Luận văn Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát

Con người trong thơchữHán Cao Bá Quát còn dành nhiều tình thương đối với vợcon. Đây

là cảnh đoàn viên không chút khuôn sáo, cách biệt trong một lần Chu Thần vềnhà “Người vợvụng

tựa gối chải mái tóc rối/ Đứa con thơkéo áo gối đầu lên khuỷu tay”. Cảnh vợchồng con cái sum

vầy thật đầm ấm. Thương thay! Cảnh hiếm hoi ấy của một đời dằng dặc những nỗi ly biệt mà người

vềlại ốm đau. Tuy nhiên, đoàn viên là hạnh phúc lắm rồi dù cho cảnh ấy có ra sao đi nữa. Vợlo

lắng, chăm sóc cho chồng, con nũng nịu với cha. Những cửchỉ ấy khắc sâu và da diết ởông. Tình

cảm ấy đầm ấm, quý báu biết bao! Cao Bá Quát làm sao quên được. Đểrồi trong những chuyến đi,

ông đau lòng khi hướng vềquê nhà nơi có vợhiền con thơ. Cái thời gian cuối năm cứ đay nghiến

khi khách lữhành cảm nhận nỗi tha hương của vợcon mình. Giờnày, “Vợcon lênh đênh quê

người”. Câu thơnghe buốt lòng lữkhách. Trách nhiệm của kẻlàm chồng làm cha chưa trọn. Cao

Bá Quát tựtrách với chính mình. Một câu thơmà nhưdựng lên cảcảnh đời lênh đênh của vợcon.

Cao Bá Quát – khách lữhành thương kẻlữthứ- vợcon - thật cảm động. Quảthật, tình cảm Chu

Thần dành cho vợcon trước sau nhưmột, không đổi dời, nhưông từng nói “Ởquê người xa cách

tình vợcon vẫn nhưthế”

pdf132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nan câm (Túy hậu túng bút thị Bùi Nhị) (Gặp nhau nơi quê người cũng khó cầm lòng) Những dịp hội ngộ hiếm hoi đó, nó quý báu làm sao! Được gặp lại bạn hiền, được thăm hỏi, được chuyện trò, được giãi bày nỗi lòng, được đọc thơ của nhau... Gặp gỡ để rồi chia xa, cái trách nhiệm của kẻ sĩ không cho Cao Bá Quát có dịp sống lâu bên bạn bè. Thế nên được dịp sum vầy, ông cứ vui say. Cũng trong dịp này, Cao Bá Quát nhớ lại những kỉ niệm cùng bạn ngắm trăng ở núi Hoàng Lĩnh, khi gặp lại cả hai nào phụ mùa xuân ở Sông Đức Giang (Bài Thừa túy toại giản Thúc Minh). Thương bạn, Cao Bá Quát muốn bạn cũng tốt như mình, làm điều thiện, sống có ích cho dân cho nước. Trong những lần tiễn bạn đi nhậm chức quan, Chu Thần khuyên bạn giữ gìn phẩm hạnh, dặn dò những điều ích nước lợi dân, noi gương các bậc danh thần ngày trước (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Hy Vĩnh), duy trì thuần phong mỹ tục, dạy dân những điều ích (Tống Sơn Tây Học chính Nguyễn Đài chi lỵ), khuyên bạn ngay thẳng, giữ vững cốt cách, ý chí (Tống Lê Dũng Hòa bị mệnh hồi kinh)… Đó là những tình cảm Chu Thần dành cho bạn. Cao Bá Quát tốt với bạn bè, nhiệt tình, chân thành nên bạn bè cũng dành rất nhiều tình cảm ưu ái cho ông. Những lúc ông bị cầm tù, bị bệnh, hay khi tâm trạng u buồn ... bạn bè đến thăm hỏi. Họ đến để chia sẻ, họ mang những tặng phẩm biếu cho ông. Cao Bá Quát không biết lấy gì để cảm ơn tấm lòng của bạn đành đề thơ cảm tạ hay báo cho bạn biết mình vẫn khỏe. Tình cảm này thường thấy ở các bài thơ như Đoàn Tính bình nhân lai ủy vấn, tẩu bút đáp tặng; Trấn An lệnh Lê Tử chi nhiệm, đặc lai tương phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ dữ chi; Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc... Cao Bá Quát tâm sự cùng bạn rồi “Bất chợt nghĩ đến mình, nát từng khúc ruột”137. Lòng tự thấy mình vì “Hai chữ phù danh còn làm cho lỗi hẹn với bạn tri âm”138... Cao Bá Quát viết về bạn bè. Điều đó cho thấy rằng: Cao Bá Quát không hề cô đơn, lẻ loi, không phải lúc nào cũng trêu ghẹo, đùa cợt người khác, xem ai cũng là cái gai trong mắt. Điều đó còn cho thấy được tình cảm thân thiện của Cao Bát Quát với bạn bè, với mọi người không kém gì tình cảm mà ông dành cho gia đình. 2.4.4. Tình cảm đối với đồng loại: Cao Bá Quát là con người nặng tình xã hội, như chính ông tự nhận: “Cả đời chỉ tiếc nhau với hồ hải, Quát này là người của Đông, Tây, Nam, Bắc”139. Đối tượng ông quan tâm không chỉ đóng khung trong tình bạn bè, mà còn được mở rộng ra ở phạm vi rộng: người ở, bạn tù, học trò, phận nữ nhi, người ăn xin... Khoảng trên 14 bài, Cao Bá Quát bày tỏ tình cảm yêu thương chân thật của mình đối với họ. Người đầy tớ đáng lẽ sẽ bị một trận đòn vì mải mê ngủ trong khi chủ đang đánh thức nó để thấp đèn nhưng không, Cao Bá Quát chạy đi lấy chiếu đắp cho nó (Hàn dạ ngâm). Không chỉ vậy, Cao Bá Quát còn lấy chiếu bảo đầy tớ đắp và chia chăn cho khách mượn ngủ nhờ trong một đêm lạnh ở tù (Hàn dạ tức sự). Những cử chỉ, hành động của Chu Thần mang đậm tình người. Đó là biểu hiện của tinh thần đồng cam cộng khổ, của lòng thương người như thể thương thân. Bởi thế, khi ông thất thế sa cơ, tù tội, người đầy tớ thân cận đã không bỏ ra đi mà còn an ủi, động viên. Tấm lòng của kẻ dưới đã làm cho Chu Thần vô cùng cảm kích. Ông bày tỏ lòng biết ơn: “Đa tạ chú bộc cũ của nhà họ Tiêu/ Đã khóc lóc, đem những lời ôn tồn mà an ủi thân này”140. Cao Bá Quát còn dành nhiều tình cảm đối với học trò của mình. Có đến 5 bài thơ đề cập đến tình thầy trò. Cao Bá Quát đã nói lời đa tạ các bạn trẻ khi họ lưu luyến tiễn ông vào Kinh dự thi Hội (Bài Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử), khi ông từ Nam Ngãi trở lại Huế, học trò không muốn cách biệt, Cao Bá Quát xa tưởng khi nhớ học trò không biết bên cầu sông Hương ngày ngày mấy lần cố áo mua rượu (Chu hành há Thanh Khê, nhân cố nhân ký biệt tòng du chư đệ tử). Đặc biệt, tình cảm của người thầy Cao Bá Quát còn thể hiện qua nỗi cảm thông với cảnh thi hỏng của học trò mình, cảnh lận đận của sĩ tử bảy mươi tuổi đầu còn đi thi. Cảm thông, chia sẻ “đồng bệnh tương liên” để rồi chữa bài thi phạm úy. Một việc làm “tìm điều nhân” xuất phát từ tình thương mến những người có tài chỉ vì những quy chế khắc khe của trường thi mà bị đánh đổ. Việc bại lộ, Cao Bá Quát cắn rứt lương tâm mình vì mang họa đến cho người. Con người trong thơ đã tự trách mình: 137 Ngẫu nhiên phủ kỷ tâm thiên toái (Thù hữu nhân úy vấn) 138 Phù danh hoàn khước ngộ tri âm (Phục giản Phương Đình) 139 Bài Thương Sơn công kiến thị đáp tặng tảo phạn trường cú, bái huệ chi nhục, ca dĩ họa chi 140 Đa tạ Tiêu gia cựu thời bộc/ Khấp tương ôn ngữ úy vi tu (Bài Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí – kỳ nhị) “Cầu điều nhân chưa được thành gây họa/ Cùng bệnh thương nhau lại làm lụy đến người”141. Như vậy, có thể thấy Cao Bá Quát rất yêu thương và trân trọng những tình cảm của học trò dành cho mình. Không chỉ vậy, ông còn đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của kẻ sĩ trước thời thế ngày một nhiễu nhương, quan trường nghiệt ngã. Cao Bá Quát yêu thương người thân, bạn bè, người ở, học trò và càng yêu hơn những con người bất hạnh: người ăn xin, người đói, người vác hòm, ông già Phúc Lâm, người tát nước buổi sớm trên đồng, cô gái đi về trên cầu lúc chiều tối, phận đàn bà (chiêu quân, vợ chinh nhân, người đào hát thành vị). Họ là những nạn nhân của xã hội bị nghèo khổ, bị tha hóa, áp bức, bị chiến tranh... Mỗi người một cảnh, tình thế thật đáng thương! Cao Bá Quát đã chia sẻ, yêu thương và trân trọng họ. Nỗi cảm thông, chia sẻ trước hoàn cảnh của người ăn xin vẻ ngập ngừng, đói rét không dám lên tiếng, lê cái áo bằng hai mê nón rách chắp lại, tính mạng chỉ đợi một đồng tiền là có thể sống được. Thuế má đã làm cho họ thảm hại như thế! Họ không hề có tội gì, họ cũng có lòng tự trọng cũng là con người đấy. Con người trong thơ đã thanh minh dùm họ và khuyên các trẻ con đừng trêu chọc: “Việc thu thuế đương lúc khẩn cấp/ Nhà ngươi phiêu bạt như thế, nào có tội gì?/ Dù hèn nhưng cũng là người/ Các trẻ em đừng nên trêu chọc!”142 Tình cảm dành cho người đói trước dáng vẻ liêu xiêu, áo rách nón rách, đang chịu đói: “Ôi thôi! Anh hãy cầm nước mắt lại/ Ăn với tôi một bữa cơm cho vui/ Thong thả chứ! Đừng nuốt hấp tấp/ No vội quá, không làm cho khỏe người!”143 Cảm thông chia sẻ Cao Bá Quát đem lòng mình ra đối đãi với đồng loại. Một tình người thật ấm ấp. Tấm lòng ấy khác gì với Nguyễn Du, Nam Cao dành cho nhân vật của mình trong “Thái Bình mại ca giả”, trong “Sở kiến hành”, trong “Một bữa no”. Nguyễn Du so sánh hoàn cảnh cao sang của mình với người đói khổ để trở nên bất an trong tâm trạng của vị Chánh sứ. Nam Cao, Cao Bá Quát vốn sống trong cảnh nghèo, nên sự đồng nhất giữa chủ thể và khách thể đi đến một tiếng kêu thống thiết về quyền làm người của những người bất hạnh. Ở bài Phụ tương tử (Người vác hòm), tình cảm dành cho tấn bi kịch của con người khốn cùng thật cảm động. Mỗi câu thơ cho thấy được tình cảm chia sẻ, triều mến, lo lắng trước sự tha hóa của bác nông dân, sự bế tắc của con người trong bước đường cùng: “Nhà nào mà không có ông chủ/ Muốn bỏ đi, còn biết đi đâu?” để rồi một cảnh diễn ra thật hiếm thấy: “Người ấy nắm lấy tay/ Nước mắt giàn giụa hỏi: Anh làm nghề gì? Đã mười năm không gặp...”. Chu Thần còn dành nhiều tình cảm cho người tát nước trên đồng bụng đói, môi run, thân mang chiếc áo tơi ngắn, trong sương mù đang kéo đôi gàu thoăn thoắt (Hiểu lũng quân phụ), cô gái cầm áo mua tấm cám đi về trong cảnh trời rét (Mộ kiều quy nữ), cảnh người bồng bế nhau để được phát chẩn (Quan chẩn), cảnh người người lưu vong, trẻ già trốn lính, đói khổ kiệt 141 Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa/ Đồng bệnh tương liên khước lụy thân (Bài Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ trấn phủ ngục) 142 Trưng liễm thời phương cấp/ Phiêu lưu nhữ hạt cô? Bất tài diệc nhân dã/ Nhi nữ mạc khiêu du (Bài Cái tử) 143 Y! Tử thả hưu lệ! Nhất quĩ dữ tử hoan/ Du du nghịch lữ trung/ Bách niên thùy tự khoan? Mạn dã! Mạc sậu yết/ Bạo doanh phi tráng nhan (Bài Đạo phùng ngã cư) sức (Phúc Lâm lão), vẻ vui buồn lo lắng vì thời tiết mưa nắng của nông dân (Tương vũ hí tác)... Có thể thấy rằng tình thương của Cao Bá Quát dành cho người nghèo giản dị mà sâu sắc, mang dấu ấn chủ nghĩa nhân văn cao cả. Nó gắn liền với những số phận cụ thể, có tính điển hình cho lớp người cùng khổ trong xã hội còn nhiều bất công. Cao Bá Quát ít đề cập đến số phận của người phụ nữ trong thơ. Tuy nhiên những tình cảm của ông dành cho họ thật đáng quý. Một cách nhìn chung về số phận của nhi nữ: Xưa nay cuối cùng đều “bị vẽ”144 (gặp đau khổ). Họ thường lâm vào những cảnh đau thương đứt ruột. Cách nhìn này chẳng khác gì Nguyễn Du trước đó “Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”145. Một sự cảm thông thân phận chung đối với những phụ nữ để rồi trước những số phận cá nhân: Một chinh phụ không hưởng trọn hạnh phúc lứa đôi (Chinh nhân phụ), một đào hát thành vị trôi nổi, bấp bênh (Du Hội An phùng vị thành ca giả); Cao Bá Quát thấy lòng mình thổn thức, đau cái đau của họ... Nhìn chung, Cao Bá Quát có tình cảm sâu nặng với quê hương, gia đình, bạn bè, học trò và những nạn nhân trong xã hội. Chính tình cảm này đã làm cho ông luôn lo lắng, suy tư, trăn trở và cũng chính nó đã tiếp cho ông sức mạnh tinh thần trên hành trình đi tìm vẻ đẹp đích thực của đời mình. Tấm lòng ấy làm cho Cao Bá Quát tỏa sáng, sống mãi cùng tháng năm. 2. 5. Con người suy tưởng: Thực tế cuộc sống không như ý mình, con người có ý thức cảm thấy chênh vênh, lo lắng để rồi ngày cũng như đêm, lúc vui cũng như lúc buồn cứ băn khoăn, dằn vặt, trăn trở tự hỏi mình, hỏi người, hỏi thời gian, hỏi cảnh vật… Chất chứa bao suy tư, Cao Bá Quát luôn mang trong lòng niềm trắc ẩn với trăn trở và kiếm tìm một lối thoát cho bản thân, cho thế hệ, cho thời đại và cho muôn vạn chúng sinh làm kiếp người về những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Thêm nữa, cuộc sống bên kia phía chân trời Âu đã giúp cho Cao Bá Quát có sự tự ý thức lại trong suy nghĩ và hành động của mình. Những tù túng, khuôn khổ không còn hợp thời trước ánh sáng văn minh tiến bộ nữa nên việc khám phá, tìm kiếm, hướng đến một lối thoát là lẽ tất nhiên. Có thể thấy điểm mâu thuẫn lớn bao trùm cũng là điểm bắt nguồn cho những suy tư khác trên con đường hành đạo, nhập thế ở kẽ sĩ Cao Bá Quát là vấn đề “công danh – hoài bão và trách nhiệm”. Cao Bá Quát sớm nhận ra một điều “công danh” và “hoài bão” không còn gắn kết với nhau như trước kia nữa, nên trong nhận thức về con đường danh nó nguy hiểm như sóng to, gió cả, chớp giật sấm ran (Hoành sơn vọng hải ca), nó u ám ghê sợ (Sơ nhập Thừa Thiên thí tác vận)... Có công danh sẽ có cơ hội thực hiện hoài bão, trách nhiệm, có sự nghiệp để đời. Kẻ sĩ chân chính luôn tin tưởng, và nghĩ như thế. Nhưng ở Cao Bá Quát có một “ấn tượng” quá đậm từ một Á nguyên (thứ nhì) bị đánh tụt xuống Cử nhân, đội bảng (1831) nên bước chân trên đường lập danh 144 Cổ kim chung hữu mạo lai thì (Bài Chiêu quân) 145 Truyện Kiều – Nguyễn Du thực hiện chí lớn cứ vướng vít, cứ băn khoăn, day dứt mãi không yên. Cũng chính từ đây xuất hiện hình tượng con người suy tưởng với băn khoăn, trăn trở, chất vấn không chỉ trước con đường danh mà với mọi hiện tượng, với thế sự cuộc đời. Trẻ người chắc gì non dạ, mới ngoài hai mươi tuổi, chàng họ Cao trên con đường thi Hội (1832), cứ đối thoại với chính mình: “Nhớ lại những chuyến đi năm trước/ Đã bị lầm vì chút phù danh? Lần này lại từ biệt để đi đâu nhỉ? Ngoảnh đầu lại nhìn hoài việc cũ”146. Những dòng tự sự, những câu hỏi cứ chất chứa trong lòng. Một mối mâu thuẫn cứ ám ảnh kẻ sĩ trên bước đường thực hiện hoài bão. Công danh cái ngưỡng cửa phải vượt qua. Nhưng con người sớm thấy nó “phù danh”, “hư danh”. Cao Bá Quát đau đớn vì điều này khi muốn sống có ích. Nhớ chuyện cũ mà băn khoăn, day dứt, đau đớn cho bước đi ở hiện tại. Lòng trai tráng còn hừng hực nhưng thời thế suy vi, nỗi lo toan không khỏi đeo mang. Cao Bá Quát tự hỏi mình: “Tuổi trẻ chạy vạy, biết rồi có nên việc gì không?” khi “Con đường ghê sợ còn dài, cứ vướng vít lòng người lữ khách”147, “Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều”148 . Bởi ông nhận thấy “Trên đường danh đã mấy ai nhàn?”149. Và cảnh “người tỉnh thường ít mà người say vô số”150. Trong khi bản thân “Nhiều lần danh chưa xong/ Nhọc nhằn ý sao cùng?”151. Chu Thần đau đớn bấy nhiêu cho bước đường danh phía trước để rồi thở than. Những nỗi băn khoăn trăn trở càng day dứt hơn khi ông bước vào con đường hoạn lộ. Làm quan Hành tẩu Bộ lễ, rồi làm ở Viện Hàn lâm, công việc nhàn rỗi; lại thêm nơi chốn quan trường bao phen lận đận, khổ sở, hết tù tội lại bị ghét bỏ, thải hồi về quê. Không có cơ hội thi thố tài năng, nỗi đau khổ bất lực ở kẻ sĩ Cao Bá Quát càng thêm sâu nặng. Con người đã 2 lần dằn vặt với chính mình. Thái bình vô nhất lược, Lộc lộc sỉ vi nho (Độc dạ) (Không có một sách lược gì làm cho đời được thái bình, Thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế!) Túc tích thốn tâm không tự thác, Đê thùy bất ngữ ỷ tường ngung (Quan chuẩn) (Tấc lòng mình hẹn cho mình ngày xưa vẫn không đâu, Chỉ cúi đầu tựa vào góc tường mà không nói) Nơi “Tuyên Thất”152 trước chiếu vẫn không có chỗ cho Chu Thần. Thế nên, tấm lòng, hoài bão lớn lao của ông vẫn chưa thực hiện. Bởi vậy, mắt nhìn những con chim có sức bay cao mà bị 146 Bài Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử 147 Bài Lạc Sơn lữ trung 148 Bài Sa hành đoản ca 149 Bài Hoành Sơn vọng hải ca 150 Bài Sa hành đoản ca 151 Tần tần danh vị liễu/ Cốt cốt ý hà cùng ( Bài Đề Trần Thận Tư học quán, thứ vận Phương Đình vận) 152 Tuyên thất không tiền tịch: ý nói vẫn chưa được nhà vua triệu mời, nhậm dụng (Bài Tạc ức) nhốt trong lồng, Cao Bá Quát cảm thấy bực bội (Tức sự), càng bực bội hơn khi mà tâm lực vẫn còn, lại bị giam một chỗ (Độc dạ cảm hoài), đến độ nhìn cái gông cùm mà khóc cạn dòng lệ máu (Tức sự). Nỗi đau khổ ở Cao Bá Quát càng nhân lên gấp bội khi tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của muôn dân với những cảnh “nạn rét, nạn lụt cứ phát sinh liên tiếp”, “sét đã nhiều, nơi nơi đều có người bị đánh chết”, kẻ “đói rét không dám lên tiếng” và “mặt trời đỏ lẫn đi đằng nào?”, “đạo quỷ thần sao mà mở mịt?”. Thực trạng đó khiến ông đau xót, ngày đêm nung nấu trong lòng những điều suy nghĩ day dứt. Có nên bước tiếp trên con đường danh? Làm thế nào để cứu dân cứu nước? Những câu hỏi, những nỗi suy tư thường thấy ở ông lúc này trong nhiều bài thơ: Chung dạ độc muộn; Độc dạ thư hoài; Độc dạ; Độc da khiển hoài; Độc thi; Hàn dạ tức sự… Con người cô đơn khắc khoải lo âu thường xuất hiện. Có đến 9 lần con người xuất hiện đơn độc đối diện với chính mình để suy ngẫm. Ngung tọa độc trầm ngâm, Đáo minh thượng bằng kỷ (Trung dạ thập tứ vận) (Một mình ngồi xó trầm ngâm, Mãi đến sáng vẫn còn tựa ghế) Độc ỷ thương mang mộ khí trung (Thứ vận Thận Tư phóng quan Nhị hà đồng Di Xuân, Hòa Phủ) (Một mình đứng trong bóng chiều man mác) Tự ỷ thằng sàng bất ngữ trung (Tức sự) (Một mình trên chiếc võng, lẳng lặng không nói) Ngũ dạ tâm tính đăng đối ảnh (Tức sự) (Tâm sự năm canh, một đèn một bóng) Nỗi suy tư của Cao Bá Quát thể hiện mỗi lúc, mỗi nơi, khi thì tựa ghế nghĩ ngợi thâu đêm, tựa ghế những nghêu ngao hoài, khi thì tựa cửa sổ lòng tràn ngập niềm sâu kín, lúc lại quanh co khắp hành lang bao lần hay lê bước dạo hiên trước. Hoàn cảnh nào Chu Thần cũng ngẫm nghĩ. Đồi nhiên bằng chẩm đáo thiên minh (Dữ Quảng Nam học chính Bùi đồng túc, dạ khởi kiến nguyệt) (Tựa ghế ngồi phờ mãi cho đến sáng) Cứ ngô tiêu tán tự trường ca, Sâu cốt chi ly ủy mấn hoa (Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ từ) (Phờ phạc ngồi tựa ghế, những nghêu ngao hoài, Nắm xương rời rạc mang mái đầu hoa râm) Khước thiểu bằng song tối u ý, Khởi chiêm tinh hán lạc đình âm (Độc dạ thư hoài) (Lại tựa cửa sổ, tràn ngập nỗi niềm sâu kín, Đứng lên ngửa trông sông Ngân Hà lọt thỏm vào trong khoảng trời tối tăm) Vô phong vô nguyệt độc khai tình, Nhiễu biến u hiên kỷ khúc hành (Chung dạ độc muộn) (Không gió không trăng, riêng tình cảm bời bời, Bao lần đi quanh co theo khắp hành lang) Nhược vi duệ lý vãng tiền hiên (Viên cư trị vũ) (Lê bước dạo về phía hiên trước) “Việc của bản thân mình như đua với mây, lúc tan lúc hợp/ Sự cơ ở đời khác nào như nước, hết xuống lại lên”153 đã làm cho Chu Thần day dứt không yên thường đơn độc đối thoại với chính mình. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành động tựa ghế, tựa cửa sổ, đi quanh co khó kiểm soát, thậm chí có lúc ban đêm trên gác nhỏ, Chu Thần đơn độc ngồi ngâm một mình, rồi cười mình (Phục giản Phương Đình). Một điều dễ thấy là nỗi trăn trở của Cao Bá Quát thường gắn liền với đêm khuya, lúc mà mọi người đều an giấc thì chỉ có Chu Thần đối diện với chính mình, với ngọn đèn lẻ loi. Nỗi sầu thế tục với trách nhiệm của kẻ sĩ không sao khuây khỏa nên canh tàn, giọt đồng hồ rả rích mà con người vẫn cứ trầm ngâm, cứ lo toan xoay xở (Độc dạ). Lo thì cứ lo nhưng lòng Cao Bá Quát vẫn cảm thấy không yên. Ông đau xót, day dứt. Nghe tiếng dế đêm mà ông lệ ứa đầy (Thương Sơn công tịch thượng nghĩ đông dạ quan vưu hối am minh sử nhạc phủ đồng hữu nhân phân phú), cất cao tiếng ngâm mà cô đơn vẫn còn đó (Tiểu lập). Tất cả chỉ vô hiệu, dường như có một nỗi buồn dằng dặc tựa như trời đất, có một nỗi thương cảm biết bao giờ cùng trong Cao Bá Quát:“Du du thiên địa tâm/ Thương cảm hà thời cực”154. Thế nên, ngay cả trên đường đi, ông cứ chất vấn mình để tìm một lời giải đáp cho bước đường công danh phía trước: “Người đi về phía Nam là ai vậy? Mặt trời về chiều mà còn tìm gì?”155. Cao Bá Quát hỏi và muốn một lời giải đáp để cho lòng thanh thản hơn. Nhưng ông càng chất vấn thì càng rối bời. Đêm nay không ngủ được đẩy gối dậy, Cao Bá Quát hỏi chính mình có phải là kẻ sĩ không: “Chậc chậc, ai là kẻ sĩ trong thiên hạ?”156 và sau đó thì trầm ngâm tới sáng dưới trăng… Nỗi đau, nỗi trăn trở càng nhân lên, thúc bách hơn khi Cao Bá Quát thấy mình tóc đã bạc, sức đã già. Làm gì đây trước sự ràng buộc của một chút danh hời, trước sự trọng dung nhỏ nhen, đố kị? Cao Bá Quát tự đay nghiến mình, dằn vặt mình một cách ghê gớm, như muốn vứt bỏ, phá tung một cái gì đó mà chưa thể làm được: “Một chúc danh cứ ràng buộc thế này!/ Than ôi! Một chút 153 Thân sự dữ vân tranh tụ tán/ Thế cơ như thủy trục thăng trầm (Bài Phục giản Phương Đình) 154 Bài Đắc gia thư, thị nhật tác 155 Nam hành giả thùy thị/ Nhật yến phụv hà cầu? (Bài Chí gia) 156 Bạ bất thành miên thôi chẩm khởi/ Đốt đốt thùy vi thiên hạ sĩ? (Bài Phù Liệt lữ đình tống Đỗ Miên chi ngự sử) danh cứ ràng buộc thế này!/ Bạc đầu với chiếc áo xanh. Ta già mất rồi!”157. Trăn trở, băn khoăn đã làm ông càng buồn hơn. Cao Bá Quát buồn để rồi tự chế nhạo mình (Thù hữu nhân úy vấn), cười mình trước đây phận như con chim ri, chim chích mà vẫn chưa yên tổ (Ký Nguyễn Cố hữu tịch), rút hết ruột gan để cuối cùng chỉ còn lại có máu, tóc xanh nay bỗng hóa tuyết rồi (Tặng Thổ Khối Đỗ Vệ Úy xuất Thanh Hóa). Lòng Cao Bá Quát ai thấu hiểu? Khác nào như hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt (Du mỗ cố trạch, dạ thính đàn tranh). Con người lúc này thật lạnh lẽo và đơn độc như dòng nước bạc. Làm bạn với Cao Bá Quát họa chăng chỉ có mảnh trăng kia đêm đêm soi sáng… Cao Bá Quát ngẫm lại mình là “Người có tên tuổi ở chốn cửa vàng/ Lại từng lui tới nơi văn học/ Thi thư nhờ sẵn nếp nhà” nhưng “Nhìn lên trông xuống vẫn bị cái danh ràng buộc… Một hạt châu quý giá như thế mà bị ném vào bóng tối”158. Chính điều đó đã làm cho ông cảm thấy đau đớn, uất hận. Cao Bá Quát từng trăn trở với nỗi uất hận của con gái vua Viêm Đế bị chết đuối ở bể đông, hồn hóa thành chim Tinh Vệ ngày ngày tha đá ở Nam Sơn ném uống quyết lấp đầy biển cả (Sơn Hải Kinh), với việc làm vô ích của Ngu công, chín mươi tuổi vẫn còn trần lực cuốc đất đá hằng ngày với quyết tâm dời hai ngọn núi chắn trước nhà mình (Liệt tử). Những câu chuyện này làm Cao Bá Quát thêm đau: “Chỉ nhọc chim Tinh Vệ ôm hận mà tha đá hoài/ Vẫn đáng cười ông Ngu công đã già còn làm việc dời núi”159. Con chim Tinh Vệ cùng với anh chàng nước Kỷ nổi tiếng ngớ ngẩn, lúc nào cũng lo trời bất ngờ đổ sụp xuống đầu mình khiến nhà thơ nở nụ cười mỉa mai đau xót khi liên tưởng đến mối hận văn chương và thân thế khôn nguôi: “Văn chương Tinh vệ hận/ Thân thế Kỷ nhân ưu”160. Cười, đau xót cho người để rồi hận cho mình. Hận những mối hận không lời giải đáp nên lòng Cao Bá Quát càng bức bối hơn. Người không hiểu nổi thì hỏi trời cao, nhưng trời cao cao quá nên không hỏi được (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác phụng ký chư cố nhân), Cao Bá Quát đành quây về với thực tại, với buồn đau, day dứt… Con người suy tưởng lúc này có những biểu hiện giằng xé ở nội tâm nên dùng dằng ở mỗi bước đi, thế đứng, thậm chí mất cả phương hướng lối thoát mà vẫn cứ cố lên, tìm một hướng đi. Hình ảnh con người “Nhất bộ nhất hồi khước” được lặp lại nhiều lần trong thơ lúc này. Có đến 4 lần bước chân ấy cứ ngập ngừng, trăn trở. Nhất bộ nhất diên trữ (Sa hành đễ Đông Dư, ký mộ lưu túc) (Cứ mỗi bước lại ngập ngừng dừng lại) Bộ hộ hành phục chỉ (Thập nhất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân) (Bước một bước lại dừng một bước) Nhất bộ nhất hồi thán (Phụ tương tử) 157 Nhất danh cơ bạn trường như thử!/ Ô hô! Nhất danh cơ bạn trường như thử!/ Bạch phát, thanh bào, ngô lão hỹ! (Bài Đề Sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu) 158 Bài Thuật hoài 159 Bài Thanh minh nhật cảm tác họa Trần Ngộ Hiên 160 Bài Thuật hoài (Mỗi bước đi cứ quay lại, than thở) Nhất bộ nhất hồi khước (Sa hành đoản ca) (Đi một bước như lùi một bước) Chúng ta thử xem tại sao người đi trong Sa hành để Đông Dư kỳ mộ lưu túc không tiến lên được mà cứ mỗi bước lại ngập ngừng dừng lại. Chả phải vì thiếu người võng cáng, không phải đợi bạn bè mà vì mang tục lụy, lòng hăng hái tiêu tan đi một nữa. Người trong Thập thất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân bước một bước lại dừng một bước vì sợ trăng tàn, tuổi trẻ tàn phai như ánh trăng kia. Con người trong Phụ tương tử bước đi cứ quay lại, than thở vì rơi vào bước đường cùng. Và con người đi trên bãi cát trong Sa hành đoản ca ngập ngừng vì mất phương hướng, mọi lối thoát đều mù mịt. Có thể thấy những bước chân ngập ngừng đó chất chứa, mang nặng những nỗi suy tư, những trăn trở trước cuộc đời. Phải làm gì đây? Đay nghiến mình, dằn vặt để rồi đau khổ, khổ đau dằn vặt triền miên; hay là tìm kiếm một lối thoát, hành động. Con người suy tưởng đã có lúc ôm trọn niềm đau, suy tư dằn vặt với chính mình trong những nung nấu như hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt, chỉ mình biết mình (Du mỗ cố trạch, dạ thính đàn tranh) hay tay cầm bông sen tự mình cười mình (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu đề bích – kỳ nhị). Sau bao nung nấu, Cao Bá Quát nghĩ không thể ngồi đây cho lòng xót xa mãi. Bởi vậy, con người trong thơ Cao Bá Quát không những có tinh thần như ông Ngu Công, chín mươi tuổi vẫn còn quyết tâm dời hai ngọn núi chắn trước nhà mình hay con gái vua Viêm đế bị chết đuối ở bể đông, hồn hóa thành chim Tinh Vệ ngày ngày tha đá ở Nam Sơn ném uống quyết lấp đầy biển cả mà còn là con người của hành động, của sự tìm tòi một hướng đi mới. Không thể mãi tha đá, mãi ngồi cho lòng rối bời… Cao Bá Quát, dù có lúc ví mình như thân con ngựa, mệt mỏi sợ đến ngã đường rẽ (Ngụ sở cảm sự, mạn bút thư hoài), nhưng khi uống rượu, thì tự mình đặt câu hỏi tìm đường: “Thường có lúc cất chén tự hỏi/ Ngựa đã mỏi, đường còn dài, tính sao?”161. Những trăn trở đó giúp ông tìm một hướng đi mới, mà trước hết là phải “đoạn tuyệt” con đường công danh mà mình từng theo đuổi, xem nó như câu chuyện “chõ rơi bị vỡ” của người xưa. Có thể nói rằng: Hình tượng người đi trên cát trong Bài hát ngắn đi trên cát mang đậm chất suy tưởng về công danh, về sự kiếm tìm lối thoát cho bước đi đầu tiên. Người khách bước một bước, lùi một bước, lấn bấn, ngần ngại mãi trong lúc mặt trời lặn dần. Những bước chân của nhân vật đi trên cát thể hiện rõ tâm trạng chán nản nhưng phải cố gắng tìm một bước đi trong thế bí cuộc đời. Nước mắt anh ta lã chã trong khi nặng nhọc căng người trên mặt cát với sức rướn phi thường, như đang chống lại cản vô hình nào đó để cuối cùng, khi đạt được bước tiến nhất định, anh ta buộc phải lùi lại điểm ban đầu. Tuy nhiên anh ta phải đi phải dặn mình kiên trì, nhẫn nại, phải quên đi 161 Bài Đáp Trần Ngộ Hiên mệt mỏi, tuyệt vọng. thậm chí, đôi khi, anh ta còn cần phải tỏ ra hăng hái, táo bạo hơn mức cần thiết để cố ảo tưởng rằng mình vẫn đang hướng tới một điều gì đó lớn lao… xứng đáng với mọi công sức đổ ra. Người hành nhân ấy cứ mải miết đi, nhưng nhìn về bước đường phía trước thì mù mịt, cơ hồ không còn lối thoát (Phía bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; nghoảnh về nam, núi và sóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN046.pdf