Luận văn Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ VỐN, HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 6

1. VỐN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HUY ĐỘNG VỐN 6

1.1. Vốn của doanh nghiệp 6

1.2. Các nguyên tắc huy động vốn 8

1.2.1. Nguyên tắc kịp thời 8

1.2.2. Nguyên tắc hiệu quả 8

1.2.3. Nguyên tắc số lượng và thời gian 9

1.2.4. Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch 9

2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN (1) 10

2.1. Huy động vốn Nợ phải trả 12

2.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 12

2.1.1.1. Tín dụng thương mại 12

2.1.1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm. 14

2.1.1.3. Tài trợ ngắn hạn có bảo đảm 17

2.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn 21

2.1.2.1. Thuê mua trả góp ( Hire - Purehase Financing) 22

2.1.2.2. Tín dụng thuê mua (lease financing) 23

2.1.2.3. Các khoản vay có định kỳ hay có kỳ hạn. 25

2.1.2.4. Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. 26

2.2. Huy động vốn chủ sở hữu 28

2.2.1. Tăng vốn điều lệ 28

2.2.1.1. Cổ phần phổ thông 29

2.2.1.2. Cổ phần ưu đãi 30

2.2.2. Quỹ khấu hao 32

2.2.3. Các quỹ 32

3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 33

3.1. Bất động sản - các khái niệm và văn bản pháp lý liên quan 33

3.1.1. Khái niệm 33

3.1.1.1. Bất động sản 33

3.1.1.2. Hoạt động kinh doanh bất động sản 34

3.1.1.3. Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản 34

3.1.2. Một số văn bản Pháp lý liên quan đến Bất động sản và xây dựng 35

3.1.2.1. Các văn bản pháp lý do Quốc hội ban hành 35

3.1.2.2. Các văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành 35

3.2. Tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam 37

3.3.1. Đánh giá thị trường năm 2007 38

3.3.2. Xu hướng năm 2008 38

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HÀ NỘI 44

1. GIỚI THIỆU CÔNG TY 44

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 44

1.2. Các Công ty thành viên 45

1.2.1. Công ty cổ phần Đầu tư Láng Hạ 45

1.2.2. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Nho Quế 46

1.2.3. Công ty cổ phần Phát triển điện Đông Bắc 46

1.2.4. Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội 47

1.3. Các Dự án bất động sản tiêu biểu 47

1.3.1. Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở trong khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng 48

1.3.2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an 49

1.3.3. Dự án đầu tư xây dựng cao ốc Trung tâm tài chính Láng Hạ 49

1.4. Một số đặc điểm về Tổ chức - Kinh tế - Kỹ thuật 50

1.4.1. Công tác tổ chức, nhân sự 50

1.4.1.1. Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức Công ty 50

1.4.1.2. C«ng t¸c båi d­ìng nghiÖp vô 51

1.4.1.3. Công tác tuyển dụng 51

1.4.1.4. Công tác lương thưởng và phân phối tiền lương 51

1.4.2. Hoạt động thu thập, xử lý thông tin và các chính sách căn bản 52

1.4.2.1. Thu thập và xử lý thông tin thị trường 52

1.4.2.2. Chính sách sản xuất và cung cấp dịch vụ 55

1.4.2.3. Chính sách mua hàng 57

2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CÔNG TY ĐANG SỬ DỤNG 58

2.1. Huy động vốn chủ sở hữu 59

2.1.1. Vốn điều lệ 59

2.1.2. Các nguồn vốn chủ sở hữu khác 60

2.2. Huy động vốn nợ phải trả 60

2.2.1. Tín dụng ngân hàng 61

2.2.2. Tín dụng thương mại 61

2.2.3. Các nguồn nợ phải trả khác 62

3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY 63

3.1. Cơ cấu vốn và độ rủi ro 63

3.1.1. Cơ cấu vốn 63

3.1.2. Độ rủi ro 67

3.1.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 67

3.1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh 68

3.1.2.3. Khả năng cân đối vốn 69

3.2. Tác động tới lợi ích của chủ sở hữu 70

3.2.1. Hệ số thu nhập trên tài sản ( Return on Assets - ROA) 71

3.2.2. Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu - ROE 73

4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ SỰ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 75

4.1. Điểm mạnh 75

4.1.1. Khả năng huy động Tín dụng thương mại tốt 75

4.1.2. Khả năng huy động vốn cổ phần tốt 76

4.1.3. Rủi ro tín dụng thấp 76

4.2. Điểm yếu và nguyên nhân 76

4.2.1. Điểm yếu 77

4.2.2. Nguyên nhân 77

4.2.2.1. Các lĩnh vực hoạt động hiện tại thu được giá trị thặng dư thấp 77

4.2.2.2. Đang trong quá trình đầu tư 77

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN 79

1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY 79

1.1. Tổng mức đầu tư của các dự án bất động sản 79

1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an. 79

1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở trong khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng 80

1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Tài chính Láng Hạ 81

1.2. Kế hoạch giải ngân 82

1.2.1. Tiến độ giải ngân theo dự án 83

1.2.1.1. Dự án Bộ Công an 83

1.2.1.2. Dự án Định Công 83

1.2.1.3. Dự án Láng Hạ 84

1.2.2. Kế hoạch giải ngân từng năm 84

2. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN 85

2.1. Kế hoạch doanh thu từ bất động sản giai đoạn 2008 - 2010 85

2.1.1. Dự án Bộ Công an 85

2.1.2. Dự án Định Công 86

2.1.3. Tổng hợp doanh thu 86

2.2. Lựa chọn Phương thức huy động vốn 87

2.2.1. Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu 88

2.2.2. Huy động vốn từ khách hàng 89

2.2.3. Huy động tín dụng ngân hàng 92

2.2.4. Huy động tín dụng thương mại 94

2.2.5. Phát hành trái phiếu dự án 94

2.2.6. Huy động vốn trên thị trường chứng khoán 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; + Nghị định của Chính phủ số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; + Nghị định của Chính phủ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các lọai đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP; + Nghị định của Chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ tái và định cư khi Nhà nước thu hồi đất; + Nghị định của Chính phủ số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất; + Nghị định của Chính phủ số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; + Nghị định của Chính phủ số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; + Nghị định của Chính phủ số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/2NĐ-CP; + Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-Cp ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; + Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; + Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; + Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; + Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; + Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11/05/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao; + Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; + Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-Cp ngày 13/06/2007; 3.2. Tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam Thị trường bất động sản những năm gần đây luôn ở trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu. Vì thế việc có những cơn sốt hay tăng giá quá nhanh là điều không tránh khỏi. Đặc biệt trong những năm qua, thị trường chứng khoán có nhiều biến động dẫn đến biến động trong thị trường BĐS. Các nhà đầu tư chuyển nguồn vốn đầu tư của họ sang thị trường dễ sinh lợi nhuận và ít mạo hiểm này. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, việc VN gia nhập WTO, đời sống người dân phát triển, thu nhập cao, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân lớn mạnh, nhu cầu đầu tư và đầu cơ cao, tiến trình cổ phần hóa của các công ty Nhà nước cũng dẫn tới tăng nhu cầu về văn phòng chất lượng cao, tạo thêm áp lực trên thị trường. Cầu tăng cao chưa từng có đặt ra đòi hỏi cấp thiết về nguồn cung các dịch vụ văn phòng, khách sạn, khu vực bán lẻ, căn hộ. Theo nghiên cứu của Tâp đoàn CB Richard Ellis (Mỹ)-công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới có 500 chi nhánh tại các nước đánh giá thì đây là thời điểm vô cùng quan trọng để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam với kỳ vọng năm 2008 sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. 3.3.1. Đánh giá thị trường năm 2007 Sự kiện xếp hàng mua căn hộ tại các dự án như Vista, Sky Garden, Hoàng Anh Gia Lai… tại thành phố Hồ Chí Minh hồi giữa năm qua đã phần nào minh chứng cho sự tăng cao về nhu cầu thị trường căn hộ .Đóng góp vào cơn sốt này còn do có sự cởi mở trong chính sách đầu tư và quyền sở hữu nhà đất của Chính phủ. Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản bằng việc tăng thời gian giấy phép sử dụng đất cho các nhà đầu tư nước ngoài từ 50 năm lên 70 năm. Những hợp đồng thuê đất dài hạn sẽ tự động được gia hạn thêm 50 đến 70 năm nữa mà không phải bỏ thêm chi phí. Nghị định cũng liệt kê các trường hợp mà Chính phủ có trách nhiệm giải phóng mặt bằng trước khi giao đất cho chủ đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ của quá trình đầu tư. Việc đưa ra dự thảo và phê duyệt quyền sở hữu nhà đất của một số nhóm Việt kiều và đối tượng nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã thực sự nới lỏng và đơn giản hóa quá trình thủ tục. 3.3.2. Xu hướng năm 2008 Năm 2008 về nhu cầu trong tất cả các mảng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên sẽ có sự khác biệt. Sự tiếp tục phát triển của một số thị trường sẽ làm giảm nhẹ tình trạng thiếu cung trong tương lai. Các dự án không chỉ còn tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã lan tỏa đến các thành phố đầy tiềm năng khác như Hải Phòng, Hà Tây, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ… Việc xếp hàng để mua căn hộ trong các dự án như Vista, Keppel và Estelle, Hoàng Anh Gia Lai và Phú Mỹ Hưng cho thấy những dự án chất lượng, giá cả phải chăng sẽ vẫn luôn dẫn đầu thị trường. Thay đổi có chăng là ở thị trường bất động sản Hà Nội khi mà cho tới thời điểm này vẫn chưa có nhiều biến động đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở. Hà Nội hiện giờ vẫn không được đánh giá cao nhưng có thể thấy được tiềm năng với các dự án trong tương lai như Golden Westlake, Hanoi Indochina Plaza, Keangnam, và Hanoi Landmark. Thị trường văn phòng và cửa hàng bán lẻ vẫn không đủ cung trên cả nước vì thế giá thuê sẽ tăng và các công ty buộc phải xem xét đến các giải pháp khác như là mở rộng, phát triển ra phía ngoài khu vực trung tâm nhằm chiếm giữ vị trí. Thị trường căn hộ cho thuê năm 2007 bị hạn chế về nguồn cung và trong năm 2008 sẽ không có gì khác biệt, điều này gây ra sự thiếu hụt cho thị trường căn hộ chi phối thị trường Mua để cho thuê (các nhà đầu tư tư nhân mua căn hộ với mục đích cho người nước ngoài thuê lại). Hà Nội sẽ có thêm hai dự án căn hộ cho thuê ra đời vào năm 2008. Thị trường khách sạn và resort sẽ không có thêm nguồn cung nào ở các thành phố lớn, bởi các nhà đầu tư chỉ chú ý tới các khu vực du lịch như Đà Nẵng / Biển Đông, Phú Quốc, sắp tới là Long Hải, vịnh Hạ Long và Huế. Thị trường đất công nghiệp là mảng thị trường chiếm tới gần 60% FDI, cũng được nhắc đến gần đây. Mảng thị trường này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa với ngày càng nhiều nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư Mỹ tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam mong tận dụng được lực lượng lao động trẻ có tay nghề với các chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Với những bất cập về cơ sở hạ tầng, lãnh đạo các cấp Trung ương và địa phương đều đang nỗ lực khắc phục khó khăn này trong năm 2008. Trong tương lai trước mắt, các dự án tổ hợp đa năng có quy mô lớn sẽ được phát triển tại các khu vực bên ngoài trung tâm thành phố như khu vực quận Tân Bình (C.T Plaza), quận 11 (Saigon Palace), quận 7 (Phú Mỹ Hưng với 10 tòa tháp) tại TP Hồ Chí Minh và khu vực Hồ Tây, Mỹ Đình tại Hà Nội như dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower trên đường Phạm Hùng, The Landmark trên đường Liễu Giai, dự án Hanoi Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy… Sự phát triển ra bên ngoài trung tâm sẽ trở thành xu hướng chung với việc Hà Nội mở rộng ra phía tây và thành phố Hồ Chí Minh mở rộng ra vài hướng phía ngoài. Việc mở rộng này đã giải quyết được khó khăn về việc tìm kiếm những văn phòng có giá thuê thấp và diện tích lớn. Mặc dù hàng trăm dự án văn phòng quy mô nhỏ vẫn đang được thi công, các công ty nước ngoài và trong nước có thể vẫn lựa chọn các mặt bàng nhỏ trong các tòa nhà văn phòng như vậy để giải quyết một phần nhu cầu thuê diện tích ngay trước mặt nhưng trong tương lai sắp tới lượng cung này vẫn không thể đáp ứng được lượng lớn nhu cầu hiện nay. Bởi nhiều dự án lớn đang được triển khai, loại trừ việc chậm trễ trong công tác thi công, nhu cầu về văn phòng sẽ được đáp ứng nhưng không phải là trong năm 2008. Điều này có nghĩa là giá thuê sẽ vẫn còn tiếp tục tăng. CB Richard Ellis dự đoán rằng giá thuê sẽ dao động trong khoảng 65 – 70 USD/m2/tháng đối với văn phòng hạng A chưa kể phí dịch vụ và thuế GTGT. Mức giá thuê này được coi là cao tại Việt Nam tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá thuê tại các tòa nhà ở các thị trường khác trong khu vực như Hồng Kông (Tòa nhà IFC có giá thuê 242 USD/m2) hay Singapore (Tòa nhà One Raffles Quay có giá thuê 159 USD/m2). Thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế dân số trẻ và nguồn tiền nhàn rỗi ngày càng tăng. Trong khi những nhà bán lẻ nổi tiếng như Central từ Thái Lan, Carrefour từ Pháp, Takashimaya từ Nhật, và Wal-Mart từ Mỹ đang trong giai đoạn nghiên cứu thị trường thì Lotte từ Hàn Quốc và Parkson từ Malaysia đã tiến hành hoạt động với rất nhiều dự án trên khắp Việt Nam, tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Những áp lực trên thị trường bán lẻ đang đẩy giá thuê tăng cao. CB Richard Ellis dự đoán giá thuê bán lẻ trung bình trong năm 2008 ở tầng trệt sẽ lên tới 200 USD / m2 / tháng. Trong năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một dự án mới là Saigon Happiness Square ở Quận 1 cùng với các cửa hàng bán lẻ khác ở các quận ngoại thành như Tân Bình, quận 11, và Saigon Paragon ở Quận 7. Thị trường Hà Nội sẽ tăng cao về cầu và thiếu nguồn cung. Hiện tại Hà Nội chưa có khu vực mua sắm mới nào; trung tâm mua sắm lớn nhất với 130.000 m2 diện tích bán lẻ với giá thuê cao vào khoảng 120 USD / m2 / tháng tính tại thời điểm cuối năm 2007. CB Richard Ellis dự đoán rằng giá thuê còn tăng cao nữa ở các khu vực trung tâm trong 2008. Năm 2009, theo cam kết với WTO, các hãng bán lẻ được sở hữu 100% vốn nước ngoài, điều này sẽ càng tạo nên áp lực lớn trên thị trường vốn đã khan hiếm diện tích. Nhờ tăng trưởng kinh tế, nhiều người nước ngoài sẽ đến sinh sống tại Việt Nam, và vì thế căn hộ dịch vụ sẽ tăng mạnh. Hà Nội có hai dự án tên tuổi quốc tế là Ascott và Frasers, hai dự án này đều cho ra mắt vào năm 2008 và sẽ góp thêm 463 căn hộ vào thị trường với giá thuê 30 – 40 USD / m2. Không có dự án mới nào tại thành phố Hồ Chí Minh nên giá cả cho các căn hộ trung bình sẽ ở mức 40 – 45 / m2 và các căn hộ diện tích nhỏ hơn sẽ được ưa chuộng. Thị trường mua bán căn hộ không đáp ứng đủ nguồn cung, bắt đầu có các căn hộ dưới dạng Mua để cho thuê do các nhà đầu tư lẻ mua các căn hộ với mục đích cho người nước ngoài thuê. Đây là thị trường cung cấp cho nhà ở cho người nước ngoài nhưng cũng đồng thời thúc đẩy việc mua bán căn hộ. Vốn tăng và giá thuê giữ ở mức cao trở thành một cách làm giàu phổ biến. CB Richard Ellis nhận định Hà Nội là thị trường vẫn còn chưa phát triển nhưng có tiềm năng vô cùng to lớn. Một vài dự án được chờ đợi khá lâu cụ thể là dự án Saigon Pearl theo kế hoạch sẽ được giao cho chủ đầu tư vào năm nay. Nhu cầu về căn hộ tăng cao cùng với sự lo ngại và mong muốn kiếm lời khiến nhiều người đổ xô đi mua căn hộ trong điều kiện giá cả tăng cao người mua chú ý tới các dự án có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Điều này cho thấy là người mua hiện nay không chỉ căn cứ vào giá mà còn lưu ý đến các yếu tố như nhà đầu tư, sự phát triển, quá trình triển khai dự án, phân chia mặt bằng và các dịch vụ. Một số nhà đầu tư quốc tế đã chọn cách tiếp cận thị trường bằng cách xây dựng kế hoạch phát triển thành phố hơn là xây dựng các tòa tháp đơn lẻ, bởi cách này đảm bảo an toàn hơn về chất lượng và mặt bằng. Thị trường căn hộ ở Việt Nam mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, từ Hà Nội, Hải Phòng tới, Đà Nẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Do chính phủ còn tiếp tục xem xét và bổ sung sửa đổi các chính sách như Nghị định 84 và 153 nên thị trường này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Thị trường khách sạn và resort cũng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và các tập đoàn khách sạn quốc tế. Từ năm ngoái tới nay đã có 5 dự án khách sạn năm sao có sự tham gia của chủ đầu tư nước ngoài tại khu vực Mỹ Đình, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh đã có 11 khách sạn năm sao với khoảng 3.611 phòng và dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khách sạn, và đang tiến hành các dự án cải tạo và dự án mới nhưng chưa dự án nào được hoàn thành trong năm 2008. Một vài khách sạn năm sao nổi bật sẽ được khánh thành vào năm 2009 gồm có Intercontinental trong Asiana Plaza, Times Square và Saigon Happiness Square. Uớc tính thành phố lớn nhất Việt Nam cần khoảng 10.000 phòng khách sạn trong 4 năm tới. Cùng thời gian này, tại các thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, hàng loạt dự án về khách sạn và resort được đầu tư bởi các tập đoàn quốc tế. Riêng ở thành phố Đà Nẵng theo kết quả nghiên cứu của CB Richard hiện tại có đến hơn 10 dự án resort, khách sạn, sân golf và villa cao cấp mà trong đó phần lớn là có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài. Rõ ràng “Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Việt Nam đang dần hé mở với các nhà điều hành khách sạn quốc tế. Họ đang tìm kiếm nhiều chiến lược để vào thị trường, mua lại và đổi tên, phát triển, và bắt tay với các nhà đầu tư trong nước. Guoman, Hilton, Omni, Sheraton, InterContinental, Sofitel, Novotel ở Đà Lạt và Novotel ở Phan Thiết tất cả đều đã thay đổi chiến lược. Movenpick mua lại Omni ở thành phố Hồ Chí Minh, Guoman ở Hà Nội và Parkroyal mua lại Novotel ở Sài Gòn, chúng ta đang chứng kiến sự đổi tên của các khách sạn đang hoạt động trên thị trường. Với sự bùng nổ trung tâm đô thị và các địa điểm resort, Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho những kỳ nghỉ và thị trường nhà ở bởi các địa điểm ven biển như Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng, Lăng Cô, Côn Đảo và đảo Phú Quốc đều có tiềm năng trở thành thiên đường của Đông Nam Á, Bali và Phuket. PHẦN 2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HÀ NỘI 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp may Thanh Bình được thành lập năm 1997 thuộc Công ty Thanh Bình - Bộ Quốc phòng có Trụ sở tại Khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xí nghiệp may Thanh Bình được đầu tư xây dựng hai nhà máy, đó là Nhà máy dệt nhãn mác và Nhà máy may với số lượng công nhân bình quân khoảng 450 người. Công việc chủ yếu của Xí nghiệp là nhận dệt nhãn mác cho các Công ty may trên địa bàn miền Bắc, may gia công xuất khẩu cho Hàn Quốc và phục vụ một số nhiệm vụ an ninh quốc phòng được Bộ Quốc phòng giao. Ngoài nhiệm vụ ban đầu là sản xuất dệt may, Ban lãnh đạo Xí nghiệp may Thanh Bình đã nhanh chóng mở rộng bộ máy, tăng cường năng lực về vốn và nhân lực để hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và đầu tư bất động sản. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng để tăng cường tính chủ động và hiệu quả kinh tế, ngày 24/03/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Quyết định số 491/QĐ-BQP chuyển đổi Công ty Thanh Bình thành các Công ty cổ phần, theo đó Xí nghiệp may Thanh Bình được chuyển thành Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội. Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008869 ngày 12/08/2005 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây dựng công trình Công nghiệp và dân dụng; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà; Quản lý khai thác dịch vụ tổng hợp khu đô thị mới, khu dân cư tập trung… Vốn điều lệ khi thành lập đạt 5.000.000.000 đồng, hiện nay Công ty đã nâng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đồng để đáp ứng năng lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản và thuỷ điện. Hiện nay, Công ty chuyển Trụ sở chính về 33B Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1.2. Các Công ty thành viên Cùng với sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đã và đang tiến hành hoạt động đầu tư tài chính, hợp tác cùng các tổ chức và cá nhân có năng lực để thành lập các Công ty cổ phần hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, phát triển thuỷ điện, bảo hiểm… Đến nay, Công ty đã tham gia góp vốn thành lập một số Công ty thành viên như sau. 1.2.1. Công ty cổ phần Đầu tư Láng Hạ Công ty cổ phần Đầu tư Láng Hạ có địa chỉ tại số 1A Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012695 ngày 07/06/2006 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà; Cho thuê văn phòng, nhà ở, kho, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong lĩnh vực xây dựng và may công nghiệp… Công ty có vốn điều lệ 20.000.000.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Thanh Bình góp 54% vốn điều lệ tương ứng với 1.080.000 cổ phần; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nhà góp 100.000 cổ phần; Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ góp 620.000 cổ phần và một số cá nhân khác. Công ty cổ phần Đầu tư Láng Hạ được thành lập để thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý toà cao ốc Trung tâm tài chính Láng Hạ. Đây là một toà cao ốc văn phòng cao 25 tầng và 4 tầng hầm tại số 1A Láng Hạ, quận Ba Đình. 1.2.2. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Nho Quế Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Nho Quế có địa chỉ tại số 33B Phạm Ngũ Lão, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014178 ngày 13/10/2006 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất kinh doanh điện năng; Đầu tư các dự án điện; Khai thác khoáng sản; Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng… Công ty có vốn điều lệ 200.000.000.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Thanh Bình góp 5% vốn điều lệ tương ứng với 1.000.000 cổ phần; Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ góp 6.000.000 cổ phần; Công ty TNHH Bảo Vân góp 4.000.000 cổ phần và một số cá nhân khác. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Nho Quế được thành lập để thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý Nhà máy thủy điện Nho Quế 2 trên sông Nho Quế, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Nhà máy có công suất lắp máy 58MW, công suất đảm bảo là 7,68MW, hằng năm Thủy điện Nho Quế 2 cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia khoảng 240,28x106kWh. Tổng mức đầu tư khoảng 80.000.000 USD. 1.2.3. Công ty cổ phần Phát triển điện Đông Bắc Công ty cổ phần Phát triển điện Đông Bắc có địa chỉ tại tổ 11C, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Cạn, tỉnh Bắc Cạn. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Cạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1303000086 ngày 23/3/2007 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Xây lắp các công trình điện đến 35KV; Sản xuất và kinh doanh khoáng sản, nước sạch; Xây dựng nhà máy thuỷ điện, sản xuất và kinh doanh điện năng; Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng… Công ty có vốn điều lệ 50.000.000.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Thanh Bình góp 55% vốn điều lệ tương ứng với 2.750.000 cổ phần; Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn góp 2.000.000 cổ phần và một số cá nhân khác. Công ty cổ phần Phát triển điện Đông Bắc được thành lập để thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý Nhà máy thủy điện Sông Năng trên sông Năng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Nhà máy có công suất lắp máy 10MW, hằng năm Thủy điện Sông Năng cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia khoảng 38,31 triệu kWh. Tổng mức đầu tư khoảng 14.500.000 USD. 1.2.4. Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội Công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội có tên viết tắt là MIC (Military Insurance Company) có vốn điều lệ khi thành lập là 300 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và có thể được điều chỉnh khi các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Các lĩnh vực kinh doanh chính là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm hàng hóa, xe cơ giới, cháy nổ, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm cho chủ tàu; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính... ngoài ra MIC còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ và những dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản có liên quan. Bên cạnh ngân hàng TMCP Quân Đội là cổ đông chính, các cổ đông sáng lập của MIC bao gồm ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh (VP Bank), Công ty cổ phần Hóa dầu Quân Đội, Công ty Xây dựng 319, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Đức Hoàng, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội... 1.3. Các Dự án bất động sản tiêu biểu Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh nhà, cao ốc văn phòng cho thuê, may mặc xuất khẩu, đã có nhiều kinh nghiệm triển khai tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng. Để phát triển bền vững, trong quá trình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngoài việc hợp tác đầu tư xây dựng với các đối tác trong nước, Công ty còn tìm kiếm và lựa chọn hợp tác với các đối tác có tiềm lực về tài chính và công nghệ quản lý nước ngoài. Vừa qua, Công ty đã ký Biên bản hợp tác chiến lược với Tập đoàn Daiwa House Industry - một trong những tập đoàn lớn nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, theo đó Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội sẽ là đối tác chiến lược của Daiwa House Industry trong việc thực hiện các dự án bất động sản tại Việt Nam. Hiện nay, Công ty đang làm Chủ đầu tư một số Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở với tổng số vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. 1.3.1. Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở trong khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng Khu đô thị mới Bắc Đại Kim mở rộng nằm tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội có diện tích 110.000 m2. Khu đô thị trên chủ yếu được xây dựng nhà để bán cho các đối tượng là cán bộ của các cơ quan nhà nước như: Văn phòng Bộ Công an; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ; Phòng tình báo - Công an thành phố Hà Nội; Ban biên tập Báo đại đoàn kết và một số đơn vị khác. Trong đó, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội giao 19.805 m2 đất đã có hạ tầng để xây dựng khu nhà ở chung cư và biệt thự. Theo quy hoạch Tổng mặt bằng 1/500 đã được phê duyệt thì dự án gồm có 2 toà nhà chung cư gồm Nhà A1 cao 17 tầng và Nhà A2 cao 15 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 39.000 m2 và 32 biệt thự nhà vườn cao 3 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 7.160 m2. Tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 285.613.208.000 đồng. Hiện nay, dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất đã được nộp từ năm 2003, tuy nhiên do quá trình giải phóng mặt bằng của toàn khu đô thị gặp nhiều vướng mắc do chưa thoả thuận được với người dân, nên dự án bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động vốn của Công ty. 1.3.2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an có diện tích 15.347 m2 nằm tại Khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là dự án thành phố Hà Nội giao cho Công ty để xây dựng nhà bán cho các tướng lĩnh và cán bộ chiến sỹ thuộc Bộ Công an, dự án gồm 4 toàn nhà chung cư cao 12 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 53.000 m2 và 32 căn hộ biệt thự, nhà vườn với tổng diện tích sàn 6.711 m2. Tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 580.000.000.000 đồng. Hiện nay, dự án đã được UBND thành phố giao đất, mặt bằng đã được giải phòng và hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng xong. Dự kiến đến cuối năm 2008 Dự án sẽ hoàn thành việc xây dựng phần thô 32 căn hộ biệt thự nhà vườn và phần móng của các toà nhà chung cư. 1.3.3. Dự án đầu tư xây dựng cao ốc Trung tâm tài chính Láng Hạ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tài chính Láng Hạ được thực hiện trên khu đất 4.500 m2 tại số 1A, 1C, 1D phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu nhà xưởng sản xuất của Hợp tác xã Toàn Tiến, thực hiện chủ trương của Thành phố Hà Nội về việc di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực nội thành, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội đã tiến hành đàm phán và được HTX Toàn Tiến đồng ý giao lại khu đất trên. Để tập hợp được nguồn lực đầu tư, Công ty góp vốn đã thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Láng Hạ gồm các cổ đông pháp nhân là Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội chiếm 54% vốn điều lệ; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà; Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ và một số cá nhân có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Dự kiến khu đất trên sẽ được đầu tư xây dựng một toà cao ốc cao 25 tầng nổi với diện tích sàn xây dựng khoảng 38.675 m2 và 04 tầng hầm với diện tích sàn xây dựng khoảng 11.200 m2. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 500 tỷ đồng. Diện tích văn phòng toà nhà sẽ chủ yếu cho các Ngân hàng, Công ty chứng khoán và các Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính thuê. Hiện nay, dự án đã được Thành phố giao đất, đang tiến hành điều chỉnh nâng tầng và theo kế hoạch cuối năm 2008 sẽ tiến hành thi công phầm ngầm. 1.4. Một số đặc điểm về Tổ chức - Kinh tế - Kỹ thuật 1.4.1. Công tác tổ chức, nhân sự 1.4.1.1. Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức Công ty Tổng số cán bộ, công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHuy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty CP Thanh Bình Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan