Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP . 3

1.1 Vai trò của lao động và chi phí về laođộng sống trong hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh 3

1.1.2 Chi phí lao động sống ,tiền lương tiền công 3

1.1.3 Vị trí của yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương trong sản xuất kinh doanh 4

1.2 Yêu cầu quản lý lao động ,tiền lương và các khoản trích theo lương 4

1.2.1 Mối quan hệ lao động tiền lương và các khoảc trích theo lương 4

1.2.2 Yêu cầu quản lý lao động ,tiền lương và các khoản trích theo lương 5

1.3 Nhiệm vụ kế toán lao động ,tiền lương và các khoản trích theo lương . 7

1.4 Các hình thức tiền lương ,quỹ tiền lương ,quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ 8

1.4.1 Các hình thức tiền lương : 8

1.4.2 Quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. 11

1.4.2.1 Quỹ lương. 11

1.4.2.2 Quỹ bảo hiểm xã hội 12

1.4.2.3 Quỹ bảo hiểm y tế 13

1.4.2.4 Kinh phí công đoàn: 14

1.5 Hạch toán lao động, tính lương và các khoản trợ cấp BHXH. 14

1.5.1- Hạch toán lao động 14

1.5.1.1 Hạch toán sản lượng lao động 14

1.5.1.2 Hạch toán thời gian lao động là: 14

1.5.1.3 Để hạch toán kết quả lao động: 15

1.5.2- Tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động. 16

1.6 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 17

1.6.1- Tài khoản sử dụng. 17

1.6.2- Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 18

1.6.2.1 Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 18

1.6.2.2 Phương pháp hạch toán 19

CHƯƠNG 2 23

THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HOÁ 23

2.1 Khái quát về công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá : 23

2.1.1 Lịch sử hình thành các nguồn nhân lực của công ty : 23

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển : Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá 23

2.2 Nhiệm vụ sản xuất chính của doanh nghiệp : 24

2.3 Quy trình công nghệ sản xuất : 24

2.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh và kết cấu sản xuất của công ty : 25

2.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : 25

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý : 26

2.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : 28

2.4.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 29

2.4.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá 29

2.4.4.2 Công tác kế toán ở công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá 31

2.5 Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá: 33

2.5.1 Tình hình và công tác quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 33

2.5.1.1 Công tác quản lý và sử dụng lao động 33

2.5.1.2 Các hình thức tiền lương, việc sử dụng quỹ lương 35

2.5.2 Hạch toán lao động và tính tiền lương BHXH phải trả công nhân viên. 35

2.5.2.1 Hạch toán lao động. 35

2.5.3 Hạch toán lao động và tính tiền lương BHXH phải trả công nhân viên : 45

2.5.3.1 Tính tiền lương phải trả cho các đối tượng 45

2.5.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 52

2.5.4.1 Kế toán tiền lương phải trả và trích BHXH, BHYT, KPCĐ 52

CHƯƠNG 3 60

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT NHẰM BỔ SUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 60

3.1 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 60

3.1.1Những ưu điểm. 60

3.1.2 Một số hạn chế 61

3.2 Một số ý kiến nhằm bổ sung công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá : 61

KẾT LUẬN 63

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập láo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động, để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp. 1.5.2- Tính lương và trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động. Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tiền lương, BHXH. Do Nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và các khoản phải trả cho người lao động. - Căn cứ vào các chứng từ như “ bảng chấm công”, “phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “ hợp đồng giao khoán”, kế toán tính tiền lương thời gian, lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động. Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụng lao động và phản ánh vào “ bảng thanh toán tiền lương “ lập cho bộ phận đó . - Căn cứ vào các chứng từ “phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “biên bản điều tra tai nạn lao động”... Kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh vào “bảng thanh toán BHXH”. - Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên, kế toán cần tính toán và lập bảng “ thanh toán tiền thưởng” để theo dõi và chi trả đúng qui định. Căn cứ vào “ bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ. Theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, theo tỉ lệ quy định.Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. 1.6 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.6.1- Tài khoản sử dụng. Để theo dõi tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tình hình trích nộp, sử dụng quỹ BHXH, KPCĐ ... Kế toán sử dụng các tài khoản sau. * TK 334 : “ Phải trả công nhân viên” : dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp BHXH, tiền lương và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên nợ : - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của CNV - Tiền lương , tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV. - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh Bên có : Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức . Dư nợ : ( nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên. Dư có : Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên * TK338: “phải trả phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (quyền nuôi con khi ly dị) nuôi con ngoài giá thú,...) giá trị tào sản thừa chờ sử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ , kí cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ. Bên nợ : - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa. - Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng từng quý, từng kỳ. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có : - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỉ lệ khác. - Tổng số doanh thu nhận trước, phát sinh trong kỳ. - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ. - Giá trị tài sản chờ sử lý. - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư nợ( nếu có ): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 chi tiết làm 6 tài khoản. - 3381: Tài sản thời chờ giải quyết . - 3382: Kinh phí công đoàn. - 3383: Bảo hiểm xã hội. - 3384: Bảo hiểm y tế. - 3387: Doanh thu nhận trước. - 3388: Phải nộp khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như TK 111,112,138,... 1.6.2- Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.6.2.1 Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng và tính toán các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ theo quy định, theo cả sổ các chứng từ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán ghi vào các cột tương ứng thuộc TK334 ở dòng thích hợp.Căn cứ vào tiền lương phải trả thực tế vào tỉ lệ quy định về trích khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ở các dòng thích hợp, số liệu bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được sử dụng cho kế toán tập hợp cho chi phí sản xuất ghi vào các sổ kế toán liên quan. Kế toán tổng hợp tiền lương sử dụng TK 334 : phải trả công nhân viên và các tài khoản khác có liên quan 1.6.2.2 Phương pháp hạch toán - Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động việc phân bổ thực hiện trên các “ bảng phân bổ tiền lương và BHXH” kế toán ghi: Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng Nợ TK 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 : XDCB dở dang Có TK 334,338, 335 : Phải trả công nhân viên, phải trả, phải nộp khác,CPPT ( Nội dung của bảng xem trang sau) - Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng ,ghi : + Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng cuối kỳ: Nợ TK 431 ( 4311) : Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334 : Phải trả công nhân viên + Trường hợp thưởng sáng kiến cãi tiết kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất lao động : Nợ TK 627,621, 622.. Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 : Phải trả công nhân viên Biểu 2: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng năm TT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334: Phải trả CNV TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335: CPPT Tổng cộng Tiền lương Các khoản phụ cấp Các Khoản khác Cộng có 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có 338 1 TK 622: CPNCTT - PX(Sản phẩm..) - PX(Sản phẩm..) 2 TK 627: CPSX chung - PX(Sản phẩm..) - PX(Sản phẩm..) 3 TK: 641 4 TK: 642 5 TK:241 6 TK: 335 7 TK: 431 8 TK: 334 Tổng cộng - Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 622,627,641,642... Có TK 334 : Phải trả công nhân viên 3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 : Kinh phí công đoàn. 3383 : BHXH 3384 : BHYT 3387 : Doanh thu nhận trước. 3388 : Phải trả, phải nộp khác. + BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương công nhân viên : Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác. 3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 : Kinh phí công đoàn. 3383 : BHXH 3384 : BHYT 3387 : Doanh thu nhận trước. 3388 : Phải trả, phải nộp khác. + Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên trong trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản , ghi. Nợ TK 338 ( 3383) : Phải trả , phải nộp khác Có TK 334 : Phải trả công nhân viên + Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên trách. Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112: Tiền mặt, TGNH. + chỉ tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp Nợ TK 338 ( 3382) : Phải trả , phải nộp khác Có TK 111 : tiền mặt. Sơ đồ2: hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK334 TK338 TK622, 627, 642 số BHXH phải trả trích kpcđ, BHXH, BHYT trực tiếp cho cnvc theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh (19%) TK 111, 112 TK 111, 112 Thu BHYT, BHXH, theo tỷ lệ nộp KPCĐ, BHXH, BHYT quy định do người lao động đóng cho cơ quan quản lý (6%) sổ BHXH, KPCĐ chi KPCĐ số BHXH, KPCĐ tại cơ sở nộp vượt được cấp lại Chương 2 Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá 2.1 Khái quát về công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá : 2.1.1 Lịch sử hình thành các nguồn nhân lực của công ty : 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển : Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Tên giao dịch : Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Địa chỉ : số 09 – khu công nghiệp Bắc Sơn – Thị Xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá Điện thoại : (037).770.304 Fax: (037).772.064 Email : tiensonth@yahoo.com- - Giấy chứng nhận kinh doanh số 033233 ngày 22/7/1995 của Sở KH&ĐT Thanh Hoá. - Ngành nghề kinh doanh chính: Dịch vụ vận tải và xếp dỡ hàng hoá, kinh doanh thương mại, sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu, may mặc công nghiệp và XNK hàng dệt may.v.v… - Vốn điều lệ: 20,8 tỷ VNĐ - TSCĐ: 30 tỷ VNĐ - Tổng số lao động hiện có: 1000 người; Trong đó: + Nhà máy gỗ mỹ nghệ: 150 người + XN may Sơn Hà: 850 người - Lương bình quân Quý 1/2008: - CNSX hàng gỗ mỹ nghệ: 1.200.000đ/người/tháng - ZCNSX hàng may mặc: 1.000.000đ/người/tháng -Tham gia BHXH : Tất cả người LĐ ký HĐLĐ không kỳ hạn đều được tham gia BHXH. + ăn ca trưa 5000đ/xuất miễn phí; + Người ở xa có nhà ở tập thể: miễn phí 2.2 Nhiệm vụ sản xuất chính của doanh nghiệp : Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nguyên liệu , phụ liệu và các thiết bị ngành may. Sản phẩm sản xuất chủ yếu gồm áo Jacket , bộ quần áo thể thao , quần âu và quần áo các loại đã xuất khẩu vào thị trường EU , Mỹ , Nhật Bản , Đài Loan , Hàn quốc... 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất : Công nghệ sản xuất theo công nghệ tiên tiến được tiến hành khép kín từ khâu đo , kiểm tra chất lượng vải đến cắt may hoàn thành sản phẩm nhập kho. Mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lượng của sản phẩm nghiêm ngặt. Quy trình công nghệ theo các bước sau : a .Cắt bán thành phẩm theo trình tự : - Kiểm tra nguyên liệu - Giác mẫu sơ đồ -KCS kiểm tra trên bàn cắt -Nhập kho bán thành phẩm cắt b. Công nghệ may theo trình tự : - Nhận bán thành phẩm cắt - May các bộ phận chi tiết - Lắp ráp các bộ phận - Kiểm tra các bộ phận c . Là , đóng gói sản phẩm - KCS kiểm tra chất lượng và là sản phẩm bằng bàn là hơi - Đóng hàng vào túi PE - Chọn cỡ vóc - Đóng thùng car ton d . Đặc điểm quy trình : Yêu cầu kỹ thuật chính xác , thao tác thuần thục , mang đặc tính liên tục . Không sử dụng hoá chất độc hại và thải độc hại trong công nghiệp. Trình tự các bước thể hiện qua sơ đồ sau Chuẩn bị kỹ thuật HĐ sản xuất Pha cắt BTP May , vắt số , thùa khuyết Là , đóng gói dập cúc, là chi tiết thành phẩm Chuẩn bị nguyên phụ liệu Xuất hàng Nhập kho 2.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh và kết cấu sản xuất của công ty : 2.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : Là một Công ty tư nhân với ba sáng lập viên là ông Trịnh Xuân Lâm,Bà Nguyễn Thị Dụ,ông Trịnh Xuân Lượng. Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Hội đồng quản trị công ty P. Giám đốc nội chính P. Giám đốc Kỹ thuật P. giám đốc tài chính Giám đốc P. Kế toán tài chính Phòng Kỹ thuật P. Tổ chức hành chính Lao động - tiền lương P. Kế hoach vật tư -xuất nhập khẩu XN I XN II XN III May II Cắt 2 May I Cắt 1 May III Cắt 3 2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý : * Ban giám đốc Công ty : + Giám đốc Công ty là người đúng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công ty . Phụ trách chung và điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính , đầu tư xây dựng cơ bản , kế hoạch phát triển Công ty , công tác nhân lực , công tác Đảng , công tác tổ chức. + Phó Giám đốc kinh tế + Phó Giám đốc kỹ thuật + Phó Giám đốc nội chính * Phòng Kế hoạch - xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu của Giám đốc Công ty về công tác xây dựng kế hoạch - tổ chức sản xuất chung trong phạm vi toàn Công ty . Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất , thị trường , thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. * Phòng Tổ chức Hành chính - Lao động tiền lương : + Tuyển dụng , đào tạo , quản lý đào tạo theo chức năng nhiệm vụ của Công ty quy định. + Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động như tiền lương , BHXH , BHYT và các chế độ khác như điều kiện ăn ở , vệ sinh , y tế ... + Bảo vệ trật tự an ninh và tài sản của Công ty . * Phòng Kỹ thuật - công nghệ : + Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tiến hành tổ chức công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất như : mẫu mã , quy trình sản xuất , định mức kinh tế kỹ thuật một cách chu đáo trước khi tiến hành sản xuất . + Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm . + Thực hiện thiết kế mẫu mã , tạo mẫu , chế thử. * Phòng Kế toán - Tài chính : + Tổ chức công tác hạch toán , ghi chép tập hợp chi phí , quyết toán và báo cáo quyết toán theo chế độ Nhà nước quy định. + Xây dựng kế hoạch vốn , cân đối và khai thác nguồn vốn kịp thời , có hiệu quả để phục vụ sản xuất . Về nhân lực lao động sản xuất, hiện tại Công ty có 995 cán bộ công nhân viên trong đó: - Khối quản lý gián tiếp chiếm 10.2%. - Khối hoạt động trực tiếp chiếm 89.8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 685.000VNĐ/người, năm 2003 là 750.000VNĐ/người, năm 2008 là 1.000.000VNĐ/người. 2.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : Tình hình tài sản của Công ty tính đến ngày 30/ 12/2007: TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2007 I Tài sản 19.977.873.578 31.192.040.376 36.369.944.691 1 Vốn lưu động 2.755.568.255 4.371.828.691 6.520.041.731 2 Vốn cố định 17.233.305.323 26.820.211.685 29.849.902.960 II Nguồn vốn 19.988.873.578 31.192.040.376 36.369.944.691 1 Vốn chủ sở hữu 10.028.522.122 10.227.072.586 12.171.546.839 2 Vốn vay 9.960.351.456 20.964.967.790 24.198.397.852 -Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đến 30/12/2007: Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 Năm 2004 Năm 2007 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 12.438.150.877 17.975.121.478 18.936.845.450 Trong đó : Doanh thu xuất khẩu 1 12.004.984.193 17.552.686.045 18.514.410.017 Các khoản giảm trừ (03 = 04+05+06+07) 03 Chiết khấu thương mại 04 Giảm giá hàng bán 05 Hàng bán bị trả lại 06 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp. 07 1 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01-03) 10 12.438.150.877 17.975.121.478 18.936.845.450 2- Giá vốn bán hàng 11 9.525.021.234 13.867.844.935 15.616.923.178 3 - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 -11 ) 20 2.913.129.643 4.107.276.543 3.319.922.272 4 - Doanh thu hoạt động tài chính 21 35.736.410 37.452.014 63.107.367 5 - Chi phí tài chính 22 739.767.090 870.740.103 1.262.635.880 Trong đó : Lãi vay phải trả 23 739.214.261 860.280.989 1.255.306.160 6 - Chi phí bán hàng 24 891.973.971 211.464.752 7 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.548.969.821 2.115.590.413 2.126.794.521 8 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 660.129.142 266.424.070 (218.565.314) (30 = 20 + (21 -22 )- (24 + 25) 9 - Thu nhập khác 31 107.648.089 175.552.697 102.697.836 10 - Chi phí khác 32 141.604.043 328.449.248 209.172.110 11 - Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (33.955.954) (152.896.551) (106.474.274) 12 - Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40) 50 626.173.188 113.527.519 (325.039.588) 13- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 14 - Lợi nhuận sau thuế ( 60 = 50 - 51 ) 60 626.173.188 113.527.519 (325.039.588) 2.4.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 2.4.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá * Tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay, Công Ty có địa bàn hoạt động kinh doanh tập trung tại một địa điểm nên xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý trên, đồng thời để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung dưới sự phân công và chịu trách nhiệm của kế toán trưởng. * Chức năng , nhiệm vụ của từng người: - Kế toán trưởng: Phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên trong phòng. Hàng tháng, quí có nhiệm vụ lập báo cáo, duyệt báo cáo đồng thời chịu trách nhiệm với ban giám đốc về thông tin kinh tế do mình cung cấp. - Kế toán vật tư , thành phẩm , hàng hoá: Theo dõi các loại chi phí sản xuất, tính giá thành các loại sản phẩm do công ty sản xuất và hàng hoá mua về. Ghi chép phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật tư, hàng hoá trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Kế toán thanh toán và giao dịch ngân hàng: Theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán của công ty với các nhà cung cấp, các khách hàng, phụ trách việc phân bổ lương, thưởng, BHXH. . . Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về công việc theo dõi công nợ, các khoản vay ngân hàng, đồng thời có nhiệm theo dõi quản lý tài sản cố định và tài sản khác của công ty. - Kế toán theo dõi Tài sản cố định : Theo dõi tăng giảm công cụ dụng cụ , khấu hao tài sản cố định hữu hình. - Kế toán theo dõi cắt bán thành phẩm : Theo định mức kỹ thuật ban hành , kế toán theo dõi tại nhà cắt hàng ngày tổng hợp số lượng bán thành phẩm cắt ra thực tế và tỷ lệ âm trong vải. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Kế toán trưởng Kế toán thanh toán , công nợ ... Kế toán vật tư , giá thành , tiêu thụ Kế toán theo dõi TSCĐ Kế toán theo dõi cắt BTP . 2.4.4.2 Công tác kế toán ở công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá * Hình thức kế toán của công ty: Để phù hợp với đơn vị sản xuất, kinh doanh qui mô vừa và nhỏ, đồng thời để thuận lợi cho việc ứng dụng vi tính trong tương lai, công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ . -Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: + Sổ theo dõi chi tiết + Sổ cái các tài khoản : như TK 211,214, + Sổ kế toán chi tiết, như: sổ chi tiết về khoản phải thu của khách hàng, sổ chi tiết phải trả người bán, sổ chi tiết tạm ứng, sổ chi tiết tiền mặt .v.v... + Các bảng phân bổ, gồm: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Các loại sổ, thẻ liên quan khác đến từng phần hành. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Hệ thống tài khoản: Là loại hình công ty có qui mô phù hợp với các đơn vị vừa và nhỏ, nên công ty áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23 tháng 12 năm 1996 và được sửa đổi bổ xung theo quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001. * Niên độ kế toán và kỳ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (1/1 đến 31/12 ). Kỳ kế toán của công ty được áp dụng kỳ kế toán theo quý, như: - Bảng cân đối kế toán - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sơ đồ trình tự kế toán tại công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Chứng từ gốc Sổ cái Bảng tổng hợp sổ chi tiết Sổ kế toán chi tiết Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác * Tổ chức hình thức kế toán Hình thức kế toán mà Công Ty đang áp dụng hiện nay, do đặc điểm SXKD và quy mô sản xuất của Công Ty .Hiện nay Công Ty đang áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức “nhật ký - chứng từ” với hình thức này, công ty được hạch toán dễ kiểm tra, kiểm soát.(Xem sơ đồ7 trang bên ) Công Ty bảo đảm số liệu một cách chính xác cẩn thận, bộ máy kế toán đồng bộ tạo một lối làm việc mới. Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ở công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký Chứng từ Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp Chi tiết Báo cáo tài chính 2.5 Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá: 2.5.1 Tình hình và công tác quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.5.1.1 Công tác quản lý và sử dụng lao động Công Ty thực hiện việc quản lý và sử dụng lao động theo bộ luật lao động và thoả ước đã ký giữa giám đốc Công Ty với đại diện tập thể người lao động. *Việc quản lý lao động tại Công Ty : Căn cứ vào hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Quản lý lao động là quản lý về số lượng lao động và chất lượng lao động. Công Ty lập sổ theo dõi tổng hợp và sổ theo dõi chi tiết về lao động. - Để quản lý lao động Công Ty đã biên chế lao động thành các phòng ban, các tổ sản xuất như đã trình bày ở trên. - Quản lý lao động cụ thể là quản lý về thời gian lao động và công việc, khối lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra. * Việc phân công lao động của Công Ty được tiến hành rất cụ thể và khoa học lao động của Công Ty được phân thành : - Lao động gián tiếp : Bao gồm lao động làm công tác quản lý, điều luật và phục vụ SXKD. - Lao động trực tiếp : Là lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. Trong lao động trực tiếp lại được phân thành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, căn cứ vào bậc thợ để phân loại. * Về định mức lao động của Công Ty cụ thể : - Đối với lao động quản lý : Căn cứ vào khối lượng và chất lượng công tác để xây dựng định mức lao động cho từng nghiệp vụ cụ thể sẽ xác định biên chế cho từng phòng ban. - Đối với lao động trực tiếp : Định mức lao động được xác định theo từng lô hàng cụ thể, căn cứ vào đường chuyền công nghệ để xác định định mức. * Hàng năm Công Ty điều căn cứ vào kế hoạch SXKD, căn cứ cụ thể từng hiện tại và tương lai để lập kế hoạch sử dụng lao động : cụ thể năm 2005 kế hoạch sử dụng lao động của Công Ty là : 650 trong đó lao động hợp đồng dài hạn là 650 người. 2.5.1.2 Các hình thức tiền lương, việc sử dụng quỹ lương * Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng. Hiện nay Công Ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương : - Tiền lương thời gian theo cấp bậc dựa trên kết quả SXKD tính cho bộ phận quản lý và nhân viên văn phòng Công Ty - Tiền lương theo sản phẩm : tính cho các đối tượng còn lại * Sử dụng quỹ lương Căn cứ vào đơn giá gia công từng mã hàng mà công ty ký hợp đồng với bán hàng, sau khi đã trừ đi các phí như phí uỷ thác, phí nguyên liệu bao bì mua ngoài phần còn lại, Công Ty khoán 50% cho chi phí trả lương và các khoản có tính chất lương. Công Ty sử dụng 50% còn lại để sử dụng vào các khoản như khấu hao TSCĐ, thanh toán tiền điện, thuế, nộp ngân sách, đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Phần tiền công 50% được phân bổ cho bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo tỉ lệ % hợp lý. 2.5.2 Hạch toán lao động và tính tiền lương BHXH phải trả công nhân viên. 2.5.2.1 Hạch toán lao động. Để quản lý lao động về mặt số lượng và chất lượng, Công Ty sử dụng sổ sách lao động và sổ lao động. Sổ này do phòng tổ chức lập chung cho toàn Công Ty, từng bộ phận và từng cá nhân người lao động. Chứng từ Công Ty sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Công Ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép năm của CBCNV mà tính và phân bổ vào từng tháng. Hàng tháng mỗi CBCNV được Công Ty tính và trả 1 ngày lương phép theo lương cấp bậc từng người. - Đối với bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất :hàng tháng để theo dõi ngày công của công nhân – nhân viên lao động của phòng tổ chức công ty. Lập cho mỗi tổ sản xuất 2 bảng chấm công: 1 bảng do bảo vệ Công ty chấm căn cứ vào thẻ lao động khi đi làm công nhân xuất trình, một bảng do tổ trưởng trực tiếp chấm. Cuối tháng 2 bảng này được tập trung về phòng tổ chức, nhân viên lao động đối chiếu, ghi chép ngày công lao động trong tháng của từng người vào sổ lao động, sau đó 2 bảng chấm công này được chuyển lên phòng kế toán tài vụ. Song song với bảng chấm công ở mỗi tổ sản xuất trong thành có một bảng thanh toán sản phẩm. Bảng kê thanh toán sản phẩm thể hiện số sản phẩm mỗi lao động hoàn thành được trong tháng theo từng công đoạn sản xuất. Cuối tháng cùng với bảng chấm công, bảng kê thanh toán sản phẩm hoàn thành và phiếu nhập kho thành phẩm là căn cứ để tính và trả lương cho mỗi lao động. - Đối với nhân viên văn phòng Công Ty : Bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng, ban do trưởng các phòng, ban trực tiếp chấm. Cuối tháng bảng chấm công cùng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng là cơ sở tính lương cho từng cán bộ, công nhân viên văn phòng Công Ty Đơn vị: Cty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Bảng chấm công Bộ phận: Phòng kế toán Tháng 06 năm 2007 TT Họ và tên Ngày trong tháng công trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 K O ROF O 1 Đinh thị hiền + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 2 lê thị thắm + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 3 lê thị hiền + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 4 nguyễnthị liên + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 cộng Giám đốc công ty Phòng tổ chức Phụ chách bộ phận Người chấm công Đơn vị: Cty TNHH Tiên Sơn Thanh Hoá Bộ phận :Phòng kế toán Bảng Thanh Toán Tiền Lương Tháng 6 Năm 2007 TT Họ và tên Chức danh lương cấp bậc Lương thời gian lương sản phẩm các khoản phụ cấp lương cả tháng Tạm ứng lương kỳ II các khoản trừ còn được tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB1030.DOC
Tài liệu liên quan