Luận văn Hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức Nhờ thu và Chuyển tiền tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 2

1.Vài nét về Ngân hàng thương mại 2

2.Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM 5

II. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1. Phương thức Chuyển tiền 13

2. Phương thức thanh toán Nhờ thu ( Collection of payment ) 15

CHƯƠNG II 20

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN CỦA SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 20

I. VÀI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( SGD I- NHĐT&PTVN) 20

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SGD1- NHĐT&PTVN 20

2. Tình hình hoạt động của SGD I trong năm 22

3.Khái quát về tình hình hoạt động Thanh toán Quốc Tế của SGD I-NHĐT&PTVN 24

II.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN CỦA SGD I- NHĐT&PTVN 26

1. Thực trạng về phương thức Nhờ thu 26

2. Thực trạng về phương thức Chuyển tiền 33

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN TẠI SGD I – NHĐT&PTVN TRONG THỜI GIAN QUA 38

1. Những kết quả đạt được 38

2. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong hoạt động thanh toán bằng phương thức Nhờ thu và Chuyển tiền của SGD I – NHĐT&PTVN trong thời gian qua 41

CHƯƠNG III 44

CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TẠI SGD I – NHĐT&PTVN 44

I. TRIỂN VỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SGD I – NHĐT&PTVN TRONG THỜI GIAN TỚI 44

1. Triển vọng hoạt động thanh toán quốc tế của SGD I – NHĐT&PTVN trong thời gian tới 44

2. Yêu cầu đối với phương thức Nhờ thu và Chuyển tiền của SGD I – NHĐT&PTVN trong thời gian tới 45

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG THỜI GIAN TỚI 46

1. Hiện đại hoá Công nghệ Ngân hàng 46

2. Giải pháp an toàn trong hoạt động Thanh toán Quốc tế 47

3. Phát triển nguồn nhân lực 48

4. Một số biện pháp khác 49

5. Các kiến nghị đối với Nhà nước 53

6. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 55

7. Kiến nghị đối với khách hàng 56

KẾT LUẬN 58

MỤC LỤC 59

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức Nhờ thu và Chuyển tiền tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọng, chú trọng phát triển dịch vụ Ngân hàng và huy động vốn… Với tinh thần nỗ lực phấn đấu theo định hướng của ngành , năm 2002, SGD đã đạt được những kết quả chính sau: Công tác nguồn vốn- huy động vốn: Tính đến ngày 31/12/2002, tổng tài sản đạt 9.512.447 triệu VNĐ, tăng so với 31/12/2001 là 1.684.118 triệu VNĐ( tăng 21.5%), thị phần huy động vốn vẫn giữ vững được ở mức 7% trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn, với 3 văn phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm. Kết quả huy động vốn như sau: +Tổng nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi đạt 7.626.796 triệu đồng, tăng 975.940 triệu so với năm 2001( tăng 14,6%) Công tác tín dụng: +Tổng dư nợ tín dụng đạt 5.660.368 triệu đồng, tăng 436.542 triệu đồng so với cuối năm 2001. + Tín dụng trung hạn trung, dài hạn Thương mại đạt 2.265.679 triệu đồng, tăng 452.570 triệu đồng so với năm 2001. + Tín dụng ngắn hạn 830.339 triệu đồng, giảm 480.090 triệu đồng so với cuối năm 2001. + Cho vay uỷ thác, ODA trong năm 2002 đạt 432.392 triệu đồng, tăng 44.437 triệu đồng so với 2001 ( tức là tăng 11,5%) Công tác khách hàng: Tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng tiền gửi. Duy trì và củng cố quan hệ, cập nhật thông tin khách hàng, nắm bắt được yêu cầu của khách hàng. Tuyên truyền đưa tin về hoạt động của SGD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nghiên cứu thực hiện phân loại doanh nghiệp khách hàng để đưa ra các chính sách hợp lý. Hoạt động dịch vụ: Thu ròng từ hoạt động dịch vụ trong các năm tăng lên nhanh chóng. Năm 2000, doanh thu từ hoạt động này là 13.511 triệu đồng. Đến năm 2001đã tăng lên đến 18.755 triệu đồng. Các dịch vụ như: bảo lãnh, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối , kinh doanh ngoại tệ đã có tăng trưởng và phát triển mạnh. Công tác quản trị điều hành: + Tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định của ngành, của hệ thống. + Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin báo cáo kịp thời, chính xác. + Thực hiện đúng chế độ phân cấp uỷ quyền. + Hàng tháng có sơ kết, đề ra mục tiêu giải pháp cho tháng, quý sau, phát động phong trào thi đua, khen thưởng….. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: + Tạo điều kiện cho cán bộ học hỏi, nâng cao trình độ. Hiện nay Sở đã có nhiều thạc sĩ cũng như các cán bộ theo học cao học và nghiên cứu sinh…. + Cử cán bộ đi học tập các khoá nghiệp vụ để phục vụ yêu cầu công tác như: Các chuẩn mực kế toán Quốc tế, văn thư lưu trữ… + Các cán bộ được thi tuyển một cách nghiêm túc chặt chẽ và đã tuyển chọn được ngày càng nhiều cán bộ nam, nâng ngày càng lớn tỷ lệ nam nữ. 3.Khái quát về tình hình hoạt động Thanh toán Quốc Tế của SGD I-NHĐT&PTVN Cùng xu thế phát triển mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đầu năm 1999 phòng Thanh toán Quốc tế trước đây trực thuộc Trung Ương đã tách ra thành trực thuộc SGD I. Bước đầu phòng đã gặp rất nhiều khó khăn do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, máy móc thiết bị lạc hậu, thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa có những cán bộ am hiểu về Thanh toán Quốc tế cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán nay. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Ngân hàng cộng với ý thức phấn đấu , học hỏi của các cán bộ trong phòng, nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế không ngừng được mở rộng. Với sự nỗ lực đó , một mặt không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như tư vấn miễn phí cho khách hàng khi mở L/C, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết gây phiền hà cho khách hàng khi thực hiện các dịch vụ Thanh toán Quốc tế, mặt khác Ngân hàng còn không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn, dài hạn về ngoại ngữ, nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế, tăng số lượng cán bộ của phòng lên 10 người để xử lý công việc được nhanh hơn, không ngừng đầu tư phát triển hệ thống Thanh toán Điện tử, củng cố và mở rộng các quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoại trong khu vực và trên Thế giới. Nội dung thực hiện chính của phòng là thực hiện các hoạt động thanh toán Quốc tế và thực hiện Bảo lãnh nước ngoài. Trong đó hoạt động thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ vẫn chiếm ưu thế do những ưu điểm của phương thức này như an toàn hơn cho cả người mua và người bán do có sự đảm bảo của ngân hàng…. nên được một số lượng khách hàng đông đảo yêu cầu. Sau đây là một số số liệu về doanh số của hoạt động Thanh toán Quốc tế và doanh số của thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ mà phòng đã đạt được: Bảng 2.1: Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của SGDI: Nội dung Số phát sinh tăng Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Sốmón Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số ( 1000 USD) Số món Doanh số (1000USD) I. L/Cnhập khẩu 570 150,000 850 165,000 1,200 290,000 II. L/C xuất khẩu 385 16,000 550 35,000 800 75,000 Doanh số TTQT 470,000 555,000 680,000 Doanh số XNK 260,000 360,000 400,000 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2000,2001,2002 của SGDI – NHĐT&PTVN Như vậy, trong năm 2000, doanh số Thanh toán Quốc tế Sở đã đạt được là 470,000,000 USD và đến năm 2001 đạt được 555,000,000 USD, tăng 18%. Còn năm 2002, doanh số đó đã tăng 23%, tức là đạt được 680,000,000 USD. Trong đó thì Thanh toán theo phương thức tín dụng Chứng từ trong năm 2000 chiếm 36% trong doanh số Thanh toán Quốc tế và 63% trong doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2001, chiếm 36% trong Thanh toán Quốc tế và 56% trong Thanh toán xuất nhập khẩu. Đến năm 2002, tỉ trọng đó đã lên đến 53% và 88%. Đây là những con số đã nói lên vị trí trọng yếu của phương thức Tín dụng Chứng từ trong hoạt động Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng Thương mại nói chung và của SGD I –NHĐT&PTVN nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh phương thức này vẫn còn có những phương thức không thể thiếu cũng đóng vai trò to lớn. Đó là phương thức Nhờ thu và phương thức Chuyển tiền. II.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHỜ THU VÀ CHUYỂN TIỀN CỦA SGD I- NHĐT&PTVN 1. Thực trạng về phương thức Nhờ thu 1.1.Qui trình thực hiện phương thức Nhờ thu trong SG I- NHĐT&PTVN Áp dụng theo qui tắc thực hành thống nhất về Nhờ thu – URC 522. Đối với SGD, Nhờ thu là dịch vụ thu hộ tiền hàng theo chỉ dẫn khách hàng.Ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền. Nhờ thu có các loại sau: + Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection ) là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng trên cơ sở hợp đồng mua bán sẽ gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền hàng từ người nhập khẩu thông qua Ngân hàng của người nhập khẩu. + Nhờ thu trả tiền ngay ( Documents Against Payment - D/P ) là điều kiện thanh toán trong đó người nhập khẩu phải thanh toán ngay tiền hàng nhập khẩu cho Ngân hàng thu hộ để nhận bộ chứng từ giao hàng. + Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ( Documents Against Acceptance – D/A ) là điều kiện thanh toán trong đó người nhập khẩu phải chấp nhận thanh toán tiền hàng khi đến hạn ( trả chậm ) để nhận bộ chứng từ giao hàng. Hoạt động Nhờ thu được thực hiện theo quy trình sau: Trình tự thực hiện Nhờ thu hàng nhập khẩu: Bước 1: Khi nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng nước ngoài hoặc từ Ngân hàng có chỉ thị nhờ thu, Thanh toán viên ( TTV ) lập thông báo gửi khách hàng. Thông báo cần nêu rõ điều kiện nhờ thu D/A hay D/P. Bộ chứng từ chỉ giao cho khách hàng để đi nhận hàng khi có đủ điều kiện sau: +Khách hàng hoàn tất thủ tục trả tiền ( Nếu là D/P) + Khách hàng hoàn tất thủ tục chấp nhận trả tiền ( Nếu là D/A ) Bước 2: Thanh toán và chấp nhận nhờ thu: +Đối với nhờ thu theo hình thức D/P: khi khách hàng chuyển đủ tiền vào tài khoản tại NHĐT & PTVN , TTV thực hiện trả tiền cho Ngân hàng nhờ thu theo đúng chỉ dẫn trong thủ tục nhờ thu. + Đối với nhờ thu theo hình thức D/A : Nếu khách hàng đã chấp nhận trả tiền bằng văn bản, một thời gian trước khi đến hạn thanh toán, TTV gửi thông báo yêu cầu khách hàng thu xếp nguồn vốn chuẩn bị thanh toán và thực hiện trích Tài khoản tiền gửi của khách hàng chuyển tiền trả nước ngoài đúng hạn theo đúng chỉ dẫn thư nhờ thu. Lưu ý: Nếu khách hàng từ chối bộ chứng từ nhờ thu : + Trường hợp khách hàng có văn bản từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ trị giá bộ chứng từ nhờ thu, TTV phải thông báo ngay cho Ngân hàng nhờ thu và yêu cầu có chỉ dẫn mới. + Nếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày gửi thông báo từ chối, không nhận được chỉ thị của Ngân hàng nước ngoài thì TTV lập giấy báo và gửi trả lại chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài. Nhờ thu hàng xuất khẩu: Bước 1: Tiếp nhận bộ chứng từ: Khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ và giấy yêu cầu Nhờ thu, TTV kiểm tra chất lượng chứng từ, loại chứng từ, ghi ngày giờ xuất trình và đóng dấu RECEIVED, ký nhận của Ngân hàng và trả lại Ngân hàng một liên giấy yêu cầu nhờ thu. Bước 2: Thực hiện đòi tiền: + TTV nhập dữ liệu vào chương trình, lập Coversheet, thư/điện đòi tiền ( nếu có ). + Trưởng phòng Thanh toán Quốc tế ký kiểm soát. + TTV gửi chứng từ. + TTV có trách nhiệm theo dõi bộ chứng từ gửi đi Nhờ thu. Nếu sau một thời gian kể từ khi gửi chứng từ Nhờ thu không có điện trả lời của Ngân hàng thu hộ về việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, TTV tra soát. Nếu quá một số ngày nhất định kể từ ngày gửi chứng từ mà không nhận được trả lời của Ngân hàng thu hộ, TTV thông báo cho khách hàng để có ý kiến xử lý bộ chứng từ nhờ thu. Trường hợp nhờ thu theo hình thức D/A, nếu bộ chứng từ được chấp nhận thanh toán thì TTV phải theo dõi kịp thời nhắc nhở Ngân hàng Nhờ thu hộ chuyển trả tiền đúng hạn. Bước 3: Thanh toán: Căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng nước ngoài, TTV vào chương trình quản lý lập yêu cầu chi ngoại tệ, thu phí. Nếu nhận được thông báo từ chối thanh toán của Ngân hàng nhờ thu hộ, TTV thông báo cho khách hàng và xử lý theo chỉ dẫn của khách hàng. Nếu từ chối một phần: TTV thông váo cho khách hàng biết để có ý kiến trả tiền Ngân hàng nước ngoài. Nếu từ chối toàn bộ: Nếu người xuất khẩu chấp nhận lý do từ chối, TTV yêu cầu Ngân hàng nước ngoài gửi trả lại bộ chứng từ và giao lại cho khách hàng. 1.2. Tình hình thực hiện phương thức Nhờ thu tại SGD I trong mấy năm vừa qua Hoạt động thanh toán Nhờ thu là một trong những hoạt động chiếm tỷ trọng không nhỏ trong doanh số Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng. Trong năm 2000 nếu doanh số L/C tăng đột biến thì doanh số do Thanh toán Nhờ thu chỉ ở mức 8,505,000 USD. Điều này cho thấy rằng ngay trong thời kỳ khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn duy trì một doanh số giao dịch tương đối ổn định. Tuy nhiên đến năm 2001 lại có một sự sụt giảm trong doanh số thanh toán Nhờ thu.Lúc này doanh số chỉ còn 4,200,000 USD. Như vậy là cùng với hoạt động thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ chỉ tăng một tỷ lệ rất nhỏ thì hoạt động thanh toán Nhờ thu đã bị giảm sút một số lượng không phải là ít, giảm 4,305,000 USD. Song đến năm 2002, kết quả Thanh toán Quốc tế qua SGD I bằng phương thức Nhờ thu đã có sự tiến bộ vượt bậc. Tổng số doanh thu từ phương thức này đã lên đến 22,000,000 USD. Tăng lên gấp 5 lần so với năm 2001. Đây là một kết quả hết sức khả quan đối với phương thức này. Xét một cách tổng thể thì hoạt động thanh toán Nhờ thu tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Phần lớn kết quả của những sự biến động nhỏ xuất phát từ sự thay đổi bất thường trong doanh số giao dịch của khách hàng. Nhưng cũng không vì vậy mà Ngân hàng có thể bỏ qua những tồn tại này. Ngân hàng nên có những biện pháp khuyến khích thích hợp đối với khách hàng bởi sự phát triển của khách hàng cũng chính là sự phát triển của Ngân hàng. 2000 2001 2002 Năm Doanh số( Nghìn USD) Doanh số Nhờ thu Doanh số XNK Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán bằng Nhờ thu của SGD I: Qua những số liệu ở biểu đồ trên ta có thể thấy tỷ trọng thanh toán bằng phương thức Nhờ thu chiếm một tỷ lệ không lớn lắm trong doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Sở, tuy nhiên khá ổn định và vẫn duy trì ở một mức độ nhất định. Trong năm 2000, doanh số đó chiếm 3,2% thì trong năm 2001 chỉ còn 1,2% . Tuy nhiên trong năm 2002 con số đó đã lên đến 5,5%. Phương thức thanh toán Nhờ thu là một phương thức thường chỉ áp dụng giữa các đối tác có quan hệ làm ăn thường xuyên và lâu dài, chính bởi vậy ngay trong những năm thế giới có nhiều biến động về Chính trị , Xã hội và Kinh tế, doanh số thực hiện bằng phương pháp này không có sự biến động tiêu cực nào. Tuy nhiên trong năm 2001 lại cho thấy một kết quả không mấy khả quan trong hoạt động thanh toán Nhờ thu của Sở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như giới hạn mức Quota một số mặt hàng. Một nguyên nhân nữa đó là trong năm nay, hoạt động Chuyển tiền của Ngân hàng đã được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và với chi phí thấp nên rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang lựa chọn phương thức này để giảm bớt rủi ro. Bảng 2.2: Doanh số hoạt động Nhờ thu xuất khẩu tại SGD I –NHĐT&PTVN Nội dung Phát sinh tăng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Nhờ thu XK 47 205 100 1,200 170 13,000 1. Kèm chứng từ không theo L/C 40 860 125 12,100 2. Nhờ thu trơn (Sec, hối phiếu) 60 340 45 900 Nguồn: Báo cáo thường niên của SGD I – NHĐT&PTVN trong năm 2000, 2001, 2002 So với hoạt động thanh toán bằng phương thức Nhờ thu nói chung thì hoạt động thanh toán xuất khẩu áp dụng phương thức Nhờ thu có sự biến động tương đối mạnh. Tuy nhiên sự biến động này mang tính tích cực.Trong năm 2000, số món thanh toán chỉ ở mức 47 món, đạt doanh thu là 205,000 USD thì đến năm 2001, con số đó đã lên đến 100 món và 1,200,000USD. Như vậy là đã tăng 53 món, doanh thu tăng 3,8 lần và là 995,000USD về số tuyệt đối. Điều đó cho thấy rằng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ rất hiệu quả . Và đến năm 2002, con số đó còn ngoạn mục hơn nữa. Số món đã tăng được 70 món lên đến 170 món . Nhưng về doanh thu thì tăng 9,8 lần so với năm 2001. Doanh số mà năm 2002 đạt được 13,000,000 USD , tăng 11,800,000 USD. Nhìn chung qua các năm, doanh số thanh toán xuất khẩu bằng phương thức Nhờ thu chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số doanh số Thanh toán Quốc tế cũng như doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu. Điều đó có thể thấy trước hết là do các bạn hàng nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam chưa có mối quan hệ làm ăn thường xuyên và lâu dài với các đối tác trong nước. Chính vì vậy mà mức độ tin cậy giữa các đối tác trong và ngoài nước chưa đủ để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phương pháp Nhờ thu trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam, trừ các doanh nghiệp lớn, chưa có sự hiểu biết đúng đắn về các ưu nhược điểm của phương thức Nhờ thu nên việc sử dụng phương pháp này còn có những hạn chế nhất định. Về việc này, vai trò tư vấn của Ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp. Phương thức Nhờ thu sẽ được áp dụng một cách hiệu quả khi mà các doanh nghiệp Việt Nam dưới sự tư vấn của Ngân hàng có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về phương thức này. Bảng 2.3: Doanh số thanh toán Nhờ thu nhập khẩu của SGD I Nội dung Phát sinh tăng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Nhờ thu NK 8,300 150 3,000 130 9,000 1. Thông báo 60 3,800 70 1,450 70 5,400 2. Thanh toán 4,500 80 1,550 60 3,600 Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDI – NHĐT&PTVN năm 2000,2001,2002 Khác với phương thức nhờ thu đối với xuất khẩu, hoạt động này đối với nhập khẩu có nhiều diễn biến hơn. Nếu như trong năm 2000, số món mà Sở đã thực hiện là hơn 60 món , doanh số lên đến 8,300,000 USD thì đến năm 2001, số món lên đến 150 món nhưng doanh số chỉ đạt được 3,000,000 USD.Như vậy so với năm 2000, doanh số đã giảm đến 60%, và giảm 5,300,000 USD về số tuyệt đối. Có sự giảm sút này chủ yếu là do sự giảm sút trong các giao dịch của các nhập khẩu. Nhìn chung trong năm nay, toàn bộ thị trường có sự giảm sút. Các doanh nghiệp đã co hẹp hoạt động nhập khẩu do có nhiều biến động trên thế giới về Chính trị, Kinh tế. Một nguyên nhân nữa cũng do có thể các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo ra một sự tin cậy nhất định nên các doanh nghiệp nước ngoài đã phải tìm ra một giải pháp an toàn hơn như thay vào đó bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên đến năm 2002, thì lại tăng rất lớn trong phương thức này. Mặc dù số món đã giảm đi 20 món chỉ còn lại 130 món nhưng về doanh số lại tăng lên gấp 3 lần so với năm 2001, tức là tăng lên 6,000,000 USD. Trong năm nay, doanh số đạt được là 9,000,000 USD. Tuy nhiên nếu so với năm 2000 thì cũng chỉ mới tăng lên 700,000 USD nên chưa phải là tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên đây cũng là một kết quả đáng khích lệ đối với Ngân hàng. Xét một cách tổng thể thì hoạt động nhờ thu hàng nhập khẩu luôn có một sự biến động bất thường trong các năm vừa qua. Các con số tăng giảm liên tục là kết quả của sự biến động trong doanh số giao dịch của các khách hàng tại Sở. Như vậy về cơ cấu Nhờ thu, Ngân hàng chưa xây dựng được một cơ cấu khách hàng thực sự đa dạng. Chính vì vậy sự biến động trong tổng doanh số giao dịch của khách hàng đã gây ảnh hưởng lớn đến tổng doanh số thanh toán nhập khẩu bằng phương thức Nhờ thu. Qua đây một lần nữa, chúng ta có thể thấy hoạt động Thanh toán Quốc tế qua hình thức Nhờ thu ở SGD I- NHĐT&PTVN nói riêng và ở toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung hầu hết chỉ được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng. Điều này cho thấy sự hạn chế hiểu biết trong thanh toán Quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam và do đó các doanh nghiệp Việt Nam không thể phát huy được khả năng cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm tới Sở cần có sự tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể mở rộng doanh số thanh toán bằng hình thức Nhờ thu, khắc phục được tồn tại hiện nay là Nhờ thu dường như là phương thức độc quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Thực trạng về phương thức Chuyển tiền 2.1.Qui trình thực hiện phương thức Chuyển tiền ở SGD I- NHĐT&PTVN Đối với hoạt động Chuyển tiền đến: Bước 1: TTV nhận lệnh chuyển tiền và kiểm tra điều kiện thực hiện lệnh chuyển tiền trên mẫu điện MT100 /MT103. Bước 2: Thực hiện lệnh chuyển tiền: Kiểm tra chi tiết phí: Tại trường 71 của điện MT100/MT103, nếu thể hiện: a.OUR : Lúc này Ngân hàng phải trả toàn bộ số tiền báo Có của Ngân hàng nước ngoài cho người thụ hưởng. Sau đó tiến hành đòi phí Ngân hàng ra lệnh rồi theo dõi trả phí của Ngân hàng nước ngoài. b.BEN, SHA hoặc không có trường 71 thì Ngân hàng tiến hành thu phí từ người thụ hưởng bằng cách trừ vào số tiền Ngân hàng nước ngoài báo Có trước khi thực hiện lệnh chi trả. Sau đó, giao dịch viên thực hiện khai báo dữ liệu vào chương trình quản lý rồi lập phiếu chuyển khoản. Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền trên điện MT 910/950 và điện chuyển tiền , phải thực hiện chi trả theo số tiền nhỏ hơn. Bước 3: Trưởng phòng kiểm soát và duyệt chứng từ. Trường hợp không thực hiện chi trả được theo chỉ dẫn trong lệnh chuyển tiền, TTV làm điện tra soát. Sau đó trưởng phòng hoặc kiểm soát viên kiểm tra và duyệt điện. Đối với chuyển tiền đi: Bước 1: TTV nhận hồ sơ chuyển tiền từ khách hàng hoặc qua phòng quản lý khách hàng rồi kiểm tra hồ sơ chuyển tiền. Bước 2: Thực hiện lệnh chuyển tiền: TTV nhập dữ liệu vào chương trình lập hồ sơ, điện thanh toán. Trưởng phòng Thanh toán Quốc tế duyệt điện thanh toán và ký chữ ký thứ hai. Trưởng phòng kế toán duyệt điện và ký chữ ký thứ hai. Bước 3: Hạch toán. 2.2.Tình hình thực hiện phương thức Chuyển tiền trong các năm vừa qua Hoạt động thanh toán Quốc tế thông qua phương thức Chuyển tiền là một hoạt động đặc biệt quan trọng đối với Sở giao dịch I – NHĐT&PTVN. Sở dĩ như vậy bởi nó đem lại một khối lượng doanh thu to lớn cho Sở hàng năm. Bảng 2. 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức Chuyển tiền của SGD I Nội dung Phát sinh tăng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Chuyển tiền 39,500 6,250 195,500 11,800 160,000 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2000,2001,2002 của SGDI – NHĐT&PTVN Qua bảng trên cho thấy, trong năm 2000, doanh số thu được từ hoạt động Chuyển tiền là 39,500,000 USD. Nếu đem so với doanh số từ hoạt động Nhờ thu thì sẽ gấp đến gần 5 lần. Con số đó đặc biệt còn tăng mạnh mẽ vào năm 2001. Trong năm 2001, Sở đã thực hiện tất cả 6.250 món Chuyển tiền, nâng tổng doanh thu lên đến 195,500,000USD. So với năm 2000, doanh số đó tăng 400% về tương đối và tăng 156,000,000 USD. Đây là mức tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay. Mặc dù hoạt động Thanh toán bằng hình thức Tín dụng chứng từ cũng tăng lên hàng năm tuy nhiên vẫn còn thua xa so với hoạt động Chuyển tiền tại Sở. Trong năm nay, sở dĩ hoạt động này đã tăng ngoạn mục như vậy chủ yếu là do thứ nhất, Ngân hàng đã là thành viên của mạng SWIFT nên có thể chuyển tiền một cách cực nhanh, hiệu quả và tiết kiệm nên có thể cạnh tranh một cách mạnh mẽ với dịch vụ chuyển tiền ở trong ngành bưu chính viễn thông. Thứ hai, trong năm nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước đây đã sử dụng hình thức thanh toán Nhờ thu thì giờ đây đã chuyển sang hình thức này do nhiều ưu điểm hơn như thủ tục đơn giản hơn, thời gian chuyển tiền nhanh hơn, chi phí rẻ hơn và an toàn hơn. Sang năm 2002, số món chuyển tiền trong năm nay thực hiện là 11.800 món, tăng 89% đem lại một tổng doanh thu cho năm 2002 là 160,000,000 USD. Tuy nhiên nếu so với năm 2001 thì lại giảm đi 35,500,000 USD, tức là giảm đi 18%. Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán bằng Chuyển tiền của SGD I: Doanh số (nghìn USD) Doanh số Chuyển tiền Doanh số XNK Năm 2002 2001 2000 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hoạt động Thanh toán Quốc tế qua hình thức Chuyển tiền chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động Thanh toán xuất nhập khẩu của Sở. Nếu trong năm 2000, tỷ trọng giữa doanh thu từ hoạt động thanh toán Chuyển tiền với doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 15% thì trong năm 2001, tỷ trọng đó đã lên đến 50% đã chứng tỏ hoạt động này đang ngày càng khẳng định vị trí trong hoạt động Thanh toán xuất nhập khẩu. Và đến năm 2002 thì tỷ trọng đó là 40%. Như vậy trong những con số này vẫn thường xuyên biến động không ngừng. Tuy nhiên do những con số trong thanh toán Chuyển tiền không có sự tách biệt độc lập giữa các khoản thanh toán xuất nhập khẩu và những khoản chuyển vốn thông thường nên chúng ta khó có được một sự phân tích kỹ hơn về sự biến động của những con số này. Nhưng bên cạnh đó ta cũng có thể thấy rằng doanh số Chuyển tiền cũng chịu không ít ảnh hưởng của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bởi vì một phần không nhỏ các giao dịch Chuyển tiền được thực hiện giữa công ty mẹ ở nước ngoài với các chi nhánh ở Việt Nam. Với một mức độ tin tưởng nhau như vậy thì các hoạt động thương mại giữa các công ty này hoàn toàn có thể thực hiện bằng phương pháp Chuyển tiền, một phương pháp có thể giảm tối đa các chi phí phát sinh so với các phương pháp Thanh toán Quốc tế khác. Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức Chuyển tiền đi của SGD I Nội dung Phát sinh tăng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Chuyển tiền đi 360 22,000 750 145,000 1,800 95,000 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2000,2001,2002 của SGD I – NHĐT&PTVN Trong năm 2000, Sở đã thực hiện Chuyển tiền đi là 360 món với doanh số đạt được là 22,000,000 USD, chiếm 56% trong tổng số doanh số Chuyển tiền. Với một nước nhập siêu như Việt Nam thì điều này không mấy khó hiểu. Trong năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập vào một lượng máy móc thiết bị rất lớn nên đã phải chuyển trả ngoại tệ ra nước ngoài. Đến năm 2001, số món Chuyển tiền đi trong năm là 750 món, tăng 108% so với năm 2000. Và doanh số đã gấp 5,6 lần so với năm 2000, lên đến 145,000,000 USD. Tuy nhiên, đến năm 2002 thì mặc dầu đã tăng được 1050 món nhưng doanh số đã giảm đi 50,000,000 USD, chỉ còn lại 95,000,000 USD. Như vậy song song với những biến động trong tổng số doanh số Chuyển tiền thì doanh số trong Chuyển tiền đi cũng có những biến động tương ứng. Điều này cho thấy một phần có thể bắt nguồn từ việc giảm một số lượng giao dịch thương mại với nhau.Với những qui định chặt chẽ của Chính phủ gần đây đối với hoạt động nhập khẩu, hoạt động thanh toán hàng háo nhập khẩu qua SGD I cũng có những sự giảm sút. Bảng 2.6: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức Chuyển tiền đến của SGD I Nội dung Phát sinh tăng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Số món Doanh số (1000USD) Chuyển tiền đến 17,500 5,500 50,500 10,000 65,000 1. Mậu dịch 1,000 45,000 1,400 48,000 2. Phi mậu dịch 4,500 5,500 8,600 17,000 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2000,2001,2002 của SGD I – NHĐT&PTVN So với hoạt động Chuyển tiền đi thì doanh số Chuyển tiền đến qua Sở ít có sự biến động hơn mà hầu hết là mang tính tích cực. Nếu như trong năm 2000, SGD I đã thu được doanh số là 17,000,000 USD từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 63.doc
Tài liệu liên quan