Luận văn Hôn nhân của người Dao Quần Chẹt hiện nay ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN

CHẸT Ở LÀNG THÀNH CÔNG .10

1.1. Cơ sở lý thuyết . 10

1.2. Khái quát về xã Lãng Công . 13

1.3. Người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công . 17

TiỂu kết chương 1.29

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT.30

2.1. Quan niệm về hôn nhân . 30

2.2. Tiêu chuẩn chọn vợ, chồng . 31

2.3. Quyền quyết định trong hôn nhân . 33

2.4. Tuổi kết hôn . 34

2.5. Các nguyên tắc và hình thức hôn nhân . 36

2.6. Cư trú sau hôn nhân . 39

2.7. Hôn nhân bị chi phối bởi những yếu tố vật chất . 40

2.8. Các trường hợp hôn nhân khác . 41

Tiểu kết chương 2 .43

Chương 3: PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN

NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT .44

3.1. Nghi lễ trước đám cưới . 44

3.2. Nghi lễ trong đám cưới . 47

3.3. Lễ lại mặt (ùi mịn) . 54

3.4. Bước đầu so sánh hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở Thành Công và BaVì (Hà Nội) . 56

Tiểu kết chương 3 .59Chương 4: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRONG HÔN

NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT .60

4.1. Đặc trưng tộc người qua hôn nhân . 60

4.2. Xu hướng trong hôn nhân . 62

4.3. Một số biến đổi trong hôn nhân . 63

4.4. Nguyên nhân của sự biến đổi . 68

4.5. Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị hônnhân . 74

Tiểu kết chương 4.77

KẾT LUẬN .78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .80

PHỤ LỤC

pdf111 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hôn nhân của người Dao Quần Chẹt hiện nay ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm đến 70% dân số người Dao Quần Chẹt nên ngoài kết hôn với người khác dòng họ trong làng, thì người họ Dương còn kết hôn với đồng tộc, khác tộc ở các địa phương khác hay tỉnh khác như Tuyên Quang, Phú Thọ, huyện Ba Vì (Hà Nội)... Nam nữ thanh niên thường gặp nhau qua các dịp lễ hội, lễ cấp sắc, đám chay và cả qua quá trình làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là những người trong cùng dòng họ không lấy được nhau, ví dụ như họ Triệu và họ Dương là hai dòng họ lớn, có nhiều chi, tổ tiên khác nhau, hệ thống tên đệm không giống nhau, nên vẫn được phép kết hôn với nhau. Có thể nói, nguyên tắc ngoại hôn dòng họ luôn giữ vai trò quan trọng đối với hôn nhân của người Dao Quần Chẹt, là nguyên tắc cơ bản để củng cố sự thống nhất trong mỗi dòng họ, có nghĩa là người đàn ông không rời dòng họ này sang dòng họ khác, còn phụ nữ khi lấy chồng thì trở thành thành viên của dòng họ nhà chồng mình. Trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, cho đến nay chưa có trường hợp nào vi phạm nguyên tắc hôn nhân này. Người Dao Quần Chẹt cho rằng, nếu ai vi phạm nguyên tắc ngoại hôn dòng họ thì bị coi là phạm tội loạn luân, sẽ bị ốm yếu và cuộc sống sẽ rất vất vả, bất hạnh. 2.5.3. Hôn nhân hỗn hợp dân tộc Dù rằng trước đây thiết lập hôn nhân trong cùng nhóm Dao Quần Chẹt được khuyến khích với nhiều lý do khác nhau như đã phân tích ở trên, tuy nhiên ở làng Thành Công vẫn có một số trường hợp kết hôn với người khác 38 tộc, chủ yếu là người Dao Quần Chẹt kết hôn với người Kinh, người Cao Lan cư trú cận kề. Trong thời gian khảo sát, nghiên cứu tại làng Thành Công, tác giả luận văn đã ghi lại được một số trường hợp như ông Nguyễn Thế Vỵ, sinh năm 1948, người Kinh, kết hôn với bà Phùng Thị Kiều, sinh năm 1953, người Dao Quần Chẹt. Sau đó ông Vỵ đã ở rể, đổi họ sang họ vợ (Phùng Thế Vỵ), trở thành thầy cúng trong làng Thành Công; ông Dương Văn Sản, sinh năm 1970, người Dao Quần Chẹt kết hôn với bà Hoàng Thị Kiều, người Cao Lan, sinh năm 1973... Theo số liệu năm 2014 của thầy cúng Dương Trường Sinh về việc so tuổi trên địa bàn làng Thành Công thì có khoảng 50% thanh niên người Dao Quần Chẹt kết hôn với người đồng tộc ở huyện Ba Vì (Hà Nội), Tuyên Quang..., 30% kết hôn với người Kinh và 20% kết hôn với các dân tộc thiểu số khác như người Cao Lan, Thái, Tày ở các xã lân cận, thậm chí ở các tỉnh khác. Ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển rộng khắp, quan hệ trao đổi buôn bán ngày một gia tăng tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa, nhất là sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa những người khác dân tộc. Người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, nhất là thanh niên tham gia ngày càng mạnh mẽ các hoạt động sản xuất hàng hóa và các hoạt động kinh tế ở ngoài phạm vi làng của họ. Tính chất của các hoạt động đó đòi hỏi những quan hệ, giao lưu, gặp gỡ với những đối tác đa dạng hơn rất nhiều so với kinh tế truyền thống, tự cung tự cấp trước đây. Thanh niên, nhất là nữ, làm việc trong các khu công nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc xã hội rộng rãi hơn, với thanh niên các dân tộc khác, nhất là người Kinh. Các điều kiện và môi trường mới không những làm tăng sự tiếp xúc liên dân tộc mà còn là nguyên nhân của sự tăng lên tỷ lệ kết hôn của người Dao Quần Chẹt với những người khác dân tộc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mặc dù kết hôn hỗn hợp dân tộc đang là xu thế như đã trình bày, nhưng cũng có những giới hạn, dù chỉ là quan niệm, không bị xóa bỏ. Đó là trường hợp "kiêng" kết hôn với người Dao Tiền, dù cho địa bàn sinh sống 39 của hai nhóm gần nhau. Họ giải thích kiêng kỵ này bằng quan niệm "anh em" mang tính truyền thuyết giữa hai nhóm. Theo đó, trước đây, khi di cư vào Việt Nam, người Dao Quần Chẹt là "anh" và người Dao Tiền là "em", và lẽ đương nhiên anh em thì không thể kết hôn với nhau [51, tr.135]. Tập quán không trao đổi hôn nhân này trước đây được các thành viên của cả hai nhóm tôn trọng, với quan niệm sự vi phạm sẽ không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho đôi vợ chồng và gia đình họ. Thực tế cho thấy, trong làng Thành Công có trường hợp ông Triệu Văn Kiên, người Dao Quần Chẹt kết hôn với bà Đặng Thị Dương, người Dao Tiền năm 1978, cuộc sống của họ không hạnh phúc, đến năm 2003 đã ly hôn. Sau đó ông Kiên chung sống với bà Nguyễn Thị Năm, người Kinh, nhưng không đăng ký kết hôn. Theo tập tục hôn nhân, nếu chú rể là người Dao Quần Chẹt thì các nghi lễ hôn nhân diễn ra ở làng Thành Công tuân thủ tập tục của người Dao Quần Chẹt, còn những nghi lễ diễn ra tại nhà cô dâu thì tuân theo truyền thống dân tộc của cô dâu. Như vậy, khi nhà trai mang lễ vật sang nhà gái, phải tuân theo phong tục của dân tộc bên nhà gái, ngược lại, khi cô dâu về nhà trai phải mặc trang phục nghi lễ truyền thống của dân tộc của chú rể. Nhưng với trường hợp cô dâu là người Dao Quần Chẹt, chú rể là người Kinh nếu không ở rể thì phong tục sẽ theo người Kinh, còn với các tộc người khác thì theo phong tục của dân tộc ấy. 2.6. Cư trú sau hôn nhân Cũng như các nhóm Dao khác, hình thức cư trú phổ biến sau hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công là hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên chồng, với các hình thức sau: - Cư trú với gia đình nhà chồng: Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ sống cùng gia đình bên chồng dưới sự điều hành của bố mẹ chồng. Theo thời gian, khi bố mẹ chồng đã cao tuổi, họ được trao quyền làm chủ gia đình đồng thời có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già. Hình thức cư trú này không hẳn là lựa chọn của cặp vợ chồng trẻ, mà chủ yếu là sự lựa chọn của bố mẹ chồng trên 40 cơ sở truyền thống phụ hệ. Đa số bố mẹ các gia đình người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công lựa chọn sống chung với người con trai trưởng, nhưng cũng có gia đình lựa chọn con trai thứ hoặc con trai út. - Cư trú riêng: Thông thường sau khi cưới, hai vợ chồng sống chung cùng gia đình bên chồng một thời gian. Vài ba năm sau, cặp vợ chồng trẻ đã có con và tách ra để tạo lập gia đình riêng. Ngoài ra, dù hiếm gặp nhưng hình thức cư trú bên nhà vợ cũng tồn tại ở người Dao Quần Chẹt làng Thành Công, thường liên quan đến một số hoàn cảnh đặc biệt, như bố mẹ vợ không có con trai hoặc các em còn nhỏ. Hình thức ở rể này xuất phát từ nhu cầu của gia đình cô dâu và phải được sự đồng ý của gia đình chú rể cũng như của chính chú rể. Trong trường hợp này, nhà gái mang lễ vật sang nhà trai để xin cưới con rể. Người con rể được quyền thừa kế tài sản và có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên của vợ2 ( như trường hợp của ông Phùng Thế Vỵ và bà Phùng Thị Kiều đã nêu ở trên). 2.7. Hôn nhân bị chi phối bởi những yếu tố vật chất Người Dao quan niệm rằng, khi con gái đi lấy chồng gia đình mất một lao động, để bù lại, nhà trai phải trả cho nhà gái một lượng của cải nhất định. Đây là sự biểu hiện hôn nhân bị chi phối bởi những yếu tố vật chất thể hiện qua thách cưới bằng tiền và lễ vật. Đồng thời, việc nhà trai chịu trách nhiệm mọi chi phí làm tiệc cưới mời họ hàng nhà gái mang ý nghĩa nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao nuôi dưỡng của bố mẹ cô gái. Theo phỏng vấn hồi cố, trước đây ở làng Thành Công, lễ vật thường là 120 kg thịt lợn, 10 kg gạo nếp, 10 kg gạo tẻ, 40-60 đồng bạc trắng, 8 hũ rượu (mỗi hũ khoảng 3 lít), trầu cau, chè, thuốc lào Ngày nay, lễ vật được hai bên gia đình thoả thuận sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi bên. Nhà trai 2 Ở người Dao Quần Chẹt còn có hình thức "ở rể tạm thời", thường được áp dụng ở một số gia đình có con trai nhưng vào thời điểm người chị kết hôn thì các em còn nhỏ. Nhà gái yêu cầu vợ chồng mới sống chung với gia đình một số năm, tuỳ theo trường hợp. Khi các em của vợ đã lớn, đôi vợ chồng lập gia đình riêng, họ được chia tài sản, thóc lúa, dụng cụ lao động, vật dụng thường ngày... Tuy nhiên, ở làng Thành Công hiện tại không quan sát thấy trường hợp ở rể tạm thời nào. 41 cũng thường giảm bớt lễ vật và đưa cho nhà gái một khoản tiền để làm cỗ mời họ hàng nhà gái. Nghi lễ, thủ tục hôn nhân của các con luôn do cha mẹ hai bên quyết định, nhưng có một người đàn ông đại diện nhà gái, gọi là (mùi te) đóng vai trò rất quan trọng. Mùi te tham gia góp ý kiến và đại diện cho họ hàng nhà gái trong việc thoả thuận lễ vật, sắp xếp các nghi thức, thay mặt bố mẹ cô dâu trong việc tổ chức đám cưới... Người đảm nhiệm vai trò mùi te được lựa chọn theo tập tục. Nếu cô dâu là con gái cả của gia đình thì mùi te sẽ là một người anh em của mẹ cô dâu; nếu là con gái thứ 2 thì mùi te sẽ là anh rể của cô dâu; nếu là con gái thứ 3, mùi te sẽ là người đàn ông bất kỳ trong nội tộc. Nếu gia đình có nhiều đàn ông thì dễ dàng chọn được một mùi te thích hợp, nhanh nhẹn, tháo vát, biết đối đáp với nhà trai, am hiểu phong tục của dân tộc. Đi cùng mùi te bao giờ cũng là vợ ông ta với vai trò mùi te nhây, là người dẫn dắt cô dâu trong suốt quá trình diễn ra hôn lễ. Người Dao Quần Chẹt có truyền thống xây dựng gia đình một vợ - một chồng. Tuy nhiên, những đàn ông giàu có không có con, hoặc không có con trai, thường lấy vợ lẽ, với sự đồng ý của người vợ cả, ví dụ như trường hợp ông Triệu Vân Nam (45 tuổi) ở làng Thành Công. Bà Dương Thị Thuý (42 tuổi) là vợ ông Nam, sau 20 năm kết hôn không sinh con, ông Nam đã lấy vợ lẽ là bà Nguyễn Thị Nghi (dân tộc Kinh) và sinh được 3 người con. Bà Thúy cũng thường chăm sóc chu đáo các con riêng của ông Triệu Vân Nam. 2.8. Các trường hợp hôn nhân khác - Trường hợp có thai trước khi cưới Trong xã hội truyền thống, quan hệ tình dục khi chưa kết hôn hoàn toàn bị nghiêm cấm và bị cộng đồng người Dao Quần Chẹt lên án gay gắt, vì quan niệm rằng, nếu để xảy ra điều này thần linh sẽ nổi giận, ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống của nhân dân trong làng. Gia đình có con gái mang thai khi chưa kết hôn phải cung cấp gạo và nấu cơm mời người đến cúng thổ công thổ địa tại miếu làng và thết đãi cộng đồng, Ngày nay phạt vạ vẫn cúng ở miếu 42 nhưng việc mời già làng, trưởng thôn, dân làng đến ăn phạt vạ diễn ra ở nhà cô gái. Còn chàng trai gây ra cái thai thì bị phạt một con lợn, rượu Nếu chàng trai không thừa nhận cái thai thì sẽ bị trát gừng muối, bị đánh 120 roi Sau khi phạt vạ xong, nếu chàng trai đồng ý lấy cô gái thì hôn lễ được tổ chức bình thường. Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, người con gái có thai ngoài hôn nhân là do gia đình không làm tròn trách nhiệm dạy dỗ con cái, do vậy, gia đình cô gái phải chịu trách nhiệm nhiều hơn gia đình chàng trai. Hiện nay, các khoản phạt vẫn không thay đổi, tuy nhiên, người con trai không còn bị phạt đánh đòn như trước đây nữa. Trường hợp nếu không biết bố đứa trẻ là ai thì nhà gái hoàn toàn chịu phạt vạ, cô gái bị cả làng chê cười. Những người chửa hoang như thế bị khinh ghét, thường bị đưa ra rìa rừng, làm lều đẻ ở đó, sau khi sinh đẻ xong mới đưa về nhà; người đỡ đẻ phải là người trong gia đình vì sự sinh đẻ này cần phải giấu kín. Gái chửa hoang coi như uế tạp, là nguyên nhân của hoả hoạn, mất mùa, phải làm lễ cúng để xua đuổi vía xấu, bảo vệ sự bình an cho cộng đồng. - Người góa vợ, góa chồng Phong tục của người Dao Quần Chẹt cho phép phụ nữ góa chồng tái giá, đàn ông góa vợ có thể lấy vợ kế. Tuy nhiên, để có thể tái hôn, người goá phải tổ chức làm chay, hoặc ít nhất cũng phải hoàn tất công việc làm mộ cho người quá cố, thường là sau 3 năm. Ở làng Thành Công có một trường hợp lấy vợ kế, đó là ông Dương Văn Sơn (50 tuổi), sau khi vợ mất 4 năm mới lấy vợ kế. Lễ cưới của những trường hợp này đơn giản hơn nhiều so với những trường hợp hôn nhân bình thường. Thường thì hai bên gia đình cúng báo tổ tiên và làm mâm cỗ mời họ hàng thân thích. 43 Tiểu kết chương 2 Hôn nhân không chỉ nhằm duy trì nòi giống mà nó còn phản ánh những đặc điểm văn hoá tộc người. Đối với người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, hôn nhân vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ đối với gia đình, để có người nối dõi tông đường và khẳng định vị thế của dòng họ. Đồng bào cũng quan niệm rằng, có lập gia đình mới là người trưởng thành, mới được mọi người coi trọng, được tham gia đóng góp ý kiến trong những cuộc hội họp của làng. Ngược lại, những ai không lấy vợ, lấy chồng sẽ bị coi là không hoàn thiện và bị chê cười, ít có vai trò trong cuộc sống sinh hoạt của dòng họ và cộng đồng. Nếu như trước đây, người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công đề cao tiêu chuẩn “môn đăng hậu đối”, hợp tuổi, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt thì ngày nay trai gái được tự do tìm hiểu, sau đó mới thông qua ý kiến của cha mẹ, dòng họ. Có thể nói, hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu và yếu tố hoà hợp tính tình là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của các bạn trẻ. Các quy tắc trong hôn nhân truyền thống vẫn được duy trì như ngoại hôn dòng họ, nội hôn tộc người, cư trú bên nhà chồng. Nền kinh tế thị trường phát triển, giao lưu, tiếp xúc giữa cộng đồng người Dao Quần Chẹt với người Kinh và một số tộc người khác ngày càng mở rộng nên ngày càng có nhiều cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc trên địa bàn làng Thành Công. Mục đích chính trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công vẫn là sinh con để nối dõi tông đường, tăng thêm nhân lực cho gia đình, dòng họ. Trước đây, hôn nhân mang nặng tính chất mua bán thể hiện qua việc thách cưới khá cao, ngày nay các lễ vật chỉ mang yếu tố tượng trưng. Nhà trai thường đưa cho nhà gái một khoản tiền theo thoả thuận của hai bên gia đình. Tuy nhà trai không đóng vai trò chủ đạo trong việc làm tiệc cưới mời họ hàng nhà gái mà chỉ mang tính chất phối hợp nhưng vẫn thể hiện được sự gắn kết, tinh thần trách nhiệm giữa hai bên gia đình. 44 Chương 3 PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT Người Dao Quần Chẹt quan niệm rằng, hôn nhân không những là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người, mà còn quan trọng đối với gia đình, dòng họ. Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hường, hôn nhân truyền thống của người Dao Quần Chẹt trải qua 8 bước lễ nghi theo thứ tự như sau: Lễ dạm hỏi, lễ thông đường, lễ định cha mẹ, lễ xin định lễ vật, lễ xem ngày và định ngày cưới, lễ mời ông mờ, lễ cưới, lễ lại mặt [29, tr. 26-30]. Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phong tục tập quán, nghi lễ của người Dao, trong đó có nhóm Dao Quần Chẹt nói riêng, đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, các bước nghi lễ được coi là quan trọng vẫn được các gia đình người Dao Quần Chẹt tuân thủ. Có thể xếp các nghi lễ này theo 3 nhóm: Các nghi lễ trước đám cưới, đám cưới và các nghi lễ sau đám cưới. 3.1. Nghi lễ trước đám cưới 3.1.1. Lễ dạm hỏi (nại chìn cha) Trong hôn nhân truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, bố mẹ chú rể là người tìm và chọn con dâu cho con trai mình. Trong lễ dạm hỏi, thành phần tham dự chỉ có bố mẹ chú rể và lễ vật mang sang nhà gái cũng chỉ có vài lạng thuốc lào. Mục đích chính của nghi lễ này là bố mẹ chàng trai sang hỏi ngày sinh, tháng đẻ của cô gái để mang về so tuổi. Để đề cao phẩm giá của con gái mình, bố mẹ cô gái thường không cho tuổi cô gái ngay nên nhà trai thường phải đi lại vài ba lần mới xin được. Sau lễ dạm hỏi là lễ so tuổi (mình bủa), nhà trai đi nhờ thầy cúng so tuổi và báo cho nhà gái biết chàng trai và cô gái có hợp mệnh hay không; tuổi của cô gái cũng được so với tuổi của bố mẹ chàng trai. Nếu tuổi cô gái hợp với tuổi chàng trai và bố mẹ chàng trai thì đôi trai gái được phép gặp gỡ, tìm hiểu nhau một cách chính thức. 45 Người Dao Quần Chẹt rất coi trọng vấn đề hợp tuổi (hợp mệnh), nhất là giữa vợ và chồng. Vì thế, trước đây, kết quả của việc so tuổi có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với việc tiến hành hay huỷ bỏ hôn lễ của đôi trai gái. Ngày nay, đôi trẻ được tự do tìm hiểu nhau nên chàng trai đã biết trước tuổi của cô gái, nếu họ ưng thuận nhau, chàng trai thưa chuyện với bố mẹ, gia đình sẽ chuẩn bị cho lễ so tuổi mà bố mẹ không nhất thiết phải sang nhà gái để xin ngày sinh tháng đẻ của cô gái nữa. Do đó, nghi lễ so tuổi (mình bủa) đã được lược bớt. Quan niệm về hợp tuổi của người Dao Quần Chẹt vẫn luôn tồn tại trong xã hội ngày nay, tuy nhiên điều này được xử lý linh hoạt hơn. Trong trường hợp nếu so tuổi cho thấy có sự xung khắc về tuổi của đôi trai gái, giữa cô gái với bố mẹ chàng trai, thì gia đình nhà trai có thể nhờ thầy cúng cúng để giải xung khắc và để đổi ngày sinh của cô gái sao cho tránh xung khắc với tuổi của chàng trai. 3.1.2. Lễ xin cưới (hắt chìn cha) Sau lễ dạm hỏi vài ba tháng, nhà trai sang nhà gái để bàn bạc về các công việc trong đám cưới và cùng thoả thuận về sính lễ. Thành phần đoàn nhà trai gồm có bố mẹ chú rể, chú rể, cô, dì, chú, bác. Gia đình nhờ thầy cúng chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của chú rể và bố mẹ chú rể để sang nhà gái xin ngày tổ chức lễ cưới. Người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công quan niệm có một số ngày tam sát cần phải tránh như: 3,7, 13, 18, 22, 27 (tính theo Âm lịch). Trước đây, để sang nhà gái xin cưới và định lễ vật, nhà trai thường mang theo vài lạng thuốc lào để đặt vấn đề. Nhà gái cũng không nói ngay số lượng lễ vật nên nhà trai phải đi lại vài lần mới có câu trả lời, thông thường gồm 40-60 đồng bạc trắng, 10 kg gạo nếp, 10 kg gạo tẻ, 120 kg thịt lợn móc hàm, rượu không quy định số lượng nhưng thường là 18 chai (hoặc 10 hũ, mỗi hũ khoảng 3 lít) Cũng có khi nhà gái thách cưới quá cao, nhà trai phải xin giảm bớt xuống cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Ngày nay, lễ vật xin cưới nhà trai mang sang nhà gái thường là hai đôi 46 trầu cau, vài ba bao thuốc lá, một ít bánh kẹo. Sính lễ thoả thuận giữa hai bên gia đình thường trong khoảng 10 - 15 triệu đồng tiền mặt (năm 2015). Khoản tiền này được giao cho nhà gái khi “gánh cưới”, tuy nhiên nhà trai phải đặt trước cho nhà gái 2-3 triệu đồng vào hôm đến xin cưới. 3.1.3. Lễ xin gặp đại diện nhà gái (xinh mùi te) Sắp đến ngày cưới, nhà trai tổ chức lễ xin mùi te tức là đến nhà gái để xin được gặp mặt đại diện nhà gái trong đám cưới của đôi trẻ. Cũng như các công việc khác, gia đình nhà trai phải nhờ thầy cúng chọn ngày đẹp, tránh ngày bại lụi. Lễ vật mà bố mẹ chàng trai mang sang nhà gái gồm có 2 mảnh vải hình vuông: một đỏ, một trắng (kích cỡ khoảng 30 cm x 30cm), vài bao thuốc lá, 200-300 ngàn đồng. Bố mẹ chàng trai đến nhà cô gái và được bố mẹ cô gái dẫn sang nhà mùi te. Người đảm nhiệm vai trò mùi te bên nhà gái được lựa chọn theo tập tục. Nếu cô dâu là con gái cả của gia đình thì mùi te là một người anh (em) của mẹ cô dâu; nếu là con gái thứ hai thì mùi te là anh rể của cô dâu; nếu là con gái thứ ba thì mùi te là một người đàn ông bất kỳ trong nội tộc. Trong thời gian điền dã tại làng Thành Công, tác giả luận văn đã được tham dự một đám cưới của người Dao Quần Chẹt mà cô dâu là con thứ nên mùi te là anh rể của cô dâu. Bố mẹ chàng trai trình bày lý do cuộc gặp gỡ này và sau bữa cơm thân mật ở nhà mùi te, bố chú rể gói tiền trong vuông vải đỏ và thuốc lá đặt lên vuông vải trắng rồi đặt lên mâm (trước đây có thể dùng cái sàng) trao cho mùi te, cúi chào nhau, và coi như đây là nghi lễ xin đại diện nhà gái để gánh đỡ công việc trong ngày cưới của đôi trẻ sau này. Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình nhà trai cũng phải lựa chọn hènh mùi (người đại diện cho nhà trai), tuy nhiên không phải chuẩn bị lễ vật như xin mùi te đến nhà gái. Nhà trai thường tìm người có uy tín trong dòng họ hoặc trong làng, là người đã lập gia đình có cả con trai và con gái, vợ chồng hòa thuận, điều kiện kinh tế khá giả, am hiểu phong tục tập quán dân tộc... sang đặt vấn đề với gia đình nhà gái để chuẩn bị cho hôn lễ. 47 3.2. Nghi lễ trong đám cưới 3.2.1. Lễ báo tổ tiên (sip bủa ông) Trước lễ cưới, gia đình chàng trai và gia đình cô gái đều tổ chức lễ sip bủa ông (cúng báo tổ tiên). Nghi lễ của nhà trai diễn ra trước lễ cưới hai ngày, lễ vật gồm có: Thủ lợn, rượu, tiền giấy... Thầy cúng được mời đến làm lễ trình báo với tổ tiên về việc đoàn nhà trai sắp sang nhà gái để lo công việc và đón dâu về nhà chồng, đồng thời cầu mong tổ tiên phù hộ cho mọi việc may mắn. Nhà gái tổ chức lễ báo tổ tiên trước ngày cưới một ngày, tức là vào ngày nhà trai sang gia đình nhà gái làm cỗ mời họ hàng nhà gái. Một mâm cỗ được chuẩn bị gồm: Thủ lợn, gà, gan lợn, tiền giấy. Trước đây mâm cỗ này do gia đình nhà trai lo liệu, nhưng hiện nay vì nhà trai đã đưa cho nhà gái một khoản tiền bao gồm tất cả các lễ vật trong quá trình đám cưới nên những lễ vật này hoàn toàn do nhà gái chuẩn bị. Trong thời gian nghiên cứu điền dã ở làng Thành Công vào năm 2015, tác giả luận văn đã tham dự một đám cưới của cô dâu có bố mới qua đời, nên trong lễ báo tổ tiên của mỗi bên gia đình có thêm một mâm lễ vật, thường là gà, thịt lợn, rượu và tiền giấy để giành riêng cho người quá cố. Nhà trai mang sang nhà gái ba con gà trống, một con dùng trong nghi lễ tách khẩu cho cô dâu, một con biếu mẹ cô dâu và một con để cúng bố cô dâu. Thầy cúng được mời đến để làm lễ và cầu xin sự phù hộ của tổ tiên cho đám cưới diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, trong nghi lễ này, thầy cúng cũng làm lễ se miền khu nghĩa là "tách khẩu" cho cô dâu để về nhà chồng. 3.2.2. Lễ gánh cưới (chẩu miền pâu) Trong cưới của người Dao Quần Chẹt, lễ gánh cưới là nghi lễ rất quan trọng, vì vậy ngoài việc xem ngày giờ cẩn thận, nhà trai cũng phải cúng báo tổ tiên trước khi đoàn gánh cưới sang nhà gái. Lễ vật bao giờ cũng có thủ lợn, gan lợn, tiền giấy Sau khi thầy cúng làm lễ trình báo tổ tiên xong, ngày hôm sau đoàn nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để cùng nhà gái làm cỗ mời anh em họ hàng nhà gái, đồng thời xin tổ tiên phù hộ cho mọi việc luôn được suôn sẻ trước khi đưa cô dâu về nhà chồng. 48 Trước khi mang lễ vật sang nhà gái, nhà trai cử người đan 4 cái sọt nhỏ (đường kính 25cm, cao 35cm) : 2 sọt dùng để đựng lễ vật cho ngày cưới và 2 sọt đựng lễ vật cho ngày lại mặt sau khi cưới. Trước ngày cưới, đoàn nhà trai do hèenh mùi dẫn đầu sang nhà gái, với mục đích phối hợp với gia đình nhà gái tổ chức đám cưới cho thật chu đáo, vui vẻ. Ông Dương Văn Cường, 43 tuổi, ở làng Thành Công cho biết: “Tôi được làm hèenh mùi 5 năm rồi nhưng đến bây giờ vẫn không quên lần đầu tiên đảm nhiệm trọng trách này. Tôi rất tự hào nhưng cũng lo lắm, vì đứng trước họ hàng nhà gái phải ăn nói sao cho lưu loát, chỉ đạo các công việc suôn sẻ, không được để xảy ra bất kỳ sai sót gì”. Trước đây, đoàn nhà trai sang nhà gái có khoảng 10 người. Họ đảm đương toàn bộ công việc của bữa tiệc cưới tại nhà gái: Làm cỗ, tiếp khách, dọn dẹpDo đó, lễ vật mang sang nhà gái cũng rất nhiều và được tổ chức rất chu đáo đúng như hai bên gia đình đã thỏa thuận trong nghi lễ hắt chìn cha. Ngày nay, thành viên đoàn nhà trai sang nhà gái phải có đủ cả nam lẫn nữ và nhất thiết phải là số lẻ, vì theo tập quán của người Dao Quần Chẹt đã tồn tại từ bao đời nay là "đi lẻ, về chẵn" (đón cô dâu về). Thường thường đoàn có bảy hoặc chín thành viên, trong đó một nam thanh niên gánh hai sọt lễ vật, một bên là năm lít rượu, một cây thuốc lá và một bên là 0,5kg chè khô, 5kg gạo nếp và gạo tẻ, một chiếc khăn. Các lễ vật nhà trai mang sang được sử dụng để làm lễ cúng gia tiên nhà gái; chiếc khăn dùng để lau bát đũa mời già làng, trưởng bản trong bữa tiệc. Hiện nay, các gia đình dựng phông bạt, thuê bàn, ghế, loa đài... phục vụ giao lưu văn nghệ, tương tự như ở đa số các làng của người Kinh. Hơn nữa, nhà nào cũng chuẩn bị loa đài, ampli để giới trẻ ca hát, không khí rất tưng bừng, vui vẻ. Đây cũng là dịp để nam nữ thanh niên trong và ngoài làng gặp gỡ, chia sẻ, kết bạn với nhau. Trong lúc ông, chú, bác trai, anh em họ hàng đại diện của nhà gái đón tiếp những người đàn ông của đoàn nhà trai thì mẹ cô dâu và cô dâu không được phép có mặt. Nhà trai trao đổi với nhà gái về quá trình tìm hiểu của đôi 49 trẻ, sự nhất trí của hai gia đình về các lễ vật mang sang trình báo tổ tiên nhà gái. Lễ vật được chuyển cho mùi te, nhà gái kiểm tra lại và nhận lễ. Trước đây, gia đình nhà gái thường cân kiểm tra lại xem thịt, các lễ vật có đầy đủ với số lượng đã được hai gia đình thỏa thuận từ trước hay không; nếu thiếu thì nhà trai phải bổ sung cho đầy đủ. Nếu sự tiếp nhận lễ vật ổn thỏa, hèenh mùi nhà trai xin phép chuẩn bị lễ vật dâng cúng tổ tiên nhà gái, tiếp đến là làm các mâm cỗ để đãi khách. Nhà trai không nhất thiết phải ngủ lại nhà gái, họ tiếp khách đến khuya rồi ra về. Sáng sớm hôm sau, đoàn nhà trai lại sang giúp nhà gái lo liệu công việc. Hai gia đình cùng ăn cơm sáng rồi nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, thành phần đoàn nhà gái đưa cô dâu về nhà chồng không quy định số lượng chẵn hay lẻ, càng đông người càng vui, gặp nhiều may mắn cho đôi trẻ. 3.2.3. Lễ cưới Người D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhon_nhan_cua_nguoi_dao_quan_chet_hien_nay_o_lang_thanh_cong_xa_lang_cong_huyen_song_lo_tinh_vinh_phu.pdf
Tài liệu liên quan