Luận văn Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động tại nông thôn

MỞ ĐẦU

1. L{ do chọn đề tài .4

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.7

3. Ý nghĩa của nghiên cứu. .14

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.14

5. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. .15

6. Phạm vi nghiên cứu: .15

7. Câu hỏi nghiên cứu.16

9 Phương pháp nghiên cứu.17

9.1. Phương pháp luận chung .17

9.2 Phương pháp nghiên cứu đặc thù.18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU . 23

1.1. Một số khái niệm công cụ .23

1.2. Một số l{ thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.26

1.3. Cơ sở pháp l{ của chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật

.30

1.4. Đặc điểm tâm l{, thể chất của người khuyết tật .35

1.5. Khái quát chung về hoạt động tạo dựng việc làm cho người khuyết tật.

37

1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .40

Tiểu kết chương 1:.44

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG

TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG TẠI XÃ LIÊN CHÂU- HUYỆN THANH OAI. . 45

pdf54 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động tại nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tại các doanh nghiệp rất hài lòng với công việc hiện tại của mình.Việc làm đã đem lại nguồn thu nhập vô cùng { nghĩa cho NKT vận động nơi đây có thể tự lo cho bản thân và gia đình, giảm bớt ghánh nặng cho gia đình và xã hội. Giúp NKT tự tin hòa nhập cộng đồng. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận chung Phương pháp luận là hệ thống các nguyên l{, quan điểm (trước hết là những nguyên l{, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là l{ luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Xuất phát điểm nghiên cứu đề tài của tôi dựa trên cơ sở nền tảng phương pháp luận. Nó giúp định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT vận động tại xã Liên Châu. Nhằm chứng minh cho tính tất yếu, khách quan của vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận khoa học để nhận thức và l{ giải rõ hơn về hiệu quả các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vận động trong tuổi lao động tại xã Liên Châu-Huyện Thanh Oai. 9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù - Phương pháp phân tích tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành công tác xã hội, các văn bản, Nghị quyết, các chính sách, hoạt động liên quan đến dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Đề tài còn sử dụng, phân tích số liệu trong báo cáo về hoạt động dạy nghề, tạo việc làm hàng năm của Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Oai, Ủy ban nhân dân xã Liên Châu để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu. Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri thức l{ luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Tâm l{ học, CTXH, xã hội học, đồng thời tác giả nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về quyền của NKT, dạy nghề cho NKT, Luật lao động. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng một số nghiên cứu, công trình khoa học có liên quan của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề lao động việc làm, Người khuyết tật, các tài liệu nghiên cứu và phân tích trong đợt thực hành tại địa phương. Phương pháp phân tích hệ thống cho phép đi sâu tìm hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ nội dung văn bản hướng dẫn đến quá trình triển khai các hoạt động. - Phương pháp quan sát. Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình đời sống của người khuyết tật, thực trạng mà người nghiên cứu nhìn thấy thông qua giá trị trên cơ sở vật chất và tinh thần của người khuyết tật từ những tác động của chính sách tạo dựng việc làm cho NKT vận động đã mang lại.Từ đó đánh giá được nhu cầu, mức độ, sự hài lòng của NKT vận động, cũng như gia đình họ về các hoạt động đó, đánh giá được vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ NKT vận động tiếp cận chính sách dạy nghề, tạo việc làm của địa phương Quan sát cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động, mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vận động của chính quyền địa phương, quan sát quá trình triển khai đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa, còn hạn chế, vướng mắc gì. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Địa điểm thực hiện: xã Liên Châu. Tác giả thực hiện 14 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng: Mục đích phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu ở những nhóm khách thể khác nhau nhằm tìm hiểu các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vận động trong tuổi lao động được thực hiện tại địa phương ra sao? Hiệu quả như thế nào? Có thuận lợi hay khó khăn gì trong khi thực hiện? Đánh giá những hiệu quả từ các hoạt động đó tới người khuyết tật vận động tại xã. Phỏng vấn 03 cán bộ trực tiếp triển khai, thực hiện các chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại xã Liên Châu như: Chủ tịch UBND xã Liên Châu, cán bộ LĐTB&XH xã Liên Châu, Chủ tịch HPN xã –đại diện Tổ vay vốn ngân hàng chính sách xã nhằm tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho NKT vận động tại xã được thực hiện như thế nào. Một số thông tin và cách thức triển khai các hoạt động từ chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại địa phương. Những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Mong muốn và kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động tư vấn nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật của nhân viên xã hội. Thực hiện 03 cuộc phỏng vấn sâu giáo viên dạy nghề của trung tâm dạy nghề tại xã, chủ nhiệm HTX, chủ doanh nghiệp dạy nghề cho NKT vận động tại doanh nghiệp về: trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm trong nghề của giáo viên; đánh giá về hiệu quả của hoạt động dạy nghề cho NKT tại xã, thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy nghề cho NKT vận động, khả năng tiếp thu nghề của người học; đánh giá nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề. Phỏng vấn sâu 03 đối tượng khuyết tật vận động tuổi khác nhau nhằm nắm bắt tình hình đời sống người khuyết tật được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm như thế nào từ địa phương. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn bản thân người khuyết tật về học nghề hay mức độ hài lòng về nghề được học, công việc đang làm. 2 cuộc phỏng vấn sâu với NKT vận động đã qua đào tạo nghề và đang làm việc để đánh giá hiệu quả hoạt động dạy nghề, tạo việc làm đang được thực hiện tại địa phương. Phỏng vấn sâu 03 đối tượng là người thân của người khuyết tật nhằm tìm hiểu mong muốn của họ đối với người khuyết tật, đánh giá một cách khách quan về những chính sách và mức độ hài lòng về những chính sách hỗ trợ người khuyết tật học nghề, làm việc từ chính quyền địa phương, những khó khăn gặp phải của gia đình và người khuyết tật trong tiếp cận các chính sách đó.Những kiến nghị, đề xuất với cán bộ LĐXH và các nghành chức năng. Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, phỏng vấn sâu tác gỉa đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, kỹ năng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ đối với các cấp chính quyền địa phương, trung ương khi ban hành các chính sách và thực thi các chính sách. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nghiên cứu định lượng, nó giúp thu thập thông tin, đo lường và đánh giá về mức độ và thực trạng vấn đề trong chương trình nghiên cứu. Bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi đa dạng kết hợp giữa câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi chức năng được sắp xếp theo một hệ thống và trình tự logic của thông tin thu thập theo nội dung của vấn đề nghiên cứu. Nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu. Thông qua công cụ bảng hỏi nhà nghiên cứu thu thập được các thông tin đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu, mục đích, nội dung của đề tài nghiên cứu đặt ra. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng 90 bảng hỏi với 36 câu hỏi, chia làm hai đối tượng NKT đang học nghề và NKT vận động đang làm việc tại HTX mây tre đan kết quả thu được đảm bảo chính xác và rất khả quan. Các thông tin thu thập bao gồm: Thông tin chung của người được điều tra bao gồm những đặc điểm cá nhân như: độ tuổi, giới tính, các dạng tật và mức độ khuyết tậtNhững thông tin về trình độ văn hóa, điều kiện hoc tập, mức độ hiểu biết và sự tiếp cận với các chính sách hỗ trợ NKT hiện có tại địa phương, nhu cầu về học nghề, việc làm. Nhận xét về các hoạt động hỗ trợ đang được thụ hưởng hiện nay, mong muốn về các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp CTXH. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm công cụ - Khái niệm người khuyết tật Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia đều có những định nghĩa khác nhau về người khuyết tật. Khái niệm người khuyết tật luôn có sự biến đổi, linh hoạt Theo tuyên ngôn về quyền của NKT được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 9/12/1975 thì “Người tàn tật có nghĩa là bất cứ người nào mà không có khả năng tự bảo đảm cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất hay tinh thần của họ.[11 Tr. 32] Theo Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam ban hành 30/7/1998: “Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau là suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.[11Tr. 32] Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006: NKT bao gồm những người có những khuyết điểm lâu dài về thể chất trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội[7]. Theo Luật NKT Việt Nam năm 2010: NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn[25]. Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về “NKT”, trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn cách hiểu về NKT theo quy định của Luật NKT của Việt Nam năm 2010. - Phân loại khuyết tật Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội thì có 6 dạng khuyết tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật khiếm thính);Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần ;Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. Có ba mức độ khuyết tật đó là khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ được hiểu như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định của hai mức độ trên[11 Tr.33,34]. - Đặc điểm người khuyết tật vận động Người khuyết tật vận động có hai dạng: Khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm liệt chân, tay và dạng thứ hai là do tổn thương trung khu vận động não bộ. Đối với dạng khuyết tật thứ nhất thì người khuyết tật vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ chế vật chất thực hiện hoạt động nhận thức tức là họ có khả năng nhận thức như những người bình thường khác. Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều những cản trở cho hoạt động nhận thức của người khuyết tật. Người khuyết tật vận động gặp phải nhiều khó khăn trong vận động, đi lại, tham gia giao thông, tiếp cận các dịch vụ xã hội[13 Tr. 33,34]. - Khái niệm dạy nghề - dạy nghề cho người khuyết tật Theo Luật dạy nghề năm 2006, dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học[26] - Khái niệm tạo việc làm với NKT Theo Luật NKT năm 2010 tạo việc làm có nghĩa là: Tạo cho NKT tìm được một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc và thăng tiến với nó, nhờ đó thúc đẩy hòa nhập hoặc tái hòa nhập của cá nhân đó vào xã hội [38, Khoản 2 Điều 1]. Theo định nghĩa của tác giả Trần Thị Tú Anh, Khoa Luật trường ĐH Quốc gia Hà Nội. “Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng, sức lao động và các điều kiện kinh tế-xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động cho NKT nhằm giúp cho NKT có công việc ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội đồng thời giúp NKT tự tin, hoà nhập cộng đồng[1 Tr.16]. - Khái niệm Công tác xã hội với người khuyết tật Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động mọi nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội[11 tr. 36]. 1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu - Lý thuyết hệ thống Hệ thống là: “Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất[18 Tr.134]. Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực như tin học, sinh học, kinh tế, xã hội học. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với hệ thống xung quanh. Hệ thống bao gồm các tiểu hệ thống và các thành phần. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành phần càng đa dạng làm[18 Tr.155]. L{ thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi Trường. L{ thuyết hệ thống xem mỗi một cá nhân con người được cấu thành nên từ các tiểu hệ thống: sinh học, tâm l{ - xã hội. CTXH khi tiếp cận với cá nhân cần đặt cá nhân đó dưới góc nhìn hệ thống [18 Tr.155,156]. Trong hoạt động thực hiện những chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho NKT vận động cách tiếp cận hệ thống sẽ đảm bảo hiệu quả cho hoạt động thực hiện các chính sách đó.Có thể nói đến ứng ứng dụng thuyết hệ thống vai trò của pincus va Minaham (1970), ông chia các tổ chức hỗ trợ con người thành ba hệ thống: + Hệ thống không chính thức hay hệ thống tự nhiên: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố môi trường thân thiện và gắn bó nhất với NKT, là nguồn lực trực tiếp giúp đỡ, động viên NKT vận động trong suốt quá trình học nghề hay làm việc. Sự tương tác trong quá trình học nghề, chia sẻ, thấu cảm giữa những người NKT đi học nghề, trong môi trường làm việc hay với giáo viên, chủ doanh nghiệp cũng sẽ giúp NKT có động lực hơn. Vì vậy đây chính là hệ thống có ảnh hưởng lớn đến NKT. + Hệ thống chính thức như cộng đồng, tổ chức cộng đồng: cộng đồng nơi NKT sinh sống sẽ ảnh hưởng nhiều tới NKT vận động, nếu cộng đồng đó có cái nhìn tích cực về vấn đề NKT vận động và việc làm thì nó sẽ thúc đẩycác điều kiện hỗ trợ NKT làm việc, học nghề hay tự tạo việc làm. + Hệ thống xã hội như trường học, bệnh viện: Đối với NKT vận động thì trường học, hay các trung tâm dạy nghề như ngôi nhà thứ hai của họ, vì ở đây họ được giao tiếp với giaó viên, NVXH, bạn bè, lãnh đạo chính quyền. Họ cảm nhận mình được quan tâm, tôn trọng và tin tưởng của mọi người, họ sẽ nhận thức được vai trò của mình trong xã hội[15 Tr 83,84] Thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH hiểu được nhóm như một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh đó để hoạt động được thì nhóm phải có sự tương tác với các hệ thống khác ở bên ngoài. Khi tham vấn cho NKT vận động tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc làm, học nghề hay hỗ trợ vốn tạo dựng việc làm phải xem xét dưới góc độ các dạng tật để đưa ra những hướng phù hợp trong lựa chọn nghề, tìm kiếm công việc cho NKT vận động, kết nối nguồn lực thích hợp nhất để hỗ trợ họ có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu tạo dựng một công việc ổn định, phù hợp nhất với họTuz từng hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, gia đình và dạng tật khác nhau mà NVXH tư vấn hay kết nối những nguồn lực hỗ trợ khác nhau, các hoạt động hướng nghiệp khác nhau cho NKT vận động. - Lý thuyết nhu cầu Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm l{ học người Mĩ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu của con người vào những năm 50 của thế kỷ XX. L{ thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để con người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow nêu ra 5 bậc thang. Bậc thang thứ nhất đó là nhu cầu vật chất, bậc thang thứ hai là nhu cầu về sự an toàn, bậc thang thứ ba là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương và được chấp nhận, thứ tư là nhu cầu về tôn trọng và tự trọng. Cuối cùng là nhu cầu về sự phát triển cá nhân. Trong hệ thống thứ bậc của A. Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước. Nếu như nhu cầu trước cá nhân không được đáp ứng sẽ gặp khó khăn trong nhu cao hơn[15]. Maslow là người đầu tiên đưa ra l{ thuyết về hệ thống nhu cầu của con người. Tuy nhiên l{ thuyết Maslow đưa ra cũng có một số hạn chế do sự tuyệt đối hóa nhu cầu của con người qua mỗi bậc thang của sự phát triển. Không phải cứ phải thỏa mãn nhu cầu ở nấc thang trước thì con người mới thỏa mãn và nảy sinh nhu cầu ở nấc thang trên. Có những chuẩn mực xã hội hay khuôn mẫu xã hội dẫn dắt hành vi con người không bị điều khiển bởi các nhu cầu có tính tồn tại[15]. NKT vận động cũng có những nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành như những người bình thường, họ cũng muốn xã hội thừa nhận, muốn mọi người trong cộng đồng yêu thương. Họ cũng mong muốn được mọi người tôn trọng mình, không phân biệt kz thị, đối xử, và mong muốn được tạo điều kiện phát triển toàn diện. Như vậy, những nhu cầu trên hoàn toàn chính đáng, dạy nghề cho người NKT vận động sẽ giúp họ có được sự tự chủ về kinh tế, có thể nuôi sống chính bản thân mình, được thể hiện và làm việc với năng lực của chính mình. Từ đó, có điều kiện nâng cao tay nghề và phát triển trong điều kiện tốt nhất. - Lý thuyết vai trò Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn [14 Tr.187]. Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. L{ thuyết về vai trò xã hội cho rằng, mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được quyết định trong sự đối chiếu, so sánh với các vị trí xã hội khác. Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế có sẵn-được gán cho, vị thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được[14]. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Như vậy vai trò xã hội là tập hợp hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân ở vị thế đó. Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đồi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội[14]. Ứng dụng vào nghiên cứu: Với cách tiếp cận vai trò này, NVXH sẽ hiểu rõ được vị thế vai trò của mỗi nguồn lực trợ giúp đối tượng nghiên cứu, vai trò của NKT trong thực hiện các chính sách tạo dựng việc làm cho NKT vận động. Từ đó định hướng được vai trò của NVXH trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho NKT vận động trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Cơ sở pháp lý của chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật - Văn bản pháp lý quốc tế Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã có những hoạt động tích cực và ra một số văn bản liên quan đến quyền của người khuyết tật. Những văn bản này quy định trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc tôn trọng, bảo vệ thực hiện các quyền của người khuyết tật: Theo Nghị quyết công ước quốc tế về quyền của NKT (2006) tại Điều 27 – Công việc và việc làm: 1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác; trong đó bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trong thị Trường lao động và môi Trường làm việc mở, hòa nhập và dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Các quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc công nhận quyền làm việc, bao gồm của cả những người bị khuyết tật khi làm việc, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao gồm thông qua luật pháp, như sau: Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì l{ do khuyết tật trong các vấn đề có liên quan đến tất cả các hình thức về việc làm, bao gồm các điều kiện tuyển dụng, thêu và nhận vào làm, duy trì việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp, và các điều kiện lao động an toàn và bảo đảm sức khỏe; (a) Bảo vệ quyền của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác, nhằm có điều kiện lao động công bằng và thuận lợi, bao gồm cơ hội bình đẳng và được trả lương bình đẳng cho những công việc như nhau, có các điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ khỏi bị quấy rối và được bồi thường cho nỗi bất bình; (b) Bảo đảm người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và quyền về công đoàn bình đẳng với người khác; (c) Bảo đảm người khuyết tật tiếp cận có hiệu quả tới các chương trình chung về hướng dẫn kỹ thuật và dạy nghề, các dịch vụ sắp xếp việc làm và chương trình đào tạo và bổ túc nghề; (d) Nâng cao cơ hội có việc làm và sự thăng tiến trong sự nghiệp của người khuyết tật trong thị Trường lao động, cũng như hỗ trợ trong việc tìm việc làm, nhận được việc làm, duy trì việc làm và trở lại làm việc; (e) Thúc đẩy phục hồi nghề nghiệp và chuyên môn, duy trì việc làm và trở lại làm việc của người khuyết tật[7]. - Văn bản pháp lý của Việt Nam Đến nay, Chính phủ đã ban hành 05Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 quyết định, các bộ, ngành có liên quan đã ban hành 21 Quyết định,Thông tư, Thông tư liên tịch. Về cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật về NKT tương đối đầy đủ, nội dung phù hợp với Luật NKT, đảm bảo cho Luật NKT đi vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chế độ, chính sách đối với NKT phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Luật NKT (2010) Điều 32 của Luật NKT quy định dạy nghề đối với NKT: Nhà nước bảo đảm để NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi NKT học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản l{ nhà nước về dạy nghề. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho NKT phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho NKT và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. NKT học nghề, giáo viên dạy nghề cho NKT được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 33 Luật NKT quy định việc làm đối với NKT: Nhà nước tạo điều kiện để NKT phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của NKT. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là NKT tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi Trường làm việc phù hợp cho NKT. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là NKT phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là NKT. Tổ chức giới th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004679_364_2003047.pdf
Tài liệu liên quan