Luận văn Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và tính tất yếu kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 7

1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức và phương pháp kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 28

1.3. Yêu cầu đối với việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 41

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Ở TỈNH TIỀN GIANG TỪ NĂM HỌC 2003 -2004 ĐẾN NĂM HỌC 2007-2008 48

2.1. Thực trạng kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2007 - 2008 48

2.2. Một số nhận xét, đánh giá chung 79

2.3. Giải pháp kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang hiện nay 83

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 112

 

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung, những năm qua học sinh PTTH trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong học tập, lĩnh hội tri thức, làm hành trang bước vào ngưỡng cửa mới. Điều đó thể hiện qua kết quả học tập, tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp qua các năm, từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2007 - 2008 đạt ở mức khá cao: từ 81% đến 92%, xếp hạng 5/64 tỉnh thành trong cả nước trong năm học 2006-2007. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh đã phấn đấu không ngừng trong học tập, không ít em đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành những con ngoan trò giỏi, tạo ra những bứt phá trong học tập, khẳng định tài năng của mình. Liên tục từ năm học 2003-2004 đến nay, năm nào cũng có giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia ở bậc PTTH, đặc biệt là ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bên cạnh sự phấn đấu với thái độ học tập đúng đắn, đa số học sinh có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, hồn nhiên như lứa tuổi của các em, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, chấp hành tốt nội quy trường học. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá được duy trì ở mức cao và tăng dần; tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm dần qua các năm học: Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm qua các năm học Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu 2003-2004 79,68% 16,85% 2,93% 0,54% 2004-2005 79,51% 17,54% 2,42% 0,52% 2005-2006 80,96% 16,43% 2,23% 0,36% 2006-2007 76,64% 20,65% 2,39% 0,40% 2007-2008 82,09% 15,48% 2,06% 0,35% Nguồn: [51, 52, 53, 54, 5phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, vẫn còn tồn tại một số yếu kém, hạn chế và những khó khăn, thách thức đối với học sinh ở cấp học này. Số lượng học sinh có kết quả học tập trung bình còn chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ học sinh giỏi, khá giảm, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém tăng. Bảng 2.3: Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực qua các năm học Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2003-2004 12,03% 36,07% 38,56% 12,01% 1,32% 2004-2005 11,70% 38,26% 38,01% 10,38% 1,64% 2005-2006 12,70% 36,26% 36,93% 12,46% 1,60% 2006-2007 7,66% 28,99% 42,03% 19,03% 2,15% 2007-2008 7,23% 28,91% 45,19% 17,25% 1,39% Nguồn: [51, 52, 53, 54, 55] Song song với kết quả học tập như trên, một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, ít quan tâm đến các sinh hoạt tập thể, chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, rèn luyện, tính kỷ luật chưa cao. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ học sinh đã tỏ thái độ bàng quang, thờ ơ với những người xung quanh… Kết quả khảo sát có 20,28% học sinh (156/769 phiếu) trả lời không thích tham gia các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, trong số này có đến 33,97% em (53/156 phiếu) đưa ra cùng một lý do là các hoạt động đó không mang lại lợi ích gì cho mình và 40,18% (309/769 phiếu) cho biết chỉ tham gia thụ động - tham gia khi được vận động trực tiếp [phụ lục 1,2, câu 11]. 21,06% (162/769 phiếu) cho biết ngoài giờ học không phụ giúp cha mẹ làm công việc nhà [phụ lục 1,2, câu 6]. Bên cạnh đó biểu hiện sống khép kín trong học sinh cũng là vấn đề đáng quan tâm. Có đến 25,48% học sinh (196/769 phiếu) cho biết không thích chia sẻ, chỉ 11,32% (87/769 phiếu) chia sẻ với cha mẹ và thật đáng buồn khi chưa đến 1% (0,92%) lựa chọn thầy cô (7/769 phiếu) trong khi có đến 62,28% (479/769 phiếu) xem bạn bè như điểm tựa tinh thần khi gặp khó khăn [phụ lục 1,2, câu 7]. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một trong những nguyên nhân có tính phổ biến đó là quan hệ thầy trò ngày càng mờ nhạt, học sinh còn thiếu sự quan tâm của thầy cô và gia đình nên có biểu hiện sống khép kín, thiếu cởi mở trong quan hệ với những người xung quanh. Hiện tượng trên cho thấy cần xem lại quan hệ thầy trò, quan hệ cha mẹ và con cái. Nhiều thầy cô cho rằng mình chỉ có trách nhiệm đứng lớp truyền đạt kiến thức, một số thầy cô cho biết ngoài thời gian lên lớp, sinh hoạt (đối với GVCN) mình không có thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, chỉ trừ những trường hợp thật cá biệt, có hoàn cảnh gia đình khó khăn…Có 3/5 phụ huynh học sinh khi được hỏi đã trả lời ngoài những vấn đề liên quan đến việc học tập của con ở trường, mình rất ít khi có điều kiện gần gũi, trò chuyện với con, trong đó nguyên nhân chủ yếu là bận công việc, còn lại là vì những lý do khác: ở xa, ly hôn, hoàn cảnh gia đình khó khăn… 2.1.1.2. Tình hình vi phạm đạo đức, nội quy trường học, vi phạm pháp luật - Những năm gần đây, tình hình học sinh PTTH trên địa bàn tỉnh vi phạm đạo đức, nội quy, kỷ luật trường học đang có xu hướng gia tăng và trở thành hiện tượng khá phổ biến ở các trường, kể cả những trường có số lượng học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao. Khảo sát tình hình vi phạm đạo đức, nội quy tại ba trường PTTH (1 trường công lập, 1 trường bán công và 1 trường tư thục ở thành phố Mỹ Tho) từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008 cho thấy: Vi phạm trong học sinh diễn ra dưới rất nhiều hình thức, số lượng vụ việc và học sinh vi phạm của năm sau có xu hướng tăng so với năm học trước, phổ biến nhất vẫn là những hành vi: vô lễ với thầy cô giáo; trốn tiết; bỏ học nhiều ngày; chửi thề, nói tục; đánh bài; hút thuốc trong lớp học; gian dối trong thi cử, kiểm tra, điểm danh. Đáng lưu ý là bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, chiếm tỉ lệ cao trong các loại vi phạm (khoảng 35 đến 40%) với rất nhiều nguyên nhân khác nhau: đùa giỡn, bênh vực bạn, vì một lời nói khích, một va chạm nhỏ đều có thể dẫn đến đánh nhau, và không ít trường hợp do giành giật “người yêu”, thậm chí do “ghen” cũng dẫn đến thiếu kiềm chế và đánh nhau. Trong số các vụ gây rối đánh nhau ở trường học, đối tượng học sinh nữ chiếm từ 25 đến 35%. Nhiều vụ học sinh đánh nhau theo kiểu băng nhóm, lôi kéo bạn bè và gia đình tham gia để giải quyết mâu thuẫn; có trường hợp còn sử dụng hung khí được nhà trường phát hiện và xử lý kịp thời…Các vụ học sinh vi phạm đạo đức, nội quy trường học có liên quan rất nhiều đến học lực của các em: học sinh có hành vi vô lễ với thầy cô, trốn tiết, bỏ học, đánh nhau trên 80% có học lực từ trung bình trở xuống; ở các trường bán công và tư thục số vụ và số học sinh vi phạm kỷ luật nhiều hơn so với trường công lập; riêng trường hợp nghỉ học nghề nhiều lần phần lớn rơi vào các em có học lực khá, giỏi do quan niệm học giỏi thì không cần phải học nghề dù đây là môn chính khóa. Bên cạnh đó, nhận thức, biểu hiện lệch lạc, quan hệ hệ yêu đương sớm trong học sinh cũng là thực trạng đáng lo ngại, có đến 42,78% học sinh (329/769 phiếu) cho biết mình đã có người yêu, trong số đó nữ chiếm 41,34% (136 em), nam chiếm 58,66% (193 em) [phụ lục 1,2, câu 10]. - Bên cạnh vi phạm kỷ luật, nội quy trường học, thực trạng học sinh vi phạm pháp luật cũng đang là vấn đề bức xúc trong những năm gần đây. + Về vi phạm hành chính: hành vi vi phạm hành chính phổ biến nhất trong học sinh PTTH là xem, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với nhiều hình thức như nhân bản đĩa hình và phim sex, truyền tay nhau xem các loại truyện có nội dung đồi trụy như “Cô giáo Thảo”, ghi lại những đoạn phim sex trên mạng vào thẻ nhớ điện thoại rồi cho bạn xem (năm 2004 phát hiện 8 vụ với 88 học sinh vi phạm, năm 2005: 7 vụ, 47 học sinh, 2006: 2 vụ với 17 học sinh, 2007: 3 vụ với 21 học sinh); đánh nhau, gây rối trật tự công cộng (năm 2004: 66 vụ với 134 học sinh vi phạm, 2005: 11 vụ, 23 học sinh, 2007: 13 vụ, 26 học sinh); trộm cắp (năm 2004: 7 vụ, 12 học sinh, 2005: 8 vụ, 11 học sinh, năm 2007: 19 vụ, 20 học sinh). Nhiều nhất vẫn là vi phạm luật giao thông đường bộ (năm 2004 có 47 học sinh vi phạm, 2005 có 411 học sinh vi phạm, 2007:233 học sinh vi phạm) với những lỗi như: chưa có bằng lái do chưa đủ tuổi, đánh võng, lạng lách, chở ba, chạy quá tốc độ… + Về tệ nạn xã hội: đánh bạc (năm 2004: 4 vụ, 8 học sinh tham gia, năm 2007: 2 vụ, 13 học sinh tham gia), sử dụng trái phép chất ma túy: tuy chưa phải là phổ biến nhưng những năm gần đây cũng bắt đầu xâm nhập học đường (năm 2004: 4 vụ, 15 học sinh, năm 2005: 4 vụ, 9 học sinh, năm 2007 nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường nên số vụ và số học sinh vi phạm giảm xuống còn 1 vụ, 1 học sinh). + Về vi phạm pháp luật hình sự: Bảng 2.4: Vi phạm pháp luật hình sự trong học sinh PTTH Năm Tổng số người chưa thành niên phạm tội trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi Đang học Cấp 3 Tỉ lệ 2003 90 19 21,11% 2004 87 9 10,34% 2005 102 11 10,78% 2006 148 18 12,16% 2007 144 22 15,27% Nguồn: [39, tr.70] Tỉ lệ học sinh PTTH phạm tội trong tổng số người chưa thành niên phạm tội trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi từ năm 2003 đến 2007 dao động từ trên 10% đến trên 21%, chiếm tỉ lệ cao vào năm 2003 (21,11%) rồi giảm vào 2 năm 2004, 2005 và có xu hướng tăng nhanh vào năm 2006 và 2007. Đặc biệt, nếu so với các năm trước tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm tỉ lệ cao thì sang năm 2006, 2007, tỉ lệ tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng giảm nhưng tội rất nghiêm trọng tăng và xuất hiện tội đặc biệt nghiêm trọng vào năm 2007. Từ năm 2003 đến 2007, trong số các tội do người có trình độ cấp 3 thực hiện thì cố ý gây thương tích là loại tội năm nào cũng xảy ra và chiếm tỉ lệ cao trong các loại tội phạm. Điều này cho thấy tình hình vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên có học vấn cấp 3 có diễn biến khá phức tạp và xu hướng bạo lực cũng là thực trạng gây bức xúc. 2.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục của chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể trong kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức 2.1.2.1. Kết quả đạt được Thực hiện nguyên tắc giáo dục toàn diện và nguyên lý giáo dục là kết hợp ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, những năm qua tại Tiền Giang công tác giáo dục đã huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia. Mỗi chủ thể, tùy theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia vào một hoặc nhiều khâu của quá trình giáo dục nói chung, GDPL kết hợp với GDĐĐ cho học sinh nói riêng. - Về phía nhà trường: thực hiện tốt hoạt động dạy học theo quy định của ngành; quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh tại trường; liên hệ với gia đình để có thông tin hai chiều về tình hình học tập, tu dưỡng của học sinh tại trường và ở nơi cư trú; phối hợp với các ban, ngành như tư pháp, công an, y tế tổ chức các hoạt động tuyên truyền GDPL, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khỏe vị thành niên như sức khỏe sinh sản, kỹ năng phòng chống các bệnh xã hội như HIV/AIDS…Nhiều nơi, Ban giám hiệu trường còn tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với địa phương trong việc quản lý học sinh ở địa bàn dân cư, liên kết với chính quyền xây dựng môi trường học tập lành mạnh, không có tệ nạn xã hội như các trường ở Thành phố Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, Châu Thành… - Về phía gia đình: phần lớn gia đình đều ý thức được vai trò của mình trong việc giáo dục con thể hiện thông qua ý thức quản lý, giám sát việc học tập cũng như các hoạt động khác của con mình trong và ngoài thời gian học ở trường; có thiện chí trong việc phối hợp với nhà trường để có thông tin cần thiết về tình hình học tập, rèn luyện cũng như những hoạt động khác của con; đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học; tạo điều kiện để con em mình tham gia những sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, ở nhiều trường, phụ huynh còn có những hoạt động tích cực khác như đóng góp tạo lập và duy trì các quỹ học bổng để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. - Về phía xã hội: thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, những năm gần đây công tác giáo dục đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều ban, ngành, đoàn thể xã hội, tạo ra những chuyển biến đáng kể về chất.Cụ thể: + Ngành tư pháp với công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình học, báo cáo một số chuyên đề pháp luật tại các trường PTTH. + Ngành công an với công tác phối hợp với các trường học tổ chức các buổi tuyên truyền các quy định pháp luật như Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống mại dâm, ma túy, các quy định của Bộ luật hình sự… + Ngành y tế với công tác tuyên truyền bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, nói chuyện giúp học sinh hiểu hơn về bệnh lý ở người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS… + Tổ chức Đoàn với việc tham mưu, phối hợp cùng nhà trường, các ban, ngành tổ chức các phong trào thanh niên, hoạt động xã hội, phong trào văn, thể, mỹ…thu hút hàng ngàn lượt đoàn viên học sinh tham gia. + Chính quyền địa phương: nhiều nơi, đặc biệt là thành phố Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, Gò Công Đông, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý thanh niên, trong đó có học sinh tại địa bàn dân cư để thông tin cho gia đình và nhà trường một cách kịp thời; một số nơi còn thực hiện việc ký cam kết với ngành giáo dục về xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng xã, phường không có ma túy và tệ nạn xã hội… Như vậy, trong công tác giáo dục nói chung, GDPL kết hợp với GDĐĐ nói riêng, từ nhà trường cho đến gia đình và xã hội với chức năng và nhiệm vụ khác nhau đều có sự tham gia ở mức độ nhất định vào quá trình đó, vừa thể hiện sự phân công trách nhiệm, vừa thể hiện được sự phối hợp với nhau. 2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể cũng như trong sự phối hợp giữa các chủ thể vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: - Về phía nhà trường: + Phần lớn các trường hiện nay chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình là giáo dục, quản lý toàn diện học sinh. Cụ thể: Công tác quản lý hiện nay ở nhiều trường chủ yếu xoay quanh vấn đề sĩ số, giờ giấc, điểm học tập, tác phong (đồng phục, phù hiệu…) của học sinh. Vì vậy, việc GDPL kết hợp với GDĐĐ cho học sinh có lúc có nơi còn bị xem nhẹ; thậm chí nhiều nơi vì lý do “tế nhị” nhà trường đã “làm lơ” cho những vi phạm của học sinh. Điển hình là vi phạm luật giao thông đường bộ dù các em đã được nghe phổ biến các quy định của luật này từ trên lớp học cho đến các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Theo quy định, học sinh chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe mà điều khiển xe phân khối lớn sẽ bị tạm giữ xe đến 30 ngày, những học sinh vi phạm nhiều lần sẽ bị đuổi học. Quy định là vậy nhưng trên các tuyến đường quanh các trường PTTH, người dân vẫn thường chứng kiến cảnh những cô cậu học trò chở nhau phóng ào ào trên những chiếc xe phân khối lớn. Khi cảnh sát giao thông tăng cường giám sát và xử lý vi phạm giao thông ở những nơi gần trường học thì số học sinh sử dụng xe máy đến trường mới giảm đi. Tuy nhiên, sau đó mọi việc “đâu lại vào đấy”. Kết quả khảo sát cho thấy số học sinh sử dụng xe máy đi học còn khá nhiều: có 26,65% học sinh (205/769 phiếu) cho biết thỉnh thoảng sử dụng xe máy đi học và có đến 24,33% học sinh (187/769 phiếu) thường xuyên sử dụng [phụ lục 1,2, câu 12]. Giám thị trường PTTH Tân Hiệp huyện Châu Thành cho biết: bãi giữ xe học sinh của trường mỗi ngày có từ 30 đến 40% xe máy, trong đó xe phân khối lớn chiếm từ 20 đến gần 30%. Biết học sinh điều khiển xe máy khi chưa đến tuổi là vi phạm pháp luật nhưng với số lượng cán bộ quản lý ít, công việc lại nhiều nên không thể xử lý được mà cũng chỉ nhắc nhở. Hơn nữa, học sinh có nhiều cách đối phó, không gửi được ở bãi giữ xe của trường thì các em gửi ở các bãi di động gần trường, giờ tan học càng gây ùn tắc giao thông. Vì vậy, nhà trường đành phải “làm lơ” cho vi phạm của học sinh. Hoạt động giáo dục cá biệt ít được quan tâm: Hiện nay, hầu hết các trường học trong tỉnh đều tổ chức cho học sinh và phụ huynh ký cam kết không để con em mình vi phạm pháp luật, nhưng trên thực tế cũng chỉ mang tính hình thức. Giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ học sinh chưa ngoan chưa được quan tâm đúng mức, công tác phòng ngừa vi phạm và biện pháp giáo dục đặc biệt sau xử lý vi phạm kỷ luật trường học, vi phạm pháp luật hầu như chưa được đặt ra; nhất là đối với các em bị kỷ luật với hình thức là đuổi học 1 năm, nhà trường chỉ thông báo về gia đình, tổ chức hội đồng kỷ luật để ra quyết định và giao về cho gia đình quản lý trong thời gian học sinh bị đình chỉ học và trách nhiệm còn lại thuộc về gia đình, nhà trường gần như không còn liên quan đến nữa vì đa số các trường đều mang tâm lý e ngại những học sinh này sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích của trường, lớp. Trong khi đó, các em bị áp dụng hình thức xử lý này phần lớn rơi vào hoàn cảnh gia đình có vấn đề: cha mẹ ly hôn, ở xa, hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện để quan tâm đến con. Do vậy, thay vì phải được quan tâm hơn những học sinh ngoan khác, con đường trở lại trường học của các em càng trở nên xa vời (phần lớn trường hợp này là nghỉ học luôn), việc rèn luyện tu dưỡng càng trở nên khó khăn vì thiếu vắng sự quản lý, giáo dục của cả gia đình lẫn nhà trường. + Sự phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội chưa chặt chẽ: Công tác quản lý và phối hợp của nhà trường với gia đình trong việc giáo dục toàn diện học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác quản lý học sinh của GVCN thường chỉ tập trung vào vấn đề nắm sĩ số, học tập. Việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cá tính của từng em để có phương pháp giáo dục và uốn nắn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, khắc phục hạn chế của học sinh hầu như chưa được quan tâm. Ngoài hai hình thức phối hợp bắt buộc theo quy định của ngành là họp phụ huynh theo định kỳ, gởi phiếu điểm kèm theo sổ liên lạc, các hình thức khác như trao đổi qua thư từ, điện thoại, qua đại diện cộng đồng dân cư, Hội phụ huynh, cơ quan nơi cha mẹ học sinh làm việc rất ít hoặc không được sử dụng, mặc dù đó là những hình thức có tác dụng to lớn, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường được thường xuyên, kịp thời, huy động được nhiều lực lượng tham gia công tác giáo dục. Trong việc quản lý, giáo dục học sinh, tổ chức đoàn cơ sở, chính quyền địa phương, lực lượng công an giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế các tổ chức này chưa phát huy hết vai trò của mình. Điều này một phần có nguyên nhân từ sự phối hợp của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, việc phối hợp của nhà trường với địa phương hiện nay chủ yếu chỉ được thực hiện khi cần xác nhận là học sinh của trường để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, khi học sinh bị kỷ luật trường gởi quyết định về địa phương để theo dõi quản lý (nội dung này chỉ có một số trường thực hiện), cuối năm đoàn trường chuyển học sinh về địa bàn dân cư để sinh hoạt. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là tư duy giáo dục xơ cứng, phiến diện, chỉ thiên về “dạy chữ”, do đó việc GDĐĐ, trách nhiệm công dân còn bị xem nhẹ; công tác chủ nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch (tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp…) đặc biệt là ở các trường bán công, tư thục (đầu vào và học lực của học sinh yếu hơn rất nhiều so với các trường công lập) làm cho hiện nay nhiều trường chỉ tập trung vào việc hoàn thành chương trình học, nhất là đối với các môn được cho là “môn chính” như toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ… Ngoài lý do chương trình học quá tải, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan, nhất là đối với các môn thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học. Có đến 76,85% học sinh (591/769 phiếu) cho rằng chương trình học hiện tại là quá tải [phụ lục 1,2, câu 1]. Do đó có đến 92,06% học sinh (708/769 phiếu) phải học thêm để theo kịp chương trình [phụ lục 1,2, câu 2], 24,18% (186/769 phiếu) cho biết mình chỉ đầu tư vào các môn thi tốt nghiệp, 37,45% (288/769 phiếu) cho rằng lên cấp 3 chỉ cần đầu tư vào các môn thi trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học [phụ lục 1,2, câu 3]. Ngoài ra, những khó khăn về mặt kinh phí cũng làm cho sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc tham gia vào hoạt động giáo dục chưa được thường xuyên, liên tục. - Về phía gia đình: tình trạng gia đình phó thác con em cho nhà trường và hoàn toàn thụ động chờ sự phối hợp của GVCN còn tồn tại khá phổ biến. Nếu không có hai hình thức phối hợp bắt buộc là họp phụ huynh theo định kỳ và ghi sổ liên lạc thì có lẽ cả năm học, phần lớn gia đình không có sự liên hệ nào với GVCN hoặc không có được những thông tin cần thiết về con em mình. Mặt khác, nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học, điểm số của con mình mà buông lỏng việc quản lý những sinh hoạt khác: 23,02% học sinh (177/769 phiếu) cho biết ngoài giờ học ở trường, cha mẹ không quan tâm đến những sinh hoạt khác của mình [phụ lục 1,2, câu 9]; thậm chí là ít quan tâm và không quan tâm đến việc học tập của con: 16,51% học sinh (127/769 phiếu) có cha mẹ ít quan tâm và 5,46% học sinh (42/769 phiếu) cho biết cha mẹ không quan tâm đến việc học của mình [phụ lục 1,2, câu 8]. Không ít gia đình khá giả đã coi việc thỏa mãn vô điều kiện những đòi hỏi vật chất của con là biểu hiện của tình thương, trách nhiệm mà thiếu sự quản lý, giám sát những hoạt động khác của con. Nhiều trường hợp học sinh hư, vi phạm kỷ luật trường học, thậm chí vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ sự buông lỏng quản lý của gia đình. Bên cạnh đó ý thức phối hợp giữa gia đình với xã hội, đặc biệt là với địa phương nhìn chung còn rất kém… Những hạn chế trên chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau: gia đình chưa nhận thức hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con; tư tưởng sống khép kín vốn có của người Việt: coi chuyện vợ chồng, con cái là chuyện riêng của gia đình nên ít có ý thức phối hợp với xã hội khi gia đình xảy ra sự cố; ngoài ra việc kiếm sống, mưu sinh, áp lực công việc, kinh doanh, sự thăng tiến, bất hòa, đỗ vỡ gia đình…cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến làm cho nhiều phụ huynh buông lỏng việc quản lý, giáo dục con và đẩy trách nhiệm đó cho nhà trường. - Về phía xã hội: Hiện nay, sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ngành như công an, tư pháp chưa thường xuyên, việc phối hợp thường chỉ xoay quanh việc mời báo cáo viên tuyên truyền pháp luật, báo cáo một số chuyên đề hay tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, báo cáo chuyên đề của báo cáo viên cũng chưa đều khắp ở các trường do điều kiện về kinh phí, nhất là ở các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự phối hợp của địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú thông qua tổ dân phố, công an xã phường, chính quyền…chưa được quan tâm đúng mức, công tác phòng ngừa những biểu hiện sai lệch trong thanh thiếu niên chưa được chú trọng. Hạn chế trên do nhiều nguyên nhân đưa đến, ngoài nguyên nhân khách quan là kinh phí eo hẹp còn có nguyên nhân chủ quan đó là nhận thức về vai trò của xã hội trong sự nghiệp giáo dục chưa sâu sắc, toàn diện, quan niệm giáo dục là việc của gia đình và nhà trường vẫn còn hiện diện. - Về phía Đoàn thanh niên: Trong việc giáo dục học sinh, tổ chức Đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trên thực tế tại Tiền Giang, tổ chức Đoàn với tư cách là môi trường rèn luyện của thanh niên chưa phát huy hết vai trò của mình: + Về phía Đoàn trường: Hoạt động đoàn ở các trường phổ thông hiện nay còn mang nặng tính hình thức, sinh hoạt còn nghèo nàn, nội dung chưa phong phú, chưa tập trung vào mục đích chính là học tập, rèn luyện của học sinh, làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Các biện pháp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vi phạm kỷ luật và có những biểu hiện sinh hoạt không lành mạnh, tệ nạn xã hội…chưa được cụ thể hóa thành những hoạt động cụ thể. Các phong trào chống tiêu cực, tệ nạn xã hội chưa được đẩy mạnh và không thường xuyên, chưa được coi là một nội dung trong sinh hoạt đoàn. Bên cạnh đó, hiện nay các trường không có cán bộ đoàn chuyên trách mà chỉ phân công giáo viên kiêm nhiệm, do vậy mà công việc trở nên quá tải với người cán bộ đoàn vì vừa phải lo giảng dạy, vừa phải lo hoạt động Đoàn. Chi đoàn thì khó khăn cả về đội ngũ cán bộ (học sinh lo học hơn lo công tác đoàn thể) và cả về điều kiện cơ sở vật chất cho sinh hoạt chi đoàn. Các tổ chức đoàn ở cơ sở sinh hoạt cũng không đều. Nhiều nơi chưa có sự phân công, phân nhiệm để từng đoàn viên giúp đỡ những thanh thiếu niên cá biệt, chậm tiến. Sinh hoạt đoàn chưa thu hút được đông đảo thanh thiếu niên; hình thức, nội dung hoạt động chưa phong phú, đa dạng. Cán bộ đoàn do điều kiện sống còn khó khăn; bên cạnh đó việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chế độ chính sách cho cán bộ đoàn cơ sở chưa được chú trọng đúng mức nên hoạt động đoàn nhìn chung rất yếu, thậm chí có nơi hầu như không hoạt động. Công tác phối hợp giữa đoàn trường với tổ chức đoàn cơ sở chỉ tập trung vào dịp hè. Theo một cán bộ đoàn phường ở Thành phố Mỹ Tho, công tác tập hợp đoàn viên là học sinh cấp 3 rất khó khăn, vì ở những năm cuối cấp các em phải tập trung để thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học nên ngoài thời gian học chính khóa ở trường, phần lớn các em còn phải học thêm. Thêm vào đó là kinh phí hoạt động e

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBIA.doc
Tài liệu liên quan