Luận văn Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Thủ Dầu Một là thị xã của Bình Dương, nằm phía Bắc vùng tam giác kinh tế trọng điểm

thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Cách thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành

phố Biên Hoà 30km, nằm dọc theo quốc lộ 13.

Diện tích tự nhiên: 87,88 km2Tọa độ địa lí: 106độ04’52” đến 106độ10’55” kinh độ Đông.

11độ14’03” đến 11độ21’07” vĩ độ Bắc.

Thủ Dầu Một gồm 12 đơn vị hành chính, đó là các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh

Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mĩ, Định Hòa, Hiệp An; và 3 xã: Tân An, Chánh Mĩ,

Tương Bình Hiệp.

Thủ Dầu Một có hệ thống đường giao thông thuận lợi đi Campuchia, thành phố Hồ Chí Minh

và các trung tâm kinh tế khác. Vị trí thuận lợi và điều kiện đầu mối kĩ thuật tập trung là động lực

thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Bình Dương nói chung, thị xã Thủ Dầu Một nói riêng.

pdf65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khí radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) [35]: - Nồng độ khí radon trong nhà ở của dân chúng không được vượt quá dải từ 200 ÷ 600 Bq/m3/năm, nghĩa là từ 0,6 ÷ 1,7 Bq/m3/ngày. - Đối với nơi làm việc, giới hạn liều đối với con cháu của radon và thoron là:  Đối với radon:  Giới hạn mức liều 20 mSv/năm tương ứng với 14 mJ.h/m3 (4 WLM hay 2,5.106 Bq.h/m3) tính trung bình trong 5 năm liên tiếp.  Giới hạn mức liều 50 mSv/năm tương ứng với 35 mJ.h/m3 (10 WLM hay 6,3.106 Bq.h/m3) cho bất cứ năm nào.  Đối với thoron:  Giới hạn mức liều 20 mSv/năm tương ứng với 42mJ.h/m3 (12 WLM hay 5,6.105 Bq.h/m3) tính trung bình trong 5 năm liên tiếp.  Giới hạn mức liều 50 mSv/năm tương ứng với 105 mJ.h/m3 (30 WLM hay 1,4.106 Bq.h/m3) cho bất cứ năm nào. Trong đó mức phơi nhiễm với con cháu của radon ở trạng thái cân bằng trong 1 giờ tương ứng với suất liều 8 nSv. Mức phơi nhiễm với con cháu của thoron ở trạng thái cân bằng trong 1 giờ tương ứng với suất liều 36 nSv. 1.2. Các phương pháp xác định nồng độ khí Radon trong nhà 1.2.1. Thời gian đo Có 2 phương pháp đo nồng độ radon theo thời gian là đo ngắn hạn và đo dài hạn [4]. 1.2.1.1. Phương pháp đo ngắn hạn Các phép đo ngắn hạn bằng các thiết bị đo tương ứng với thời gian đo liên tục ít hơn 90 ngày (tùy thuộc loại thiết bị) được thực hiện trong điều kiện đóng kín cửa. Mọi cửa sổ, quạt thông gió, cửa ra vào đều phải đóng (chỉ mở khi cần thiết – ví dụ khi đi lại) ít nhất trước 12 giờ trước khi đo và trong suốt thời gian đo (quạt trao đổi gió trong phòng có thể được bật). Không tiến hành đo ngắn hạn với thời gian đo 2 – 3 ngày trong điều kiện thời tiết bất thường (bão, gió mạnh, khí áp thấp…). Kết quả của phương pháp đo ngắn hạn được coi là giá trị nồng độ khí radon tự nhiên tiềm ẩn trong nhà. Nếu giá trị này thấp hơn mức quy định thì nồng độ khí radon trung bình năm trong nhà sẽ thấp hơn mức quy định. Nếu giá trị này bằng hoặc cao hơn mức quy định thì nồng độ khí radon trung bình năm trong nhà sẽ có nguy cơ cao hơn mức quy định. 1.2.1.2. Phương pháp đo dài hạn Việc đo dài hạn với thời gian lâu hơn 90 ngày liên tục bất kì trong nhà bằng các thiết bị đo tương ứng thực hiện trong điều kiện các cửa sử dụng bình thường. Kết quả của phép đo dài hạn được coi là giá trị nồng độ khí radon trung bình năm trong nhà. Các phép đo quan trắc radon thường được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị giám sát phóng xạ tích lũy thông tin qua một khoảng thời gian dài, thường là từ ba tháng đến một năm. 1.2.2. Dụng cụ đo 1.2.2.1. Các yêu cầu kĩ thuật chung đối với thiết bị đo - Thiết bị đo nồng độ khí radon phải có ngưỡng đo tối thiểu nhỏ hơn 40Bq/m3. - Sai số tương đối (E) của thiết bị đo ở điều kiện tiêu chuẩn, tính theo %, không lớn hơn 20% và được tính theo công thức: E = (Qi – Qt ).100/Qt (1.9) Trong đó: Qi - là chỉ số đo của thiết bị. Qt - là giá trị khi đo với mẫu chuẩn hoặc thiết bị chuẩn. - Dao động thống kê số liệu đo (V) của thiết bị đo, tính theo %, không lớn hơn 10% và được tính theo công thức:   n 2 i i 1 x x 1 V x n 1      (1.10) Trong đó: x - là giá trị trung bình của n lần đo. xi - là giá trị lần đo thứ i. Thiết bị đo nồng độ khí Radon được hiệu chuẩn với buồng chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Đo trực tiếp là các phương pháp cho phép đo trực tiếp đồng vị phóng xạ radon thông qua năng lượng bức xạ alpha của Rn222 là 5,490 MeV. Ngoài ra, là các phương pháp đo gián tiếp. Có thể sử dụng các thiết bị đo các sản phẩm phân rã của radon để xác định nồng độ khí radon với các điều kiện đo ngắn hạn và dài hạn. 1.2.2.2. Giới thiệu sơ lược về các máy đo radon hiện có ở Việt Nam Máy đo khí phóng xạ (Rn và Tn) đã được sử dụng từ lâu ở Việt Nam trong lĩnh vực điều tra địa chất và gần đây là khảo sát môi trường. Để đo nồng độ khí radon, ta có nhiều phương pháp khác nhau, ứng với mỗi phương pháp đo lại có rất nhiều kiểu máy khác nhau [4]. Các máy này có nguồn gốc chủ yếu từ Liên Xô cũ, ví dụ như: CΓ-11, ∋M-2, ∋M-6Π, RADON-82, PΓA-01… và gần đây là RDA-200 (Canada), RAD7 (Mĩ)… [2]. Tuy nhiên, hiện nay chỉ sử dụng máy RADON-82, RDA- 200, RAD7 và phương pháp vết alpha. Các loại máy khác cũ và lạc hậu, không thể sử dụng được. Dưới đây sẽ giới thiệu về máy RAD7 được sử dụng phổ biến để đo tức thời và detector vết CR39 được dùng để đo dài ngày. 1.2.2.3. Giới thiệu về máy đo radon RAD7 Máy đo radon RAD7 (RAdon Detector) do công ty DURRIGE của Mĩ sản xuất, được biết đến như là một thiết bị chuyên dùng để đo riêng biệt nồng độ khí phóng xạ Rn và Tn có nhiều thuận lợi trong điều tra địa chất và khảo sát môi trường, đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau: - Tìm kiếm, đánh giá quặng phóng xạ, đất hiếm dưới lớp đất phủ. - Phát hiện các cấu trúc địa chất: đứt gãy, đới phá hủy… - Khảo sát, quan trắc môi trường phóng xạ trong không khí và trong nước. Hình 1.9: Máy đo radon RAD7 Máy DURRIDGE RAD7 sử dụng loại detector trạng thái rắn là loại vật liệu bán dẫn có chức năng biến đổi trực tiếp tia alpha thành tín hiệu điện. Buồng lấy mẫu bên trong là bán cầu có thể tích 0,7 lít phủ chất dẫn điện, ở tâm là một detector alpha silicon phẳng gắn ion trạng thái rắn. Mạch điện điện thế cao tích điện lên đến 2000 đến 2500V tạo ra một điện trường đẩy các hạt điện tích dương vào trong detector. Máy bơm đưa không khí có chứa radon và thoron (đã làm khô) vào buồng đo của máy. Detector gắn trong đó sẽ nhận tín hiệu điện các tia alpha đập vào. Khi một hạt Rn222 phân rã bên trong buồng đếm tạo ra một hạt Po218 (như một ion điện tích dương) được điện trường lái hướng đến detector và đập vào đó. Po218 có đời sống ngắn, phân rã trên bề mặt kích hoạt của detector hạt alpha của nó có xác suất 50% đi vào detector tạo một tín hiện điện tỉ lệ với cường độ năng lượng của hạt alpha. Các đồng vị khác nhau có năng lượng alpha khác nhau tạo ra các tín hiệu có cường độ khác nhau trong detector. RAD7 khuếch đại, lọc, và phân loại các tín hiệu theo cường độ của chúng. Máy có ưu điểm là tính chắc chắn và bộ xử lí có khả năng xác định năng lượng của mỗi hạt alpha, cho biết một cách chính xác đồng vị nào (218Po, 214Po...) tạo ra bức xạ, từ đó tính riêng nồng độ radon, thoron. Kĩ thuật này gọi là phổ alpha, một kĩ thuật thuận lợi trong các ứng dụng dò tìm hoặc lấy mẫu mà các thiết bị khác ít có khả năng làm được. Máy RAD7 đáp ứng được yêu cầu quan trắc liên tục ở mức thấp, có phông nền rất thấp và ổn định: giá trị phông máy thấp (khoảng 0,005 pCi/l, xấp xỉ 0,1 Bq/m3) rất phù hợp với khảo sát môi trường không khí, môi trường nước và quan trắc môi trường, kiểm tra an toàn phóng xạ. Các loại máy đo khí phóng xạ khác như: RADON-82, RDA-200..., muốn làm giảm ảnh hưởng giá trị loại phông này sau mỗi lần bơm phải chờ một thời gian dài để con cháu của Rn, Tn phân rã hết; còn với RAD7 chỉ cần thổi sau 10 phút là đủ vì detector của RAD7 phân biệt được mức năng lượng phổ của các hạt alpha với các loại nhiễu nêu trên, các sol khí còn sót lại sẽ phát ra các tia alpha có mức năng lượng thấp hơn nên không tham gia vào giá trị đếm của các lần đo tiếp theo. Máy dò tia alpha chất lượng cao và đơn nhất, phân tích phổ thời gian thực, phông nền RAD7 nhỏ và được miễn trừ với sự tích tụ Pb210 một vấn đề gây khó khăn rất lớn cho các loại thiết bị khác. Đặc điểm kĩ thuật : - Tìm kiếm, đánh giá quặng phóng xạ, đất hiếm dưới lớp đất phủ. - Có thể xác định nồng độ Rn và Tn trong đất, không khí và trong nước. - Phạm vi đo: 0,1 đến 20.000 pCi/l (3,7 đến 740.000 Bq/m3). - Nhiệt độ làm việc: 5 ÷ 40oC. - Độ ẩm tương đối bên ngoài : 0 ÷ 95% - Trọng lượng: 5 kg (11 pound, 1 pound =0,450 kg). - Phông trong máy: rất nhỏ (khoảng 0,01 pCi/l – tương ứng là 0,4 Bq/m3) và không bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy của chì Pb210. 1.2.2.4. Giới thiệu về phương pháp detector vết CR39 Phương pháp detector vết alpha là phương pháp đo tích lũy nồng độ radon và thoron dùng các detector chất dẻo ghi các bức xạ anpha để xác định nồng độ khí phóng xạ trong điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản và nghiên cứu môi trường. CR39 là một trong những vật liệu trong hệ thống các vật liệu rắn phát hiện và theo dõi hạt nhân (solid state nuclear track detectors – SSTDs). Những vật liệu này được ứng dụng trong các nghiên cứu về hạt nhân, các tia phóng xạ vũ trụ, đo nồng độ khí radon trong nhà, trong đất và trong nước,... Có thể nói rằng rẻ và dễ sử dụng là những ưu điểm lớn nhất của những vật liệu này, làm cho các nhà khoa học có xu hướng sử dụng nó ngày càng nhiều. Ngoài CR39, SSTDs còn có LR115, CN85, Lexan, Makrofol... Bảng 1.4: So sánh khoảng năng lượng ghi nhận của các loại SSTDs [50] Các loại đầu dò Emin (MeV) Emax (MeV) Lexan and Makrofol E polycarbonates ~ 0.2 ~ 3 Cenllulose nitrate (CN 85, LR 115, Daicel) ~ 0.1 ~ 4 ÷ 6 CR-39 ~ 0.1 < 20 CR39 (Columbia Resin – 39) là tên thương mại của một vật liệu nhựa rắn chịu nhiệt với cấu trúc cao phân tử là allyl carbonate. Công thức đơn giản là (C12H18O7)n. Công thức cấu tạo là: Hình 1.10: Công thức cấu tạo CR39 Radon và con cháu radon của các chất phát xạ bức xạ alpha khác đều có thể tạo thành vết ẩn trên detector, nhưng đóng góp của radon vẫn là chủ yếu. Nồng độ radon sẽ được tính từ các vết này. Hình 1.11: Các vết trên CR39 Thiết bị đo gồm cốc nhựa, detector chất dẻo, một ít hoá chất để xử lí và kính hiển vi để đếm vết. Hình 1.12: Cốc nhựa chứa CR39 (holder) và kính hiển vi dùng để đếm vết Trước khi đếm, phải làm rõ các vết do hạt anpha đập vào detector bằng cách ngâm vào dung dịch đặc biệt, gọi là tẩm thực. Đếm vết: [2] - Dùng kính hiển vị quang học có độ khuếch đại 100 ÷ 400 lần. - Dùng thước trắc vi có khắc độ 0,01mm để đo đường kính thị trường. - Diện tích thị trường của kính được tính theo công thức sau: .r S k   (2.1) Trong đó: r = 0,01d (mm) - Bán kính thị trường. d - Số độ khắc của thước trắc vi ứng với bán kính r. k - Độ khuếch đại của kính trắc vi. - Mật độ vết được tính theo công thức: n i i 1 N nSt    (2.2) Trong đó: ρ - Mật độ vết, số vết/(mm2/ngày) Ni - Số vết đếm được tại thị trường thứ i n - Số lượng thị trường t - Thời gian đặt detector (tích lũy vết) - Nồng độ khí phóng xạ được tính theo công thức: (NRn + NTn) = K.ρ (2.3) Trong đó: NRn - Nồng độ radon (Bq/m 3) NTn - Nồng độ thoron (Bq/m 3) K (Bq/m3)/(Số vết/mm2/ngày) - Hệ số chuẩn detector vết ρ - Mật độ vết, số vết/(mm2/ngày). Phương pháp này có ưu điểm: - Đo được nồng độ radon trong thời gian liên tục, tích lũy, không đo tức thời. - Đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều nhân lực. - Đo quan sát môi trường tĩnh, ít biến động. - Đo được nồng độ trung bình. - Không chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều. Từ những ưu điểm và mục đích của đề tài, luận văn chọn phương pháp đo bằng CR39 khí radon trong nhà trong thời gian 3 tháng để tính nồng độ trung bình; đồng thời đo bằng RAD7 một số nhà để đối chiếu, và sử dụng kết quả đo bằng RAD7 nồng độ radon trong đất có sẵn để luận giải kết quả. 1.2.3. Yêu cầu đối với vị trí các điểm đo Theo TCVN 7889:2008 [4], vị trí các điểm đo trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải cố định trong suốt quá trình đo - Không gần các dòng không khí trong nhà gây ra do thiết bị sinh nhiệt, quạt, thiết bị điều hòa không khí, cửa… Tránh gần các vị trí phát nhiệt nhà bếp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh các vị trí có độ ẩm cao. - Không đo ở bếp, khu vệ sinh hay phòng tắm. - Cách cửa sổ, cửa ra-vào ít nhất 90 cm, cách tường ít nhất 30 cm. - Đầu đo phải đặt cách sàn ít nhất 50 cm và cách các vật khác ít nhất 10 cm. Với các thiết bị đo treo (thiết bị đo vết alpha hay theo dõi liên tục nồng độ khí radon), độ cao tối ưu để đo là 2 – 2,5 m cách sàn. - Diện tích đo tối đa là 200 m2 sàn nhà/điểm đo. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Khái quát chung đặc điểm vùng nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lí Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Thủ Dầu Một (Tỉ lệ 1:100.000) Thủ Dầu Một là thị xã của Bình Dương, nằm phía Bắc vùng tam giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Cách thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Biên Hoà 30km, nằm dọc theo quốc lộ 13. Diện tích tự nhiên: 87,88 km2 Tọa độ địa lí: 106004’52” đến 106010’55” kinh độ Đông. 11014’03” đến 110 21’07” vĩ độ Bắc. Thủ Dầu Một gồm 12 đơn vị hành chính, đó là các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mĩ, Định Hòa, Hiệp An; và 3 xã: Tân An, Chánh Mĩ, Tương Bình Hiệp. Thủ Dầu Một có hệ thống đường giao thông thuận lợi đi Campuchia, thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm kinh tế khác. Vị trí thuận lợi và điều kiện đầu mối kĩ thuật tập trung là động lực thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Bình Dương nói chung, thị xã Thủ Dầu Một nói riêng. 2.1.2. Đặc điểm địa hình Đô thị Thủ Dầu Một có độ cao tuyệt đối thay đổi từ 0,5 - 35m. Trong đó, đồng bằng đồi thoải (cao 10 – 30m) chiếm khoảng 70% diện tích, phần còn lại thuộc đồng bằng thấp (cao 0,5 – 1m đến 10m). Chúng được tạo nên bởi các hoạt động bóc mòn, xâm thực - rửa trôi và tích tụ nguồn gốc sông và sông - đầm lầy. 2.1.2.1. Địa hình thành tạo chủ yếu do sông Khu vực Thị xã Thủ Dầu Một bao gồm các kiểu địa hình thành tạo do sông: các bãi bồi, thềm bậc I, II và III, trong đó các thềm sông bậc II và III được thành tạo bởi hệ thống sông Mê Kông cổ, các bãi bồi và thềm sông bậc I được thành tạo bởi hệ thống sông Sài Gòn và các sông suối trong vùng.  Bãi bồi thấp ven lòng, tuổi Holocen muộn (QIV3): cao 0,5 - 1m: Phân bố chủ yếu dọc theo sông Sài Gòn và một số suối nhánh trong khu vực đô thị. Diện tích tổng cộng của bãi bồi ven lòng khoảng 4 km2  Thềm bậc I, tuổi Holocen giữa (QIV2): chia thành hai kiểu sau: thềm tích tụ và xâm thực. Tổng diện tích khoảng 7 km2. - Thềm tích tụ: phát triển chủ yếu ở thung lũng suối Cát, Chánh Lộc, phường Phú Cường. Thềm rộng 100 – 700m, dài 2 - 3 km, cao 2 - 6m. Diện tích khoảng 3,2 km2. - Thềm xâm thực: phân bố chủ yếu ở phía Đông xã Bình Nhâm, Hưng Định và một phần ở phía Đông Thị xã Thủ Dầu Một, có độ cao tuyệt đối 2 – 6m. Tổng cộng diện tích khoảng 4 km2. - Thềm sông bậc II, tích tụ, có độ cao tuyệt đối 8 – 15m, tuổi Pleistocen muộn (QIII3): Thềm phát triển chủ yếu ở ấp Thạnh Hòa B và một phần ở phía Tây Bắc đô thị với diện tích nhỏ khoảng 0,2 – 0,4 km2 và không tập trung. Diện tích tổng cộng khoảng 0,8 km2 - Thềm sông tích tụ - xâm thực bậc III, tuổi Pleistocen muộn (QIII1), cao 20 – 35m: Thềm có độ cao 20 – 35m, phát triển rộng rãi và liên tục ở trung tâm đô thị. 2.1.2.2. Địa hình thành tạo do sông - đầm lầy Đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy, tuổi Holocen muộn (QIV3), cao 0.5 – 1 mét, phát triển ven sông Sài Gòn, hình dạng khá đẳng thước. 2.1.2.3. Địa hình thành tạo do quá trình sườn  Sườn xâm thực, dốc 5 - 20o, tuổi Pleistocen muộn - Holocen (QIII - IV): Là bề mặt chuyển tiếp giữa thềm tích tụ - xâm thực bậc III và thung lũng tích tụ sông Sài Gòn, phát triển chủ yếu ở phía Đông Thị xã Thủ Dầu Một.  Sườn xâm thực - rửa trôi, dốc 2 - 5o, tuổi Pleistocen muộn - Holocen (QIII - IV): phát triển rộng rãi trong diện tích đô thị, dựa vào đặc điểm của sườn (độ dốc, chiều dài sườn, mức độ xâm thực), chia sườn làm hai kiểu sau: - Sườn xâm thực - rửa trôi, có độ dốc 2o - 3o, tập trung chủ yếu ở phía Đông đô thị. - Sườn xâm thực - rửa trôi, có độ dốc 3o - 5o, phát triển chủ yếu ở phía Đông xã Hưng Định, Bình Nhâm. 2.1.2.4. Địa hình nhân sinh Trong quá trình phát triển đô thị, con người đã cải tạo, san lấp làm thay đổi bề mặt địa hình nguyên thủy, tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Thủ Dầu Một và dọc theo một số đường quốc lộ chính, các trục đường lớn, khu dân cư… 2.1.2.5. Các yếu tố kiến tạo Thủ Dầu Một nằm trong đới giao lưu của các hệ thống đứt gãy chính đi qua. Gồm có ba hệ thống đứt gãy như sau: Hình 2.2: Bản đồ các đặc điểm địa chất kiến tạo TX TDM (Tỉ lệ 1:100.000) - Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến: cắt qua sát rìa phía Tây từ phường Chánh Nghĩa lên phía Bắc, thuộc đới đứt gãy Lộc Ninh-Thủ Dầu Một. - Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam: đứt gãy này cắt qua xã Bình Nhâm, phường Chánh Nghĩa. Đây là đứt gãy phân bậc thuộc đới đứt gãy sông Sài Gòn có tính chất thuận ngang phải, cắm về Tây Nam với góc dốc gần thẳng đứng (80 – 85o). - Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam: đứt gãy dọc theo sông Bà Lụa sang suối Cát về phía Đông Bắc. Đứt gãy này có thể thuộc đới đứt gãy Vĩnh Long-Tuy Hòa với tính chất thuận có mặt trượt cắm về phía Tây Bắc. Với hệ thống đứt gãy như trên, yếu tố đứt gãy có thể là yếu tố cần phải lựa chọn khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà trong đề tài. 2.1.3. Khí hậu, thời tiết Những yếu tố như áp suất khí quyển, lượng mưa, độ ẩm trong không khí, gió có thể ảnh hưởng đến dòng khí radon trong đất vào nhà ở. Sự chênh lệch áp suất bên trong-bên ngoài ngôi nhà có thể làm tăng tốc độ di chuyển của radon vào nhà; lượng mưa và độ ẩm trong không khí nhiều cũng làm tăng tốc độ radon vào nhà; tốc độ gió mạnh có thể làm giảm nồng độ radon trong khí đất và trong không khí xung quanh ngôi nhà do vậy gió có thể góp phần làm giảm nồng độ radon trong nhà. Bên cạnh đó, nồng độ radon cũng thay đổi theo mùa: nồng độ radon thường cao nhất vào mùa đông và thấp nhất vào mùa hè. Mặt khác, điều kiện khí hậu thời tiết còn chi phối trực tiếp đến mức độ thông thoáng của nhà ở. Do đó yếu tố khí hậu thời tiết cũng rất là quan trọng khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà. Khí hậu Thủ Dầu Một mang những đặc điểm đặc trưng khí hậu Đông Nam Bộ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và khô). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những cơn mưa chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô có lượng mưa khá cao. Với đặc điểm hai mùa rõ rệt thì yếu tố mùa có thể được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà ở khu vực. Nhiệt độ không khí: - Trung bình năm: 26,9oC - Trung bình tháng nóng nhất: 29oC - Trung bình tháng lạnh nhất: 23oC Độ ẩm không khí: - Trung bình năm: 85 - 90% - Cao nhất: 65 - 80% - Thấp nhất: 35 - 45% Lượng mưa: - Trung bình năm: 1856mm - Cao nhất: 2680mm - Thấp nhất: 1136mm Chế độ gió không lớn và không thường xuyên, tần số lặng gió là 67,8. Mùa khô, gió thổi theo hướng Đông, Đông Bắc. Mùa mưa gió thổi theo hướng Tây, Tây Nam. Tốc độ bình quân 1,6 m/s. Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình ngày 5 - 7giờ, xảy ra cao nhất vào giữa mùa khô (tháng 3), thấp nhất vào tháng 10. Thích hợp cho sự phát triển cây trồng nhiệt đới. 2.1.4. Thủy văn Qua nhiều nghiên cứu có thể nói yếu tố thủy văn là một trong những yếu tố góp phần vào nồng độ radon trong không khí xung quanh. Nếu sông ngòi, suối bắt nguồn hay chảy qua các khe đá là các loại đá có chứa Radinium, Uranium, Thorium (đá granit, đá núi lửa, đá phiến sét) thì nồng độ radon mà nó góp phần vào trong không khí sẽ lớn. Đồng thời nguồn nước dưới đất cũng là một nguồn đóng góp đến nồng đồ radon trong nhà thông qua việc sử dụng nước của người dân. Do vậy việc sử dụng nước dùng cho sinh hoạt của người dân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon. 2.1.4.1. Nước mặt Gồm có 2 hệ thống sông suối chính: Sông Sài Gòn: chảy phía Tây thị xã theo hướng Bắc Nam với chiều dài khoảng 15km, lưu lượng mùa kiệt 10m3/giờ, đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, rất có giá trị trong cung cấp nước và sản xuất nông nghiệp. Suối Cát: nằm ở trung tâm vùng nghiên cứu hướng chảy Đông Bắc - Tây Nam nối với sông Bà Lụa và đổ ra sông Sài Gòn ở khu vực Thạnh Phú. Suối có lưu lượng: 10 - 25 l/s và thượng nguồn thường cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cát có dòng chảy hẹp, lòng không sâu nên không thuận lợi cho giao thông. Ngoài ra, trong vùng còn có các sông suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sài Gòn: sông Búng, rạch Cầu Mới, sông Bà Lụa, rạch Nghé... chất lượng nước giống sông Sài Gòn, không thuận lợi cho giao thông, chỉ có giá trị thoát nước và canh tác nông nghiệp. Phía Đông Bắc vùng nghiên cứu còn có hệ thống suối Hố Đá nhưng lưu lượng nước không lớn không có giá trị cung cấp nước và giao thông. 2.1.4.2. Nước dưới đất Tiềm năng nước dưới đất ở Thủ Dầu Một rất phong phú, trữ lượng tiềm năng: 66.000 m3/ngày, trữ lượng cấp C1: 12.000 m3/ngày và trữ lượng cấp B: 4.000 m3/ngày. 2.1.5. Thổ nhưỡng Chủ yếu là các loại đất: đất dốc tụ trên phù sa cổ (Da), đất vàng nâu trên phù sa (Fa), đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ (Pf), đất phù sa glây (Pg), đất phèn tiềm tàng (Sp), đất xám trên phù sa cổ (Xa) và đất bùn suối (Bùn). Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ, khả năng giữ nước kém, dễ bị rữa trôi cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Riêng loại đất phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, còn đất phèn và đất dốc tụ có tỉ lệ sét 44 - 51%, kết vón đá ong và trơ sỏi đá. Ngoài ra, còn có thêm loại đất đô thị. Loại đất này có thành phần và tính chất bị chi phối nhiều do hoạt động của con người. Lượng radon từ đất đi vào nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thổ nhưỡng. Tốc độ của dòng radon từ đất bị ảnh hưởng các yếu tố từ đất như: kích thước hạt đất, sự khuếch tán, độ ẩm, lỗ rỗng, độ thấm của đất. Do đó yếu tố thổ nhưỡng cũng là yếu tố cần quan tâm khi xem xét yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà. 2.1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.6.1. Dân cư Tính đến 8/2009, Thị xã Thủ Dầu Một có tổng dân số là 211.068 người, mật độ dân cư đông đúc, chủ yếu tập trung vào 3 phường trung tâm: Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Cường. Thị xã Thủ Dầu Một có các khu dân cư: - Khu dân cư Chánh Nghĩa: 41ha - Khu dân cư Hiệp Thành I: 70ha - Khu dân cư Hiệp Thành II. - Khu dân cư Hiệp Thành III: 44.6ha - Khu dân cư và du lịch Chánh Mĩ - Khu dân cư và dịch vụ Phú Hòa: 100ha - Khu dân cư Thành phố mới. 2.1.6.2. Kinh tế Thị xã Thủ Dầu Một là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật… Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên sự phát triển có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng và ngược lại. Thị xã đang xây dựng khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị thành phố mới Bình Dương có diện tích 4200 ha, tương lai là trung tâm hành chính kinh tế mới của tỉnh Bình Dương. Bình Dương là tỉnh có tiềm năng lớn về tiểu thủ công nghiệp: Gốm sứ, sơn mài (làng sơn mài Tương Bình Hiệp) …tiềm năng này sẽ giúp cho Bình Dương nói chung và Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng phát triển ngành nghề truyền thống này. Định hướng phát triển các ngành nghề chính là: - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:  Phát triển ngành nghề truyền thống: Gốm sứ, sơn mài…  Công nghiệp: sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến nông sản…  Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. - Dịch vụ: ưu tiên phát triển dịch vụ như: du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ xã hội. Hiện tại Thị xã Thủ Dầu Một có khu du lich “Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến” là công viên lớn nhất cả nước và cũng là công viên có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với quy mô 450 ha. 2.1.7. Giao thông Thị xã Thủ Dầu Một có hệ thống giao thông đường bộ khá tốt với mật độ cao. Các đường giao thông chính trong vùng: - Đường bộ:  Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương): là tuyến đường giao thông quan trọng nhất trong vùng, lưu thông đi các huyện Thuận An, Bến Cát và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tỉnh Bình Phước và các tỉnh ở Tây Nguyên.  Liên tỉnh lộ 13 (Quốc lộ 13 cũ): nối liền Thị xã với Lái Thiêu ( trung tâm hành chính của huyện Thuận An)  Liên tỉnh lộ 742 : Nối liền Thị xã với các huyện Dĩ An, Tân Uyên  Đường Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 14 cũ): nối thị xã với huyện Phú Giáo Ngoài ra hệ thống giao thông đường bộ trong đô thị khá dày, đã được nâng cấp tráng nhựa, quy hoạch các nút giao thông - Đường thủy: Sông Sài Gòn chảy qua thị xã Thủ Dầu Một có giá trị rất lớn, có hệ thống Cảng Bà Lụa công suất 60.000 tấn/năm. 2.1.8. Giáo dục Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh Bình Dương, gồm có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang hoạt động như: Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dương, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Bình Dương, Cao đẳng Y tế Bình Dương... và nhiều trường trung cấp khác. Đặc biệt là trường Đại học Quốc tế Miền Đông đang được xây dựng với sự giúp đỡ về nhân lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia. Trường sẽ bắt đầu tuyển sinh vào năm 2010. Sự ra đời của trường sẽ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam bộ cũng như cả nước nói chung. 2.2. Quy trình xác định nồng độ radon bằng phương pháp detector vết CR39 2.2.1. Tính toán số lượng mẫu và bản đồ lấy mẫu Dựa trên nguồn tài liệu từ trường Đại học Bắc Arizona (Northern Arizona University) [63], ta sẽ dựa trên dân số để lấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLVLNT005.pdf
Tài liệu liên quan