Luận văn Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU . .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Lịch sử vấn đề .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

4. Mục đích nghiên cứu .11

5. Phương pháp nghiên cứu .11

6. Kết cấu luận văn.12

7. Đóng góp luận văn .13

Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ KẾT CẤU, NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN

VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ VĂN NGHIỆP CỦA MẠC NGÔN . 14

1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học .14

1.1.1. Khái niệm kết cấu.14

1.1.2. Yêu cầu trong việc xây dựng kết cấu.16

1.1.2.1. Hoàn chỉnh, thống nhất, thẩm mĩ.16

1.1.2.2. Biểu đạt tư tưởng của tác phẩm .18

1.1.2.3. Xây dựng hình tượng nhân vật.19

1.1.3. Các dạng thức của kết cấu .21

1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học .22

1.2.1. Khái niệm nhân vật .22

1.2.2. Chức năng của nhân vật.25

1.2.2.1. Miêu tả và khái quát tính cách xã hội .25

1.2.2.2. “Chìa khóa” để nhà văn khám phá và lý giải hiện thực .26

1.2.2.3. Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn về con người .28

1.2.3. Phân loại nhân vật văn học .291.2.4. Các phương tiện và biện pháp xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật .30

1.2.4.1. Phương tiện để xây dựng nhân vật.31

1.2.4.2. Biện pháp khắc họa tính cách nhân vật.32

1.3. Cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của Mạc Ngôn .35

1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp .35

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật .36

Chƣơng 2. KẾT CẤU TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN . 42

2.1. Kết cấu lồng ghép.42

2.1.1. Lồng ghép từ đặc trưng “hiếu kỳ” của tiểu thuyết Trung Quốc.46

2.1.2. Lồng ghép từ phương thức dẫn chuyện của tiểu thuyết chương hồi.52

2.1.3. Lồng ghép từ đặc trưng liên văn bản của tiểu thuyết hậu hiện đại .58

2.2. Kết cấu lắp ghép.64

2.2.1. Lắp ghép bằng cách đảo lộn.65

2.2.1.1. Đảo lộn biến cố, sự kiện.66

2.2.1.2. Đảo lộn không gian, thời gian.69

2.2.2. Lắp ghép bằng cách đồng hiện .79

2.2.2.1. Đồng hiện tuyến truyện .79

2.2.2.2. Đồng hiện sự kiện.86

Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TIỂU

THUYẾT MẠC NGÔN . 89

3.1. Thế giới nhân vật .89

3.1.1. Nhân vật người hùng - thổ phỉ, ăn mày, kép hát .91

3.1.2. Nhân vật tham quan “không vì dân, vì cá nhân”.93

3.1.3. Nhân vật “người đẹp mệnh bạc”, “người đẹp chân to”.96

3.1.4. Nhân vật “dở dở, ương ương”.99

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .104

3.2.1. Nghệ thuật tương phản - đối lập .104

3.2.2. Nghệ thuật kỳ ảo - lạ hóa .110

3.2.3. Nghệ thuật hồi tưởng - giấc mơ .117

3.2.4. Nghệ thuật dính kết - gộp lại .122KẾT LUẬN. 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 132

PHỤ LỤC

pdf177 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nổi giận STT SỰ KIỆN TGHT TGTK 1 Mối tình của Cao Mã và Phương Kim Cúc 1 7’ 2 Gia đình Kim Cúc ép gả cho Lưu Thắng Lợi, một gã bị suyễn 2 1’ 3 Cao Mã và Kim Cúc bỏ nhà trốn đi, gia đình Kim Cúc đuổi theo bắt 3 9’ 76 4 Kim Cúc bị bắt về nhà, Cao Mã bị anh cả Phương Nhất Quân và anh hai Phương Nhất Tướng của Kim Cúc đánh trọng thương 4 2’ 5 Cao Dương lên huyện bán tỏi, chú tư Phương bị xe bí thư xã Vương An Tu cán chết 5 10’ 6 Phá trụ sở Ủy ban huyện vào ngày 25 tháng 8 năm 1987 6 3’ 7 Cao Dương bị cảnh sát bắt vì tội đập phá trụ sở Ủy ban Huyện vào buổi trưa ngày 28 tháng 5. Cao Mã chạy trốn 7 13’ 8 Cao Mã trốn thoát sự đuổi bắt của cảnh sát 8 4’ 9 Cao Dương, thím tư Phương (mẹ Kim Cúc) và Mặt Ngựa bị giải đến trụ sở Ủy ban xã 9 16’ 10 Cao Dương, thím tư Phương (mẹ Kim Cúc) và Mặt Ngựa bị cảnh sát áp giải lên công an huyện 10 11’ 11 Kim Cúc sau khi tiễn mẹ lên công an huyện trở về nhà của Cao Mã 11 8’ 12 Kim Cúc chết, Cao Mã chôn cất vợ 12 14’ 13 Cao Dương bị giam 13 12’ 14 Trong buồng giam Cao Dương hồi tưởng về mẹ 14 5’ 15 Vợ con thăm Cao Dương 15 17’ 16 Thím tư bị giam- nhớ về cảnh êm ấm của gia đình 16 6’ 17 Đêm thứ hai bị giam, thím tư Phương mơ thấy chú tư 17 18’ 18 Cao Mã bị bắt và khai tội ở trụ sở công an huyện Thiên Đường 18 15’ 19 Xét xử vụ án tỏi Thiên Đường ngày 25 tháng 8 19 19’ 20 Nhật báo đưa tin vụ án tỏi ở huyện Thiên Đường 20 20’ Hay sự lệch pha giữa thời gian hiện thực và thời gian truyện kể được cụ thể hóa bằng Sơ đồ 2.2. 77 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ lệch pha giữa thời gian hiện thực và thời gian truyện kể trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận Th:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tk:7’ 1’ 9’ 2’ 10’ 3’ 13’ 4’ 16’ 11’ 8’ 14’ 12’ 5’ 17’ 6’ 18’ 15’ 19’ 20’ Diễn biến nghệ thuật (thời gian nghệ thuật) trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận thể hiện như sau: sự kiện đẳng thời: 19, 20; sự kiện đảo lộn bậc 1 (1,2, 3, 4, 8, 11, 12, 14, 15, 17, 18); sự kiện đảo lộn bậc 2 (5, 6, 7, 9, 10, 13, 16) Chúng tôi không phân tích hết các sự kiện được đảo lộn mà chỉ tập trung làm rõ các sự kiện đảo lộn bậc 2. Bởi nó được coi như “điểm sáng thẩm mĩ”, một “tín hiệu tạo nghĩa cao” trong việc giải mã sự xáo trộn thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Tại sao sự kiện 7, 9, 10 lại đưa trước sự kiện 5, 6? Tức là mở đầu tiểu thuyết là đỉnh điểm của mâu thuẫn, cảnh sát truy bắt những người phá trụ sở Ủy ban huyện Thiên Đường vào ngày 28 tháng 5 năm 1987 trước tình cảnh chen chúc, vất vả khó khăn của người dân khi lên huyện bán tỏi mà không bán được, cụ thể ở đây là Cao Dương và chú tư Phương. Sau đó chú tư Phương bị xe của bí thư xã đụng chết, họ bỏ đi. Việc đảo lộn thời gian, nhà văn nhằm tập trung miêu tả tình cảnh khốn khổ của người dân trồng tỏi mà không bán được. Hơn nữa, họ lại bị bắt nộp nhiều loại thuế khiến khó khăn chồng chất khó khăn: “Thôn tôi trồng một mẫu tỏi, phải nộp thuế nông nghiệp chín đồng tám hào, nộp thuế VAT cho Ủy ban xã hai mươi đồng, nộp phí quản lí đồng ruộng ba mươi đồng (tính theo đầu người); khi bán tỏi phải nộp phí quản lý thị trường, thuế kiểm tra cân đo, thuế quản lý giao thông, thuế bảo vệ môi trường, lại còn các loại phạt, cả một đóng danh mục! Vì vậy có nông dân gọi một cách ví von là vặt lông nhạn” [54, tr.478]. Lại thêm cảnh bí thư xã Vương An Tu dùng xe công lên huyện bán tỏi. Tỏi của cán bộ được ưu tiên thu mua, tỏi của người dân lại ùn ứ: “Hợp cung tiêu huyện khi mua tỏi đã chèn ép nông dân một cách phi lý, hơn nữa, còn mở rộng cửa sau ưu tiên thu mua tỏi của cán bộ các cấp từ xã đến huyện, còn những người dân không đi được cửa sau thì chạy đôn chạy đáo suốt ngày đêm vì tỏi” [54, 78 tr.478]. Khi về tài xế của tên “bụng bẩn” Vương An Tu lại cán chết chú tư Phương rồi bỏ trốn. Hắn xem mạng người dân như cỏ rác. Tức nước phải vỡ bờ, người dân huyện Thiên Đường đập phá Ủy ban huyện là điều không thể tránh khỏi bởi “lòng dân đang sôi sục oán hờn”. Những người có trách nhiệm không đứng ra giải quyết mà trốn tránh, thoái thác trách nhiệm theo kiểu “sống chết mặc bay”: “Huyện trưởng Thiên Đường Trọng Vì Dân trong quá trình xảy ra vụ tỏi, vì bảo mạng, đã đóng cửa ngồi trong nhà, đôn cao tường, cắm mảnh chai, khi sự việc phát sinh, dù nhân viên công tác gọi điện rất nhiều lần, ông ta vẫn không chịu ra gặp quần chúng, đến nỗi sinh đại loạn, gây hậu quả nghiêm trọng” [54, tr.483]. Vì thế nông dân đập phá Ủy ban huyện “không nổ ra một cách ngẫu nhiên”, không phải nổi loạn, phản cách mạng mà là hành động có ý thức, tất nhiên diễn ra bởi “nông dân đã thức tỉnh” chống lại “những con ký sinh trùng phong kiến trên cơ thể chủ nghĩa xã hội” [54, tr.479]. Vụ án tỏi Thiên Đường như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những tên tham quan, mang danh nghĩa “trọng vì dân” nhưng thực ra là vì cá nhân. Đó là cái lý của nhà văn đưa sự kiện 7, 9, 10 trước sự kiện 5, 6. Đồng thời, việc đảo lộn sự kiện còn khơi gợi tính hiếu kỳ, thu hút sự chú ý của chủ thể tiếp nhận. Ngoài ra sự kiện 13, 16 đưa trước sự kiện 11, 12, 14, 15 cũng nhằm diễn tả tình cảnh thê thảm, đau đớn của người nông dân Thiên Đường bị bắt giam vô cớ. Vợ của Cao Mã thắt cổ chết cùng với đứa con trai chưa kịp chào đời. Trong trại giam, Cao Dương rất muốn thoát ra khỏi cảnh tù tội để về nhà với vợ con: “Tại buồng giam thường phạm bị bọn phạm ngược đãi, khó sống. Tại lao tử tù thì suốt đêm không chợp mắt, cũng khó sống. Anh nghĩ cứ như thế này, chỉ một tháng là hết sống! Anh hối hận quá! Xin trời phù hộ cho con ra khỏi đây rồi, người ta có đổ cứt lên đầu, con cũng không chửi, không đánh, không kiện cáo thưa gửi!” [54, tr.410]. Nói một cách ngắn gọn, sự đảo lộn không gian, xáo trộn thời gian, Mạc Ngôn dẫn dắt người đọc như lạc vào một “mê lộ” với nhiều ma trận. Hiện thực cuộc sống qua sự đảo trộn của nhà văn, đọc giả dường như cảm thấy mình bị lạc vào cảnh hồng hoang của thế giới. Tuy nhiên động lại sau cùng vẫn là sự “bồi thấn” giữa số phận của con người và lịch sử dân tộc, giữa cảm hứng thế sự và cuộc sống đời tư biết bao thămg trầm và đầy biến động: “Sự bồi thấn ấy trở thành một bút pháp thuần thục, một huyết 79 mạch quan trọng kết nối những xáo trộn, dán ghép những mảnh vỡ để mang lại một bức tranh toàn cảnh về linh hồn và sinh mệnh của Trung Hoa trong quá khứ, hiện tại” [83, tr.192]. 2.2.2. Lắp ghép bằng cách đồng hiện Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn bên cạnh kết cấu lắp ghép bằng cách xáo trộn biến cố, sự kiện và không gian, thời gian còn có kết cấu lắp ghép bằng cách đồng hiện sự kiện và tuyến truyện. Nếu kết cấu lắp ghép xáo trộn do hồi ức của nhân vật trần thuật quyết định thì kết cấu lắp ghép bằng cách đồng hiện bị chi phối bởi sự chuyển dịch điểm nhìn của người kể chuyện. Trong kết cấu lắp ghép xáo trộn, các sự kiện, biến cố và không gian, thời gian bị đứt nối, không liên tục. Chúng xuất hiện không theo một trật tự, một quy luật nào. Ngược lại, ở lắp ghép đồng hiện các sự kiện diễn ra một cách trật tự, luân phiên nhau và chúng “kề vai nhau nhích dần về phía trước”. Những mảnh sự kiện trong lắp ghép xáo trộn thường chứa đựng những cảnh ngắn do nó là những mảng hồi ức vỡ vụn. Vì thế việc chuyển cảnh thường diễn ra ngắn, không liên tục và nhịp độ trần thuật thường nhanh, gấp gáp. Nhưng trong lắp ghép đồng hiện cảnh là những trường đoạn nên việc chuyển “pha” thường chậm, sự kiện diễn ra liên tục, nối tiếp nhau. Do đó, nhịp độ trần thuật thường chậm, không vội vã. Cốt truyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường đa tuyến truyện. Trong mỗi tuyến truyện thường đa sự kiện. Các tuyến truyện cùng song hành, các sự kiện cùng đồng hiện, nối tiếp nhau để cùng kết nối và hòa tan vào nhau. Các tuyến truyện: hiện thực và hoang đường, thế sự và đời tư, cá nhân và cộng đồng cùng song hành, hòa quyện vào nhau khiến cho ranh giới của chúng bị xóa nhòa. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường có hai kiểu lắp ghép đồng hiện: đồng hiện sự kiện và đồng hiện tuyến truyện. 2.2.2.1. Đồng hiện tuyến truyện Các tuyến truyện trong kết cấu lắp ghép đồng hiện thường diễn ra một cách tuần tự, tuyến truyện này đến tuyến truyện kia theo kiểu A1 B1, A2 B2.... AnBn (A là tuyến truyện 1, B là tuyến truyện 2, n là trật tự của các sự kiện A và B). Đồng thời các sự kiện trong mỗi tuyến truyện không bị tung ném như trong lắp ghép xáo trộn. Khi tuyến truyện này xuất hiện thường tuyến truyện kia tạm thời bị gián đoạn 80 nhưng nó lại hiện ra tiếp tục ngay sau đó. Hai tuyến truyện cùng song hành bên nhau để đi đến kết thúc câu chuyện, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận có sự đồng hành của hai tuyến truyện. Tuyến truyện thứ nhất kể về mối tình ngang trái, trắc trở của Cao Mã và Kim Cúc. Tuyến truyện thứ hai nói về Cao Dương bị cảnh sát bắt. Nhìn vào Bảng 2.5, trừ chương mở đầu và hai chương kết thúc, hai tuyến truyện cơ bản có sự luân phiên xuất hiện, tuyến truyện của Cao Mã sau đó đến tuyến truyện của Cao Dương và sau đó lại trở lại tuyến truyện của Cao Mã. Cứ thế, hai tuyến truyện nối tiếp nhau, sóng đôi nhau. Hai tuyến truyện như hai đường thẳng song song, như hai ánh sáng phát ra từ hai tiêu điểm khác nhau nhưng chúng sẽ gặp nhau ở một điểm nhất định trên một một mặt phẳng, chúng sẽ hội tụ lại trên một tiêu cự nhất định. Chúng hẹn gặp nhau ở chương 19 và chương hai 20 để kết thúc câu chuyện (xem Bảng 2.5). Bảng 2.5. Diễn biến sự kiện trong tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận CHƢƠNG TUYẾN TRUYỆN 1 TUYẾN TRUYỆN 2 1 2 3 4 5 6 7 8 Cao Mã trốn thoát sự truy đuổi của cảnh sát Cao Mã và Kim Cúc yêu nhau ............................. Kim Cúc bị gia đình ép gả ............................. Cao Mã và Kim Cúc bỏ trốn ............................. Kim Cúc bị gia đình bắt về, Cao Mã bị anh em Kim Cúc đánh Cao Dương bị cảnh sát bắt ............................. Cao Dương bị giải lên trụ sở Ủy ban xã ............................. Cao Dương bị giải lên công an huyện ............................. Cao Dương bị giam ............................. 81 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ............................. Kim Cúc đến nhà Cao Mã sau khi tiễn mẹ bị cảnh sát giải lên huyện Cao Mã mơ thấy Kim Cúc chết ............................. Giấc mơ thành hiện thực, Cao Mã chôn cất Kim Cúc với đứa con chưa chào đời ............................. Cao Mã cùng gia đình Kim Cúc lên Ủy ban xã đòi sự công bằng cho chú tư ................................. Cao Mã bị bắt và khai tội đập phá trụ sở Ủy ban huyện ngày 25 tháng 8 ............................... Cao Mã bị các phạm nhân cũ ngược đãi ............................. ............................. Trong buồng giam cao Dương hồi tưởng về mẹ ............................. Cao Dương lên huyện bán tỏi cùng với chú tư Phương ( cha Kim Cúc), sau đó chú tư bị xe của bí thư xã cán chết ............................. Cao Dương thuật lại với công anh huyện về việc đập phá trụ sở Ủy ban huyện ngày 25 tháng 8 ................................. Vợ con thăm Cao Dương Xét xử vụ án tỏi Thiên Đường ngày 25 tháng 8 Nhật báo đưa tin vụ án tỏi Thiên Đường 82 Tiểu thuyết Tửu quốc cũng có hai tuyến truyện: tuyến truyện trinh thám và tuyến truyện tự truyện (xem Bảng 2.6). Tuyến truyện trinh thám kể về quá trình điều tra vụ án ăn thịt người ở thành phố Rượu của trinh sát viên Đinh Câu nhưng rơi vào bế tắc vì không có chứng cứ. Tuyến truyện tự truyện bằng thư và bằng truyện ngắn của nhà văn Lý Một Gáo gửi cho thầy Mạc Ngôn. Bảng 2.6. Diễn biến sự kiện trong tiểu thuyết Tửu quốc CHƢƠNG TUYẾN TRUYỆN TRINH THÁM TUYẾN TRUYỆN TỰ TRUYỆN Chƣơng 1 Phần 1 Phần 2, 3,4 Chƣơng 2 Phần 1 Phần 2,3,4 Chƣơng 3 Phần 1 Phần 2,3,4 Trinh sát viên Đinh Câu về thành phố Rượu điều tra vụ án ăn thịt trẻ em và gặp nữ xế chở anh đến khu mỏ than La Sơn ..................... Giám đốc và bí thư khu mỏ than La Sơn và Bộ trưởng Tuyên truyền Khoan Kim Cương đãi yến tiệc để chào đoán Đinh Câu về thành phố Rượu ..................... Giám đốc và bí thư khu mỏ than La Sơn và Bộ trưởng Tuyên truyền Khoan Kim Cương tiếp đãi Đinh Câu món “Kỳ lân dâng con” (thịt trẻ em) ..................... .................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ nhất và truyện ngắn Rượu cồn cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ hai và truyện ngắn Trẻ thịt cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ ba 83 Chƣơng 4 Phần 1 Phần 2,3,4, 5, 6 Chƣơng 5 Phần 1 Phần 2,3,4 Chƣơng 6 Phần 1 Phần 2,3 Chƣơng 7 Phần 1 Đinh Câu trong lúc say bị thằng Vẩy Cá trộm hết giấy tờ, tiền bạc và đang chán nản không tìm ra được bằng chứng ..................... Khoan Kim Cương dùng vợ của hắn là nữ xế để dụ dỗ Đinh Câu sập bẫy ..................... Nữ xế kể lại cuộc đời đau khổ khi làm vợ Khoan Kim Cương cho Đinh Câu nghe. Sau đó, nữ xế dẫn anh đến quán rượu người lùn Dư Một Thước ..................... Đinh Câu tức giận và bỏ chạy khi biết được nữ xế là người tình của Dư Một Thước. và truyện ngắn Thần đồng cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ tư, thứ năm và hai truyện ngắn Phố lừa, Một Thước anh hào cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ sáu cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ bảy và truyện ngắn Giờ dạy chế biến món ăn cho thầy Mạc Ngôn ..................... 84 Phần 2,3,4 Chƣơng 8 Phần 1,2,3 Phần 4 Chƣơng 9 Phần 1,2,3 Phần 4 Chƣơng 10 Phần 1,2,3,4 ..................... ..................... Bỏ chạy khỏi quán rượu Dư Một Thước, lạc vào rừng gặp giáo sư chuyên về ủ rượu Viên Song Ngư (bố vợ nhà văn Lý Một Gáo) ..................... Đinh Câu tuyệt vọng vì không tìm ra bằng chứng về vụ án ăn thịt người, cụ thể ở đây là Khoan Kim Cương ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ tám và truyện ngắn Lấy tổ yến cho thầy Mạc Ngôn Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ chín và truyện ngắn Rượu bú dù cho thầy Mạc Ngôn ..................... Nhà văn, tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi bức thư thứ mười và truyện ngắn Tửu thành cho thầy Mạc Ngôn ..................... Mạc Ngôn về thành phố Rượu gặp Lý Một Gáo để viết cuốn sách về huyền thoại Dư Một Thước. Sau đó hai thầy trò gặp Khoan Kim Cương Nếu tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận, như đã nói ở trên, ngoại trừ chương một và chương cuối, hai tuyến truyện diễn ra cơ bản luân phiên nhau. Hết một chương là hết một tuyến truyện, chương tiếp theo sẽ kể về tuyến truyện thứ hai. Cứ thế, hai tuyến truyện này gặp nhau ở chương 19 và chương 20. Trong tiểu thuyết Tửu quốc cũng có hai tuyến truyện: tuyến truyện trinh thám và tuyến truyện tự truyện. Chúng cũng nối tiếp nhau xuất hiện nhưng sự tiếp nối đó trong cùng một chương (trừ chương 10). 85 Ngoài ra, chúng không gặp nhau, hội tụ ở một điểm, một chương như trong Cây tỏi nổi giận. Hai tuyến truyện trong Tửu quốc có sự đan cài nhau, giao thoa nhau diễn ra bên trong kết cấu trần thuật. Như vậy, trong kết cấu lắp ghép đồng hiện tuyến truyện, nhìn bên ngoài hai tuyến dường như song song nhau không có quan hệ với nhau nhưng, xét kĩ, chúng có quan hệ ở kết cấu nội tại bên trong. Hai tuyến truyện được triển khai theo hai chiều hướng khác nhau, miêu tả hai số phận, hai mảnh đời không giống nhau như hai con đường song song nhưng chúng sẽ gặp nhau ở cuối tác phẩm để làm nổi bật chủ đề (Cây tỏi nổi giận). Nghĩa là, về bản chất, chúng được nhà văn triển khai theo hai hướng khác nhau để có thể soi sáng và bao quát một chủ đề có sức ảnh hưởng lớn, tác động và liên quan đến nhiều mặt, nhiều người, nhiều vấn đề hệ trọng. Cao Dương bị bắt và giải lên huyện. Cao Mã trốn thoát nhưng cuối cùng cũng bị bắt và cũng bị giải lên huyện. Hai nhân vật Cao Mã và Cao Dương bị giải ra tòa. Trước khi ra tòa, mỗi người mỗi cảnh. Kim Cúc và Cao Mã chạy trốn nhưng không thành, Kim Cúc chết cùng với đứa con chưa chào đời, Cao Mã bị bắt. Còn vợ Cao Dương vừa mới sinh, con gái lớn thì bị mù, chỉ có mình anh gánh vác việc gia đình nhưng lại bị bắt. Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ phải chịu chung cảnh tù tội. Kết cấu lắp ghép đồng hiện tuyến truyện khiến người đọc có cảm giác số phận của mỗi nhân vật, mỗi con người đường ai nấy đi, cảnh khổ của ai ai chịu, niềm vui ai ai hưởng nhưng cuối cùng sẽ gặp nhau ở cuối con đường. Tuy nhiên, trong Tửu quốc hai truyến truyện không gặp nhau, hội tụ ở chương cuối để kết thúc câu chuyện như trong Cây tỏi nổi giận. Lúc đầu hai câu chuyện diễn ra song song nhưng bắt đầu từ chương sáu chúng có sự giao thoa, liên kết nội tại bên trong. Tuyến truyện trinh thám là cuộc điều tra của trinh sát viên Đinh Câu về việc một số cán bộ thành phố Rượu biến chất ăn thịt trẻ con. Anh ta bế tắc, chán nản và bất lực vì không tìm ra chứng cứ. Tuyến truyện tự truyện bằng thư và bằng truyện ngắn của nhà văn Lý Một Gáo gửi cho thầy Mạc Ngôn cung cấp thêm thông tin, hé lộ bằng chứng cho việc điều tra của Đinh Câu. Cụ thể qua những truyện ngắn như Trẻ thịt, Thần đồng, Giờ dạy chế biến món ăn mà nhà văn Lý Một Gáo gửi cho thầy Mạc Ngôn. Đồng thời những nhân vật trong truyện của nhà văn Lý Một Gáo lại xuất hiện trong tuyến truyện trinh thám của Đinh Câu như nhân vật thằng Vẩy Cá, thiếu niên 86 cưỡi lừa, Dư Một Thước, Lý Một Gáo và thầy Mạc Ngôn. Ngược lại nhân vật Bộ trưởng Tuyên truyền Khoan Kim Cương, kẻ bị tình nghi ăn thịt trẻ em, lại xuất hiện trong tuyến tự truyện. Đôi khi chúng cùng đồng hiện qua giấc mơ của trinh sát viên Đinh Câu ở chương 9 và chương 10. Như vậy, hai tuyến truyện đã có sự móc nối ngầm bên trong để biến hóa theo kiểu “lộng giả thành chân”. Không khí vừa hư vừa thực, vừa như tiểu thuyết trinh thám vừa như tiểu thuyết huyền ảo đan cài vào nhau tăng thêm sức hấp dẫn cho độc giả. Ngoài lắp ghép đồng hiện tuyến truyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn còn có lắp ghép đồng hiện sự kiện. 2.2.2.2. Đồng hiện sự kiện Sự kiện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không những bị xáo trộn mà còn đồng hiện. Nếu sự kiện bị đảo lộn do hồi ức, tâm tưởng của người kể chuyện và nhân vật chi phối thì trong sự kiện đồng hiện bởi điểm nhìn của người kể chuyển dịch chuyển liên tục: “Để tạo nên kết cấu song hành đa sự kiện như thế, nhà văn phải trao cho người kể chuyện tự thuật một quyền năng toàn tri như thượng đế” [83, tr.201]. Khi có nhiều sự hiện xảy ra trong cùng một thời điểm để bố trí cho chúng xuất hiện cùng một lúc, nhà văn phải dùng đến kết cấu lắp ghép đồng hiện. Kết cấu lắp ghép đồng hiện sự kiện thường có cấu trúc ngữ pháp: “....lúc này....”; “lúc này... chính khi đó....”; “giữa lúc.... thì...”, “khi... là lúc...”,.... Với kết cấu này, người kể chuyện có thể bao quát toàn cảnh, có cái nhìn toàn diện các sự kiện của tác phẩm. Mặt khác, các sự kiện cùng đồng hiện khiến cho biên độ không gian nghệ thuật được mở rộng nhưng tốc độ thời gian nghệ thuật bị trì hoãn và nhịp điệu trần thuật của câu chuyện dường như chậm lại, người kể chuyện phải làm việc vất vả, cật lực, liên tục không ngừng nghỉ. Tất cả những điều đó khiến cho tình tiết của truyện càng thêm hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc. Chỉ một trang trong tiểu thuyết Thập tam bộ, người kể chuyện đã “tung” ra biết bao nhiêu sự kiện. Cụ thể là trang 122 diễn ra song song các sự kiện như: Sáng hôm nay, chỉnh dung cho thầy giáo Phương. Chiều hôm nay, phó cục trưởng Vương cần đến trường trung học số 8 để tham dự lễ trọng thể đón nhận danh hiệu “thầy giáo ưu tú” và được truy nhận là đảng viên chính thức Đảng cộng sản Trung Quốc cho thầy giáo Phương. 87 Sáng hôm nay, phó cục trưởng Vương bất hạnh ra đi trong một hội nghị bàn về viễn cảnh của thành phố. Chiều hôm nay, Phương Phú Quý bị khiêng lên giường chỉnh dung của chuyên gia chỉnh dung số một thành phố Lý Ngọc Thiền, nhưng bất ngờ lại bị dựng dậy và bị đưa vào một cái tủ lạnh cực lớn đặt sát bên tường, tạm thời bảo tồn chờ xử lý sau. Chiều hôm nay, phó cục trưởng Vương đáng ra phải nói chuyện trong lễ truy điệu thầy giáo Phương nhưng ông ta lại nằm trên giường chỉnh dung của chuyên gia số một Lý Ngọc Thiền thay cho thầy giáo Phương. [61, tr.122] Hay giữa lúc Lý Ngọc Thiền đang chìm đắm trong hồi ức về kỷ niệm đẹp với chàng trung úy “trẻ, đẹp trai, phong thái rất hiên ngang” là lúc tiếng gõ cửa dồn dập hơn, mạnh hơn... cùng lúc ấy, tiếng gầm gú của những con thú dữ vang lên, tiếng gà gáy ở các vùng ngoại ô cũng đã vang lên.... mỹ nhân họ Lạp đang nghiến răng trèo trẹo trong mơ. Như vậy, sự kiện dồn dập xuất hiện, diễn ra song song khiến người đọc phải tập trung cao độ theo dõi mới nắm bắt được vấn đề. Điều đó làm cho câu chuyện thêm lý thú, gây được sự chú ý của chủ thể tiếp nhận. Sự kiện trong tiểu thuyết Báu vật của đời “đua nhau”, “tranh nhau” cùng hiện ra không kém phần quyết liệt như trong Thập tam bộ. Chẳng hạn như phần 2 chương 2 trang 84 đến trang 91 diễn ra các sự kiện như: Lỗ thị bế hai đứa con (Ngọc Nữ và Kim Đồng) đến nhà thờ gặp mục sư Malôa và cũng chính lúc này đội quân Sa Nguyệt Lượng về thôn: “khi con lừa của nhà tôi cho đứa con lai của nó bú tí ở chỗ cối xoay bột trong sân nhà mục sư Malôa, là lúc Sa Nguyệt Lượng cùng các đội viên đang kỳ cọ tắm rửa cho những con lừa đực của họ” [60, tr.90-91]. Hay sự kiện xuất hiện một cách đậm đặc nhất là cảnh xử bắn hai đứa con gái của Tư Mã Khố là Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa: Sự kiện xảy ra sau đó cho đến nay vẫn còn là một ẩn số... Giữa lúc chị Phán Đệ ngẩn người trước cặp mắt đầy lệ của thằng Câm; giữa lúc chị em con Phượng líu ríu ôm nhau đứng dậy tìm bà ngoại; giữa lúc mẹ tỉnh lại- vừa kêu vừ chạy đến ven đầm; giữa lúc Từ Tiên Nhi nói- Ông huyện trưởng, đừng giết chúng, mẹ tôi không thắt cổ chết, vợ tôi chết không phải hoàn toàn do Tư Mã Khố; giữa lúc hai con chó hoang cắn 88 nhau trong căn nhà bỏ hoang của người đàn bà Hồi; giữa lúc tôi đang nhớ lại khung cảnh ngọt ngào mà ấm ức bên máng cỏ,.... thì có hai người cưỡi ngựa lướt tới như một cơn lốc.... mỗi người hai tay hai súng....mỗi người trong họ nổ một phát súng rồi bỏ đi....kết quả cuối cùng là Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng mỗi đứa một phát đạn vào đầu....[60, tr.350-351]. Như vậy, kết cấu bằng cách lắp ghép đồng hiện sự kiện khiến cho các sự kiện diễn ra cùng lúc xuất hiện trong cùng một thời điểm. Không gian được mở rộng, thời gian bị trì hoãn, nhịp điệu trần thuật chậm lại khiến cho tình tiết của truyện càng gây cấn, càng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nhìn chung, tiểu thuyết Mạc Ngôn có hai dạng kết cấu: kết cấu lồng ghép và kết cấu lắp ghép. Kết cấu lồng ghép là kết quả của sự đan cài các thành phần xen vào cốt truyện để lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đồng thời, kết cấu lồng ghép còn là bằng chứng kế thừa một cách độc đáo phương thức tự sự của tiểu thuyết truyền thống và tiếp thu có sáng tạo đặc trưng liên văn bản của tiểu thuyết hậu hiện đại để tạo nên một phong cách, một “tự sự kiểu Mạc Ngôn”. Kết cấu lắp ghép là kết quả của việc sử dụng kỹ thuật dán ghép của điện ảnh thế kỷ XX. Ngoài ra, kết cấu lắp ghép còn do việc dịch chuyển điểm nhìn của người kể chuyện và hồi ức của nhân vật quyết định. Hồi ức của nhân vật đã làm cho sự kiện, biến cố, không gian, thời gian của tác phẩm bị xáo trộn, đảo lộn trật tự. Sự dịch chuyển điểm nhìn liên tục của người kể chuyện khiến cho sự kiện, tuyến truyện cùng đồng hiện, xuất hiện trong cùng một thời điểm. Điều đó làm cho câu chuyện càng thêm căng thẳng, hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Đồng thời, độc giả có thể thấy được tài năng của Mạc Ngôn, vừa là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học đương đại Trung Quốc vừa là một nhà làm phim chuyên nghiệp: “Qua hình thức kết cấu này, có thể thấy được hiệu quả của sự liên ngành giữa văn học và điện ảnh trong nghệ thuật tiểu thuyết cũng như tài năng kép của nhà văn Mạc Ngôn” [60, tr.202]. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự “pha trộn giữa truyện kể dân gian, lịch sử và văn chương hiện đại” trong tư duy nghệ thuật của Mạc Ngôn đã đem đến sự thành công của kết cấu tự sự. Và sự thành công ấy còn được thể hiện một cách độc đáo ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, chúng tôi sẽ làm rõ ở chương tiếp theo. 89 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN Một tác phẩm tự sự không thể không có nhân vật: “trên đời này không thể có truyện mà không có nhân vật hay chí ít là không có tác nhân hành động” [12, tr.124]. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người và khám ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_23_1802534269_5247_1871639.pdf
Tài liệu liên quan