Luận văn Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt May Hà Nội

Bông xơ xuất kho chủ yếu dùng để sử dụng cho sản xuất sản phẩm của công ty, việc bán ra ngoài là rất hãn hữu, ví dụ như bán bông, phế liệu, sợi. Để phản ánh giá vật liệu xuất kho được chính xác, Công ty đã sử dụng phương pháp giá trung bình để tạm tính giá vật liệu xuất kho. Đây là phương pháp đơn giản được thực hiện để đưa ra một mức giá phù hợp với nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ hạch toán. Lý do công ty sử dụng phương pháp này là vì nguyên vật liệu chính và một số vật liệu phụ khác chủ yếunhập từ nước ngoài và luôn có sự biến động về giá cả, do phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan (mùa vụ, thuế nhập khẩu, tình hình kinh tế trong và ngoài nước .). Nhờ có hệ thống máy vi tính đã được lập trình sẵn nên việc tính toán được thực hiện nhanh gọn hơn.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ gốc lập bảng kê chứng từ gốc sau đó căn cứ vào bảng kê đó để lập chứng từ ghi sổ. + Ưu điểm: Phương pháp này rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót để điều chỉnh. Thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều tài khoản, có khối lượng nghiệp vụ nhiều. + Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu kiểm tra số liệu dồn vào cuối tháng nên không đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán. 1.4.3 Hình thức kế toán nhật ký chung: Có sổ số liệu để ghi vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký chuyên dùng là căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp tiến hành lập định khoản rồi ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Số liệu ở sổ nhât ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. + Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. + Nhược điểm: Việc ghi chép ở hình thức này còn trùng lặp nhiều. Hình thức kế toán nhật ký chung thích hợp với các loại hình doanh nghiệp và thuận lợi trong việc áp dụng điện toán kế toán. 1.4.4 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay. Căn cứ để ghi vào các nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc đã được phân loại và các số liệu từ bảng phân bổ cuối tháng tổng hợp số liệu tập hợp từ các sổ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái tài khoản. sơ đồ trình tự hạch toán của hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ chi tiết Sổ quỹ Bảng phân bổ Nhật ký chúng từ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái các tài khoản Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra Báo cáo kế toán Hình thức này, thích hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế, có loại chứng từ chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá, nhiều nhân viên kế toán có trình độ. Chương 2 Tình hình công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội 2.1. Công ty Dệt May Hà Nội và một số đặc điểm ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty 2.1.1 Khái quát về Công ty Dệt May Hà Nội 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Nhà máy Sợi Hà Nội (nay là Công ty Dệt May Hà Nội) được thành lập ngày 7-4-1978 với sự hợp tác giữa Tổng Công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng VINIOMATEX (Cộng hoà liên bang Đức) với tổng số vốn ban đầu là 30 triệu USD, tổng năng lực kéo sợi có 150.000 cọc sợi với sản lượng trên 10.000 tấn sợi các loại một năm. Công trình được khởi công xây dựng nhà máy vào tháng 2 - 1979 và đến ngày 21-11-1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý, điều hành gọi tên là Nhà máy Sợi Hà Nội trụ sở tại số 1 Mai Động, quận Hai Bà Trưng, Hà nội. Trong quá trình phát triển, nhà máy Sợi Hà Nội đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tư lắp đặt một dây chuyền dệt kim đồng bộ với trị giá 4 triệu USD. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang Nhật, Thuỵ Sỹ, Cộng hoà Séc, Nga, Hà Lan.......Các mặt hàng của Công ty là sợi, dệt kim. Sản phẩm của Công ty luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng và từng bước đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tháng 4 -1990, Bộ thương mại cho phép xây dựng xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch quốc tế là HANOSIMEX). Quyết định này đã tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng quan hệ thương mại với một số bạn hàng trong nước và quốc tế. Tháng 6 -1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2. Đến tháng 10- 1993 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Sợi Vinh (Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp, trở thành nhà máy thành viên của xí nghiệp. Ngày 19 - 5 - 1994 khánh thành nhà máy dệt kim (với cả hai dây chuyền số 1 và số 2). Tháng 1-1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và đên ngày 2-9 thì khánh thành đồng thời tháng 3 năm 1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập Công ty dệt may Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp. Tháng 3-2002, Công ty Dệt Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội và đó là tên gọi chính thức cho đến nay. Việc chuyển đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội không phải là sự chuyển đổi về hình thức mà chính là sự đổi mới về tư duy kinh tế, đổi mới chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế của Công ty Dệt may Hà Nội là Ha Noi Textile - Garment Company. Viết tắt là : HANOSIMEX Hình thức sở hữu vốn: quốc doanh Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh 2.1.1.2. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp trẻ về tuổi đời và với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho Công ty đạt được chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và các bằng khen tại các hội chợ triển làm kinh tế. Sản lượng thiết kế đã vươn lên đạt công suất tối đa chất lượng sợi luôn được ổn định, đạt tiêu chuẩn quốc tế và dẫn đầu về sản lượng sản phẩm sợi tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty đặc biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao được xuất đi nhiều nước trên thế giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia.... và được khách hàng trong nước mến mộ. Công ty Dệt May Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nền nếp trong Bộ công nghiệp nhẹ. Luôn mở rộng hình thức kinh doanh, mua bán, gia công, trao đổi, hàng hoá sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới. Lãnh đạo doanh nghiệp là các nhà kinh doanh có năng lực, năng động và nhạy bén luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước Công ty luôn chấp hành vựot mức kế hoạch Nhà nước giao. Có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 498.376 triệu đồng. Tổng doanh thu đạt: 501.894 triệu đồng Trong đó: Doanh thu công nghiệp: 314. 318 triệu đồng Doanh thu xuất khẩu: 187.576 triệu đồng Thu nhập bình quân: 807.575 đồng/người/tháng 2.1.2 Những đặc điểm về sản xuất và quản lý ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty. 2.1.2.1 Đặc điểm công nghệ và cơ cấu sản xuất Việc tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học phù hợp với công nghệ sản xuất ở mỗi xí nghiệp là việc hết sức quan trọng. Gắn với mỗi loại hình sản xuất khác nhau, công nghệ khác nhau đòi hỏi việc tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Đặc điểm tổ chức của Công ty được quyết định bởi quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp của thị trường tiêu thụ. Nhiệm vụ của Công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành viên: - Nhà máy sợi 1: Quy mô 6.500 cọc sợi, sản lượng 4.000 tấn/năm. sản phẩm chủ yếu là sợi Peco và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne 30 dây chuyền sợi xe cán 300 tấn/ năm. - Nhà máy sợi 2: Quy mô 3.500 cọc sợi, sản lượng 4.000 tấn/năm sản phẩm chủ yếu là sợi Peco các loại, có dây chuyền sợi xe với sản lượng 350 tấn/năm. - Nhà máy dệt và nhuộm: gồm các phân xưởng dệt và nhuộm. - Nhà máy may: gồm 2 xưởng may 1, may 2, bộ phận in, thêu. Hai nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại như: T-shirt, VL shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu tấn/năm. - Nhà máy sợi Vinh: quy mô 2.500 cọc sợi, sản lượng 2.000 tấn/năm. sản phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may. - Nhà máy dệt Hà Đông: sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm chuyên sản xuất khăn mặt, khăn các loại, lều bạt. - Nhà máy may thêu Đông Mỹ: sử dụng khoảng 5.000 tấn sợi /năm cho sản phẩm dệt kim các loại với sản lượng 1,4 triệu sản phẩm / năm. Ngoài ra, còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất là nhà máy động lực và nhà máy cơ điện. * Quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng chủ yếu trong đơn vị. Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ. Nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến gia đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diến ra liên tục, có sản phẩm dang dở thành phẩm của giai đoạn này, vừa có thể xuất bán, vừa có thể là nguyên liệu cho công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị. Thành phẩm của Công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi các sản phẩm này được thực hiện bằng dây chuyền công nghệ khép kín, dây chuyền kéo sợi, dây chuyền dệt kim, dây chuyền dệt thoi. Có thể hình dung công nghệ sản xuất của Công ty qua sơ đồ sau: Dây chuyền kéo sợi Xé trôn Nghiền Chải thô Ghép trước bông Cuốn củi Chải kỹ Sản phẩm nhập kho gồm: sợi cotton, sợi P.e sợi pha Xé trôn xơ Nghiền Chải thô Ghép trước Sản phẩm nhập kho Ghép i, ii Ghép thô Sợi con đánh ống Sợi xe đôi Ghép trộn Dây chuyền dệt kim Sợi Dệt Vải Giặt nấu Vải dệt kim Văng Mở Gỡ Cắt Thêu may bao Sản phẩm nhập kho Văt Dây chuyền dệt thoi Sợi Dệt Vải Nhuộm Vải dệt Nhập Sản phẩm nhập may Cắt Do mặt hàng sản xuất của Công ty phong phú và đa dạng, sản xuất hàng loạt nên bộ phận sản xuât chia thành các phân xưởng như xưởng dệt, nhuộm.... Để tiếp cận được mục tiêu kế hoạch sản xuất, tiến trình sản xuất được chia làm các ca sản xuất. 2.1.2.2 Đặc điểm nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực may mặc do đó vật liệu của Công ty rất đa dạng và phong phú, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: sợi, chỉ, thuốc nhuộm kim may, than, xăng, dầu, bao bì.....Mỗi loại nguyên vật liệu đều có đặc điểm riêng. Một số loại nguyên vật liệu không có khả năng bảo quản trong thời gian dài, chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Sự đa dạng của nguyên vật liệu kéo theo nhu cầu bảo quản và tàng trữ chúng rất phức tạp. Tính phức tạp của công việc bảo quản nguyên vật liệu của Công ty không chỉ do số lượng lớn của từng loại nguyên vật liệu mà còn do tính chất lý hoá của chúng. Thứ nhất, phải kể đến nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm bông xơ. Về mặt chi phí chúng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm (60% chi phí). Bông thường được đóng thành kiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản tại kho loại nguyên vật liệu này có đặc điểm dễ hút ẩm khi để ở ngoài không khí nên trọng lượng của chúng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và bảo quản. Do đòi hỏi của yêu cầu kỹ thuật bông xơ được nhập ngoại là chủ yếu(90% nhập từ Nga, ấ n Độ, Trung Quốc...). Vì vậy, vấn đề vận chuyển và bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông số kỹ thuật cho quá trình sản xuất sản phẩm. Với đặc điểm này, bông xơ đã được tính toán một cách chính xác kịp thời để phản ánh đúng giá trị thực nhập và thanh toán kết hợp với việc xây dựng kho thông thoáng, khô ráo. Trong tương lai, ngành Dệt May Việt Nam tiến tới tạo được nguồn bông sẽ giúp cho Công ty và các doanh nghiệp Dệt- May nói chung có thể giảm được chi phí mua nguyên vật liệu của mình. Để giúp cho quá trình sản xuất được hoàn thiện phải kể đến các vật liệu gián tiếp bao gồm: hoá chất, phụ liệu dệt kim, vật tư bao gói xăng dầu, vật liệu xây dựng... Mỗi loại vật liệu đều có những đặc điểm riêng, quyết định đến mức dự trữ và bảo quản.Ví dụ như hoá chất được mua dự trữ trong một khoảng thời gian xác định để tránh hư hao, mất mát, giảm phẩm chất. Hoặc xăng dầu chỉ được dự trữ đủ để sản xuất và có sự kết hợp chặt chẽ với các phương tiện phòng cháy chữa cháy. Do đặc điểm khác biệt của từng loại nguyên vật liệu như đã nói ở trên, Công ty có kế hoạch thu mua một cách hợp lý để dự trữ cho sản xuất, và vừa để hạn chế tự động vốn, giảm tiền vay ngân hàng. Công tác quản lý nguyên vật liệu được đặt ra là phải bảo quản và sử dụng tiết kiệm, đạt hiệu quả tối đa đặc biệt là nguyên vật liệu chính. Hiểu rõ điều này, Công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng trữ nguyên vật liệu chính hơp lý và gần phân xưởng sản xuật một cách nhanh nhất. Hệ thống kho đều được trang bị khá đầy đủ: phương tiện cân, đo, đếm...để tạo điều kiện tiến hành chính sách các nghiệp vụ quản lý bảo quản chặt chẽ vật liệu. Trong điều kiện hiện nay cùng với việc sản xuất, Công ty tổ chức quy hoạch thành 9 kho. Kho bông xơ Kho hoá chất Kho xăng dầu Kho vật liệu phụ Kho vật tư bao gói Kho phụ liệu dệt kim Kho phụ tùng Kho vật liệu xây dựng Các kho được giao từng kế toán quản lý với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. 2.1.2.3 Phân loại nguyên liệu : Vật liệu mà công ty sử dụng có nhiều loại, khác nhau về công dụng tính năng hoá học,phẩm cấp chất lượng.Vì vậy Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: - Vật liệu chính: Bông, xơ, (bông hoá học) - Hoá chất: Các loại thuốc nhuộm (Drimavece, Aterain, Solophenil...), các loại thuốc in. - Phụ liệu dệt kim: túi OPP... - Vật tư bao gói: nẹp chữ U, vành chống bẹp, hòm carton, khuyên Prafin... - Nhiên liệu - Vật liệu xây dựng: sắt thép ,van hơi, van nước ... - Phụ tùng : Vòng bi, bu lông, suốt , kim , xích , bánh xe... - Vật liệu phụ - Phế liệu: phế liệu được nhập từ sản xuất là loại hư hỏng,kèm phẩm chất, không sử dụng đựoc như bông phế F1,F3, xơ hồi vốn cục, sợi tột lỗi sợi rối các loại, sắt vụn ... xuất chủ yếu các loại là xuất bản và xuất kho các nhà máy làm giẻ lau máy, vệ sinh máy 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập có tài khoản và con dấu, bao gồm tài khoản tiền Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Indovina Bank. Xuất phát từ tình hình và đặc điểm mà cấp trên giao bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thu mô hình trực tuyến thanh mưu * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Tổng giám đốc Công ty do tổng Công ty Dệt May bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành moị hành động của Cộng ty, đồng thời quản lý là người đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật Giúp việc cho Tổng giám đốc là 4 phó tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vục của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu cao nhất của Tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh Dưới ban điều hành Công ty có các phòng ban chức năng như: - Phòng xuất nhập khẩu: đảm đương toàn bộ công tác xuất nhập khẩu tại Công ty như nhập nguyên vật liệu máy móc phụ tùng thiết bị hoá chất nhuộm, xuất khẩu các loại sản phẩm sợi, dệt kim khăn bông , có kế hoạch xuất nhập khẩu để phòng kế toán tài chính cân đối kế hoạch thu chi ngoại tệ xây dựng dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, các phương thức thanh toán, lập báo cáo xuất nhập khẩu - Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vục tổ chức lao động khoa học, quản lý đội ngũ CBCNV trong Công ty, đào tạo cán bộ quản lý và sử dụng hiệu quả quản lý quỹ tiền lương trên cơ sở quy chế đã ban hành. Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn cho Công ty, xây dựng lực lượng vũng mạnh tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty với cơ quan Công an nhằm tranh thủ sự hỗ chợ trong công tác bảo vệ sự an toàn. - Phòng kế tóan tài chính: có đầy đủ chức năng nhiệm vụ như luật định, luật điều hành kế toán, của Nhà nước quy định, giám sát kiểm tra hoạt động kinh tế của Công ty, đảm bảo cân đối tài chính phục vụ cho quản lý kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi cho từng kì, ghi chép đầy đủ và phản ánh chính xác kịp thời liên tục và có hệ thống về tình hình luân chuyển của vật tư tiền vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện tốt chế độ hoạch toán kế toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , lập và thực hiện kế hoạch tài chính - Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các loại nguyên vật liệu được đưa vào nhà máy, các loại bàn phế phẩm trong quá trình sản xuất và các loại sản phẩm do công ty sản xuất ra, đồng thời đóng góp các biện pháp đề tài, sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm - Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ tiếp cận và mở rộng thị trường cho Công ty, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm và đạị lý của Công ty. - Phòng kĩ thuật đầu tư: có nhiệm vụ triển khai kĩ thuật sản xuất tới các nhà máy và xây dựng mục tiêu phát triển của Công ty đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động, đồng thời đảm bảo tính gọn nhẹ trong tổ chức tránh việc chồng chéo trong chỉ đạo, phân công .... 2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty: Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có thể hiểu như một tập hợp những cán bộ CNV kế toán cùng với trang thiết bị kĩ thuật phương tiện ghi chép, tính toán cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ và XDCB Kế toán NVL và cc, dc Kế toán thanh toán Thủ quỹ Phó phòng kế toán ( kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( trưởng phòng) Phó phòng kế toán Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ và XDCB Kế toán NVL và cc, dc Kế toán thanh toán Thủ quỹ Phó phòng kế toán ( kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( trưởng phòng) Các nhân viên thống kê - Phòng kế toán tài chính của công gồm 20 người kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ, nhiệm vụ được phân công như sau : - Kế toán trưởng là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính của Công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp lý tài chính cấp trên và tổng giám đốc Công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của Công ty. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn Công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành. - Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán trưởng tổng hợp): có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành... chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái tài khoản có liên quan, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. - Phó phòng kế toán tài chính: có trách nhiệm cùng với kế toán trưởng trong việc quuyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của Công ty. + Nhân viên kế toán nguyên vật liệu: hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê sổ 3 – Bảng kê tính giá thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn ( hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán lên Nhật ký chứng từ số 5. +Nhân viên kế toán TSCĐ và XDCB: Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ. + Nhân viên kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào Bảng tổng hợp và thanh lương và phụ cấp do các tổ nghiệp vụ dưới nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản bảo hiểm. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, Bảng phân bổ lương ......và các Nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất ( có chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể. + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách mua hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm. Sau đó, theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại. + Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty ở ngân hàng hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của Công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của Công ty với các đối tượng như : khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ Công ty. + Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty và thực hiện việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi. + Kế toán các nhà máy: chịu sự chỉ đạo dọc của phòng kế toán tài chính của Công ty. Qua mô hình trên ta thấy: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung, phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận xử lý chứng từ, luân chuyển ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn đơn vị, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho các đơn vị trực thuộc. Các nhân viên kế toán ở các nhà máy thành viên có nhiệm vụ thu thập chứng từ kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ lập báo cáo thống kê, tài chính theo sự phân cấp, dưới sự chỉ đạo giám sát của kế toán trưởng. Với đặc điểm đó Công ty đã thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và hạch toán tình hình biến động của tài sản theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng ghi sổ, đối chiếu số liệu tiến hành thường xuyên kịp thời, cung cấp các số liệu cho việc tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập báo cáo kế toán. Tổ chức kế toán theo hình thức này, mọi công việc chủ yếu của hạch toán kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán doanh nghiệp. Do đó giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Sự chỉ đạo công tác kế toán được thống nhát, chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kinh tế kịp thời, tạo điều kiện trong phân công lao động, nâng cao trình độ, chuyên môn hóa lao động hạch toán. Việc trang bị ứng dụng, phương tiện kỹ thuật cơ giới hoá công tác kế toán được thuận lợi. Tuy nhiên, hình thức này có hạn chế là khối lượng công việc kế toán tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp lớn, tạo ra khoảng cách về không gian và thời gian giữa nơi xảy ra thông tin, thu thập xử lý thông tin và tổng hợp số liệu hạn chế sự chỉ đạo kiểm tra của kế toán. Quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty dệt-may hà nội Chứng từ nhập xuất NK-CT liên quan 1,2,4,10 Bảng kê chi tiết nhập vật tư Sổ chi tiết TK 331 Bảng kê xuất vật tư Bảng tổng hợp nhập vật tư Bảng kê số 3 NK –CT số 5 Bảng tổng hợp xuất vật tư Bảng phân bổ số 2 Bảng kê số 4,5,6 NK-CT số 7 Sổ cái TK 152, 153 Nói tóm lại, chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp là: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1-1 hàng năm, kết thúc vào 31-12 năm đó. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - Phương pháp kế toán TSCĐ - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : theo nguyên giá TSCĐ - Phương pháp khấu hao áp dụng: theo Quyết định 166/1999/BTC - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá chi tiết theo từng kho nguyên vật liệu. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối ký: Tính giá bình quân Để tập hợp các số liệu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc hình thành các thông tin cần thiết quản lý, Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp tương đối đầy đủ theo Quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. 2.3 Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty: Quá trình tổ chức hạch toán nhập xuất kho nguyên vật liệu với đặc điểm vật tư, vật liệu của mình là mật độ nhập xuất lớn cần có sự giám sát bảo quản thường xuyên và hệ thống kho tàng được bố trí tập trung, kế toán nguyên vật liệu có thể kiểm tra đối chiếu hàng ngày, nên Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này đã đáp ứng được yêu cầu quản lý vật tư là phải cung cấp thường xuyên về hiện vật và tiền của từng loại vật liệu. 2.3.1 Hạch toán nhập kho nguyên vật liệu 2.3.1.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Muốn việc tính giá được chính xác thì mỗi doanh nghiệp tìm cho mình một cách tính toán hợp lý nhất. Về nguyên tắc đánh giá vật liệu nhập kho là phải theo đúng giá mua thực tế của vật liệu tức là kế toán phải phản ánh đầy đủ chi phí thực tế Công ty đã bỏ ra để có được vật liệu đó. Khi tổ chức kế toán vật tư, Công ty do yêu cầu phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu nên khi nhập kho Công ty đã sử dụng giá thực tế. Giá này được xác định theo từng nguồn nhập. - Nguyên vật liệu chính của Công ty là bông xơ được thu mua trên thị trường trong nước và chủ yếu là nhập ngoại. + Giá thực tế vật liệu mua trong nước bằng giá mua ghi trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua phát sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28623.doc
Tài liệu liên quan