Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1

I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1

II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT . 2

1.Khái niệm về chi phí sản xuất: 2

2.Phân loại chi phí sản xuất 2

2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí. 3

2.2 Phân loại theo đối tượng chịu chi phí 3

3.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX 4

4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 4

4.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 4

4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 5

4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 6

4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. 7

4.5.Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. 8

5. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 8

III. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP . 9

1.Khái niệm về giá thành sản phẩm và mối quan hệ với CPSX 9

1.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm. 9

1.2. Mối quan hệ của giá thành với chi phí sản xuất. 10

2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. 10

3.Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 11

3.1Căn cứ vào cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành 11

3.2 Phân loại theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí 12

4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 12

4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (hay giản đơn) 12

4.2 Phương pháp tổng cộng chi phí 12

4.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM. 14

I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM 14

1.Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn hải châu 14

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn 14

1.2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh 15

2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 16

3. Đặc điểm quy trình thực hiện công trình xây lắp: (sơ đồ số 6) 17

4.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của tập đoàn: 17

4.1Tổ chức bộ máy quản lý:( sơ đồ số 7) 17

4.2Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: ( sơ đồ 8) 18

5.Tổ chức bộ máy kế toán. 19

5.1 Hình thức bộ máy kế toán: 19

5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 9) 19

6.Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 20

II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU VIỆT NAM. 20

1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Tập Đoàn Hải Châu Việt Nam. 20

2.Kế toán tập hợp chi phí tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam. 21

2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 21

2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 22

2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 25

2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. 27

3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 31

4. Đánh giá sản phẩm dở dang. 31

5. Tính giá thành sản phẩm. 32

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU. 34

I.Đánh giá chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam. 34

1. Những ưu điểm. 34

2. Những tồn tại. 35

II.MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI TẬP ĐOÀN HẢI CHÂU. 36

1.Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 36

2.Về kế toán các khoản trích theo lương tại công ty. 37

3.Về hệ thống sổ kế toán. 37

4.Về kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 37

KẾT LUẬN 38

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải. Xây dựng và kinh doanh nhà ở. 2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi thành lập cho đến nay tập đoàn Hải Châu Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Với sự quản lý của ban giám đốc ,đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và trang bị kỹ thuật hiện đại nên hàng trăm công trình lớn vừa và nhỏ, đảm bảo về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao đã được thi công. Tập đoàn đã tạo được uy tín lớn trong ngành xây dựng cũng như trên thị trường. Kết quả sản xuất hoạt động của tập đoàn trong 2 năm gần đây: Đơn vị :1000đ STT CHỉ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 Ch.lệch(08/07) số tiền % 1 Tổng giá trị tài sản 165.000.000 168.000.000 3.000.000 1.82 2 Tổng doanh thu 160.000.000 186.000.000 26.000.000 16.25 3 Doanh thu thuần 156.640.000 180.306.578 23.666.578 15.11 4 Giá vốn hàng bán 145.675.200 165.882.052 20.206.852 13.87 5 Doanh thu tài chính 24.000 38.000 14.000 58.33 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.254.058 8.089.730 1.835.672 29.35 7 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.292.058 8.131.916 1.839.858 29.24 8 Lợi nhuận sau thuế 5.411.170 6.993.448 1.582.278 29.24 9 Thu nhập bình quân của CNV(đ/người/tháng) 3.000 3.500 500 33.33 Qua số liệu trên ta thấy hoạt đông sản xuất kinh doanh của tập đoàn đã đạt được một thành tựu đáng nể: Doanh thu năm 2008 tăng 15.11% so với năm 2007 Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 29.24% so với năm 2007. Năm 2008 tập đoàn đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn một tỷ đồng. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên là trên ba triệu đồng / người / tháng( năm 2007 là 3 trđ, năm 2008 là 3.5trđ) 3. Đặc điểm quy trình thực hiện công trình xây lắp: (sơ đồ số 6) Xây dựng công trình là một trong những ngành kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Việc xây dựng công trình chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tụ nhiên như: thời tiết, độ lún nền đất… Quy trình thực hiện công trình xây lắp gồm nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lớn lại có nhiều công việc cụ thể. Mỗi giai đoạn đều được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng kĩ thuật. 4.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của tập đoàn: 4.1Tổ chức bộ máy quản lý:( sơ đồ số 7) Đặc điểm của tập đoàn là ngành đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn khắp cả nước, số lượng công nhân đông , thời gian thi công kéo dài, vì vậy tập đoàn áp dụng cơ cấu quản lý tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất của tập đoàn. Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá thành các phòng ban. Điều này phát huy được năng lực của các phòng, tạo điều kiện để các phòng thực hiện các chức năng chuyên môn của mình. Tổng giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của tập đoàn và chịu trách nhiệm trước trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động hàng ngày của tập đoàn. Phó tổng giám đốc :Do hội đồng quản trị bổ nhiệm bổ nhiệm để điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày và ngoại giao hàng ngày của tập đoàn , trực tiếp giúp việc cho tổng giám đốc và thay mặt tổng giám đốc giải quyết mọi công việc của tập đoàn khi tổng giám đốc vắng mặt. Phòng tổ chức hành chính: Là sự hợp nhất của hai phòng lao động và hành chính , thực hiện công tác hành chính , bảo vệ theo đúng chế độ chính sách của đảng, nhà nước, tập đoàn. Phòng tài chính- kế toán: Phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn , phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đua ra những thông tin hữu ích, tham mưu cho ban giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính của công ty, quản lý thu ,chi tài chính theo các quy định tài chính - kế toán hiện hành. Phòng kinh doanh khai thác: giúp công ty xác định phương hướng , mục tiêu đầu tư,xây dựng và triển khai các thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường. Phòng quản lý các dự án: tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện công tác đầu tư , xây dựng các công trình. Thẩm định, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng. 4.2Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: ( sơ đồ 8) Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do các đội xây dựng trực tiếp đảm nhận.Khi được cấp trên chỉ đạo công trình nào do các đội xây dựng phải thăm dò trước về địa bàn, hình thế nghiên cứu thi công công trình, giúp cho việc vận chuyển máy móc phù hợp với công trình chuẩn bị khởi công. Đứng đầu mỗi tổ đội là tổ trưởng, tiếp đến là phụ trách kỹ thuật, phụ trách kế toán và công nhân sản xuất. Các tổ trưởng của từng đội sẽ được ban giám đốc khoán cho các công việc cụ thể và định kỳ phải chuyển chuyển chứng từ về công ty. Tổ trưởng :là người đứng đầu mỗi tổ đội xây dựng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt đông sản xuất tại công trình, giám sát trực tiếp công nhân, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thời gian hoàn thành công trình. Phụ trách kỹ thuật: có trách nhiệm trực tiếp giám sát công nhân thi công công trình đảm bảo đúng kĩ thuật như bản thiết kế. Nhân viên thống kê: có trách nhiệm ghi chép ,thu thập số liệu, trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh: tình hình nhập xuất NVL, chấm công làm việc của công nhân tổ đội của mình để cung cấp thông tin, số liệu cho kế toán của công ty. Công nhân sản xuất: là người thi công công trình theo sự chỉ đạo, giám sát của lãnh đạo cấp trên và được hưởng lương theo ngày công lao động của mình. 5.Tổ chức bộ máy kế toán. 5.1 Hình thức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của tập đoàn được tổ chức theo hình thức tập trung. Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được đưa về xử lý tại phòng công tác kế toán. Phụ trách là kế toán trưởng chỉ đạo thực hiện công tác kế toán,bên dưới là các nhân viên kế toán thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự điều hành của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán hoạt động phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. từ do có sự vân hành nhịp nhàng để đảm bảo chất lượng và yêu cầu quản lý của tập đoàn từ đó đáp ứng được mọi nhu cầu thông tin quản lý cho ban giám đốc của tập đoàn. 5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 9) - Kế toán trưởng: Điều hành chung hoạt động của phòng. Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Ký duyệt các chứng từ ban đầu, chứng từ ghi sổ theo quy định. Cùng với giám đốc phân tích tình hình hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao. Xử lý các số liệu, tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính toán các tài khoản cụ thể và lên báo cáo tài chính. -Kế toán TSCĐ: tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vật tư xuất nhập vật tư và theo dõi tình hình sử dụng vật tư đảm bảo tiến độ công trình,theo dõi chặt chẽ các TSCĐ sử dụng tại công trình, tính trích tỷ lệ hao mòn theo quy định. -Kế toán vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm trực tiếp về tiền mặt trong quá trình thu phí và thanh toán , theo dõi chi tiết trên các sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế liên quan,tiến hành viết phiếu thu,phiếu chi . - Kế toán tiền lương : tính toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, -Thủ quỹ: Theo dõi thu chi tiền mặt hàng ngày, bảo quản theo dõi SDĐK và SDCK của quỹ, thanh toán các khoản bằng các ngân phiếu hoặc tiền mặt, ngoài ra còn báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch SXKD . -Kế toán NH:chuyên làm công việc giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình luân chuyển tiền tệ về tài khoản cuả tập đoàn tu các tổ chức nợ, đồng thời thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng bằng các hình thức: séc, chuyển khoản, uỷ nhiệm chi,….. -Nhân viên đội sản xuất (thống kê): làm công tác thông kê trực tiếp các số liệu về tình hình hoạt động của từng đội sản xuất 6.Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty Tập đoàn áp dụng hình thức kế toán là: “Nhật ký chung”, được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.( sơ đồ số 10) Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: Việt Nam đồng Kì báo cáo: tháng, quý, năm Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N(năm dương lịch) Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tổng hợp hàng tồn kho:theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá, được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp xác định giá trị vật tư , thành phẩm xuất kho: giá thành phẩm xuất kho theo giá thực tế đích danh. II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại tập đoàn hải châu việt nam. 1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Tập Đoàn Hải Châu Việt Nam. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác thì yếu tố cần thiết đầu tiên là phải xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ, tình hình sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của tập đoàn. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm của xây dựng cơ bản, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của tập đoàn Hải Châu Việt Nam đã xác định cụ thể là công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng cho tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ, tờ kê chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đó. 2.Kế toán tập hợp chi phí tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam. 2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại tập đoàn gồm: giá trị thực tế nguyên vật liệu chính (đá, ximăng, cát sỏi….) vật liệu phụ (phụ gia bê tông…) phục vụ trực tiếp thi công, không bao gồm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, phục vụ quản lý đội. Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho (mẫu 01- VT), phiếu xuất kho (mẫu 02- VT),các giấy tờ tạm ứng , hoá đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ liên quan khác…. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại tập đoàn, tài khoản này mở riêng cho từng công trình và các tài khoản liên quan khác như: Tk 111, 112, 141, 154, 331… Phương pháp kế toán: Tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ví dụ: Khi mua nguyên vật liệu giao trực tiếp cho công trường , căn cứ vào hoá đơn GTGT ngày 08/04 (phụ lục 1) kế toán nhập kho số 76 ngày 08/04 (phụ lục 2) đồng thời ghi sổ bút toán: Nợ TK 152 : 730.000.000 đ Nợ TK 1331 : 73.000.000 đ Có TK 331 : 803.000.000 đ Tập đoàn áp dụng phương pháp giá đích danh NVL xuất kho nên khi xuất số NVL đã nhập ở trên, kế toán xuất theo giá nhập của những NVL này. Khi xuất kế toán lập phiếu xuất kho số 211 ngày 03/05 ( phụ lục 3) và ghi bút toán : Nợ TK 621 : 550.000.000 đ ( 500 tấn* 1.100.000đ) Có TK 152 : 550.000.000 đ Cuối kỳ, toàn bộ chi phí NVLTT được tập hợp trên tài khoản 621, kế toán tiến hành tổng hợp và kết chuyển để tính giá thành công trình nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên theo định khoản sau: Nợ TK 154: 4.325.647.000 đ Có TK 621 :4.325.647.000 đ Trên cơ sở căn cứ các chứng từ, tài liệu liên quan đến nhập, xuất vật tư sử dụng cho công trình, kế toán vật tư nhập số liệu vào máy , máy tự động vào nhật ký chung (phụ lục 4), sổ cái TK 621( phụ lục 5), sổ chi tiết TK 621. 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Do đặc điểm của ngành xây dựng vừa thủ công, vừa công nghiệp cho nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của tập đoàn vẫn phải sử dụng phần lớn lao động bằng thủ công (sức người là chủ yếu). Chi phí nhân công trực tiếp xây lắp trong tập đoàn bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân viên sản xuất xây lắp thuộc biên chế tập đoàn và công nhân thuê ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp và các khoản trích theo lương của công nhân xây lắp trong biên chế. Chứng từ kế toán sử dụng: Chứng từ kế toán sử dụng là bảng chấm công, hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán tiền lương, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng…. Tài khoản kế toán sử dụng: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được hạch toán trên TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và các tài khoản khác liên quan như: TK 111, 112. 141, 334(1)- “phải trả công nhân viên công ty”, 334(2) –“ phải trả công nhân viên thuê ngoài” Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Việc chi trả tiền lương trong công ty được thực hiện dưới hai hình thức : Lương trả theo thời gian và lương khoán sản phẩm. Trong đó: Lương thời gian: Là lương theo cấp bậc thực tế. áp dụng cho lao động gián tiếp làm việc tại Văn phòng Tập Đoàn và cán bộ quản lý bao gồm: Ban Tổng Giám đốc Công ty, cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban trong Văn phòng , Ban Giám đốc, tổ kế toán của các đội sản xuất .Được tiến hành trích BHXH,BHYT theo đúng quy định hiện hành. Tiền lương phải trả = Thời gian làm việc thực tế * mức lương thời gian Hình thức sử dụng lương khoán: được sử dụng để tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty chủ trương giao khoán từng khối lượng công việc cho các tổ. Tổ trưởng đại diện ký nhận hợp đồng giao khoán với chủ công trình. Đồng thời tổ trưởng phải theo dõi kiểm tra tình hình lao động của từng cá nhân trong tổ để làm căn cứ cho việc tính lương. Khoản mục CPNCTT của công ty bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản chi phí này được tập hợp vào tài khoản 622. Tiền lương của mỗi công nhân = Tổng số lương khoán * Số công thực hiện trong tháng của một công nhân Tổng số ngày công trong tháng theo chế độ Cách tính này áp dụng đối với công nhân thuộc biên chế và công nhân thuê ngoài. Nhưng đối với công nhân thuộc biên chế thì ghi bậc lương để làm căn cứ trích BHXH, BHYT. Ví dụ: Chi phí nhân công trực tiếp ở tổ bê tông: Căn cứ vào hợp đồng giao khoán (phụ lục 6) và bảng giá trị lương (phụ lục 7) của tổ bê tông thì tổng số tiền giao khoán là 91.500.000 đ Căn cứ vào bảng chấm công (phụ lục 8) thì tổng số công của cả tổ là 915. Đơn giá tiền lương cho một công = 91.500.000915  = 100.000 đ Tiền lương công nhân của tổ bê tông là: Nguyễn Văn Ngọc :100.000 * 28 = 2.800.000 đ Trần Đình Văn: 100.000 * 26 = 2.600.000 đ Vũ Văn Anh : 100.000 * 25 = 2.500.000 đ Đoàn Ngọc Hải: 100.000 * 27 = 2.700.000 đ ……………………………………………. Căn cứ vào bảng thanh toán lương tổ bê tông (phụ lục 9) kế toán ghi vào nhật ký chung. Nợ TK 622 : 21.050.000đ Có TK 334 :21.050.000đ Căn cứ vào (phụ lục 9) khi thanh toán lương cho tổ bê tông kế toán ghi vào nhật ký chung: Nợ TK 334 :21.050.000đ Có TK 111:21.050.000đ Số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của tổ bê tông là 1.050.000đ kế toán ghi vào nhật ký chung và sổ cái theo định khoản: Nợ TK 622: 1.805.000đ Có TK 338:1.805.000đ Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bảng tổng hợp giá trị lương (phụ lục 10) căn cứ vào đó kế toán ghi nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 622 và sổ cái tài khoản 622 (phụ lục 11) theo định khoản sau: Nợ TK 622: 255.650.000đ Có TK 3341: 255.650.000đ Cuối quý II/2008, kế toán tập hợp toàn bộ CPNCTT của công trình xây dựng là, kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên. Nợ TK 154: 654.450.000đ Có TK 622: 654.450.000đ 2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Nội dung chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công của công ty như chi phí về nhân công điều khiển máy, chi phí nhiên liệu máy thi công, khấu hao máy thi công,chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chứng từ kế toán sử dụng Kế toán sử dụng hợp đồng thuê máy, hoá đơn GTGT, chứng từ về nhiên liệu, bảng chấm công, bảng thanh toán lương…. Tài khoản kế toán sử dụng: Tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam để tập hợp và phân bổ sử dụng máy thi công kế toán sử dụng tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công” và các tài khoản liên quan như TK 111, 141,334,214…được mở thêm 5 tài khoản cấp 2: Tài khoản 623(1): Chi phí nhân công điều khiển máy thi công Tài khoản 623(2): Chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công Tài khoản 623(4): Chi phí khấu hao máy thi công Tài khoản 623(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 623(8): Chi phí bằng tiền tiền khác Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Trường hợp những loại máy thuộc sở hữu của công ty: Khi có nhu cầu, công ty giao xe, máy cho các cho các đội công trưởng, phụ trách đội có trách nhiệm sử dụng bảo quản và thực hiên mọi chi phí trong quá trình thi công. MTC phục vụ cho công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó, nhiều hạng mục công trình thì kế toán có thể phân bổ theo tiêu thức chi phí trực tiếp (bao gồm CPNVLTT, CPNCTT). Trường hợp máy thi công thuê ngoài: căn cứ vào nhu cầu thi công, đội trưởng chủ động thuê máy ngoài để thi công, hàng tháng căn cứ vào chứng từ kế toán công trường chuyển về công ty để tính ra chi phí thuê máy phục vụ từng công trình trong tháng. Chi phí nhân công điều khiển máy thi công: TK 623(1) hàng tháng căn cứ vào lệnh điều động xe, máy và ca xe phục vụ để tính lương cho tổ lái xe, khoản này được tập hợp vào bên nợ TK 623(1) và cuối tháng kết chuyển sang tài khoản 154. Ví dụ: Tại công trình xây dựng nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán ghi vào nhật ký chung, các khoản trích theo lương và sổ chi tiết TK 623 theo định khoản: Nợ TK 623: 21.476.000đ Có TK 334: 21.476.000đ Kế toán phản ánh các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công như sau: Nợ TK 623: 2.120.000đ Có TK 338: 2.120.000đ Chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công TK 623(2). tại công ty căn cứ vào các chứng từ về nhiên liệu xăng, dầu, mỡ, xăm, lốp .. sử dụng cho xe, máy chuyển lên, kế toán ghi vào nhật ký chung, sổ cái TK 623. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 213 ngày 25/05/2008 kế toán định khoản: Nợ TK623.2 :1.289.000đ Có TK 152 :1.289.000đ Chi phí khấu hao sử dụng máy thi công: TK 623(4) Trường hợp máy thi công sử dụng cho một công trình. Khi có nhu cầu sử dụng máy thi công ty sẽ giao máy cho đội trưởng công trình sử dụng và theo dõi thời gian sử dụng máy đồng thời tính khấu hao máy theo quy định Trường hợp máy thi công sử dụng cho công trình. Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí khấu hao cho các công trình theo phương pháp tuyến tính. Việc trích khấu hao được thực hiện theo hàng quý. Kế toán tính và hạch toán vào TK 623 sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức chi phí NCTT theo công thức: Chi phí khấu hao phân bổ cho công trình A = Tổng số khấu hao máy thi công * Chi phí NCTT của công trình A Tổng chi phí NCTT của các công trình Căn cứ vào bảng kê trích khấu hao MTC kế toán tính được tổng số khấu hao MTC quý II/2008 là sau đó kế toán phân bổ cho công trình xây dựng như sau: Sau khi đã tính ra được số khấu hao MTC phân bổ cho công trình nhà máy cấp thoát nước tóc tiên kế toán ghi vào nhật ký chung vào sổ chi iết TK623 đồng thời kế toán cũng ghi vào sổ cái TK 623 (phụ lục 12). Nợ TK 623.4 :4.372.534đ Có TK 214 :4.372.534đ Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 623(7) và chi phí bằng tiền khác TK 623(8) bao gồm các chi phí như tiền thuê máy thi công,bảo hiểm xe, sửa chữa máy,thuê ngoài sửa chữa xe, chi phí điện nước …. Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng thuê máy tháng 05/2008 (phụ lục 13) công ty thanh toán tiền thuê máy trộn bê tông cho công trình nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên. Nợ TK 623(7): 4.760.000đ Có TK 111: 4.760.000đ Cuối kỳ sau khi tập hợp xong các khoản chi phí sử dụng máy thi công cho công trình nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên, kế toán tiến hành tổng hợp và kết chuyển để tính giá thành. Nợ TK 154:156.650.000đ Có TK 623:156.650.000đ 2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. Nội dung chi phí sản xuất chung: Tiền lương cán bộ quản lý đội và công trình , các khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp xây lắp trong biên chế, nhân viên quản lý đội. Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tền. Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng trích khấu hao tài sản cố định, bảng thanh toán tiền lương bộ phận quản lý, tờ khai chi tiết trích BHXH… Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản kế toán sử dụng TK 627”chi phí sản xuất chung” mở chi tiết cho từng công trình và các tài khoản liên quan khác như: TK 111,112,214,334,338. Phương pháp kế toán: Tại công ty thì những khoản chi phí có tính chất chung liên quan đến nhiều công trình hoặc toàn xí nghiệp như tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền khấu hao TSCĐ không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình mà tiến hành tập hợp chung. Cuối kỳ dựa vào tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp để phân bổ. Còn đối với những khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sau khi đã tách ra được những chi phí trực tiếp liên quan đến từng công trình thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Chi phí nhân viên quản lý đội TK 627(1) Hàng tháng người phụ trách công trình theo dõi thời gian lao động và xếp loại lao động cho từng nhân viên quản lý trên bảng chấm công. Đối với nhân viên quản lý, công ty trực tiếp quản lý và áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công của phụ trách công trình gửi lên, kế toán công ty tính luơng cho từng nhân viên. Trong đó tiền lương của nhân viên quản lý được tính như sau: Tiền lương chính mỗi nhân viên quản lý : L = 540.000 * H Phụ cấp nhân viên: Lpci = Li * H Lương ngoài giờ : Lsi = LiN * Nt Trong đó: Li : tiền lương lao động i Hi :hệ số lương trong giờ của lao động i Lpci: tiền lương phụ cấp nhân viên i Lsi : tiền lương ngoài giờ nhân viên i N : số giờ công Nt : số giờ công làm thêm Ví dụ: tiền lương nhân viên quản lý đội Trần Văn Đức như sau: Lương chính: 540.000 * 2,84 =1.533.600đ Phụ cấp chức vụ: 1.533.600 * 1,78 =2.729.808đ Phụ cấp khu vực: 540.000 * 30% = 162.000đ Lương ngoài giờ: 1.533.60026ì8 ì 102 = 752.054đ Cộng : 5.177.462 đ Khi tính lương cho các nhân viên quản lý đội khác,kế toán cũng tính tương tự . Và kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý công ty tháng 5/2008 là kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627 theo định khoản: Nợ TK 627(1) : 25.347.755đ Có TK 334(1) :25.347.755đ Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ được tính như sau: Hàng tháng, căn cứ vào Bảng thanh toán lương , kế toán tính các khoản BHXH, BHYT là 6% trên từng nhân viên. Số liệu được tính là căn cứ để kế toán công trường ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội là 1.065.987đ kế toán ghi vào nhật ký chung và sổ cái theo định khoản: Nợ TK 627 : 4.065. 987 đ Có TK 338 :4.065.987 đ Chi phí vật liệu TK 627(2), công cụ dụng cụ TK 627(3) Tại công ty thì công cụ dụng cụ thường được sử dụng khá ổn định theo tháng tại các công trường, vì thế kế toán thực hiện phân bổ một lần vào chi phí sản xuất chung. Riêng đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn như: cốp pha, dàn giáo…thường được thuê ngoài. Chính làm như vậy đã tiết kiệm được vốn lưu động, đồng thời tránh được chi phí luân chuyển từ công trình này sang công trình khác. cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chứng từ hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ đội công trường là: phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT…cuối tháng,kế toán công trường tiến hành kiển kê xác định chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng và lập bảng kê xác định chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng và lập bảng kê. Ví dụ:Căn cứ vào phiếu xuất kho số 322 ngày 30/05cho công trình nhà máy cấp thoát nước Tóc Tiên kế toán định khoản: Nợ TK 627(2) :5.850.000đ Có TK 152 :5.850.000đ Chi phí khấu hao TSCĐ quản lý đội: Tại công ty hàng tháng căn cứ vào sự tăng giảm tài sản cố định, kế toán công ty tính ra mức khấu hao TSCĐ đó theo tỷ lệ quy định và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo công thức: Chi phí khấu hao phân bổ cho công trình A = Tổng số khấu hao TSCĐ dùng cho QL * Chi phí NCTT của công trình A Tổng chi phí NCTT của các công trình Sau khi đã tính được số khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình xây dựng nhà máy cấp thoát nước tóc tiên kế toán ghi vào nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627(phụ lục 14) đồng thời kế toán ghi vào sổ cái TK 627 Nợ TK 627(4) : 2.840.956đ Có TK 214 :2.840.956đ Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627(7) và chi phí bằng tiền khác TK 627(8) Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí thuê ngoài, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí điện nước,điện thoại…Chi phí phát sinh cho công trình nào thì tập hợp cho công trình đó. Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn vận chuyển của cửa hàng vật liệu xây dựng kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627(7) : 12.400.000đ Nợ TK 133(1): 1.240.000đ Có TK 131(1):13.640.000đ Tiền chi phí cước điện thoại, chi phí tiếp khách tháng 05/2008 là: Nợ TK 627(8): 4.274.800đ Nợ TK 133(1): 427.480đ Có TK 111 :4.705.800đ Và cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154: 355.245.000đ Có TK 627:355.245.000 3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Tại công ty vào cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32991.doc
Tài liệu liên quan