Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Lam Sơn Thái Bình

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH

THEO LƯƠNG 3

A. Lý luận chung 3

I. khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương 3

1. Khái niệm về tiền lương 3

2. Bản chất của tiền lương 4

3. Vai trò của tiền lương 5

II. Chức năng của tiền lương và nguyên tắc trả lương 5

1. Chức năng của tiền lương 5

2. Nguyên tắc trả lương 6

III. Phân loại tiền lương 7

IV. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp, quỹ tiền lương

và quỹ BHXH 9

1. Hình thức trả lương theo thời gian 9

a, Trả lương theo thời gian giản đơn 9

b, Trả lương theo thời gian có thưởng 10

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 11

a, Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 11

b, Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 12

c, Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 12

d, Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 13

e, Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 11

3. Chế độ lương khoán theo công việc 15

4. Tiền thưởng và các hình thức tiền thưởng 16

a, Tiền thưởng 16

b, Các hình thức thưởng 16

5. Chế độ phụ cấp 17

6. Quỹ tiền lương 18

7. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 19

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của

doanh nghiệp 19

1. Quy định của chính phủ về tiền lương trong doanh nghiệp

nhà nước 19

2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 20

3. Độ phức tạp của lao động 20

4. Điều kiện lao động 20

5. Kết quả lao động 21

6. Các nhân tố không liên quan trực tiếp đến hao phí lao động 21

B. CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH 21

1. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất 22

2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH 23

a, Hạch toán tổng hợp tiền lương 23

b, Hạch toán tổng hợp BHXH 27

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY LAM SƠN 33

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 33

1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 33

2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 40

III. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại Công ty 41

1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 41

2. Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty 43

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 45

4. Tình hình lao động của Công ty 45

B. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH TRONG

CÔNG TY 46

I. Nguồn hình thành quỹ lương 46

II. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương

tại Công ty 47

1. Hình thức trả lương theo thời gian 47

2. Hình thức trả lương khoán sản phẩm 52

3. Hạch toán các khoản trích theo lương 56

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ

LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY 59

1. Nhận xét chung 59

2. Ưu nhược điểm của Công ty Lam Sơn 59

3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lam Sơn 61

KẾT LUẬN

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Lam Sơn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực của doanh nghiệp như các chính sách khuyến khích thu hút lao động vào một số ngành nghề kém hấp dẫn, khó khăn, độc hại, nguy hiểm. B. Các nghiệp vụ kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH) * Hạch toán lao động tiền lương và BHXH: Chức năng cơ bản của kế toán lao động tiền lương là công cụ phục vụ sự điều hành, quản lý lao động có hiệu quả. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ sau: * Đối với kế toán tiền lương : - Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó với người lao động. - Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng theo chế độ ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ, thẻ kế toán tiền lương đúng chế độ. - Lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chế độ chính sách về lao động tiền lương. * Đối với BHXH: - Trích chính xác số BHXH theo chế độ quy định. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình chi tiêu quỹ BHXH - Thanh toán kịp thời BHXH cho công nhân viên cũng như cơ quan cấp trên. - Lập báo cáo về quỹ BHXH * Hệ thống chứng từ kế toán về tiền lương và BHXH - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng Ngoài ra còn có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn nếu doanh nghiệp thấy cần như: Phiếu báo làm thêm giờ, biên bản tai nạn lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Tại mỗi một doanh nghiệp việc sử dụng các chứng từ kế toán tiền lương BHXH có khác nhau tuỳ thuộc vào từng đặc điểm hoạt động sx kinh doanh của doanh nghiệp đó. 1. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả. Ta có cách tính như sau: Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch của CNTT sản xuất = Tiền lương chính thực tế phải trả CNTT trong tháng x Tỷ lệ trích trước Trong đó tỷ lệ trích trước được tính như sau: Tỷ lệ trích trước (%) = Tổng số lương phép KH năm của CNTT sản xuất x 100 Tổng số lương chính KH năm của CNTT sản xuất Đối với những khoản trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên, kế toán BHXH (thường là kế toán lao động tiền lương) dựa trên chứng từ có xác nhận của những người có xác về tình hình của từng người ghi trên giấy chứng nhận của bác sỹ, biên bản tai nạn lao động và căn cứ vào các quy định về BHXH ... cho cán bộ công nhân viên để tính kết quả trợ cấp BHXH cho từng trường hợp. Trên cơ sở đó lập bảng thanh toán BHXH cho từng bộ phận. 2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH a. Hạch toán tổng hợp tiền lương: Cũng như các đối tượng hạch toán khác, hạch toán tiền lương cũng phải xuất phát từ đặc tính của nó. Tiền lương vừa thể hiện mối quan hệ phân phối giữa người lao động và người sử dụng lao động, quan hệ phải trả, đã trả và số tiền còn phải trả, vừa là yếu tố của chi phí. Do hạch toán tổng hợp nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho đối tượng quản lý. Vì vậy hạch toán cần thiết phải phản ánh được đầy đủ các mối quan hệ trên, đảm bảo cung cấp thông tin về số tiền phải trả và đã trả cho công nhân viên. Đồng thời thể hiện được chi phí tiền lương cho từng đối tượng chịu chi phí. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 01/11/1995 theo quyết định 1141/TCQĐ - CĐKT của Nhà nước. Để phản ánh tình hình thanh toán lương và các khoản thanh toán với công nhân viên kế toán sử dụng tài khoản 334. Tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên": Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của họ. Kết cấu của TK 334 như sau: - Bên nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên. Kết chuyển tiền lương của công nhân viên chưa lĩnh. - Bên có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên. Kết chuyển số đã trả cho công nhân viên lớn hơn số phải trả vào tài khoản có liên quan. Số dư bên nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên Số dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên. * Về trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền lương: Căn cứ vào bảng chấm công, các phiếu xác nhận nhập sản phẩm đã hoàn thành... kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận. Tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả công nhân viên : Nợ TK 241 : XDCB dở dang Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 : chi phí bán hàng Nợ TK 642 : chi phí quản lý Có TK 334 : phải trả công nhân viên Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên: Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 : chi phí phải trả Tính số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân viên: Nợ TK 335 : chi phí phải trả Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 334 : phải trả công nhân viên Tính ra tiền thưởng phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 431 : quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 334 : phải trả công nhân viên Các khoản khấu trừ vào tiền lương cả công nhân viên như thuế thu nhập, tiền bồi thường vật chất... kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương (cột khấu trừ) để ghi sổ: Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên Có TK 336 : phải trả nội bộ (tiền điện, nước) Cơ TK 338 : phải trả, phải nộp khác. Có TK 141 : tạm ứng Có TK 138 : phải thu khác Tính thuế thu nhập của công nhân viên phải nộp cho Nhà nước Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên Có TK 333 : thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước Khi thanh toán tiền lương cho công nhân viên: + Bằng tiền: Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên Có TK 111, 112 + Bằng sản phẩm vật tư hàng hoá Nợ TK 632 Có TK 152, 155, 156. Trị giá phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên Có TK 3331 : thuế VAT đầu ra phải nộp Có TK 512 : giá thanh toán không có thuế Sơ đồ hạch toán tiền lương phải trả công nhân viên TK 111, 112 TK 334 TK 622 Trả lương cho CNV Tiền lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất TK 333 TK 627 Thuế thu nhập phải nộp Tiền lương phải trả cho Trừ vào lương CNV phân xưởng TK 338(8) TK 641 Khấu trừ vào lương các Tiền lương phải trả cho Khoản thu của CNV CNV bán hàng TK 336 TK 642 Khấu trừ vào lương chuyển Tiền lương phải trả cho Sang khoản phải trả nội bộ CNV quản lý doanh nghiệp TK 338 (8) TK 241 Khấu trừ vào lương của Tiền lương phải trả cho CNV Tiền lương CNV chưa lĩnh Thực hiện công việc XDCB TK 152 Trả lương = SP, HH TK 3331 * Đối với các đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ phát sinh bên có của TK 334 từ chứng từ gốc được phân loại, tập hợp các loại phân bổ, từ đó lập các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái tài khoản 334. * Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán cũng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương ở các bộ phận để lập bảng phân bổ số 1 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH) và căn cứ vào bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào NKCT số 7 (phần 1 ghi có TK 334, nợ các chứng từ liên quan) b. Hạch toán tổng hợp BHXH Cũng như tiền lương BHXH trước hết cũng là yếu tố chi phí sản xuất và một phần thu nhập đồng thời nó cũng mang quan hệ thanh toán. Nhưng khác với tiền lương BHXH mang 2 mối quan hệ thanh toán. - Thanh toán với cơ quan tài chính cấp trên bao gồm: xác định các khoản đã nộp và còn phải nộp. - Thanh toán với công nhân viên số tiền đã trả và phải trả. Để theo dõi khoản BHXH được trích và quỹ BHXH kế toán sử dụng TK 338. TK 338 với tên gọi "phải trả phải nộp khác". Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội,cho cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án như: tiền nuôi con khi ly dị, án phí ... Giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ. * Kết cấu của TK 338 như sau: - Bên nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. Các khoản đã chi về KPCĐ. Xử lý giá trị tài sản thừa. Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng kỳ. Các khoản đã trả, đã nộp khác. - Bên có: Trích KPCĐ, BHYT, BHXH theo tỷ lệ quy định. Tổng số doanh thu nhận trước trong kỳ. Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ. Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải trả, phải nộp được hoàn lại. Dư nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán. Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 chi tiết có 6 tiểu khoản: - TK 3381 : tài sản thừa chờ giải quyết. - TK 3382 : kinh phí công đoàn (KPCĐ). - TK 3383 : bảo hiểm xã hội (BHXH ) - TK 3384 : bảo hiểm y tế (BHYT). - TK 3387 : doanh thu nhận trước. - TK 3388 : phải nộp khác. * Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu như sau: Hàng tháng tính và trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 241 : XDCB dở dang. Nợ TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641, 642 : chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp Có TK 338 :phải trả, phải nộp khác. 3382 :KPCĐ (2%) 3383 : BHXH (15%) 3384 :BHYT (2%) Hàng tháng tính số BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân viên Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên Có TK 3383 : BHXH (5%) Có TK 3384 : BHYT (1%) Căn cứ vào người được hưởng BHXH tính ra số tiền BHXH phải trả công nhân viên (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động). Nợ TK 338 Có TK 334 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ. Nợ TK 338 (2,3,4) Có TK 111, 112 Khi chi tiêu quỹ BHXH và KPCĐ tại đơn vị kế toán ghi. Nợ TK 338 (2,3) Có TK 111, 112 Trường hợp BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp bù: Nợ TK 338 (2,3) Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 334 TK 338 (2,3,4) TK 622,627,641,642 Số BHXH phải trả trực tiếp Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Cho công nhân viên Theo tỷ lệ quy định tính vào Chi phí kinh doanh (19%) TK 111, 112 TK 334 Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT Cho cơ quan quản lý Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Theo tỷ lệ quy định trừ vào Thu nhập của CNVC (6%) TK 111, 112 Chi tiêu BHXH và KPCĐ Số BHXH, KPCĐ chi vượt Tại Công ty được cấp Trong hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, các khoản tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên, các khoản thanh trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tổng hợp ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng phân bổ số 1: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản khác) BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong kỳ cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi có TK 334, 335, 338 (2,3,4)). Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 6666 Ghi có TK hi nợ TK TK 334 TK 338 Tổng cộng Lương chính Các khoản phụ Cấp Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 (2%) BHXH 3383 (15%) BHYT 3384 (2%) Cộng có TK 338 1 TK 622 2 TK 627 3 TK 641 4 TK 642 5 TK 241 6 TK 142 c. Hạch toán các khoản thu nhập khác Như đã nêu ở trên trong thu nhập của người lao động ngoài tiền lương chính, BHXH thì người lao động còn được hưởng các khoản khác như tiền thưởng, phụ cấp ca 3, độc hại ... Trong phần hạch toán này ta chỉ cần đề cập đến 2 loại thưởng tại Công ty đó là tiền thưởng thường xuyên và tiền thưởng định kỳ. * Đối với các khoản thưởng thường xuyên’ áp dụng cho công nhân viên sản xuất trực tiếp, gián tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giảm tỷ lệ sai hỏng ... thì được phân bổ vào chi phí sửa chữa chung toàn của Công ty Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung Có TK 334 : phải trả công nhân viên * Đối với khoản thưởng định kỳ: Những công nhân viên được bình bầu là lao động giỏi hàng tháng, hàng quý do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ... phần thưởng này nằm trong kế hoạch khen thưởng của Công ty. Nợ TK 431 : quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 334 : phải trả công nhân viên Ngoài ra còn một khoản thưởng gọi là thưởng đột xuất như phát minh ra bằng sáng chế, thưởng cuối năm phần này cũng nằm trong quỹ khen thưởng của Công ty và hạch toán giống như thưởng định kỳ. Việ trả thưởng cho công nhân viên được thực hiện thông qua: "bảng thanh toán tiền thưởng". TT Họ và tên Bậc lương Mức lương Ghi chú Xếp loại thưởng Số tiền Ký nhận 1 Nguyên Văn A ... A B C Sơ đồ hạch toán thưởng TK 334 TK 431 TK 421 Số tiền thưởng phải trả Cho công nhân viên Trích lập quỹ khen thưởng TK 111, 112, 338 Thưởng phúc lợi từ kết quả Sản xuất kinh doanh Chi trợ cấp khó khăn, tham Quan, nghỉ mát ... Kế toán trên cơ sở bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành bảng thanh toán BHXH ... làm căn cứ để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, phòng ban. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng và mỗi công nhân được ghi trên một dòng căn cứ vào thời gian làm việc, mức phụ cấp để tính lương cho từng công nhân viên trong đó có cả phần trợ giá, bù giá. Sau đó lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho toàn Công ty. Trên đây là những lý luận chung nhất về vai trò cũng như nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tuỳ từng doanh nghiệp mà áp dụng các cách trả lương khác nhau nhưng luôn đảm bảo tính công bằng cho người lao động cũng như đảm bảo được lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp. Trình tự luân chuyển chứng từ để hạch toán tiền lương tại Công ty như sau: Bảng chấm công Bảng thanh toán lương ở từng bộ phận Phòng tổ chức Phòng Tài vụ Giám đốc duyệt chi Thủ quỹ phát tiền Kế toán tổng hợp Lưu chứng từ Phần II Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty CP SXKD XNK LAM SƠN Thai bình Đặc điểm tình hình chung của Công ty CP SXKD XNK LAM SƠN 1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP SXKD XNK LAM SƠN CôngTy là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên sản xuất gạo va KD vật tư nông nghiệp ,thức ăn chăn nuôi gia súc. Công ty được thành lập theo Quyết định số 007181của UBND tỉnh thái Bình va đươc sở kế hoạch đậu tư TháI Bình cấp giấy phép kinh doanh số 049395 ngày 08/04/1996 Ban đầu công ty chỉ kinh doanh hoạt động nhỏ lẻ .cơ sở vật chất còn khó khăn đặc biệt khu sản xuất , chế biến và quản lý không tập chung mà còn phân tán ở nhiều nơi nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn . năm 2002 được sự quan tâm của UBND Tỉnh Thái Bình , sự hỗ trợ của UBND Huyện Đông Hưng UBND Xã Đông La Công Ty đã chuyển đến địa điểm mới sang cụm công nghiệp Đông La Đông Hưng Thái Bình với tổng diện tích trên 10.000 m2 để xây dung cơ sở hạ tầng gồm nơi làm việc , khu sản xuất kinh doanh . Công Ty đã từng bươcs đi vào ổn định và cũng từ đây công ty có cơ sơ hạ tầng vững chắc, với các kho tàng đủ sức chứa hàng ngàn tấn vật tư hàng hoá. Nơi làm việc cho CBCNV đầy đủ tiện nghi , rông rãi thoáng mát phương tiện vận tải đa dạng đủ sức giải toả vài trăm tấn vật tư hàng hoá mỗi ngày phục vụ kịp thời cho hàng trăm các đại lý của công ty rải khắp các huyện thị trong tỉnh và ngoài tỉnh các ngành kinh doanh của Công Ty không những duy trì mà ngày càng phát triển doanh số bán hàng năm sau lớn hơn năm trước . hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng . đời sống CBCN ngày càng ổn định, giải quyết hàng trăm lao động chủ yếu là con em trong huyện với phương trâm phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh, Công Ty luôn đa dạng hoá ngành nghề, hàng hoá đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động . Năm 2003 Công Ty mua vào bán ra trên 25 ngàn tấn vật tư nông nghiệp lương thực đạt 11500T , cám thức ăn gia súc đạt trên 8000T , doanh số đạt trên 80 tỷ đồng . Đến năm 2005 Công Ty đã có 165 CBCNV .Cơ cấu tổ chức của công ty đã đươc sắp xếp lại đủ sức quản lý điều hành công tác sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển .các phòng ban có đày đủ các trưởng phó phòng, quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của các đơn vị và cá nhân. Đến tháng 4 năm 2006 Công Ty TNHH Lam Sơn đổi tên thành Công Ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình theo giáy phép kinh doanh số 0803000298 ngày 18/4/2006 của sở kế hoạch đằu tư tỉnh TháI Bình . Trụ sở làm việc : Cụm công nghiệp Đông La- Đông Hưng –TháI Bình Điên Thoại : 036.851289 Fã:036.851037 Tài khoản : 0211000000333- Ngân hàng Ngoại Thương Thái Bình Email: Latẽco6883@yahoo.com Vốn điều lệ của công ty : 1.300.000.000 VNĐ ( một tỷ ba trăm triệu đồng ) Công ty đươc sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh sau : sản xuất , kinh doanh chế biến lương thực Đại lý kinh doanh vật tư phân bón Đại lý kinh doanh xăng dầu Kinh doanh vận tảI hàng hoá Đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôI Cơ cấu sản xuất , tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu sản xuất của Công Ty Công Ty kinh doanh rất nhiều ngành nghè khác nhau nhưng chủ yếu là làm đại lý phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng Công Ty chỉ trực tiếp sản xuất chế biến lương thực ( mua thóc từ bà con nông dân rồi chế biến thành các sản phẩm bán ra thị trường ) nên Công Ty chỉ có phân xưởng xay sát bộ phận này gồm 31 người trong đó có 1 quản đốc phân xưởng 3 thủ kho 3 trực ca 1 kiểm nghiệm viên 27 công nhân chia làm ba tổ sản xuất Việc sản xuất tại phân xưởng của Công Ty được thực hiện liên tục bởi 3 tổ sản xuất, mỗi tổ làm việc 8 tiếng/ngày. trong phân xưởng lắp ráp một bộ máy liên hoàn xay sát thóc gạo 4 tấn/giờ . Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Sản phẩm mà phân xưởng sản xuất ra chủ yếu là gạo. Các loại gạo được sản xuất trên cùng một giây chuyền công nghệ nhưng tuỳ tong loại gạo mà quy trình công nghệ là dài ngán khác nhau Sự phát triển của Công ty được phản ánh qua số liệu sau: Biểu 01. Một số chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của Cty Đơn vị :1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Giá trị sản xuất 5.278.190 6.475.171 10.387.246 2. Nộp Ngân sách 75.682 80.717 437.416 3. Doanh thu thuần 7.251.565 7.515.133 12.864.189 4. Lợi nhuận sau thuế 205.055 214.030 906.286 Việc mở rộng quy mô sản xuất hàng năm của Công ty đã giúp cho một lượng người lao động ngoài xã hội có việc làm và khoản thu nhập ổn định. Số lượng CBCNV của Công ty hàng năm tăng. 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Phòng kinh doanh và điều hành sản xuất Ban quản đốc Tổ máy Vạn hành Tổ máy say Tổ máy sát Tổ phục vụ giao hàng Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Lam Sơn là quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn. Đây là điểm thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sản xuất của Công ty. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống xã hội không ngừng tăng lên, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao, người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm có chất lượng thấp, nên bất kì một doanh nghiệp nào sản xuất sản phẩm chất lượng thấp sẽ không tiêu thụ được, chính vì vậy công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Công ty là vật tư nông nghiệp lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôI 1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí. Là một Công Ty CP.kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung, phân cấp quản lí. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. 1. Ban giám đốc : 03 người (01 chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc và 02 phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc). - Chủ Tịch HĐQT (giám đốc) : là người có nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất trong mọi công việc và hoạt động của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật cũng như hội đồng quản trị về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc phụ trách về mảng kinh doanh quản lý toàn bộ công nghệ, thiết bị trong công ty, giám sát và chỉ đạo trực tiếp phòng kinh doanh và điều hành sản xuất. Chịu trách nhiệm trước CTHĐQT về kết quả kinh doanh của đơn vị dựa trên các quyền quyết định cụ thể. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, nhân sự và hành chính được giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác nhân sự, tuyển dụng nhân lực, nghiên cứu soạn thảo các nội quy, quy chế nhân sự trong công ty. Thực hiện việc ký kết hợp đồng với người lao động. Theo dõi lập kế hoạch bảo hộ lao động, tình hình an ninh trật tự trong toàn công ty. 2. Phòng Phát triển thị trường : 03 người (01 trưởng phòng và 02 nhân viên) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu và phát triển mạng lưới khách hàng, đưa ra các mẫu mã sản phẩm mới thích ứng với nhu cầu của khách hàng 3. Phòng kinh doanh và điều hành sản xuất : 06 người (01 trưởng phòng, 01 phó phòng, và 03 nhân viên) có nhiệm vụ lập kế hoạch dự trù về vật tư hàng hoá triển khai, thực hiện các đơn đặt hàng, tính toán giá cả và thương lượng với những khách hàng mới, thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc duyệt. Lập kế hoạch dự trù vật tư và lập kế hoạch sản xuất. 4. Phòng kế toán: là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác quản lí về tài chính, Các chính sách liên quan đến tài chính hoặc các lĩnh vực hoạt động tài chính khác để tham mưu cho giám đốc có những quyết định đúng dắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ tình hình tài chính của Công ty để phục vụ cho công tác quản lí và chỉ đạo kinh doanh được kịp thời và có hiệu quả. 5. Ban quản đốc : 03 người (01 quản đốc và 02 phó quản đốc) có nhiệm vụ đôn đốc các tổ sản xuất thực hiện các kế hoạch sản xuất từ phòng kinh doanh và điều hành sản xuất. 6. Phân xưởng sản xuất và các bộ phận liên quan 152 người 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1. Bộ máy kế toán của Công ty Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lí của Công ty trong thời kì hiện nay, phòng kế toán với vai trò là công cụ điều hành quản lí. Phòng kế toán của Công ty bao gồm : 04 người (01 kế toán trưởng và 03 kế toán viên). Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với tình hình chung hiện nay, các phần hành của các thành viên trong phòng như sau: Kế toán trưởng: Phụ trách tổng hợp, chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp. Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí và tính giá thành: Tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp của Công ty đảm nhận công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đến kì lập báo cáo quyết toán. Kế toán thanh toán kiêm kế toán vầt tư nông ngiệp và tổng hợp vật tư . Thủ quỹ: kiêm kế toán tiền lương, Tài sản cố định. (Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trang sau) Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán trưởng Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn là một đơn vị có tính chất sản xuất đồng bộ và có chu kỳ sản xuất va kinh doanh đứng đầu là ban Giám đốc điều hành chung hoạt động Công ty mình và chịu sự lãnh đạo trực tiếp cuả Chủ Tịch HĐQT Công ty. Để đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện có hiệu quả Công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ và tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là CTHĐQT chựu trách nhiêm về pháp luật, hai Phó giám đốc, một Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, một Phó giám đốc quản lý về nhân sự đồng thời cũng điều hành và giám sát hoạt động của phòng Tài chính kế toán và phòng hành chính - bảo vệ. Công tác tổ chức quản lí sản xuất được khái quát theo sơ đồ sau: Mô hình tổ chức quản lý của Công tyCP SXKD XNK Lam Sơn Giám đốc P.Hành chính Bảo vệ P. Kế toán - Tài chính Phó giám đốc SXKD Phó giám đốc Nhân Sự . Kỹ thuật - Tổng hợp Tổ máy chính Tổ máy SX thóc gạo Tổ vật tư NN Tổ phục vụ giao hàng 2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: -CTHĐQT: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn Công ty - Phó giám đốc: quản lý về SXKD. vật tư nông nghiệp + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật,nhân sự có nhiệm vụ chỉ huy điều phối lập kế hoạch các hoạt động chuẩn bị sản xuất, thực hiện sản xuất và quản lý các phòng ban. + Trưởng phòng kinh doanh: phụ trách về công tác vật tư tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và chỉ đạo việc ký kết thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm với các Công ty và thị trường bên ngoài. - Phòng tổ chức Hành chính - Bảo vệ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức các phòng ban, phân xưởng sản xuất, ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc355.doc
Tài liệu liên quan