Luận văn Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 3

1.1.Trái phiếu doanh nghiệp 5

1.1.1.Khái niệm 5

1.1.2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp 6

1.1.3. Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp 9

1.2.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 12

1.2.1. Các lý luận cơ bản về thị trường vốn. 12

1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 14

1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp ( thứ cấp và sơ cấp) 14

1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp 16

1.2.5. Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp 18

1.3. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 21

1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô. 21

1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 22

1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường giao dịch trái phiếu 23

1.3.4.Một số điều kiện khác 24

1.4. Ưu, nhược điểm của việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 25

1.5. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực 27

1.5.1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ 27

1.5.2.Thị trường trái phiếu Trung Quốc 29

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 31

2.1. Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam 31

2.1.1. Quy mô của thị trương vốn: 31

2.1.2. Về hình thức huy động vốn qua thị trường vốn. 32

2.2. Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 35

2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 35

2.2.2.Nguồn vốn vay nợ 36

2.3. Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. 42

2.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu 42

2.3.2. Thực trạng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp (thị trường sơ cấp) 44

2.3.3.Thực trạng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 55

2.4. Nhận định chung về thực trạng phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 58

2.4.1. Những mặt tích cực 58

2.4.2.Các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó. 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 64

3.1. Định hướng huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 64

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 66

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 66

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 74

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới là 4.019 tỷ đồng. -Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện đóng vai trò chính yếu trong hình thức phát hành cổ phiếu, trong đó chủ yếu dưới hình thức bán bớt phần vốn nhà nước. Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lũy kế các năm. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. số lượng DNNN CPH 573 758 1.295 2.100 2.500 3400 2. Tổng giá trị vốn 10.765 14.563 32.163 83.528 133.528 139.028 3. Tổng giá trị cổ phiếu bán ra 8.073 10.922 24.122 62.646 100.146 110.800 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa lớn nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, có quy mô vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (78,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa). Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng là 590 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 128.173 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ cổ phần bán ra bình quân là 75% tương ứng với số tiền 100.146 tỷ đồng. Về cơ chế cổ phần hóa, từ năm 2004 trở về trước thực hiện theo cơ chế khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, từ đầu năm 2005 tới nay có sự chuyển đổi theo thướng thực hiện đấu giá, công khai trên thị trường; vì vậy, thu hút được rộng rãi các nhà đầu tư tham gia, tạo nguồn cung cổ phiếu tiềm năng nhiều hơn cho thị trường chứng khoán b. Phát hành trái phiếu Bên cạnh hình thức phát hành cổ phiếu, còn có hình thức phát hành trái phiếu, là một công cụ nợ của thị trường vốn Giai đoạn 2001-2006, quy mô thị trường trái phiếu tăng nhanh, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường, phương thức phát hành được đa dạng và hình thức phát hành chủ yếu là bảo lãnh và đấu thầu, khối lượng bán lẻ thông qua kho bạc nhà nước giảm dần. Từ năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã thực hiện huy động vốn cho đầu tư của ngân sách địa phương dưới hình thức phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 7.338 tỷ đồng. Khu vực doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào thị trường này, đến hết 2006 mới có 4 tổng công ty nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các dự án đầu tư với tổng giá trị phát hành là 9.760 tỷ đồng Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001-2006 Chỉ tiêu Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 I. Doanh số phát hành 1. Trái phiếu chính phủ 2. Trái phiếu CQĐP 3. Trái phiếu DN II. Dư nợ 1. Trái phiếu chính phủ 2. Trái phiếu CQĐP 3. Trái phiếu DN 128.305 108.707 9.838 9.760. 4.100 4.100 - - 10.902 10.902 5.589 5.589 - - 12.977 12.977 - - 18.607 16.883 2.001 - 28.448 26.447 2.001 - 20.929 17.927 2.005 300 40.837 36.531 4.006 300 32.917 29.156 3.332 1.400 69.244 60.409 7.135 1.700 82.611 35.052 2.500 8.060 109.364 90.021 9.583 9.760 Nguồn: Bộ Tài Chính Hạn chế của thị trường phát hành trái phiếu hiện nay là: số lượng các đợt phát hành trái phiếu nhiều nhưng hình thành các lô lớn để định hướng thị trường; khả năng tham gia của dân cư bị hạn chế do thiếu các định chế đầu tư chuyên nghiệp; chưa hình thành hệ thống đại lý cấp I trong phân phối trái phiếu; các kỹ thuật phát hành trái phiếu còn hạn chế 2.2. Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu thường được gọi là vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn được hình thành từ các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn này có đặc điểm sau: Thứ nhất, vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ; Thứ hai, doanh nghiệp không phải trả lãi cho số vốn đã duy động mà sẽ chia lợi tức cho các chủ sở hữu; Thứ ba, Không phải hoàn trả những khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp đóng cửa thì các tài sản được chia cho chủ sở hữu theo thứ tự ưu tiên. Thứ tư, lợi tức chia cho các chủ sở hữu thay đổi theo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Thứ năm, lợi tức không được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập mà lấy từ lợi nhuận sau thuế để trả; Bảng 3 : Số liệu Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp năm 2000-2006 (Đơn vị tính : Tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng DN 375313 403677 486577 535698 673092 813941 1053499 DNNN 223171 217899 252607 237838 278045 335545 422468 DN ngòai NN 108455 121551 138393 127505 194547 252461 351695 (Nguồn: tổng cục thống kê) Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị sau: Đồ thị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Từ đồ thị trên ta thấy, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm 2000 tới năm 2006 (số liệu ở bảng 3). Từ năm 2004 đến 2006 nguồn vốn này có xu hướng tăng mạnh hơn ( tốc độ tăng qua các năm lần lượt là năm 2003 là 10,1%; năm 2004 là 25,64%; 2005 là 20,9% và năm 2006 là 29,4%).Các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có xu hướng tăng đều như vậy. Điều này nghĩa là số doanh nghiệp thành lập thêm gia tăng và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Do đó đòi hỏi phải có thêm một lượng vốn lớn và đa dạng hóa các kênh huy động vốn. 2.2.2.Nguồn vốn vay nợ Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp còn gia tăng lượng vốn phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh, thông qua các nguồn sau : tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA cho DN vay lại), vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn huy động từ các nguồn khác... Các nguồn vốn này có đặc điểm sau Thứ nhất, những người tài trợ vốn không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp Thứ hai, doanh nghiệp phải trả lãi cho các khoản tiền vay Thứ ba, các khoản vay có thời hạn, hết thời hạn vay, doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi hoặc gia hạn mới Thứ tư, mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ thường theo một mức ổn định đã thoả thuận khi vay. Thứ năm, lãi suất trả cho các khoản nợ thường theo một mức ổn định đã thoả thuận khi vay. Dưới đây là bảng 4: số liệu về nguồn vốn vay nợ của các doanh nghịêp Bảng 4 : Số liệu về nguồn vốn vay nợ của doanh nghiệp giai đoạn 2000 – 2006 (Đơn vị tính : Tỷ đồng ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số DN 725335 847222 954162 1188859 1488817 1857709 2356475 Khu vực DNNN 523848 603463 642566 780776 938899 1109403 1345737 Khu vực DN ngoài NN 6981 97355 141793 20965 301144 446278 634618 Nguồn : Tổng cục thốn kê Dưới đây là đồ thị minh họa cho bảng số liệu về vốn vay của doanh nghiệpgiai đoạn 2000-2006 Đồ tHị 1: vỐN VAY Vốn vay của các doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay từ các tổ chức tín dụng có thời hạn, vay tài sản từ các tổ chức chuyên cho thuê tài chính, nợ tín dụng từ các nhà cung cấp hoặc vay trực tiếp từ công chúng qua việc phát hành trái phiếu và các loại giấy nợ khác nhau. Dù được vay dưới bất kỳ hình thức nào, chi phí vốn vay chính là mức lãi suất phải trả cho các chủ nợ mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng nguồn vốn này.Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này vẫn được tận dụng tối đa bởi các ưu điểm như chi phí thấp (từ 8%-10%), được hạch toán vào khoản lợi nhuận trước thuế trong khi vẫn duy trì được khả năng kiểm soát doanh nghiệp do không bị ràng buộc vào việc bảo đảm quyền biểu quyết dành cho các cổ đông (nếu phát hành thêm cổ phiếu). Dựa vào đồ thị ta thấy, nguồn vốn vay của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2006 có xu hướng tăng lên ( từ 725.335 tỷ đồng năm 2000 tăng lên tới 235.6475 tỷ đồng năm 2006 tức là tăng gấp hơn 3 lần) nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho quá trình hội nhập. Mức vốn vay của các DNNN cũng có xu hướng tăng trưởng đầu trong thời kỳ 2000-2006 và mức độ tăng tương đối ổn định.Việc ra nhập WTO như mở ra một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường tài chính. Các doanh nghiệp thì cần phải huy động một lượng vốn lớn để phát triển doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vay chiếm đến hơn 70% trên tổng nguồn vốn và chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. Và điều này ẩn chứa rất nhiều rủi ro vì nếu hệ thống ngân hàng gặp trục trặc rất có khả năng họ sẽ thắt chặt tín dụng, cho vay ít hơn và như vậy doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thoái thậm chí là phá sản, Bảng 5 : Cơ cấu vốn vay trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp ( theo bảng 3 và 4) (Đơn vị : %) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số DN 65,90 67,73 66,23 68,94 68,87 69,53 69,11 Khu vực DNNN 70,13 73,47 71,78 76,65 77,15 76,78 76,11 Khu vực DN ngoài NN 6,05 44,47 50,61 14,12 60,75 63,87 64,34 Dựa vào bảng 5, ta thấy, nguồn vốn vay của các doanh nghiệp qua các năm 2000-2006 chiếm hơn 60% trên tổng nguồn vốn. Nghĩa là nguồn vốn vay chiếm phần lớn hơn. Trong cơ cấu nguồn vốn vay thì tín dụng ngân hàng là loại vốn khá quan trọng với doanh nghiệp vì có tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn vay. Tín dụng ngân hàng là khoản vay từ ngân hàng để bổ sung cho nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu. Theo thời hạn, vay ngân hàng bao gồm vay dài hạn ( thường từ 3 năm trở lên), trung hạn ( từ 1 đến 3 năm), ngắn hạn ( dưới 1 năm). Theo tính chất và mục đích sử dụng, có các loại vay như: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay dự án… Ngoài những ưu điểm, nguồn vốn này còn có hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát ngân hàng và chi phí vốn ( lãi suất). Để vay được vốn, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng, xuất trình hồ sơ xin vay và phải giải trình thông tin cần thiết trong quá trình ngân hàng phân tích, đánh giá thông tin. Ngoài ra, các ngân hàng thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các khoản đảm bảo tiền vay mà phổ biến là bằng tài sản thế chấp. Một khi được ngân hàng cho vay thì doanh nghiệp đương nhiên chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Doanh nghiệp phải trả lãi vay cho món nợ ngân hàng; nếu lãi vay quá cao thì doanh nghiệp phải chịu sử dụng vốn lớn, giảm thu nhập của doanh nghiệp. Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, nguồn vốn của các DNNN hiện nay chủ yếu là vốn vay ngân hàng, chiếm khoảng hơn 70%. Khi nền kinh tế bị suy thoái thì các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và nguồn vốn này không bền vững. Đa số các tín dụng ngân hàng là các khoản vay ngắn và trung hạn vì vậy sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng là không dễ dàng. Chỉ có 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận được nguồn vốn nhà nước, 35,24% DN khó tiếp cận và 32.38% DN không tiếp cận được.Đối với các DN vừa và nhỏ (DNVVN), vốn và mặt bằng sản xuất là hai yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển của DN. Ước tính có tới 80% lượng vốn cung ứng cho các DN vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này lại không hề dễ dàng. Số tiền huy động được từ dân cư và các tổ chức của hệ thống ngân hàng đều được đầu tư trở lại nền kinh tế thông qua các dự án của Nhà nước và cho vay kinh doanh đối với các DN tư nhân. Với nhiều ngân hàng, các DNVVN là đối tượng khách hàng chủ lực. Tuy nhiên, cũng phải “trông giỏ, bỏ thóc”, không phải DN nào cũng có thể vay được vốn ngân hàng, nhiều DN vừa và nhỏ thường kêu ca là khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, nhất là với những DN mới thành lập, chưa có uy tín trên thị trường. Với hơn 160.000 DNVVN thì nhu cầu vay vốn và bị các ngân hàng từ chối cho vay không phải là ít. Cục Phát triển DN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố một điều tra về thực trạng của DNVVN, theo đó chỉ có 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận được nguồn vốn nhà nước, 35,24% DN khó tiếp cận và 32.38% DN không tiếp cận được. Vì vậy đa dạng hoá nguồn vốn huy động là rất cần thiết. Việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động mới đáp ứng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.3. Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. 2.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp (bao gồm: công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH) được phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy không quy định cụ thể về việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, trên nguyên tắc: “doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm”, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là đối tượng được phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường. Hiện nay việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp đang được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau: Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với việc phát hành cổ phiếu của các DNNN, từ năm 1999 đã được tách ra để điều chỉnh bằng các Nghị định riêng của Chính phủ nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề có liên quan khi cổ phần hoá DNNN như xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý tài chính khi cổ phần hoá,... (Nghị định 44/1998/NĐ-CP, Nghị định 64/2002/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ). Đối với phát hành trái phiếu, trong giai đoạn từ năm 1994-2003, toàn bộ các DNNN đều thực hiện theo quy định của Nghị định 120/CP. Từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, Nghị định 120/CP chỉ còn điều chỉnh hoạt động phát hành không đủ tiêu chuẩn ra công chúng của các DNNN (cho dưới 50 nhà đầu tư) Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK quy định việc phát hành chứng khoán (trong đó có trái phiếu) ra công chúng và niêm yết, giao dịch trái phiếu trên TTCK tập trung. Tiêu chuẩn xác định một đợt phát hành trái phiếu ra công chúng, bao gồm các điều kiện: (1) Có tối thiểu 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành. (2) Trái phiếu phải phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP đến nay, chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn theo quy định của Nghị định này. Nghị định nghị 52/2006/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, phát hành trái phiếu ra công chúng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này . Để phát hành trái phiếu theo nghị định này, doanh nghiệp cần có các điều kiện sau : (1) Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này. (2). Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. (3). Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. (4). Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. (5). Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. 2.3.2. Thực trạng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp (thị trường sơ cấp) Đối với trái phiếu doanh nghiệp nhà nước Sau khi nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước thì thị trường trái phiếu mới bắt đầu được hình thành, có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu còn rất ít. Năm 1997, đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp Thép miền Nam được Bộ Tài chính phê duyệt với khối lượng đự kiến huy động là 9,2 tỷ đồng, thời hạn trái phiếu là 25-30 năm, lãi suất công bố hàng năm và được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đối tượng mua trái phiếu là cán bộ, công nhân viên của công ty. Từ năm 1994-2003 có 4 DNNN thực hiện phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành đạt 371,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một khối lượng đáng kể trái phiếu của các tổ chức tín dụng cũng đã được phát hành đáng kể từ khi có quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ phát hành trái phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Từ năm 1998 đến năm 2001, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã liên tục tổ chức các đợt phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1-5 năm. Chỉ tính riêng hai đợt được phát hành trong năm 2000, tổng khối lượng trái phiếu phát hành đạt tới một tỷ đồng kỳ hạn 5 năm, với lãi suất thả nổi, lãi suất năm đầu bằng 6,5%( đợt I) và 6.55% ( đợt II), lãi suất từ năm thứ hai trở đi được xác định bằng cách lấy mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng đầu tư cộng 0.5% năm. Trường hợp lãi suất năm tiếp sau theo cách tính này thấp hơn mức lãi suất năm đầu thì giữ nguyên như mức lãi suất ban đầu. Cho đến trước khi trung tâm GDCK TPHCM chính thức đi vào hoạt động, nhiều tổ chức tín dụng lớn đã phát hành trái phiếu và có kế hoạch niêm yết trái phiếu của mình trên Trung tâm GDCK, nhưng đến nay mới chỉ có trái phiếu của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã hội đủ các điều kiện niêm yết theo quy định và được cấp giấy phép niêm yết tại trung tâm GDCK thành phố HCM. Ngoài ra, Nghị định 23/CP về phát hành trái phiếu quốc tế được ban hành từ năm 1994, nhưng trên thực tế, đến năm 2001 chưa có ngân hàng thương mại quốc doanh hay doanh nghiệp Nhà nước nào phát hành chứng khoán theo Nghị định này. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có định mức tín nhiệm thấp trên thị trường quốc tế , uy tín của bản thân các ngân hàng, doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, cũng như thiếu kinh nghiệm huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước… Các hạn chế này đã có tác động không nhỏ đến mức lãi suất huy động và chi phí cho việc phát hành. Với điều kiện kinh doanh chung hiện nay thì các doanh nghiệp khó có thể chịu được mức chi phí khi huy động vốn trên thị trường quốc tế. - Từ năm 2003-2005: Việc phát hành trái phiếu của các DNNN được thực hiện theo cả 2 Nghị định: 120/CP và 144/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên thực tế đến nay, chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện việc phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của Nghị định 144. Giai đoạn này có 4 DNNN thực hiện việc phát hành trái phiếu theo quy định của Nghị định 120/CP (phát hành không ra công chúng) với tổng giá trị trái phiếu phát hành là 1000 tỷ đồng. Đó là tổng công ty Dâu khí Việt Nam với tổng giá trị phát hành là 300 tỷ đồng; tổng công ty Điện lực Việt Nam phát hành với tổng giá trị là 200 tỷ đồng; tổng công ty Sông Đà với tổng giá trị phát hành là 200 tỷ đồng và tổng công ty tàu thủy Việt Nam với tổng giá trị phát hành là 300 tỷ đồng. Dưới đây la danh mục các DNNN phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2003-2005. BẢNG 6: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Đơn vị: Tỷ đồng STT DN phát hành Năm phát hành Giá trị phát hành 1 Tổng công ty Dầu khí VN 2003 300 2 Tổng công ty Điện Lực VN 2005 200 3 Tổng công ty Sông Đà 2005 200 4 TCT Công nghiệp tài thuỷ VN 2005 300 Nguồn : Bộ Tài Chính -Từ năm 2006 - 2008: Trong giai đoạn này thì việc phát hành trái phiếu của DNNN được thực hiện theo 3 nghị định: 120/CP; 144/2003/NĐ-CP và 52/2006/NĐ-CP. Với việc ban hành nghị định 52, thì số DNNN phát hành trái phiêu trong giai đoạn này gồm 11 DNNN, đó là Công ty thương mại Sài gòn( Satra), Tập đoàn công nghiệp than-khoán sản( Vinacomin), Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam triệu ( Nasico), Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức (Timexco), tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy ( Vinashin), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( Lilama).Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty này được minh họa như sau: Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam. Hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực đóng tàu. Trong giai đoạn này để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã thực hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, với 5 đợt phát hành năm 2006 và đầu năm 2007, công ty đã huy động được 2600 tỷ đồng với các mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau. Đợt 1 vào ngày 22/9/2006 với khối lượng là 500 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm và lãi suất là 9.6%/năm. Đợt 2 vào ngày 21/11/2006 với khối lương là 300 tỷ đồng , kỳ hạn 2 năm. Đợt 3 vào 5/1/2007 với 500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm và lãi suất là 10%. Đợt 4 vào 18/1/200 7 với 1000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm và lãi suất là 10,5%. Vào giữa và cuối năm 2007, công ty có 3 đợt phát hành với tổng khối lượng huy động lên tới 6200 tỷ đồng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Tương tự Tổng công ty Sông Đà trong giai đoạn này đã phát hành 460 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm và lãi suất năm đầu là 10% và các năm sau thả nổi tính theo lãi suất của trái phiếu chính phủ cộng 1,75% và thực hiện bảo lãnh phát hành thông qua ngân hàng đầu tư phát triển. Tổng công ty Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng. Đây là công ty có số lần phát hành nhiều nhất trong năm 2006 với tổng khối lượng phát hành là 6000 tỷ đồng chia thành 6 lần phát hành. Lần thứ nhất vào tháng 4/2006 với tổng khối lượng phát hành là 1500 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm và mức lãi suất 9,6% cho năm đầu và các năm sau thả nổi với mức lãi suất hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 1,2%/năm. Lần phát hành thứ 2 vào tháng 6/2006 với khối lượng phát hành là 500 tỷ đồng ( bằng 1/3 lần 1) với kỳ hạn và lãi suất như lần phát hành đầu tiên. Lần ba phát hành vào 20/7/2006 với khối lượng là 900 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm và lãi suất là 9,5% cho năm đầu, các năm sau tính như 2 đợt trên. Lần thứ tư phát hành vào ngày 1/9/2006 và 20/10/2006 với tổng khối lượng là 650 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm và lãi suất giống như lần phát hành đầu tiên. Lần thứ năm và lần thứ 6 phát hành với tổng khối lượng mỗi lần là 1000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm và lãi suất là 9,6%/năm. Năm 2007, doanh nghiệp đã phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm và cũng được niêm yết trên sàn Hà Nội trong năm đó. Trong các lần phát hành thì các tổ chức mua trái phiếu gồm có các ngân hàng như ngân hàng cổ phần kỹ thương , ngân hàng Gia Định.... và các quỹ đầu tư như quỹ đầu tư Việt Nam holding, quỹ đầu tư cân bằng Prudential.. và các tổng công ty như tổng công ty Bảo Minh, tổng công ty tài chính dầu khí...Đặc biệt trái phiếu của doanh nghiệp này là một trong số 3 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Công ty thương mại Sài gòn( Satra) thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là một công ty công hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Nó bao gồm các đại lý thương mại lớn và được thừa nhận có tình hình tài chính tốt. Có khả năng doanh nghiệp này sẽ được cổ phần hóa trong tương lai gần. Tập đoàn công nghiệp than-khoán sản( Vinacomin) là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, đang kinh doanh trong lĩnh vực than và khoáng sản. Với giá trị chiến lược đối với Việt Nam , cùng với khả năng doanh nghiệp này bị tư nhân hóa trong cùng kỳ hạn của trái phiếu là thấp nên tình hình tài chính của doanh nghiệp dường như không biến động. Với mức lãi suất là 0.38% thì khả năng biến động là không nhiều. Tổng khối lượng phát hành của tập đoàn trong giai đoạn này là 1500 tỷ đồng Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam triệu ( Nasico) là một trong những công ty con (công ty con khác chi nhánh ở chỗ nó hoạt động tương đối độc lập về tài chính với công ty mẹ) của Vianshin, kinh doanh trong lĩnh vực đóng tầu thủy. Công ty này đã được công ty mẹ bảo lãnh cho đợt phát hành và giá trị chiến lược của khu vực đóng tàu đối với Việt Nam có chênh lệch trái phiếu chính phủ là 1.75% có thể có được sự đón nhận tốt. Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức ( Timexco) thuộc sở hữu của tỉnh Đồng Nai và kinh doanh bất động sản. Trái phiếu của công ty này được dự định sử dụng cho dự án Tân Văn , 4.2 nghìn tỷ trong 3 giai đoạn. Công ty này không được tỉnh Đồng Nai bảo lãnh và có khoảng 300 tỷ tiền mặt có được từ bán các công ty con. Mức chênh lệch 80-100 điểm cơ bản là tương đối thấp đối với trái phiếu phát triển đất đai. Dưới đây là bảng số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHuy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan