Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .. 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1

1.1.2. Căn cứ thực tiễn . 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3

1.3.1. Không gian . 3

1.3.2. Thời gian . 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4

2.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . 4

2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 7

2.1.3. Phân tích sự biến động . 15

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 21

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 21

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT

NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX .. 22

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY . 22

3.1.1. Giới thiệu Công ty . 22

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển . 23

3.1.3. Những thành tựu đã đạt được . 24

3.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng . 25

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY . 27

3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty . 27

3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh . 29

3.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG

3 NĂM (2005-2007) . 33

3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2005-2007) 33

3.3.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm (2005-2007) . 37

3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG

TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 39

3.4.1. Thuận lợi . 39

3.4.2. Khó khăn . 41

3.4.3. Định hướng phát triển của Công ty . 42

CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP

KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX .. 44

4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY . 44

4.1.1. Quy trình sản xuất tôm đông lạnh . 44

4.1.2. Quy trình sản xuất mực đông lạnh . 45

4.2. CÁC NGUYÊN TẮC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI

CÔNG TY . 46

4.2.1. Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí sản xuất . 46

4.2.4. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm . 46

4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY. .47

4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 47

4.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . 48

4.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung . 51

4.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang . 55

4.3.5. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm . 57

4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM . 58

4.4.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007 . 58

4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục

chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007 . 61

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP .. 71

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 71

5.1. GIẢI PHÁP . 71

5.3.1. Tạo nguồn nguyên liệu bền vững . 71

5.3.2. Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất . 72

5.3.3. Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm . 73

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .. 76

6.1. KẾT LUẬN . 76

6.2. KIẾN NGHỊ . 77

6.2.1. Đối với Công ty . 77

6.2.2. Đối với Nhà nước . 78

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Huân chương lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng. - Năm 2003, 2006, đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” do Ủy ban Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam trao tặng. - Năm 2003 đạt giải thưởng “Mai Vàng Hội Nhập”. - Năm 2004 nhận Bằng khen về thành tích An ninh Quốc phòng do Bộ Công An tặng. - Năm 2005, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp uy tín chất lượng” do Ban tổ chức mạng doanh nghiệp Việt nam trao tặng. - Năm 2006, đạt giải cúp vàng thương hiệu Việt “Uy tín chất lượng” do mạng Thương hiệu trao tặng. - Năm 2001 đến 2005 nhận Bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ Thương Mại trao tặng. - Ngoài ra, Công ty còn được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thủy Sản, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thông tin,... 3.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng Hiện tại Công ty quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản của bộ thủy sản Việt Nam: Công ty có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản do cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản (Nafiqaved) chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn hiện hành của ngành thủy sản Việt Nam (tương đương với chỉ thị 91/493/EEC, 94/356/EEC của hội đồng Châu Âu và qui định về HACCP của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Hoa kỳ tại 21CFR 123) trong sản xuất tôm tươi đông lạnh. - HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các sản phẩm của Công ty tuân thủ theo đúng qui trình GMP (Good Manufactoring Practices). Qui phạm sản xuất qui định các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và SSOP (Sanitation Standard Operating www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 26 SVTH: Trương Kim Thành Procedure). Quy phạm vệ sinh quy định quy trình và các thủ tục kiểm soát vệ sinh tại nhà máy. - ISO 9001:2000 (International Organization for Standardization): Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000, qui định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ năng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 của Công ty được chứng nhận bởi SGS (Anh quốc). - BRC:4 British Retail Consortium - Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc 4 (Foundation) Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của tập đoàn bán lẻ Anh quốc. Tiêu chuẩn BRC:4 có phạm vi chứng nhận cho quá trình chế biến sản phẩm tôm tươi và tôm hấp chín đông lạnh. Đạt tiêu chuẩn này thì sản phẩm mới có thể tiêu thụ được tại các siêu thị lớn của Mỹ, mà thị trường Mỹ hiện nay là thị trường chính của CADOVIMEX. - Công ty có 3 Phân xưởng, Xí nghiệp và cả 3 đều đạt tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Châu Âu. Công ty có 3 Code Châu Âu, đây l à một lợi thế mà không phải Công ty nào cũng có được. Với hệ thống và phương pháp quản lý như trên và đạt tiêu chuẩn quốc tế như vậy nên Công ty CADOVIMEX có thể đi vào tất cả các thị trường kể cả thị trường khó tính nhất. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 27 SVTH: Trương Kim Thành 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex. Đại hội đồng Cổ đông có các quyền hạn sau: • Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ. • Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. • Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm. • Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG XN CB TS XK ĐỒNG THÁP XÍ NGHIỆP F72 XÍ NGHIỆP PHÚ TÂN XÍ NGHIỆP NAM LONG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ DÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BP NUÔI TRỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU XN CB TS XK HÒA PHÁT AN GIANG www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 28 SVTH: Trương Kim Thành • Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền sau: • Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. • Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại. • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. • Đề xuất mức cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo quy định tại Điều lệ Công ty, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau: • Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi trình Hội đồng quản trị. • Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm 03 thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên Hội đồng quản trị được kiêm nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 29 SVTH: Trương Kim Thành + Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; thực hiện kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ Công ty. + Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc thường trực tại trụ sở chính của Công ty trong việc giải quyết các vấn đề sau đây: • Quản lý tất cả các phòng ban thuộc khối văn phòng chính của Công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau, trên cơ sở các nội qui, qui chế, qui định, định mức của Công ty và quy định của pháp luật nhà nước. • Triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, giám sát chấn chỉnh sửa lổi các Phòng, Ban chức năng của Công ty trong việc thực hiện chủ trương quyết định của Tổng Giám Đốc, nội qui, qui chế, qui định, định mức về sản xuất kinh doanh mà Công ty đã ban hành. • Thực hiện cải tiến liên tục các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP, BRC từng bước đưa vào thực hiện 100% các chương trình nêu trên trong toàn bộ các lãnh vực có liên quan đến chất lượng sản phẩm. 3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh 3.2.2.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình sử dụng vốn, tài sản, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực trong toàn Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán thống kê, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng pháp luật của Nhà nước và điều lệ qui định của Công ty. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các Xí nghiệp thành viên và của Công ty. - Thực hiện báo cáo chính xác kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của Công ty cho Ban giám đốc và cấp trên theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của Công ty. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 30 SVTH: Trương Kim Thành - Tổng hợp nhu cầu từ các xí nghiệp, phòng ban, phân xưởng về vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ,… tổ chức hợp đồng thu mua và cung ứng đầy đủ kịp thời cho yêu cầu sản xuất. - Lập và theo dõi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty theo từng tháng, quí, năm đề nghị điều chỉnh giá thành và chi phí một cách kịp thời và phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn. - Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý vốn hàng hóa, tài sản, tiền mặt chi phí của Công ty đảm bảo an toàn, hiệu quả không bị chiếm dụng, không thanh toán lãng phí ở tất cả phòng ban văn phòng, chi nhánh, phân xưởng, xí nghiệp của Công ty. - Kiểm tra chặt chẽ tính khách quan chính xác, đúng định mức qui định của tất cả các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá mua nguyên liệu, định mức vật tư, công cụ, tài sản, chi phí trong quá trình lưu thông, trong sản xuất tại xí nghiệp, phân xưởng phát hiện kịp thời những tiêu cực hoặc sai sót (nếu có). - Hình thức kế toán đang áp dụng tại phòng là hình thức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện hạch toán chứng từ trên máy vi tính và bằng hình thức chứng từ ghi sổ. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 31 SVTH: Trương Kim Thành Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu , kiểm tra Sơ đồ 7: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ 3.2.2.2. Phòng quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm - Đề ra các qui định, qui phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất. - Thực hiện quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP, BRC và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty và đòi hỏi của thị trường. - Nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì ngày càng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, Thẻ kế toán chi tiết www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 32 SVTH: Trương Kim Thành 3.2.2.3. Phòng kinh doanh - Theo dõi, ký kết và thực hiện các hợp đồng các L/C đã ký với khách hàng, triển khai nhanh, chính xác các yêu cầu chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm của khách hàng cho Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm và hai xí nghiệp trực thuộc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa cho khách hàng đảm bảo ngăn nắp kho hàng, an toàn về chất lượng và đúng hợp đồng được ký kết. - Cân đối giá bán, đề xuất giá mua đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả, thường xuyên theo dõi cân đối hiệu quả kinh doanh từng thời vụ, từng khách hàng, để Tổng Giám đốc có chiến lược, sách lược kinh doanh cụ thể. 3.2.2.4. Phòng cơ điện lạnh và xây dựng cơ bản - Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước, một cách khoa học đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn tiết kiệm. - Theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng qui trình, đúng định kỳ, hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố bất ngờ, không để cho máy móc thiết bị xuống cấp. - Lập các phương án thiết kế xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn mua sắm tài sản cố định cho toàn Công ty theo đúng trình tự qui định của nhà nước tùy từng loại hình và mức độ đầu tư, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, giá thành hợp lý và phục vụ thiết thực cho sản xuất kinh doanh. 3.2.2.5. Phòng tổ chức hành chánh - Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc quản lý nhân sự của toàn Công ty, sắp xếp bố trí nhân sự một cách phù hợp cho sản xuất kinh doanh, tránh nơi thừa, nơi thiếu, phù hợp với sở trường và khả năng của từng người. - Tham mưu cho Tổng Giám đốc kiểm tra vấn đề về tuyển dụng, cho thôi việc đối với người lao động, quản lý ngày giờ công lao động, khen thưởng, cách chức, sa thải lao động, kiểm tra việc thực hiện qui chế, qui định về tiền l ương, tiền thưởng, các chính sách khác đối với người lao động, đảm bảo đúng nội qui, qui định của Công ty và đúng qui định Luật lao động. 3.2.2.6. Đội kiểm soát - Kiểm soát qui trình, qui phạm sản xuất tại 03 xí nghiệp sản xuất trực thuộc, kiểm tra các công đoạn sản xuất như: kích cỡ nguyên liệu khi mua, xử lý www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 33 SVTH: Trương Kim Thành hóa chất,… đến thành phẩm nhập kho, đảm bảo tính khách quan và đúng theo qui trình cho từng loại sản phẩm (tập trung vào 3 khâu: ngâm hóa chất, mua bán thành phẩm sau phân cỡ và thành phẩm sau khi cấp đông đóng gói). - Thực hiện phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu, nhất là khâu đánh giá chất lượng nguyên liệu, phân cỡ mua hàng và thành phẩm nhập xuất kho. 3.2.2.7. Văn phòng tại thành phố Cà Mau - Thực hiện việc trung chuyển giao nhận hàng hóa, tiền vốn, vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ từ các nơi về Công ty và từ Công ty đi tất cả các nơi khác. - Thực hiện các quan hệ giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình tiền vay, lãi vay, phí, thủ tục vay vốn, vay theo đồng tiền nào thì hiệu quả, theo dõi việc thanh toán trả nợ vay ngân hàng, tỷ giá bán ngoại tệ, các hợp đồng bán ngoại tệ, nắm chặt dư nợ ngân hàng. (nắm bắt chặt chẽ dư nợ vay ngân hàng). - Liên hệ giải quyết các thủ tục về hải quan, kiểm dịch, Nafiquacen, ngân hàng liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời. 3.2.2.8. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực hiện các quan hệ giao dịch tiếp thị bán hàng ở cả thị trường trong và ngoài nước (quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa nhằm đưa doanh số, số lượng hàng tiêu thụ nội địa ngày càng tăng lên); hướng dẫn, đưa đón khách hàng; thiết lập mối quan hệ nhiều mặt trong kinh doanh giữa Công ty và khách hàng (quan tâm đến thị trường khách hàng lớn, thị trường truyền thống). Nắm bắt nhanh tất cả các nguồn thông tin về diễn biến giá cả, nhu cầu từng thị tr ường, từng khách hàng, phản ánh kịp thời cho Tổng Giám đốc Công ty và Phòng Kinh doanh. - Liên kết chặt chẽ với Phòng Kinh doanh và Tổng Giám đốc Công ty nhằm thực hiện liên tục công việc chào hàng, bán hàng, đảm bảo bán hết sản phẩm hàng hóa Công ty sản xuất và còn mở rộng kinh doanh bên ngoài với quy mô ngày càng lớn, an toàn và hiệu quả. 3.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2005-2007) 3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2005-2007) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 34 SVTH: Trương Kim Thành Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007. Đơn vị tính: Triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 775.894 996.271 886.203 220.377 28,4 -110.068 -11,0 2. Các khoản giảm trừ 1.339 0 174 -1.339 -100,0 174 - 3. Doanh thu thuần 774.555 996.271 886.029 221.716 28,6 -110.242 -11,1 4. Giá vốn hàng bán 674.197 888.030 773.738 213.833 31,7 -114.292 -12,9 5. Lợi nhuận gộp 100.358 108.241 112.291 7.883 7,9 4.050 3,7 6. Doanh thu tài chính 240 5.349 2.978 5.109 2.128,8 -2.371 -44,3 7. Chi phí tài chính 20.665 28.438 36.809 7.773 37,6 8.371 29,4 8. Chi phí bán hàng 64.268 59.122 45.174 -5.146 -8,0 -13.948 -23,6 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.536 7.621 11.987 85 1,1 4.366 57,3 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 8.129 18.409 21.298 10.280 126,5 2.889 15,7 11. Thu nhập khác 94 226 184 132 140,4 -42 -18,6 12. Chi phí khác 44 32 998 -12 -27,2 966 3.018,8 13. Lợi nhuận khác 50 194 -814 144 288,0 -1.008 -519,6 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 - 0 - 16. Lợi nhuận sau thuế 8.179 18.603 20.484 10.424 127,4 1.881 10,1 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch - CADOVIMEX) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 35 SVTH: Trương Kim Thành Qua bảng trên ta thấy trong năm 2005 tổng doanh thu của Công ty đạt 775.894 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 674.197 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 87% tổng doanh thu → lợi nhuận gộp đạt 100.358 triệu đồng, đây là một kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Đến năm 2006 tổng doanh thu của Công ty đạt 996.271 triệu đồng tăng 220.377 triệu đồng (28,4%) so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi 110.068 triệu đồng (11%) so với năm 2006. Nguyên nhân gây nên sự biến động như vậy là do trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng khá cao so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ của Công ty bị sụt giảm nhưng không đáng kể so với năm 2006, đây là nguyên nhân làm cho cho doanh thu trong năm 2007 giảm so với năm 2006 và một nguyên nhân khác là do giá bán của sản phẩm bị giảm xuống. Vấn đề suy giảm doanh thu này không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong năm 2007 của Công ty vì trong năm 2007 giá vốn hàng bán của Công ty cũng giảm theo, giảm 114.293 triệu đồng (12,9%) so với năm 2006. Những biến động trên làm cho lợi nhuận gộp của các năm 2006, 2007 đều tăng so với các năm trước đó, cụ thể năm 2006 lợi nhuận gộp tăng 7.883 triệu đồng (7,9%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 4.050 triệu đồng (3,7%) so với năm 2006. Chi phí tài chính qua các năm không ngừng tăng lên cụ thể trong năm 2005 là 20.665 triệu đồng, năm 2006 là 28.438 triệu đồng và năm 2007 là 36.809 triệu đồng nguyên nhân là do chi phí lãi vay từ ngân hàng qua các năm không ngừng tăng cao, nhưng ngược lại chi phí bán hàng lại được giảm xuống, năm 2006 giảm 5.146 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 giảm 13.948 triệu đồng so với năm 2006 đây là một nỗ lực phấn đấu của Công ty trong việc ký kết thành công nhiều hợp đồng với các khách hàng quan trọng nên giảm được nhiều chi phí bán hàng. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 36 SVTH: Trương Kim Thành 8.179 18.603 20.484 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Đối với lợi nhuận sau thuế của Công ty: Lợi nhuận sau thuế của Công ty không ngừng tăng qua các năm cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả: - Năm 2005, Công ty đạt được lợi nhuận sau thuế là 8.179 triệu đồng. Kết quả kinh doanh này là rất khả quan so với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản. - Năm 2006 là năm mà Công ty kinh doanh đạt hiệu quả rất cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng tăng khá cao, lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 18.603 triệu đồng tăng 10.424 triệu đồng tương ứng 127% so với năm 2005. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tốt đẹp là do trong thời gian này đã mở rộng quy mô sản xuất, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao và đạt được nhiều thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Mặt khác, Công ty đã sử dụng chi phí một cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. - Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007 tiếp tục đạt hiệu quả cao. Trong khi doanh thu trong năm 2007 giảm so với năm 2006, nhưng do tiết kiệm được các chi phí hoạt động kinh doanh vì thế cho dù doanh thu thuần của Công ty giảm nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2007 vẫn đạt 20.484 triệu đồng tăng 1.881 triệu đồng (10,1%) so với năm 2006. Qua phân tích trên có thể thấy được trong năm 2005, 2006, 2007 Công ty hoạt động rất hiệu quả, lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên đây là một sự Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 37 SVTH: Trương Kim Thành phấn đấu trong Ban lãnh đạo Công ty trong việc nâng chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 3.3.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm (2005-2007) Bảng 2: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007 Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KN (1.000USD) SL (tấn) KN (1.000USD) SL (tấn) KN (1.000USD) SL (tấn) Châu Âu 8.850 1.434 3.015 2.321 14.938 4.281 Nhật 3.406 587 3.216 771 778 151 Mỹ 33.018 2.585 32.584 2.833 26.638 2.010 Thị trường khác 6.371 1.255 22.692 2.358 12.087 1.718 Tổng cộng 51.645 5.862 61.508 8.284 54.440 8.160 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch - CADOVIMEX) Giải thích từ viết tắt: KN: kim ngạch SL: sản lượng Qua bảng trên ta thấy sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty khá ổn định . Năm 2005 CADOVIMEX xuất khẩu được 5.862 tấn trong đó thị trường xuất khẩu chủ lực là thị trường Mỹ chiếm khoảng 45% sản lượng xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu tăng khá nhiều so với năm trước (đạt 8.284 tấn) tăng 2.422 tấn tương ứng tăng 41,3% so với năm 2005, một điều có thể nhận thấy là trong năm 2006 thị trường xuất khẩu của Công ty dần đi vào tình trạng ổn định các thị trường không chủ lực của Công ty đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và dần bắt kịp thị trường chủ lực là Mỹ. Trong năm 2007 sản lượng xuất khẩu giảm sút so với năm 2006, Công ty xuất khẩu được 8.160 tấn, giảm 124 tấn, tương ứng 1,5% so với năm 2006, trong năm này Công ty đã chú trọng phát triển sang thị trường châu Âu và đã đạt được những thành quả như mong muốn, thị trường Châu Âu đạt 4.281 tấn chiếm trên 50% tổng sản lượng xuất khẩu. Như vậy, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm tương đối khả quan, www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 38 SVTH: Trương Kim Thành năm 2006 tăng đáng kể năm 2005, còn năm 2007 tuy có giảm nhưng giảm rất ít so với năm 2006. 0 10 20 30 40 50 60 70 Nghìn USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thị trường khác Mỹ Nhật Châu Âu Doanh thu xuất khẩu của Công ty trong năm 2005 đạt 51.645 nghìn USD. Trong năm này Công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên doanh thu từ thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất 33.018 nghìn USD chiếm đến 65% tổng doanh thu, còn thị trường châu Âu đạt 8.850 nghìn USD chiếm tỷ trọng gần 18% tổng doanh thu. Năm 2006 doanh thu xuất khẩu của Công ty tăng lên khá nhanh đạt 61.508 nghìn USD nhiều hơn năm 2005 9.863 nghìn USD, trong đó doanh thu từ thị trượng Mỹ đạt 32.584 nghìn USD chiếm 53% tổng doanh thu và thị trường khác đạt 22.692 nghìn USD chiếm tỷ trọng gần 37% tổng doanh thu. Nguyên nhân gây nên sự biến đổi trong tỷ trọng doanh thu là do trong năm 2006 Công ty đã chủ trương tìm kiếm các thị trường mới và Công ty đã đạt được một số thành công nhất định khi doanh thu các thị trường mới không ngừng tăng lên. Năm 2007, do sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường sụt giảm làm cho doanh thu xuất khẩu giảm chỉ đạt 54.440 nghìn USD. Nhưng nhìn chung đây cũng là một năm làm ăn khá thành công của Công ty, giá trị tiêu thụ trên thị trường châu Âu đã tăng lên đạt 14.938 nghìn USD chiếm 27% tổng doanh thu, các Biểu đồ 2: DOANH THU XUẤT KHẨU THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 39 SVTH: Trương Kim Thành thì trường khác dần đi vào tình trạng ổn định riêng thị trường Nhật Bản giảm khá mạnh chỉ đạt 778 nghìn USD giảm 75% so với năm 2006. Nói chung trong năm 2007 tuy sản lượng và doanh thu xuất khẩu có giảm nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, ngược lại lợi nhuận của Công ty còn tăng lên khá ấn tượng. 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.4.1. Thuận lợi Công ty là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Trong tỉnh Cà Mau, Công ty CADOVIMEX là một trong 03 doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2007 kim nghạch xuất khẩu của Công ty đạt 54.434.504 USD, lợi thế cạnh tranh của Công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường nhập khẩu. Công ty là thành viên sáng lập của Hiệp hội chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ngày 12/06/1998, là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 11/07/1998. Công ty có 03 Xí nghiệp được xây dựng tại những nơi có nguyền nguyên liệu ổn định, dồi dào. Xí nghiệp 72 và Xí nghiệp Phú Tân nằm gần 02 cửa biển n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex.pdf
Tài liệu liên quan