vụ: - Thay giám đốc điều hành toàn bộ công việc của Xí nghiệp trong lúc giám đốc đi vắng. - Trực tiếp chỉ đạo điều hành các công việc thuộc phạm vi mình phụ trách và các công việc sản xuất khác của các đơn vị mình phụ trách. - Giúp giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và ký các văn bản về quản lý vật tư thuộc phạm vi công việc mình phụ trách - Những nhiệm vụ cụ thể khác do giám đốc Xí nghiệp giao 2.2.3 Các đơn vị trong xí nghiệp Các đơn vị trực thuộc xí nghiệp làm nhiệm vụ dưới sự điều hành trực tiếp và gián tiếp của giám đốc Xí nghiệp, ở mức độ khác nhau đều có chức năng tham mưu, quản lý, phục vụ sản xuất và trực tiếp sản xuất. Nhiệm vụ, chức năng của từng đơn vị 2.2.3.1 Phòng tổ chức hành chính. Phòng tham mưu cho giám đốc Xí nghiệp về xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ, xây dựng và thưc hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý danh sách đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công tác phục vụ của phòng bao gồm các công việc hành chính, tiếp khách, khám chữa bệnh, phối hợp với công đoàn tổ chức cho CBCNV đi thăm quan nghỉ mát... 2.2.3.2 Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tham mưu cho Xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn, các giải pháp sản xuất kinh doanh, xây dựng quy chế khoán, kiểm tra và đôn đốc thực hiện kế hoạch, bảo quản tài sản thiết bị của xí nghiệp, nhận và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất và công tác, tổ chức ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế và tìm thêm việc làm cho xí nghiệp. 2.2.3.3 Phòng kế toán tài vụ Tham mưu giúp giám đốc tổ chức công tác quản lý tài chính trong Xí nghiệp theo đúng quy định Nhà nước và cấp trên. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán tại các đơn vị. Tiến hành công việc vay, cho vay, thu chi tài chính phục vụ sản xuất và công tác trong Xí nghiệp. Các bộ phận còn lại chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp về kết quả công việc của mình. 2.3.Tình hình hoạt động của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I Trong những năm gần đây, Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I đã có nhiều bước phát triển lớn. Hàng năm Xí nghiệp tiếp tục có nhiều việc làm, có nhiều công tác khảo sát phục vụ lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và thi công các công trình lớn như công trình thuỷ điện Lai Châu, Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát và Tuyên Quang...Ngoài ra Xí nghiệp còn tiếp tục năng động tìm thêm nhiều việc làm về khảo sát thuỷ điện nhỏ, khảo sát thiết kế và xây lắp các công trình lưới điện. Mặc dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của ban giám đốc Công ty, các phòng ban, đơn vị trong Công ty, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất và xây dựng Xí nghiệp nhờ đó Xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích to lớn của công ty tư vấn xây dựng điện I. Đời sống vật chất và tình thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, Xí nghiệp ngày càng lớn mạnh theo sự tăng trưởng toàn diện của Công ty. Hàng năm Xí nghiệp đã xét nâng lương, nâng bậc cho nhiều kỹ sư, cử nhân, trung cấp, nhân viên, công nhân. Năm 2004 vừa qua, Xí nghiệp đã xét nâng cho 20 kỹ sư, cử nhân; 15 trung cấp, nhân viên và 30 công nhân. Đã đề nghị Công ty nâng lương, chuyển ngạch cho nhiều trường hợp thuộc diện Công ty quản lý, năm 2004 đã xét cho 9 trường hợp. Bên cạnh những thành tích đạt được, Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I còn có những hạn chế: - Do tiến độ khảo sát quá thấp, điều kiện thi công quá khó khăn, do vậy có lúc công trình chưa thực sự đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu của Công ty cấp tài liệu phục vụ thíêt kế, còn phải để Công ty nhắc nhở thúc dục nhiều. - Trong quá trình thi công công việc nhiều khi đã để xảy ra tai nạn lao động chết người, mặc dù lỗi của người lao động nhưng đây thực sự là một bài học xương máu cho Xí nghiệp phải tìm cách ngăn ngừa không để tái diễn trong thời gian tới, ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên và tiến độ công việc. - Các đơn vị khảo sát, thiết kế và xây lắp lưới điện, mặc dù đã có cơ chế khoán cho đơn vị gợi mở, thông thoáng, các đơn vị đã năng động tự chủ cao, song hiệu quả kinh tế còn thấp, đặc biệt là công tác xây lắp điện, biểu hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận và tiền lương thực tế của cán bộ công nhân viên còn rất khiêm tốn, thấp hơn nhiều so với các đơn vị khảo sát nguồn như doanh thu xây lắp thực hiện được trong năm 2004 tăng khá cao trên 29 tỷ đồng nhưng trong đó có tới 12 tỷ tiền thiết bị. Do vậy tổng lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu của Xí nghiệp bị giảm sút từ 6,18% xuống còn 5,43%. Nguyên nhân dẫn đến hiêu quả kinh tế của công tác khảo sát thiết kế và xây lắp lưới điện là do các đơn vị phải tự tìm kiếm việc làm, bươn trải nhiều trong cơ chế thị trường. 2.4. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2005 và những năm tiếp theo 2.4.1.Mục tiêu - Mục tiêu chính trị là trong bất cứ hoàn cảnh nào, thuận lợi cũng như khó khăn, Xí nghiệp phải luôn hoàn thành và hoàn tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Mục tiêu kinh tế là mọi hoạt độnh sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp và các đơn vị đều phải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phải đảm bảo hài hoà 3 lợi ích chính đáng là : Lợi ích cho bản thân người lao động, lợi ích cho tập thể ( Đơn vị, Xí nghiệp, Công ty và Tổng Công ty ) và lợi ích cho đất nước. 2.4.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp a. Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Công ty giao về khảo sát các công trình nguồn điện. Phấn đấu hàng năm đạt được một khối lượng, sản lượng cao nhất về công tác khoan, đào, đo đạc địa hình, thuỷ văn tương ứng với khả năng của Xí nghiệp về thiết bị và nhân lực b. Mở rộng phát triển một bước, tiến tới phát triển các ngành sau đây: - Khảo sát thiết kế các công trình lưới điện - Khảo sát các công trình thuỷ điện nhỏ, xây dựng lực lượng để có thể làm cả tư vấn thiết kế đối với công trình thuỷ điện công suất thấp, đơn giản. - Tìm và xin Công ty uỷ quyền để đầu tư xây dựng chọn gói một Nhà máy thuỷ điện nhỏ cỡ 5 đến 10 MW để bán điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. - Đầu tư có tính toán, trọng điểm công tác xây lắp các công trình lưới điện cấp điện áp 35 KV, 110 KV và gia công cơ khí chế tạo cột điện phép, bảo đảm có lợi nhuận, tiền lương cao, thu hồi vốn nhanh, không có rủi ro về tài chính. 2.5. Những cơ hội và thách thức của xí nghiệp trong năm 2005 và những năm tiếp theo 2.5.1. Về cơ hội Công ty vẫn còn nhiều việc làm và đã giao nhiều công trình khảo sát cho các đơn vị. Trong đó xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I được giao tiếp tục khảo sát các công trình thuỷ điện sơn La, Lai Châu và Huội Quảng, đối với công trình thuỷ điện Huội Quảng, Xí nghiệp phải thật khẩn trương, quyết liệt để kịp thời cung cấp tài liệu cho Công ty hoàn thành hồ sơ thiết kế kỹ thuật giai đoạn I vào tháng 10/2005 để phục vụ cho khởi công vào cuối năm 2005. Năm 2004 Xí nghiệp đã thực hiện được trên 24000 mét khoan, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Đây thực sự là một thành tích lớn và là mục tiêu cho những năm tiếp theo của Xí nghiệp. Thuận lợi trên là trước mắt, nhưng có một thuận lợi cơ bản, xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên của Xí nghiệp, đó là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty tư vấn xây dựng điện I. Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong mọi mặt công tác từ sản xuất kinh doanh đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tại Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2004 và Hội nghị công nhân viên năm 2005 - 2006 vừa qua, Giám đốc Xí nghiệp đã chỉ thị cho các đơn vị phải hết sức năng động, đa dạng hoá ngành nghề để trong mọi tình huống, thuận lợi cũng như khó khăn vẫn có thể vươn lên, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. 2.5.2. Về thách thức Năm 2005, việc làm Công ty giao là sáng sủa như vậy nhưng từ năm 2006 trở đi, tình hình có thể khó khăn hơn, khối lượng khảo sát các công trình nguồn điện, cụ thể là các công trình thuỷ điện sẽ giảm đi đáng kể. Thời kỳ vàng son về khối lượng công việc khảo sát như những năm qua chắc chắn sẽ không còn kéo dài được lâu. Đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trên đây, Xí nghiệp không còn con đường nào khác là phải tiến lên phía trước, phải xây dựng cho được những mục tiêu và phương hướng đúng đắn, lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Xí nghiệp phải chọn con đường ngắn nhất, kinh tế nhất để đi tới mục tiêu mong muốn, đó mới thực sự là giải pháp tối ưu. II. Thực trạng quản lý tiền lương tại xí nghiệp tại xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I 1. Lập kế hoạch tiền lương tại xí nghiệp 1.1. Cách xác định quỹ lương của xí nghiệp a. Cách xác định quỹ lương kế hoạch Quỹ lương kế hoạch của xí nghiệp được xây dựng căn cứ vào đơn giá (do Công ty tư vấn xây dựng điện I giao) và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công thức tính: QKH = Vđg ´ K Trong đó: QKH: Quỹ lương kế hoạch của Xí nghiệp Vđg: Đơn giá tiền lương K: Chỉ tiêu kế hoach sản xuất kinh doanh b. Cách xác định quỹ lương thực hiện của Xí nghiệp Quỹ lương của xí nghiệp bao gồm quỹ tiền lương của các đơn vị sản xuất và khối quản lý( gọi tắt là đơn vị) được tính trên cơ sở đơn giá tiền lương được công ty tư vấn xây dựng điện I duyệt nhân với sản lượng thực hiện được thực hiện được của xí nghiệp ( trong năm, trong quý) và các chế độ phụ cấp của Nhà nước quy định cụ thể cho từng công trình. Công thức tính quỹ tiền lương: QLXN= Vđg´SLTH +PCK Trong đó: QLXN: quỹ lương xí nghiệp Vđg: là đơn giá tiền lương được công ty tư vấn xây dựng điện I duyệt SLTH: Sản lượng thực hiện được của xí nghiệp PCK: Phụ cấp khác Quỹ tiền lương của các đơn vị (QNT) được xác định là phần giá trị còn lại sau khi lấy giá trị sản lượng thực hiện được theo quy chế khoán gọn nội bộ số 70 QĐ/KTKH ngày 17/3/2000 trừ đi các khoản chi phí khác hợp lý được xí nghiệp duyệt để hoạch toán giá thành không phải là chi phí nhân công. Chi phí sản xuất càng ít, quỹ lương của từng đơn vị càng cao nhưng cjỉ tới mức tối đa cho phép đảm bảo tổng quỹ lương theo từng công trình không được vượt quá mức công ty duyệt. Phòng tổ chức hành chính cùng đơn vị xác định mức tối đa cho phép này. Đối với tổ quản trị quỹ tiền lương của tổ bao gồm số tiền lương khoán được nghiệm thu và khoản tiết kiệm được từ số tiền xí nghiệp khoán chí phí hàng tháng cho tổ. Quỹ lương của xí nghiệp được chia thành quỹ lương thời gian (Qtg) và quỹ lương sản phẩm (Qsp) . - Quỹ lương thời gian: Là tổng số tiền lương được xây dựng trên cơ sở lương cơ bản theo nghị định 26/CP cộng với các khoản phụ cấp ( nếu có) của toàn bộ số lao động trong đơn vị và được tính như sau: Qtg= Trong đó: Qtg: là quỹ lương thời gian của đơn vị Ltgi: là lương thời gian của người thứ i n: Số người lao động trong đơn vị - Quỹ lương sản phẩm: Là phần giá trị còn lại của nguồn lương sau khi đã trừ đi quỹ lương thời gian . Qsp= Qcl - Qtg Trong đó: Qcl: nguồn để chia lương cho cán bộ công nhân viên Qsp: Quỹ lương sản phẩm của đơn vị 1.2. Cách phân chia tiền lương Nguồn để chia lương cho CBCNV bao gồm hai nguồn chính: - Nguồn để chia lương của các đơn vị: Là giá trị còn lại của quỹ lương của đơn vị sau khi đã trừ đi chi phí thuê mướn nhân công thời vụ. QCL= QNT - QTM Trong đó: QCL: là nguồn để chia lương cho cán bộ công nhân viên QNT: Là quỹ tiền lương của đơn vị QTM: Là chi phí nhân công thuê mướn bên ngoài - Nguồn để xí nghiệp chia lương bổ sung cho CBCNV toàn xí nghiệp nhân ngày lễ tết: Là giá trị còn lại của quỹ tiền lương toàn xí nghiệp sau khi đã trừ đi quỹ lương khoán và chi phí thuê mướn nhân công bên ngoài do xí nghiệp trực tiếp chí phí. - Khi đã xác định được nguồn để chia lương của từng đơn vị (quý, tháng) đơn vị sẽ tiến hành chia lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị trên nguyên tắc: + Thu nhập về lương của người cao nhất trong đơn vị không quá 3 lần thu nhập bình quân của đơn vị đó. + Thu nhập về lương của người lao động được tính như sau: Li= Ltgi +Lspi Trong đó: Li: Thu nhập về lương của người lao động thứ i Ltgi: Là lương thời gian của người lao động thứ i trong quý tính theo lương cấp bậc (kể cả phụ cấp nếu có). Lspi: Là lương sản phẩm của người lao động thứ i trong quý. Các hình thức tiền lương của xí nghiệp: 1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian. Lương thời gian của người lao động: Là lương cấp bậc được xếp theo Nghị định 26/CP cộng với các khoản phụ cấp của của người lao độngvà được tính như sau: Ltgi= ´ NCi Trong đó: a. (Lcb+PC)i: Là lương cấp bậc theo Nghị định 26/CP cộng với các khoản phụ cấp khác theo chế độ chính sách của Nhà nước( nếu có) của người lao động thứ i. Lương cấp bậc của số lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị thoả thuận với người lao động khi ký hợp đồng. Các khoản phụ cấp gồm: *Phụ cấp chức vụ trách nhiệm - Trưởng phòng và tương đương hệ số bằng 0,3 của mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng là 290.000 đồng (bằng 0,3´290.000 = 87.000 đồng). - Phó phòng và tương đương hệ số 0,2 - Tổ trưởng sản xuất (có quyết định) hệ số 0,2. - Tổ phó sản xuất bằng 50% tổ trưởng. - Chủ nhiệm địa hình địa địa chất và chủ nhiệm thiết kế có hệ số từ 0,1 đến 0,3 tuỳ theo từng công trình để áp dụng. - Chủ tịch công đoàn thực hiện theo công văn số 222 CĐ/ĐLVN ngày 8/12/1998. * Các phu cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thu hút theo chế độ Nhà nước quy định ( nếu có) cho từng công trình. b. NCcd: Là ngày công chế độ làm việc bằng 22ngày/tháng. c. NCi: Là ngày công lao động làm việc trong quý đã quy đổi của người thứ i (trừ công hưởng bảo hiểm xã hội trong quý). *Quy định chấm công + Công đi công tác hệ số 1,3 + làm ciệc ngoài trời tại hiện trường hệ số 1,3 + Làm việc trong nhà tại hiện trường hệ số 1,1 + Làm việc trong nhà tại xí nghiệp hệ số 1 + Công đi học tại chức, tham quan thực tập hệ số 0,7 Đối với giám đốc, PGĐ đi học tại chức hệ số bằng 1 + Công học bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn hệ số bằng 1 1.2.2.Hình thức tiền lương theo sản phẩm. Lương theo sản phẩm được trả theo quy định như sau: a. Đối với phòng thiết kế Lương sản phẩm của cán bộ công nhân viên trong danh sách của phòng thiết kế được chia theo quy chế chia lương sản phẩm của công ty ban hành theo quyết định số 13 ENV/TVXD ĐI- 3 ngày 19/ 01/2000. Công thức tính: Lspi= NCi ´ Ki ´ Kc Trong đó: Lspi: Là lương sản phẩm của người lao động thứ i trong đơn vị NCi: Là ngày công thực tế làm việc quy đổi của người lao động thứ i do phòng chấm công theo quy định chung của xí nghiệp. Công nghỉ lễ, phép không có lương sản phẩm. Ki: là hệ số làm sản phẩm của người lao động thứ i và được tính từ 0 – 10 (Có bản phân loại kèm theo) Kc: Là hệ số chia lương chung và được tính như sau: Kc= Phòng được dùng một phần quỹ tiền lương để thuê mướn. + Thuê cán bộ kỹ thuật, cộng tác viên và thuê phản biện (nếu có) với mức chi phí không được vượt qua 25% quỹ tiền lương của đơn vị. +Thuê mướn công nhân lao động thủ công tai địa phương phục vụ công tác khảo sát thiết kế tại hiện trường. Mức chi phí không quá 20% quỹ tiền lương đơn vị. b. Đối với khối quản lý, tổ quản trị và tổ văn phòng của các đơn vị: Đội địa hình thuỷ văn, phòng tổ chức thi công khảo sát, xưởng cơ khí và các đội xây lắp lương sản phẩm vẫn theo hệ số mức lương được xếp theo nghị định số 26/CP nhưng có thêm hệ số phản ánh thành tích của mỗi cá nhân. Công thức tính: Lspi= ´ NCi´ Ki´ Kc Trong đó: Lspi: là lương sản phẩm của người lao động thứ i trong đơn vị. PCi: Các khoản phụ cấp NCcd: Ngày công chế độ làm việc NCi: Ngày công lao động làm việc trong quý đã quy đổi của người lao động thứ i ( trừ công lương BHXH trong quý). Công lễ, nghỉ phép không có lương sản phẩm. Lcb: Lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên của khối quản lý và các tổ văn phòng. Nếu lương cấp bậc giữ nguyên để chia lương sản phẩm thấy bất hợp lý thì khối quản lý và đơn vị được điều chỉnh để đảm bảo nguyên tắc những người cùng làm việc như nhau, chất lượng công việc như nhau sẽ có mức lương sản phẩm như nhau. - Đối với khối quản lý theo đề nghị của trưởng phòng, giám đốc Xí nghiệp sẽ quyết định việc điều chỉnh lương cấp bậc của từng đồng chí cụ thể - Đối với các đơn vị còn lại, thủ trưởng đơn vị bàn với công đoàn cùng cấp quyết định cụ và báo cáo về phòng tổ chức hành chính Ki : Đối với KQL và tổ quản trị =1. Trừ trường hợp đặc biệt theo đề nghị của thủ trưởng đơn vị, giám đốc sẽ quyết định điều chỉnh nâng lên tới 1,5 đối với các đồng chí làm việc có hiệu quả năng suất lao động cao hoặc ngược lại hạ xuống tới mức 0,5 đối với các đồng chí làm việc kém hiệu quả, đi muộn về sớm ảnh hưởng đến xí nghiệp và đơn vị. Kc : Hệ số chia lương chung và được tính như sau: Kc = Trong đó: Qsp là quỹ lương sản phẩm. Đối với tổ văn phòng của các đơn vị, Qsp được tín bằng mức bình quân của các tổ sản xuất trực thuộc đơn vị. c. Đối với phòng TKĐC, các tổ khoan trực thuộc xí nghiệp và các tổ sản xuất trực thuộc các đơn vị: Đội ĐHTV; PTCTCKS; xưởng cơ khí và các đội xây lắp. Lương sản phòng của người lao động được tính theo công thức: Lspi = NCi ´ Ki´ Kc Trong đó: Lspi: Lương sản phẩm của người lao động thứ i NCi : Ngày công làm việc thực tế trong quý đã quy đổi Ki: Là hệ số thành tích do thủ trưởng đơn vị bàn với công đoàn quy định và báo cáo về xí nghiệp. Ki đối với các tổ khoan trực thuộc được quy định từ 0,8 đến 1,5. Kc: Là hệ số chia lương chung được tính như sau: Kc = Trong đó: Qsp là quỹ lương sản phẩm. Đối với các tổ sản xuất trực thuộc các đơn vị, quỹ lương sản phẩm được xác định sau khi đơn vị nghiệm thu nội bộ cho các tổ. 1.3. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp Theo quy định của Chính phủ (1/1/2003) TL tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước là 290000 đồng. Doanh nghiệp có thể áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để tính vào đơn giá tiền lương Hệ số điều chỉnh tăng thêm : K= K1+ K2 K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm theo vùng K2 : Hệ số điều chỉnh tăng thêm the

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0062.doc
Tài liệu liên quan