Luận văn Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

 

MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP - 4 -

1.1. Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng - 4 -

1.1.1. Khái niệm - 4 -

1.1.2. Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và logistics - 5 -

1.1.3. Quá trình phát triển - 7 -

1.1.4. Tầm quan trọng - 8 -

1.2. Cấu trúc và các quá trình - 10 -

1.3. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng - 12 -

1.3.1. Dịch vụ khách hàng - 12 -

1.3.2. Hệ thống thông tin - 20 -

1.3.3. Quản trị dự trữ - 25 -

1.3.4. Hoạt động vận tải - 30 -

1.3.5. Kho bãi - 31 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX - 33 -

2.1. Vài nét cơ bản về Công ty Cổ phần Gas Petrolimex - 33 -

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - 33 -

2.1.2. Cơ cấu tổ chức - 36 -

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - 36 -

2.1.4. Tình hình sản xuất, kinh doanh thời gian vừa qua - 40 -

2.1.5. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng - 42 -

2.1.5.1. Đặc điểm máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất - 42 -

2.1.5.2. Đặc điểm lao động - 45 -

2.1.5.3. Đặc điểm nguyên vật liệu - 48 -

2.1.5.4. Đặc điểm nguồn vốn - 50 -

2.1.5.5. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ - 50 -

2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP Gas Petrolimex - 54 -

2.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng - 54 -

Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty được mô hình hóa theo sơ đồ sau: - 54 -

2.2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng - 55 -

2.2.2.1. Dịch vụ khách hàng - 55 -

2.2.2.2. Hệ thống thông tin - 57 -

2.2.2.3. Hệ thống kho bãi, dự trữ - 59 -

2.2.2.4. Hoạt động vận tải - 63 -

2.3. Đánh giá quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP Gas Petrolimex - 68 -

2.3.1. Ưu điểm - 68 -

2.3.2. Nhược điểm - 69 -

2.3.3. Nguyên nhân - 69 -

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX - 70 -

3.1. Định hướng phát triển của Công ty - 70 -

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex - 73 -

3.2.1. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng hợp lý, tăng cường công tác dịch vụ khách hàng - 73 -

3.2.2. Tổ chức lại công tác vận tải hàng hoá - 75 -

3.2.3. Bố trí ca làm việc hợp lý, nhằm khai thác tối đa năng lực của kho tồn trữ đầu mối, cũng như năng lực vận tải của Công ty. - 80 -

3.2.4. Phối hợp tốt giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu để giảm thiểu chí phí vay, gửi hàng. - 82 -

Bên cạnh nguyên nhân bố trí ca làm việc chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, tăng chi phí vay gửi hàng hóa thì việc phối hợp không chặt chẽ giữa bộ phận bán hàng và bộ phận nhập hàng cũng đã trực tiếp làm tăng chi phí vay gửi hàng. - 82 -

Hiện tại, quy trình mua bán hàng (liên quan đến số lượng mua) của Công ty đang được thực hiện như sau: - 82 -

3.2.5. Hoàn thiện các kênh thông tin giữa các bộ phận, phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp - 87 -

3.3. Kiến nghị với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam - 88 -

3.4. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước - 89 -

KẾT LUẬN - 91 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 93 -

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhập khẩu các mặt hàng Gas và phụ kiện có liên quan. Đồng thời chịu trách nhiệm về công tác thống kê, tổng hợp toàn Công ty. Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Phòng Công nghệ đầu tư: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Phòng Quản lý kỹ thuật : có chức năng tổ chức thực hiện lập kế hoạch, quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn. Như vậy, cách tổ chức của Công ty là tập trung và trực tuyến, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh. Các Công ty con Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban Tổng GĐ Phòng TC-HC Phòng KD Gas Công nghiệp Phòng KD Gas DD và TM Phòng XNK -Tổng hợp Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Quản lý kỹ thuật Phòng Công nghệ đầu tư Đại hội đồng Cổ đông Các Cty liên kết Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ Công ty TNHH Taxi Gas SG Petrolimex Các Phòng ban Kho Gas Đức Giang Hà Nội Công ty TNHH Cơ khí Gas P.M.G Hệ thống CH bán lẻ tại Hà Nội Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Công ty (Nguồn: Công ty CP Gas Petrolimex (2007), “Giới thiệu về Công ty CP Gas Petrolimex”) 2.1.4. Tình hình sản xuất, kinh doanh thời gian vừa qua Là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia kinh doanh ngành hàng khí hóa lỏng (LPG) trên thị trường Việt Nam, Gas Petrolimex đã tạo dựng được uy tín to lớn của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ nên quy mô kinh doanh đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể trong giai đoạn từ 2005 đến 2007 sản lượng xuất bán của Công ty tăng ở mức từ 13 đến 17%/năm; doanh thu tăng 18 đến 20%/năm. Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua, ta có thể xem một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được, thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG LPG TIÊU THỤ TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 Đơn vị: Tấn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 (%) 07/06 (%) Gas rời 37.828 49.093 67.754 129,8 138,0 Gas bình 60.426 65.878 62.794 109,0 95,3 + Bình 4, 9 kg 235 201 158 85,5 78,6 + Bình 12 kg 21.753 25.693 23.234 118,1 90,4 + Bình 13 kg 24.170 16.470 14.443 68,1 87,7 + Bình 48 kg 14.267 23.515 24.959 164,8 106,1 Tổng 98.254 114.971 130.548 117,0 113,5 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”) Biểu đồ 2.1: SẢN LƯỢNG XUẤT BÁN THEO MẶT HÀNG Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SX-KD TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 Đơn vị: Tấn, Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 (%) 07/06 (%) 1. Sản lượng tiêu thụ 98.254 114.971 130.548 117,0 113,5 2. Doanh thu 1.123,3 1.353,6 1.499,2 120,5 118,6 3. Vốn điều lệ 150,0 200,0 250,0 133,3 125,0 4. Lợi nhuận trước thuế 92,3 41,8 52,1 45,3 124,6 5. Thuế thu nhập DN - 6,0 8,0 133,3 6. Lợi nhuận sau thuế 92,3 34,1 44,7 36,9 131,1 7. Lương bình quân người/tháng (nghìn đồng) 2.970,0 3.050,0 3.400,0 102,7 111,5 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”) Biểu đồ 2.2: KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SX-KD TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 2.1.5. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng 2.1.5.1. Đặc điểm máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất Vỏ bình gas Máy rửa bình Máy nạp gas Kiểm tra Gas Đóng niêm bình Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ đóng nạp Gas bình Bột nhựa Máy trộn NVL Máy ép niêm Đánh số Bao gói Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất niêm bình Gas Vỏ bình gas Máy hút gas thừa Máy tháo van Kiểm định Lắp van Máy bắn bi Máy sơn bình Kiểm tra Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 2.4: Quy trình sơn sửa, kiểm định bình Gas cũ (Nguồn: Phòng Công nghệ Đầu tư (1999), “Phương án đầu tư hệ thống kho chiết nạp Gas bình”) Nhìn vào quy trình công nghệ sản xuất trên ta thấy quy trình chế biến là rất ít. Để sản xuất các loại gas bình, quy trình phức tạp nằm trong khâu chiết nạp từ kho lưu trữ gas sang các loại bình tương ứng, còn sản xuất niêm bình gas và sơn sửa lại bình gas thì quy trình phức tạp nằm ở khâu pha chế các nguyên liệu. Công nghệ sản xuất gas bình nhìn chung là không phức tạp, không mất nhiều thời gian nên khi có sự đột biến hay nhu cầu của khách hàng tăng cao thì Công ty nhanh chóng đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng. Máy móc thiết bị của Công ty mang tính tự động rất cao. Trong sơ đồ quy trình công nghệ trên thì quy trình đóng nạp Gas và quy trình sản xuất niêm bình Gas là hoàn toàn tự động. Người lao động chỉ việc vận chuyển vỏ bình rỗng vào vị trí và vận chuyển thành phẩm nhập kho, các khâu còn lại là tự động hoàn toàn. Công đoạn sản xuất niêm bình Gas cũng được tự động hóa tương tự như quy trình đóng nạp bình Gas. Riêng quy trình sơn sửa kiểm định lại bình Gas cũ thì mang tính bán tự động. Bảng 2.3: MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHỦ YẾU Đơn vị: Tr.đồng TT THIẾT BỊ XUẤT XỨ NĂM ĐƯA VÀO SỬ DỤNG NGUYÊN GIÁ 1 Hệ thống bồn bể tồn chứa LPG Nhật Bản, Thái Lan, Italia 1993,1999,2002, 2004 148.852 2 Dây chuyền đóng nạp LPG Nhật Bản, Thái Lan 1993,1999,2002 10.972 3 Hệ thống cứu hỏa tại các kho Italia, Đài Loan, Việt Nam 1993,1999 4.782 4 Hệ thống điện tại các kho tồn chứa LPG Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam 1993,1999 5.156 5 Xe bồn chuyên dụng, xe tải chở Gas Nhật Bản, Hàn Quốc 2000, 2005 5.089 7 Hệ thống dây chuyền sửa chữa bình gas Nhật, Hàn Quốc 2002 8.822 8 Hệ thống dây chuyền SX niêm bình gas Italia, Đài Loan 2003 942 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính (2007), “Báo cáo tài chính năm 2007”) Công ty đã đầu tư hầu hết máy móc thiết bị mới khi bước sang cổ phần hóa, thông thường là gần 6 năm đưa vào sử dụng nên có thể nói mức độ hiện đại của máy móc thiết bị của Công ty tại khu vực thị trường phía Bắc là tương đối hiện đại. Các hệ thống, dây chuyền được đầu tư chủ yếu là bán tự động hoặc tự động, giảm thiểu được một số công đoạn thủ công trước đây, rút ngắn được chu kỳ sản xuất của sản phẩm, đảm bảo hoàn thành thời gian giao hàng tới các đại lý. 2.1.5.2. Đặc điểm lao động Lao động Tại thời điểm ngày 31/12/2007, Công ty có 723 lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ khác nhau. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (81%) là yếu tố quyết định nhất đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu về lao động được thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 2.4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG Đơn vị: Người Phân loại 2005 2006 2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 643 100 695 100 723 100 1. Theo giới - Nam 446 69 459 66 492 68 - Nữ 197 31 236 34 231 32 2. Theo trình độ - Trên đại học 8 9 9 - Đại học 286 44 299 43 304 42 - Cao đẳng và trung cấp 75 12 90 13 101 14 - Tốt nghiệp PTTH 274 43 297 43 309 43 3. Theo tính chất - Lao động trực tiếp 494 77 549 79 586 81 - Lao động gián tiếp 149 23 146 21 137 19 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Tổ chức – Hành chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”) Để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, quy mô của Công ty không ngừng tăng trưởng thì lực lượng lao động của Công ty cũng được thường xuyên bổ sung, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Điều này được thể hiện qua số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, 81% trong tổng số lao động của Công ty. Trong đó, số lao động qua đào tạo hiện tại chiếm khoảng 57% tổng số lao động. Do yêu cầu mở rộng thị trường và quy mô sản xuất, số lượng lao động được tuyển đều qua các năm. Số người có trình độ đại học năm 2005 là 286 người, năm 2007 là 304 người. Đặc biệt số người có trình độ trên đại học năm 2004 là 1 người thì đến năm 2007 là 9 người. Đối với lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, Công ty đã trực tiếp mở các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn về ngành hàng khí hóa lỏng. Tiền lương Hiện tại, công tác trả lương của Công ty được xem là khuyến khích được các đối tượng lao động. Hình thức trả lương chủ yếu là theo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ đóng góp vào hiệu quả chung của Công ty của từng lao động, phần nào tránh được tâm lý đánh đồng, ỉ lại của lao động. + Đối với khối lao động trực tiếp: Công ty khoán theo số lượng công việc hoàn thành. Tại các Kho đóng nạp, xưởng bảo dưỡng, kiểm định vỏ bình …, người lao động sẽ được hưởng lương theo sản lượng mà họ trực tiếp làm ra trong kỳ. Trên cơ sở sản lượng kế hoạch và định mức tiêu hao, Công ty sẽ khoán đến từng đơn vị. Tại các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp của Công ty, người lao động sẽ được hưởng lương theo hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng. Công ty sẽ giao giá giao cho các Cửa hàng, quy định giá trần, sàn. Cửa hàng tự quyết định giá bán cũng như chương trình bán hàng của mình (đảm bảo đúng quy định chung của Công ty và không xâm hại đến các đơn vị trong ngành), đảm bảo có lợi nhuận. Như vậy, hầu như các Cửa hàng của Công ty có thể chủ động hoàn toàn trong việc bán hàng của mình, kể cả việc thuê thêm lao động làm bán thời gian, cũng như đưa ra các chương trình chiêu thị. + Đối với khối lao động gián tiếp: Công ty trả lương theo hiệu quả kinh doanh của từng tháng. Trong tổng nguồn lương thực hiện sẽ trích 15% trả cho người lao động dựa trên thâm niên công tác, hệ số lương cơ bản của Nhà nước (lương vòng 1). 85% quỹ lương còn lại sẽ trả cho người lao động dựa trên mức độ đóng góp của từng người, trên cơ sở bình chọn của các phòng ban và hội đồng xét lương của Công ty (lương vòng 2). Bên cạnh đó, các cá nhân xuất sắc sẽ được trích thưởng kịp thời với mức độ từ 1,5 đến 5 triệu đồng/tháng (ngoài lương). Với chính sách khoán lương như trên sẽ tạo động lực cho người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên, nhanh chóng hoàn thành được đơn đặt hàng, thời gian giao hàng cho các đại lý. Tuy nhiên đôi khi cũng tạo ra áp lực trong công việc, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa một số lao động trong Công ty. Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch xây dựng chương trình khoán lương tới tất cả các bộ phận trực tiếp, như các phòng Kinh doanh. 2.1.5.3. Đặc điểm nguyên vật liệu Là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, do vậy, nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng gần tương tự như sản phẩm đầu ra. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một đơn vị sản xuất được khí đốt hóa lỏng (LPG) đó là Nhà máy tách khí Dinh Cố (Vũng Tầu), đi vào hoạt động từ tháng 6/1999. Sản lượng LPG của Nhà máy Dinh Cố đáp ứng được khoảng 30% đến 35% tổng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Việt Nam. Do vậy, nguồn sản phẩm đầu vào chủ yếu của Công ty là nhập khẩu nên nguồn sản phẩm đầu vào của Công ty có nguồn gốc cả trong nước và nhập khẩu. Thị trường Công ty nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là từ Trung Quốc (30% - 60%), Singapore (1% - 10%), Thái Lan (9%-16%). Bên cạnh đó, yêu cầu về trình độ công nghệ đối với sản phẩm này khá khắt khe trong quá trình lưu trữ, sang chiết, xử lý các sản phẩm cũng như cung cấp cho khách hàng các thiết bị theo công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ an toàn cao. Bởi vì sản phẩm Gas tồn tại trong điều kiện tự nhiên ở dạng khí và ở dạng lỏng dưới áp suất cao và rất nguy hiểm nếu để phát tán trong không khí. Vì vậy Công ty đã lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị có uy tín trên thế giới như Comap - pháp, Cavagn - Italy, SRG - Đức, Rego - Mỹ, Fisher - Mỹ. Cũng như đầu tư các dây chuyền bảo dưỡng vỏ bình gas (sơn sửa, kiểm định) tại các khu vực miền Bắc và miền Nam nhằm nâng cao tính chất an toàn cũng như thương hiệu của sản phẩm Gas Petrolimex. Thị trường đầu vào chủ yếu của Công ty là thị trường nước ngoài một mặt tạo được uy tín vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo, nhưng bên cạnh đó cũng là những khó khăn đối với Công ty. Nhất là trong thời điểm thị trường khan hiếm hoặc các chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ của các quốc gia tại từng thời kỳ khác nhau. Bên cạnh đó, là các yếu tố rủi ro về vận chuyển, tỷ giá … Dưới đây sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia của Công ty trong thời gian qua. Bảng 2.5: SẢN LƯỢNG LPG NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC Đơn vị: Tấn Quốc gia Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trung Quốc 37.871 49.823 79.246 Nhà máy Dinh Cố (PetroVietnam) 35.363 37.516 38.997 Thái Lan 15.219 18.311 11.422 Singapore 9.975 9.517 725 Tổng 98.428 115.167 130.390 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007”) Trong thời gian gần đây, Công ty chủ yếu nhập sản phẩm từ Trung Quốc (chiếm tới 60-70% tổng sản lượng của toàn Công ty). Nguồn hàng này mặc dù Công ty mua lại từ Trung Quốc nhưng xuất xứ chính là từ các nước thuộc vùng Bắc Á. Sở dĩ Công ty phải mua lại của Trung Quốc vì các quốc gia này chỉ bán với số lượng lớn (khoảng 20.000 đến 50.000 tấn/tầu), chuyên chở dưới nhiệt độ rất thấp (từ -40 oC đến -60oC). Hiện tại, cầu cảng ở Việt Nam chưa có đủ điều kiện để tiếp nhận những chuyến tàu có số lượng như trên. Việc phải mua qua một đơn vị khác sẽ làm cho chi phí cao hơn là mua trực tiếp từ nhà sản xuất, tuy nhiên hiện tại các hãng kinh doanh LPG trên thị trường Việt Nam đều đang chịu chung tình cảnh như thế này. 2.1.5.4. Đặc điểm nguồn vốn Khi thành lập Công ty Cổ phần Gas Petrolimex có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng, trong đó: Giá trị cổ phần do Nhà nước nắm giữ là 130,9 tỷ chiếm 52,36% Giá trị cổ phần ngoài nhà nước là 119,1 tỷ chiếm 47,64%. Đến năm 2006 vốn điều lệ của Công ty là 200 tỷ trong đó giá trị cổ phần do nhà nước nắm giữ là 104,7 tỷ chỉ còn chiếm 52,36% nhằm mục đích nắm quyền chi phối, giá trị cổ phần ngoài nhà nước là 95,3 tỷ chiếm 47,64% và đến tháng 6 năm 2007 công ty tiếp tục tăng nguồn vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. Điều này tạo điều kiện đáng kể cho Công ty trong công tác huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo nguồn vốn cho công tác nhập nguồn hàng từ nước ngoài nhằm đáp ưng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong những năm tiếp theo. Với việc Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phiếu chi phối đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình kinh doanh của mình. 2.1.5.5. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) là hỗn hợp hydrocarbone với thành phần chính là Butane và Propane. Nguồn LPG chủ yếu là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máy tách khí. LPG được hóa lỏng dưới áp suất nhất định do đó có thể tồn chứa, vận chuyển dưới dạng lỏng nhưng ở áp suất khí quyển LPG hóa hơi được sử dụng dưới dạng khí. LPG thương phẩm có thành phần Butane/Propane từ 70/30 đến 40/60, không màu, không mùi, không vị. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến được pha thêm Elthy Mecaptan có mùi đặc trưng (trứng thối) để dễ phát hiện khi rò rỉ. Nồng độ mùi phải đủ để nhận ra trước khi chúng tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Bản thân LPG không độc, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến thực phẩm và sức khỏe con người. Hàm lượng lưu huỳnh thấp (<0,02%) khi cháy chỉ tạo ra CO2 (dioxyt carbone) và hơi nước, không tạo ra muội, khói, đặc biệt không sinh ra các khí độc như: SO2, H2S, CO như khi đốt các loại nhiên liệu khác. Việc sử dụng Gas góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, Gas đang dần dần trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại và là sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, công nghiệp và là nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp (đây là các thị trường truyền thống của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex với sản lượng bán ra hàng năm chiếm gần 25% tổng nhu cầu tiêu thụ Gas trên thị trường cả nước). LPG nặng hơn không khí (1,5 đến 2 lần), nhẹ hơn nước (0,5 lần). Vì vậy, nếu thoát ra ngoài hơi Gas sẽ lan truyền ở mặt đất và tập trung ở những phần thấp nhất như rãnh nước, hố ga ... tuy nhiên sẽ tản mát ngay khi có gió. LPG có tỷ lệ giãn nở lớn; một đơn vị thể tích Gas lỏng khi bay hơi tạo ra 250 lần đơn vị thể tích Gas hơi do vậy LPG rất thuận tiện và kinh tế khi vận chuyển và tồn trữ (tồn trữ, vận chuyển ở dạng lỏng, dùng ở dạng hơi). Đặc biệt, trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu tiên tại thị trường Việt Nam và là doanh nghiệp luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng thành công các mô hình cung cấp LPG mới. Công ty là đơn vị đi tiên phong trong nghiên cứu các ứng dụng mới của LPG. Hiện Công ty đang trong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới sử dụng LPG nhằm tạo ra và mở rộng thị trường bên cạnh các khu vực thị trường truyền thống là thị trường dân dụng, thương mại và khu vực công nghiệp. Công ty đã có các bước đi cụ thể ban đầu trong lĩnh vực mới như: - Lĩnh vực Autogas (làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải): Ngoài việc không gây ô nhiễm môi trường, về năng suất tỏa nhiệt, LPG cao hơn hẳn so với các loại nhiên liệu truyền thống. Nhiệt lượng LPG cơ hơn xăng và cao gấp đôi các nhiên liệu chạy xe khác là metanol và etanol. Tính phổ biến và tương thích với các loại xe như sau: Nếu xe chạy xăng là 100% thì xe sử dụng diesel là 120%, LPG là 74%, LNG 65% (khí tự nhiên hóa lỏng - Liquefied Natural Gas), CNG 25% (khí tự nhiên nén dưới áp suất cao), metanol 56%, etanol 66% (cồn). Trị số octan cao hơn xăng không chì từ 5 đến 12 đơn vị do đó sẽ tăng 3-5% hiệu hiệu suất nhiệt. Với đặc tính chống kích nổ rất cao nên hiệu suất, công suất động cơ được tối ưu hóa. Như vậy, LPG có tiềm năng rất lớn để làm nhiên liệu, thay thế cho các nhiên liệu truyền thống. Lĩnh vự Autogas này đã được Công ty nghiên cứu, học tập từ các nước phát triển và đã triển khai ở Việt Nam (Công ty là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình Autogas ở Việt Nam). Hiện tại Công ty đã liên doanh, liên kết để thành lập công ty taxi gas tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt chuyển đổi từ chạy nhiên liệu thông thường sang chạy Autogas còn cao, chi phí lắp đặt các trạm bơm Autogas cũng rấy lớn, Nhà nước lại chưa có chính sách hỗ trợ giá đối với Autogas (trong khi lại có chính sách hỗ trợ giá đối với các loại nhiên liệu khác) nên số lượng khách hàng sử dụng Autogas còn hạn chế. - Ngoài ra, cung cấp Gas cho các hộ dân cư tập trung (Gas chung cư) qua hệ thống cấp Gas trung tâm cũng là một lĩnh vực mới đầy tiềm năng. Thực tế cho thấy khu vực thị trường này phù hợp với nguồn lực của Công ty cũng như phù hợp với xu thế vận động và phát triển của xã hội. Hiện tại, số lượng nhà chung cư được xây dựng rất nhiều, theo quy định an toàn phòng chống cháy nổ, không được sử dụng thang máy khi vận chuyển bình Gas, bắt buộc các đơn vị chủ đầu tư phải sử dụng hệ thống Gas trung tâm, cung cấp Gas cho toàn bộ tòa nhà. Thời gian vừa qua Công ty cũng đã liên kết với một số chủ đầu tư để xây dựng hệ thống cấp Gas trung tâm cho các tòa nhà cao tầng và bước đầu đem lại hiệu quả. Song đây cũng là một thách thức lớn đối với Công ty khi phải đối mặt với trên 60 nhãn hiệu Gas của trên 20 doanh nghiệp tham gia thị trường như Shell, Total, Petrolvietnam, Đài Hải, Hồng Hà, Vạn Lộc... 2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP Gas Petrolimex 2.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty được mô hình hóa theo sơ đồ sau: Saudi Aramco Tổng Công ty Khí Nhà cung ứng lớp 2 Nhà cung ứng lớp 1 E1 Co.,Ltd Sozitz Co.,Ltd Super Central Gas Co.,Ltd Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Khách hàng lớp 1 Khách hàng lớp 2 Tổng Đại lý thành viên Tổng Đại lý, Đại lý ngoài ngành Hệ thống cửa hàng Khách hàng công nghiệp Nhà hàng, khách sạn Các hộ tiêu dùng cá thể Sơ đồ 2.5: Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hoá Mô hình trên thể hiện các khâu tham gia trong chuỗi cung ứng hàng hoá của Công ty; từ nhà cung cấp đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Nếu xét về đường vận động của hàng hoá nội bộ trong Công ty, thì sơ đồ 2.2 dưới đây sẽ thể hiện rõ nội dung này. Kho Gas rời đầu mối Kho Gas rời tuyến sau Trạm chiết nạp Kho chứa Gas bình Khách hàng CN Đại lý, Tổng Đại lý Khách hàng dân dụng, TM Kho Gas bình tại các cửa hàng Kho tuyến 1 Kho tuyến 2 Kho tuyến 3 Sơ đồ 2.6: Mô hình đường vận động của hàng hoá (theo kho bãi) 2.2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng 2.2.2.1. Dịch vụ khách hàng Gas hoá lỏng là một mặt hàng đặc thù khác với các hàng hoá khác. Sự khác biệt thể hiện dưới các khía cạnh sau: Mục đích sử dụng: Khí gas hoá lỏng được sử dụng chủ yếu trong việc đốt để sinh nhiệt. Có thể chia làm hai lĩnh vực chính đó là phục vụ đun nấu dân dụng và sản xuất công nghiệp. Thời gian sử dụng: Gas sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì không có nhiều điểm khác so với các hàng hoá khác, tuy nhiên gas sử dụng trong đun nấu dân dụng thường được sử dụng vào các giờ nấu ăn của các gia đình, các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, thời gian đặt hàng cũng rất ngắn, trong khi gần như phải đáp ứng liên tục (không để đứt hàng) đặc biệt là đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp hay các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, … Đặc điểm về dự trữ: Không như hàng hoá khác, hầu hết số lượng mỗi lần mua gas của khách hàng đều bị hạn chế. Gas trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì bị hạn chế về sức chứa của bồn bể tồn trữ (từ 2 tấn đến 30 tấn/bồn), gas trong đun nấu dân dụng bị hạn chế bởi số lượng của bình chứa (12kg, 13kg hoặc 48kg). Ngoài ra do yếu tố an toàn trong tồn trữ, khách hàng không thể mua với số lượng lớn và tự tồn trữ để sử dụng dần, khi cần thì khách hàng mới có nhu cầu mua hàng, thời gian dự trữ rất thấp. An toàn: Một điểm quan trọng nữa là mặt hàng gas hoá lỏng rất dễ gây cháy nổ. Do vậy, điều kiện tồn trữ, sử dụng cũng như các thiết bị sử dụng đòi hỏi phải tuyệt đối an toàn, chính xác, … Do những đặc điểm trên nên khâu dịch vụ khách hàng là rất quan trọng trong việc bán mặt hàng khí đốt hoá lỏng. Hiện tại, Công ty có những chính sách dịch vụ khách hàng như sau: Tổ chức kênh phân phối rộng: Hiện tại Công ty đã tổ chức được một mạng lưới kênh phân phối khắp cả nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng của các đối tượng khách hàng. Kênh phân phối bao gồm các Tổng đại lý thành viên (là các Công ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex, tại tất cả các tỉnh thành phố); các Tổng đại lý ngoài ngành; các đại lý ngoài ngành; và hệ thống các cửa hàng trực thuộc bán lẻ trực tiếp trên phạm vi cả nước. Tổ chức chương trình đào tạo các kiến thức về ngành hàng cho khách hàng công nghiệp. Tất cả các khách hàng bắt đầu sử dụng Gas hóa lỏng (LPG) đều được Công ty bố trí đào tạo và cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về ngành hàng LPG. Ngoài ra, theo yêu cầu của tứng khách hàng, Công ty còn tổ chức các lớp học bổ sung cho những khách hàng cũ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý Công ty có các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống bồn bể của các khách hàng công nghiệp, bếp đun của các hộ gia đình, nhà hàng sử dụng gas trong đun nấu dân dụng. Tổ chức các chương trình khuyến mại trong các dịp đặc biệt … 2.2.2.2. Hệ thống thông tin Do tính đặc thù của mặt hàng không như các hàng hoá khác, thông thường khách hàng ít khi gặp trực tiếp người bán hàng của Công ty để mua hàng, mà thông tin chủ yếu là qua điện thoại, fax. Có thể mô hình hóa đường vận động đầy đủ của hàng hóa gas tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex như sau: Kho đầu mối Trạm chiết nạp Khách hàng Cửa hàng bán lẻ Đại lý, Tổng đại lý (1) Xe sitéc Gas rời (3) Xe ôtô Gas bình (2) Xe sitéc Xe ôtô (4) Gas rời Gas bình (5) (6) Xe ôtô ôtô, xe máy Gas bình Gas bình Sơ đồ 2.7: Mô hình đường vận động của hàng hóa (theo vận tải) Từ mô hình đường vận động của hàng hóa, có thể chia ra làm 03 bộ phận tiếp nhận đơn hàng, đó là: Bộ phận 1: Phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (1) và (2). Bộ phận 2: Phòng Kinh doanh Gas Dân dụng & Thương mại - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (3), (4) và (5). Bộ phận 3: Các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (6). Nhóm khách hàng thuộc Phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp. Nhóm khách hàng này, sử dụng gas để phục vụ sản xuất như nung, sấy, mạ … Nhu cầu sử dụng rất lớn (bình quân từ 20 đến 300 tấn/tháng, tùy quy mô của từng khách hàng). Ngoài ra, Công ty còn có các Trạm chiết nạp tại các địa phương, các Trạm chiết nạp này nhập gas rời từ kho đầu mối để đóng thành gas bình (các loại 12, 13 và 48 kg). Hiện tại phần lớn các khách hàng công nghiệp đã có đơn hàng ngay từ đầu tháng cho cả tháng. Đối với gas rời vận chuyển về Trạm chiết nạp, căn cứ vào lượng tồn kho báo cáo hàng ngày, cán bộ điều độ sẽ chủ động bố trí phương tiện rồi thông báo lại cho Trạm. Do việc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33435.doc
Tài liệu liên quan