Luận văn Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI 6

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển hợp tác xã kiểu mới 6

1.2. Phát triển hợp tác xã kiểu mới là yêu cầu cấp thiết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 18

Chương 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở NGHỆ AN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY 40

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã kiểu mới 40

2.2. Thực trạng hoạt động của hợp tác xã kiểu mới ở Nghệ An từ năm 1996 đến nay 43

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NGHỆ AN 74

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển hợp tác xã kiểu mới ở Nghệ An 74

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An 80

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp tác xã kiểu mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ An hội tụ đủ các đặc điểm của nhiều vùng sinh thái: hệ sinh thái miền biển với các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thị xã Cửa Lò: hệ sinh thái vùng đồng bằng với thành phố Vinh, Yên Thành, Đô Lương; hệ sinh thái vùng trung du với Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương và hệ sinh thái vùng núi với Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu … Do vậy, đã tạo ra một tiềm năng đa dạng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương. Về hành chính, Nghệ An có 17 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Năm 2007, dân số Nghệ An có 3.103.400 người, là tỉnh đông dân thứ 4 cả nước (niên giám thống kê năm 2007). Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 30% tổng nguồn lao động, có truyền thống hiếu học, đức tính cần cù, năng động đã và đang góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, Nghệ An đã phấn đấu thực hiện những chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Giai đoạn 2001–2005, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá cao, bình quân hàng năm đạt 10,25% cao hơn mức bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2006 năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, kế hoạch 5 năm 2006-2010, kinh tế- xã hội Nghệ An tiếp tục có những bước phát triển mới. Tổng GDP đạt 11.330,36 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,2% trong đó tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6,9%, công nghiệp- xây dựng đạt 16,2%, thương mại- dịch vụ đạt 9,7%. Với những đặc điểm đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn luôn được xác định là một trong những thế mạnh của Nghệ An. Chính vì vậy, lĩnh vực này đã tập trung được sự quan tâm và đầu tư của các cấp, sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX kiểu mới. Trên cơ sở đó Nghệ An đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tổ chức, hoạt động đối với các HTX, chú trọng đến việc phát huy vai trò của HTX và việc cung cấp các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp: thuỷ lợi, khuyến nông, phân bón, điện, thuốc phòng sâu bệnh, đồng thời áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ …. Tóm lại, với đặc thù là một tỉnh đất rộng người đông, có nhiều tiềm năng về tự nhiên và xã hội, sau gần 20 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Nghệ An trong đó có nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển khá toàn diện. Có được những thành quả đó không thể không kể đến vai trò của các thành phần kinh tế ở khu vực này đặc biệt là hoạt động của các HTX kiểu mới. Dưới đường lối nghị quyết của Đảng bộ các cấp, kinh tế hợp tác và HTX ở Nghệ An đã và đang có nhiều đóng góp đáng ghi nhận, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. 2.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, Nghệ An cũng gặp không ít những khó khăn trong việc phát triển kinh tế- xã hội cũng như phát triển HTX trong nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: - Do vị trí địa lý, Nghệ An chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng thời tiết khô nóng, biên độ nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông tương đối lớn; mùa mưa thường kéo dài với lượng mưa bình quân lớn, độ phì của đất kém nên đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Thực hiện nhiều chiến lược kinh tế- xã hội trong đó có CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện điểm xuất phát nền kinh tế của Nghệ An còn thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã có nhiều cải thiện nhưng cơ bản vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất kinh doanh, vì vậy sức cạnh tranh của hàng hoá chưa cao. - Là tỉnh có dân số đông, trong đó hơn 85% dân cư sống ở khu vực nông thôn chính là nguồn nhân lực lớn cho việc phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực này. Tuy nhiên, đa phần người lao động còn nặng về tập quán và kinh nghiệm sản xuất truyền thống, năng lực sản xuất hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức, khả năng tiếp cận và thích ứng với các yếu tố của nền kinh tế thị trường còn yếu. Đặc biệt một bộ phận lớn nông dân còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của các cấp, các ngành, thiếu chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh…Từ thực tế đó, có thể thấy thu nhập của người dân ở nông thôn tương đối thấp, đời sống nói chung gặp nhiều khó khăn. - Trình độ của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, việc chỉ đạo triển khai nhiều chiến lược phát triển kinh tế- xã hội còn lúng túng, chưa tạo được niềm tin thu hút các nhà đầu tư cũng như đối với người lao động. - Kinh tế nông thôn đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế song vai trò của nhiều bộ phận còn mờ nhạt trong đó có kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, nhất là HTX nông nghiệp những năm qua tỷ trọng đóng góp vào kinh tế chung còn thấp, quy mô hoạt động còn nhỏ. Tóm lại, những đặc thù về tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Nghệ An có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung cũng như quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong đó HTX là nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn. Cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng củng cố, đổi mới và phát triển HTX, yêu cầu đạt ra cho các cấp, các ngành và nhân dân Nghệ An là phải biết phát huy những lợi thế, hạn chế khó khăn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn nói riêng để nâng cao hiệu quả của HTX, khai thác nhiều hơn vai trò của thành phần này trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở NGHỆ AN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY 2.2.1. Thực trạng phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 Sự phát triển của kinh tế hộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi các hộ liên kết lại để hạn chế những rủi ro, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh doanh. Từ cơ sở đó đã làm hình thành nên các hình thức hợp tác đa dạng trong đó hợp tác xã là hình thức chủ yếu. Tuy nhiên, trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thị trường, cùng với việc thực hiện những chính sách kinh tế mới, hoạt động của các HTX theo mô hình kiểu cũ ngày càng bộc lộ rõ tính không phù hợp, làm ăn kém hiệu quả và giảm sút lòng tin của xã viên đối với HTX. HTX không thể hoạt động tốt nếu không có sự cải tổ triệt để từ cơ cấu tổ chức đến định hướng sản xuất. Từ yêu cầu khách quan đó, ngày 20/3/1996, Quốc hội đã thông qua luật HTX, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Theo đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định số: 16, 41, 42, 43, 44, 45, 46/CP về chuyển đổi, đăng ký, tổ chức hoạt động của HTX, điều lệ mẫu HTX thuộc các ngành và một số văn bản dưới luật khác, tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi và phát triển HTX trong cơ chế mới. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tiến hành rà soát để chuyển đổi, thành lập mới các HTX theo Luật. Sau 5 năm triển khai thực hiện, năm 2001, ở khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nghệ An còn 338 HTX nông nghiệp và 169 HTX phi nông nghiệp. Về thực trạng hoạt động của các HTX trên, có thể đánh giá cụ thể như sau: 2.2.1.1. Hợp tác xã nông nghiệp Sau 5 năm triển khai thực hiện luật HTX trong nông nghiệp, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 299 HTX, thành lập mới 39 HTX, trong đó đã có 149 HTX được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 156 HTX đã chuyển đổi hệ thống sổ sách kế toán mới, thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán mới ban hành. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá chung của 338 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi và thành lập mới: - Số HTX hoạt động khá: 135 HTX, chiếm 40% - Số HTX xếp loại trung bình: 157 HTX, chiếm 46,4% - Số HTX xếp loại yếu: 46 HTX, chiếm 13,6% Nhìn chung, các HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi đã có những bước chuyển biến về cơ chế và nội dung hoạt động. Tuy nhiên, số HTX trung bình và yếu còn có tới 60% chứng tỏ chất lượng và hiệu quả hoạt động của các HTX sau chuyển đổi và thành lập mới là chưa cao. Cụ thể: - Về pháp nhân trong hoạt động: sau khi thành lập, chuyển đổi có 149 HTX đã được cấp giấy phép kinh doanh, chiếm 44%. Như vậy vẫn còn 189 HTX đã chuyển đổi, thành lập nhưng chưa đăng ký kinh doanh, có nghĩa là chưa đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật - Về xã viên của HTX Qua khảo sát ở 27 HTX cho thấy số xã viên đăng ký vào lại HTX là 50.199 xã viên so với 52.032 xã viên HTX trước đây, chiếm 96,4%. Bình quân một HTX là 1.927 xã viên. Ngoại trừ một số HTX ở Đô Lương, sau khi đã sáp nhập HTX vào chính quyền nay tổ chức lại thì xã viên HTX mới chủ yếu là những người trực tiếp tham gia làm dịch vụ của HTX, số xã viên này từ 30 – 40 người. - Về cổ phần của xã viên Mỗi cổ phần của xã viên là 321 nghìn đồng Trong đó: + Vốn cố định: 301 nghìn đồng, chiếm 94% + Vốn lưu động: 20 nghìn đồng, chiếm 6% Cổ phần này chủ yếu từ vốn của HTX cũ phân bổ cho xã viên của HTX mới, trong đó cổ phần thể hiện trên vốn cố định (vốn không chia) là chủ yếu, phần cổ phần thuộc vốn lưu động rất ít, có ít HTX quy định cán bộ góp cổ phần trách nhiệm từ 2–3 triệu đồng. - Về bộ máy và trình độ cán bộ của HTX Bộ máy của HTX được tinh giảm nhiều, bình quân một HTX có 6 người (1 chủ nhiệm, 1 phó chủ nhiệm, 1 kế toán, 1-2 kiểm soát và 1-2 nhân viên chuyên môn kỹ thuật). Qua khảo sát cho thấy, chủ nhiệm HTX có 37% trình độ đại học, 33,3% có trình độ trung cấp, 14,8% có trình độ sơ cấp. Tuy nhiên vẫn còn 14,9% chủ nhiệm HTX chưa qua đào tạo. - Về vốn kinh doanh dịch vụ của HTX Vốn để kinh doanh dịch vụ của 1 HTXNN bình quân đạt 1,22 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn cố định: 943 triệu đồng, chiếm 77,3% + Vốn lưu động: 277 triệu đồng, chiếm 22,7% Vốn thực tế đưa vào kinh doanh dịch vụ là 70 triệu đồng, chiếm 5,7%. - Về nội dung hoạt động của HTX: Nội dung hoạt động của các HTX nông nghiệp chủ yếu là dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế của hộ gia đình xã viên. Các hoạt động dịch vụ của các HTX được rà soát lại, xây dựng cơ chế điều hành, công khai rõ mức thu chi của các khoản dịch vụ, phần lớn các dịch vụ của HTX sau khi chuyển đổi, thành lập lại đều được tổ chức tốt hơn và đã giảm giá so với trước. Cụ thể: + Có 100% số HTX tổ chức dịch vụ tiêu thụ điện, dịch vụ cung ứng vật tư và giống cây trồng + Có 96% số HTX tổ chức dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông. + Có 7,4% số HTX tổ chức dịch vụ thú y và 3,7% số HTX tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình xã viên (chủ yếu là lương thực và thịt lợn hơi) Kết quả hoạt động của một số khâu dịch vụ ở 27 HTX được khảo sát như sau: - Dịch vụ thuỷ nông Dịch vụ thuỷ nông được coi là dịch vụ cứng, thiết yếu nhất của HTX nông nghiệp khi thực hiện chuyển đổi. Việc tổ chức các dịch vụ được xã viên bàn bạc dân chủ, đúng nguyên tắc. Nhiều HTX sau khi đã thanh toán đủ cho Nhà nước vẫn còn khoản chênh lệch (lãi) khá lớn do tổ chức tốt dịch vụ thuỷ nông, tiết kiệm nước và tăng diện tích tưới cho xã viên. - Dịch vụ bảo vệ thực vật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông. + Đối với dịch vụ bảo vệ thực vật: bình quân 1 HTX chỉ lãi 6,7 triệu đồng. Việc tổ chức dịch vụ này trong HTX nông nghiệp chủ yếu là phục vụ như một hoạt động công ích. Tuy nhiên có một số HTX đã hợp đồng với xã viên vừa phát hiện vừa cung ứng thuốc, phòng trừ bảo vệ thực vật nên có những năm chênh lệch lãi hơn 14 triệu đồng. + Đối với việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông thì có hai phương thức hoạt động dịch vụ cung ứng giống chủ yếu: * Ký hợp đồng với công ty giống để sản xuất tại chỗ giống mới (giống ngô lai, lúa nguyên chủng …) để cung cấp cho xã viên. * HTX trực tiếp mua giống của công ty giống cung ứng cho hộ nông dân. Nội dung chủ yếu của hoạt động này của các HTX là tập huấn cho xã viên, giúp xã viên tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, thông tin, tuyên truyền khuyến khích hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Một số HTX khá còn trợ giá cho xã viên. Thông qua việc tổ chức dịch vụ này, HTX điều hành thống nhất được quy trình kỹ thuật, thời vụ sản xuất, thực sự làm vai trò “bà đỡ” cho hộ nông dân nhất là hộ nghèo, hộ có kiến thức và kỹ năng sản xuất yếu. - Dịch vụ tiêu thụ điện Các HTX quản lý tiêu thụ điện sinh hoạt và điện kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của xã viên với giá điện tiêu thụ hợp lý, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng về điện. Có 2 hình thức bán điện: Thứ nhất: HTX tiếp nhận và bán điện đến từng hộ Thứ hai: HTX tiếp nhận và bán điện đến từng thôn Giá điện bán đến thôn dao động từ 450 – 600 đ/kWh Giá điện bán đến hộ dao động từ 600 – 800 đ/kWh Thực hiện chủ trương của Chính phủ về quản lý giá trần điện sinh hoạt tại nông thôn, vai trò dịch vụ của HTX đã đóng góp tích cực vào việc quản lý tốt cơ sở hạ tầng về điện và hạ giá thành tiêu thụ điện cho hộ gia đình nông dân, chấm dứt hiện tượng cai đầu dài quản lý và ép giá như trước đây. - Dịch vụ cung ứng phân bón Chủ yếu là các HTX khá dùng vốn lưu động mua vật tư đầu tư cho xã viên theo cách ứng trước vật tư, trả chậm sau vụ thu hoạch hoặc bán trực tiếp thu tiền ngay. Với phương thức này, HTX bán theo giá tại địa phương, cộng với lãi suất tiền vay trong thời gian ứng trước (thường sau thu hoạch) nhưng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền vay tại ngân hàng. Ngoài ra một số HTX còn làm thêm các dịch vụ khác như dịch vụ làm đất, dịch vụ vốn, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thú y …Song các hoạt động dịch vụ này thường thiếu ổn định. Nói chung, thước đo để đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTX nông nghiệp có nội dung hoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng chính sự tăng trưởng kinh tế của hộ gia đình xã viên thông qua việc sử dụng các dịch vụ do chính HTX đem lại. Ở thời điểm hiện tại, khi mới chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ hộ nông dân có điều kiện tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, đại bộ phận hộ nông dân đang trong tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, quy mô sản xuất quá nhỏ bé, thiếu việc làm, thừa lao động, đang là sức ép lớn cho xã hội thì việc các HTX đảm nhận các khâu dịch vụ như trên thực sự có ý nghĩa đối với bộ phận lớn hộ gia đình nông dân ở Nghệ An. Với phương pháp điều tra lấy ý kiến trực tiếp bằng trắc nghiệm của 294 hộ xã viên, cán bộ xã thuộc 27 HTX đại diện cho các loại hình, các vùng trong tỉnh về vai trò và hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới, thì: + Có 264/294 ý kiến (89,8%) cho rằng HTX sau chuyển đổi hoạt động khá hơn trước. + Có 257/294 ý kiến (87,4%) cho rằng nên tổ chức các HTX dịch vụ: nhiều nhất là các ý kiến yêu cầu làm dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ giống cây con, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ bảo vệ thực vật. Ngoài những kết quả đó, các HTX cũng đã phát huy tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo thông qua nhiều hình thức. Nhiều HTX đã huy động công sức, tiền vốn của xã viên để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, điện, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi… góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong nông thôn hiện nay. Qua điều tra, các ý kiến cũng đánh giá nguyên nhân cơ bản quyết định việc phát triển của các HTX nông nghiệp là có chủ nhiệm giỏi (220/294 ý kiến, chiếm 74,8%) và cấp uỷ lãnh đạo tốt (134/294 ý kiến, chiếm 45,6%). Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quá trình hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể: - Việc xử lý vốn, quỹ ở hầu hết các HTX chưa đúng luật HTX và nghị định 16/CP quy định, phân bổ vốn góp chỉ mang tính hình thức, quyền lợi và nghĩa vụ đối với vốn góp chưa được thể hiện rõ. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng HTX sau chuyển đổi thấp, tình trạng “xã viên cả làng” vẫn là phổ biến. - HTX tuy thiếu vốn nhưng không huy động được đóng góp của xã viên, chưa chứng minh được hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn nên xã viên thiếu tin tưởng, không muốn đóng cổ phần hoặc vốn góp, tính thuyết phục về vai trò của HTX chưa cao. - Một số HTX cũ sau khi sáp nhập vào chính quyền, toàn bộ tài sản của HTX cũng chuyển giao cho chính quyền quản lý, nay thành lập HTX mới với số ít xã viên dẫn đến sự chồng chéo về mặt tài chính. - Về trình độ cán bộ quản lý HTX. Phần lớn cán bộ HTX có trình độ học vấn, trình độ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật còn thấp, chưa tiếp cận được với cơ chế thị trường, còn lúng túng trong việc xác định nhiệm vụ kinh doanh trong thời kỳ mới. Mặt khác, do chế độ thù lao cho bộ máy quản lý HTX còn thấp nên chưa khuyến khích được cán bộ có năng lực yên tâm công tác. - Vai trò của Nhà nước trong việc hướng dẫn, giúp đỡ HTX phát triển chưa thực sự phát huy hiệu quả. Mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về HTX vừa thiếu, vừa chưa đủ năng lực để theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với HTX. Chính từ những tồn tại đó mà một bộ phận xã viên vẫn còn bị ám ảnh bởi mô hình HTX cũ trước đây, từ đó chưa có động thái tích cực thúc đẩy mô hình HTX kiểu mới phát triển. Có những hạn chế đó là do những nguyên nhân cơ bản sau: - Năng lực nội tại của kinh tế hộ còn thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển nên nhu cầu hợp tác còn ở mức giản đơn là phổ biến, chưa thực sự có nhu cầu hợp tác ở trình độ cao. - Việc tuyên truyền, tổ chức học tập luật HTX và các chính sách của Đảng, của Nhà nước ở một số địa bàn cụ thể chưa được chú trọng dẫn đến nhận thức và quan niệm về tổ chức HTX của đa số cán bộ, xã viên chưa được đầy đủ, sâu sắc. - Các HTX chưa coi trọng việc mở mang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chưa chú trọng củng cố tổ chức các dịch vụ đầu ra do vậy doanh thu của HTX còn thấp trong khi đó giá các loại vật tư đầu vào thường xuyên tăng cao. Vì thế đời sống xã viên thường gặp nhiều khó khăn. 2.2.1.2. Hợp tác xã phi nông nghiệp Đến năm 2001, có 169 HTX phi nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới theo Luật, trong đó có 130 HTX phi nông nghiệp ở các ngành khác nhau và 39 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động như HTX. Gắn liền với sự phát triển kinh tế nông thôn Nghệ An thời kỳ này, phải kể đến thực trạng hoạt động của các HTX ở các lĩnh vực phi nông nghiệp sau: * HTX tiểu thủ công nghiệp: Có 43 HTX, tăng 26 HTX so với năm 1997 (17 HTX) trong đó có 28 HTX chuyển đổi và 15 HTX thành lập mới. Tổng nguồn vốn có 20.597 triệu, trong đó vốn cố định là 16.279 triệu, vốn lưu động là 4.318 triệu. Tổng số lao động xã viên thường xuyên là 4.961 người. Qua khảo sát ở 43 HTX tiểu thủ công nghiệp thì tất cả đều được cấp giấy đăng ký kinh doanh, bình quân một HTX có 50 xã viên. Bộ máy và trình độ cán bộ được kiện toàn, bình quân một HTX có 5 – 6 cán bộ (chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán, kho quỹ và 2 nhân viên nghiệp vụ). Đa số cán bộ quản lý HTX đều có trình độ trung cấp trở lên. Các HTX tiểu thủ công nghiệp có doanh thu và lãi đều hàng năm, tiêu biểu có HTX đóng tàu thuyền Châu Hưng doanh thu năm 2000 đạt 4.673 triệu đồng, nộp thuế nhà nước 98 triệu đồng, năm 2001 tổng doanh thu đạt 6 tỷ đồng, nộp thuế Nhà nước 135 triệu đồng, giải quyết việc làm và ổn định đời sống thường xuyên cho 34 xã viên, tính cả hợp đồng thời vụ có lúc lên tới 200 lao động. Tuy nhiên, kinh tế HTX trong lĩnh vực thủ công nghiệp còn một số nhược điểm tồn tại chủ yếu: - Quy mô HTX nhỏ, bình quân 50 xã viên và 1,3 tỷ đồng tiền vốn, HTX… chủ yếu là nhà xưởng, công cụ thiết bị lạc hậu, sản xuất manh mún, chưa có nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, chậm thay đổi mẫu mã; tay nghề của người lao động thấp, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật mới đạt 3,7%. - Trình độ quản lý kinh tế HTX còn yếu. Mặc dù, đa số cán bộ quản lý HTX có trình độ trung cấp trở lên nhưng năng lực tổ chức, chỉ đạo HTX còn nhiều bất cập, chưa thích ứng nhanh với những biến động của kinh tế thị trường. - Số HTX sản xuất kinh doanh có lãi chiếm tỷ lệ 53%, trung bình yếu kém chiếm 47%. * HTX trong ngành thuỷ sản Có 66 HTX, tăng 58 HTX so với năm 1997 (8 HTX), trong đó có 59 HTX khai thác hải sản xa bờ, trong số đó có 31 HTX được vay vốn theo nghị định 393 của Chính phủ đã đăng ký kinh doanh. Khảo sát ở 18 HTX thuỷ sản cho thấy, tổng số xã viên là 304 người trong đó xã viên của HTX cũ chuyển sang là 118 người, xã viên mới tham gia là 186 người, bình quân một HTX có 17 xã viên. Tổng vốn sản xuất kinh doanh là 37.351 triệu đồng, tổng vốn do xã viên đóng góp là 2211 triệu đồng, bình quân xã viên góp 7.273 nghìn đồng. Bình quân một HTX có 5 cán bộ; chủ nhiệm, kế toán có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 22%. Năm 2001, tổng doanh thu đạt 11.138 triệu đồng, bình quân 1 HTX có doanh thu là 619 triệu đồng, đặc biệt có một HTX có tổng lãi trước thuế là 849 triệu đồng, bình quân thu nhập một lao động là 315 – 440 nghìn đồng/người/tháng. Tuy vậy, vẫn còn 28 HTX khai thác hải sản xa bờ không vay được vốn theo nghị định 393 nên không hoạt động. Một số HTX khác vay được vốn nhưng nhiều xã viên không đóng góp cổ phần, bởi vậy khi HTX gặp khó khăn thì xã viên tự do ra khỏi HTX. Cho đến năm 2002, thực tế chỉ còn 12 HTX khai thác hải sản xa bờ. Mặt khác, trình độ tay nghề của máy trưởng, thuyền trưởng chưa đáp ứng yêu cầu vận hành thiết bị hiện đại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10% được đào tạo. Số HTX khai thác gắn với dịch vụ chế biến, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm còn quá ít. Số HTX làm ăn khá mới đạt hơn 40%. * HTX thương mại dịch vụ: Có 8 HTX (5 HTX chuyển đổi, 3 HTX thành lập mới). Tổng số vốn là 5.334 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 4.034 triệu đồng, vốn lưu động là 1.300 triệu đồng. Vốn điều lệ là 3.244 triệu đồng, bình quân xã viên góp 3.604 nghìn đồng. Tổng số xã viên lao động là 901 người trong đó lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 75 người, chiếm tỷ lệ 8,3%. Bình quân HTX có 180 xã viên, mỗi HTX có 5 cán bộ, chủ nhiệm và kế toán đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Thông qua hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu năm 2001 của các HTX thương mại đạt 32.727 triệu đồng, nộp thuế Nhà nước 48 triệu đồng, tổng lãi 139 triệu đồng, bình quân thu nhập xã viên 400.000 đồng/tháng. Cũng thời gian này, các HTX thương mại đã lưu động hàng hoá nông, lâm sản trên thị trường trong và ngoài tỉnh bao gồm 600 tấn nhựa thông, 5.000 tấn cà phê, lạc đậu, gạo … Tuy nhiên, số lượng HTX thương mại trong toàn tỉnh còn quá ít, quy mô nhỏ bé, chức năng mua bán phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nông nghiệp, nông thôn - một thị trường rộng lớn đang hạn chế, bỏ ngỏ cho tư thương. * Quỹ tín dụng nhân dân: Có 39 đơn vị thành lập mới, tăng 5 HTX so với năm 1997. Tổng số xã viên của các HTX (thành viên tham gia quỹ tín dụng) là 25.170 người. Tổng huy động vốn năm 2001 đạt 69.141 triệu đồng, trong đó huy động vốn tại chỗ đạt 68.051 triệu đồng, đã cho vay 81.635 triệu đồng, kinh doanh có lãi là 1.768 triệu đồng. Điển hình trong hoạt động của mô hình này là quỹ TDND Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu) với 1.024 xã viên tham gia, tổng số vốn của HTX là 2.750 triệu đồng. Năm 2000, tổng doanh thu của quỹ là 403 triệu đồng, nộp thuế 10 triệu đồng, số lãi trước thuế là 64 triệu đồng. Năm 2001, tổng doanh thu 396 triệu đồng, nộp thuế 35 triệu đồng, lãi trước thuế 110 triệu đồng. Hoạt động theo phương thức HTX tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần tích cực trong việc huy động vốn và cho vay tại chỗ, hỗ trợ các HTX ở nông thôn và các hộ nông dân cơ bản khắc phục những khó khăn về vốn. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của một số quỹ tín dụng chưa tốt do việc thẩm định cho vay chưa chặt chẽ dẫn tới khả năng khó thu hồi vốn nợ. Mặt khác, việc chấp hành chế độ an toàn kho quỹ và chế độ quản lý ấn chỉ quan trọng vẫn còn nhiều thiếu sót. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo nghiệp vụ hoàn chỉnh, còn công tác kiêm nhiệm, chưa đảm bảo chuyên môn hoá. Chính vì thế mà thành viên tự nguyện tham gia quỹ tín dụng nhân dân còn ít (28-40%) Tóm lại, sau chuyển đổi, thành lập mới, tổ chức và hoạt động của HTX phi nông nghiệp cơ bản theo luật HTX. Xã viên cũ và mới vào HTX đều tự nguyện tham gia góp vốn vào HTX. Các HTX kiểu mới đều tiến hành kiểm tra đánh giá lại tài sản, vốn công nợ, kiện toàn bộ máy cán bộ, được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả hơn; phân phối công bằng, dân chủ, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho xã viên và người lao động. Phong trào HTX được hồi sinh, xã viên phấn khởi, tin tưởng vào HTX. Bảng 2.1: Tổng hợp phân loại các HTX phi nông nghiệp, năm 2001 Đơn vị tính: HTX Ngành kinh tế Loại khá Loại trung bình Loại yếu kém Tiểu thủ công nghiệp 23 12 5 Thuỷ sản 16 9 13 Thương mại, dịch vụ 2 2 1 Quỹ TDND 15 22 2 Tổng số 56 45 21 Nguồn: [41]. Ghi chú: - HTX loại khá là sản xuất kinh doanh có lãi. - HTX loại trung bình là sản xuất kinh doanh không có lãi. - HTX loại yếu kém là sản xuất kinh doanh thua lỗ. Qua khảo sát 35 HTX, ý kiến của cán bộ xã viên đều cho rằng: các HTX sản xuất ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan