Luận văn Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn Xuồng cơm vàng (Dimocarpuslongan Lour.)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG. viii

DANH MỤC HÌNH .ix

I. Lí do chọn đề tài .1

II. Mục tiêu nghiên cứu.3

III. Đối tượng nghiên cứu.3

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.3

IV. Phạm vi nghiên cứu .3

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4

1.1. Đặc điểm cây nhãn Xuồng cơm vàng.4

1.1.1. Phân loại thực vật.4

1.1.2. Đặc điểm nông học của cây nhãn.4

1.1.3. Đặc điểm sinh học và nguồn gốc nhãn Xuồng cơm vàng.7

1.2. Một số khái niệm về sự phát triển ở thực vật có hoa .7

1.2.1. Đủ khả năng ra hoa.7

1.2.2. Cảm ứng ra hoa .7

1.2.3. Sự quyết định ra hoa.8

1.3. Sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản .8

1.3.1. Sự thay đổi về hình thái giải phẩu của chồi ngọn .8

1.3.2. Sự thay đổi về kiểu sắp xếp lá.8

1.3.3. Sự thay đổi về mặt sinh hóa của mô phân sinh ngọn chồi .9

1.3.4. Cấu trúc và chức năng của mô phân sinh ngọn chổi.10

1.4. Các yếu tố của sự ra hoa .15

1.4.1. Sự chuyển tiếp ra hoa.15

1.4.2. Sự tượng hoa .15

1.4.3. Sự tăng trưởng và nở hoa .15

1.4.4. Các chất nội sinh .16

1.4.5. Dinh dưỡng.171.5. Các kiểu nở hoa .17

1.6. Sự ra hoa của cây nhãn .17

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa của cây nhãn.19

1.7.1. Môi trường .19

1.7.2. Giống.20

1.7.3. Chất điều hòa tăng trưởng.20

1.7.4. Biện pháp canh tác .23

1.8. Một số biện pháp xử lí ra hoa trên cây nhãn .25

1.8.1. Phương pháp khoanh (xiết) cành .25

1.8.2. Xử lí hóa chất .26

1.9. Các nghiên cứu liên quan tới cây nhãn.27

Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29

2.1. Vật liệu .29

2.2. Phương pháp nghiên cứu.29

2.2.1. Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến thời

gian ra hoa trên cây nhãn Xuồng cơm vàng.35

2.2.2. Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ

ra hoa và chiều dài phát hoa (%) trên cây nhãn Xuồng cơm vàng .35

2.2.3. Nội dung 3: Quan sát hình thái giải phẫu của chồi non .36

2.2.4. Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến hoạt

tính của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong đỉnh sinh trưởng của nhãn

Xuồng cơm vàng .37

2.2.5. Nội dung 5: Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến năng suất cây

nhãn Xuồng cơm vàng .40

2.2.6. Nội dung 6: Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến phẩm chất trái

nhãn Xuồng cơm vàng .41

2.2.7. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến hiệu quả kinh tế.42

2.2.8. Phương pháp xử lí số liệu.42

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .43

3.1. Kết quả .433.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến thời gian ra hoa

của cây.43

3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ (%) ra hoa và

chiều dài phát hoa trên cây.45

3.1.3. Quan sát hình thái giải phẫu của đỉnh sinh trưởng trước xử lí và sau khi xử lí..50

3.1.4. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến hoạt tính của các chất điều

hòa sinh trưởng thực vật trong đỉnh sinh trưởng của nhãn Xuồng cơm vàng .54

3.1.5. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến năng suất của trái nhãn

Xuồng cơm vàng .57

3.1.6. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lí ra hoa đến phẩm của trái nhãn Xuồng

cơm vàng .61

3.1.7. Hiệu quả kinh tế trên 0,1ha .62

3.2. Thảo luận.63

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .67

4.1. Kết luận .67

4.2. Đề nghị .67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.68

pdf95 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm trên cây nhãn Xuồng cơm vàng (Dimocarpuslongan Lour.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng chất này.Ở giai đoạn này mô phân sinh lõi tăng trưởng đột ngột để tạo thành cuống hoa [23], [25]. Sự nở hoa thật sự: Sự phân hóa của vùng ngoại vi của mô phân sinh ngọn để tạo nụ hoa. Khi những núm nhỏ hiện ra trên bề mặt của vùng ngoại vi để tạo nên những phát thể đầu tiên của các cơ quan hoa, khi đó sự tượng hoa hoàn thành [23], [25]. Cuối cùng đài và cánh xòe ra, các chỉ nhụy hay ngay ra. Nguyên nhân do áp suất trương của các tế bào đài và vành tăng lên vì hoa bỗng hấp thu nước mau lẹ. Khi hoa nở, thực vật phung phí năng lượng. Sự biến dưỡng đường bột và hô hấp tăng nhiều làm nhiệt độ của hoa tăng hơn môi trường. Ở vùng nhiệt đới, hầu hết các cây đều mang lá khi trổ hoa (ngoại trừ một số ít cây ra hoa nhưng chưa ra lá như cây phượng). Trong khi ở vùng ôn đới, cây đơm hoa trước vào mùa xuân, lá xuất hiện sau. Cây ra hoa một lần rồi chết gọi là cây đơn kỳ hoa như cây lúa, cây vạn thọ. Cây có khả năng ra hoa nhiều lần gọi là cây đa kỳ hoa như xoài, nhãn [6], [25], [26]. 1.4.4. Các chất nội sinh Các chất nội sinh (do tế bào tiết ra) như phytocrom, các chất điều hòa ra hoa, các hormon tăng trưởng thực vật và các chất dinh dưỡng có vai trò khác nhau trong sự ra hoa. Phytocrom là một protein có chứa nhóm sắc thể và có vai trò nhận ánh sáng ở độ dài sóng nhất định trong quang kỳ (không phải ánh sáng trong quang hợp). Các chất điều hòa ra hoa giả thiết như varnalin (do nhiệt độ lạnh) hay florigen (do quang kì cảm ứng) cho tới nay vẫn chưa được chứng minh, tuy nhiên các hormon tăng trưởng thực vật và các chất dinh dưỡng với vai trò dấu hiệu hóa học của sự ra hoa ngày càng được chú ý nhiều hơn [24], [25], [26]. 1.4.5. Dinh dưỡng 1.4.5.1. Yêu cầu về lượng Do sự cạnh tranh giữa hai quá trình tăng trưởng và phát triển cơ quan sinh sản, có hai giới hạn: + Giới hạn dưới, mà dưới đó thực phẩm không đủ cho sự ra hoa. + Giới hạn trên, mà trên đó sự phát triển dinh dưỡng chiếm ưu thế [6], [25]. 1.4.5.2. Yêu cầu về chất Thông thường sự dinh dưỡng giàu đạm kích thích sự phát triển dinh dưỡng trong khi sự dinh dưỡng giàu carbon kích thích sự ra hoa. Do đó, cần một tỉ lệ giữa carbohydrat và nitrogen (tỉ số C/N) thích hợp cho sự ra hoa [33]: + Quá cao: sự phát triển dinh dưỡng sẽ yếu (N là yếu tố giới hạn). + Cao: Sự ra hoa được kích thích. + Thấp: Phát triển dinh dưỡng mạnh. + Quá thấp: Phát triển dinh dưỡng yếu (Carbon là yếu tố giới hạn) [6]. 1.5. Các kiểu nở hoa Vị trí ra hoa trên cây có liên quan đến sự sinh trưởng và có ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp canh tác của cây. Đối với ra hoa ở chồi tận cùng như cây xoài, nhãn, vải... cây sẽ không sản xuất chồi sinh trưởng khi đang ra hoa hay mang trái [6]. Cây không phân nhánh Ra hoa ở chồi tận cùng: chuối, khóm. Ra hoa ở nách lá: đu đủ, dừa. Cây phân nhánh Ra hoa ở chồi tận cùng: Bơ, xòai, nhãn, vải, chôm chôm. Ra hoa ở nách lá: cà phê, ổi[6]. 1.6. Sự ra hoa của cây nhãn Trong một phát hoa nhãn có mang hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng tính (với cả hai bộ phận đực và cái). + Hoa đực có ít hơn hoặc bằng tám nhị đực có lông xếp thành hàng đơn trên đế hoa (hình 1.6). + Hoa cái có mang bao phấn nhưng bất thụ và không có chức năng đực (hình 1.6) + Hoa lưỡng tính có hai lá noãn, bầu noãn có nhiều lông tơ với núm nhụy có hai thùy (hình 1.6). 1BHình 1.6. Hoa đực (a), hoa lưỡng tính (b) nhãn Long [6] 2BHoa cái nhãn Tiêu Quế (c) Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng như: ruồi (Apis cerana), kiến (A.florea), ong mật (A.dorsata). Sự nở hoa của một phát hoa nhãn kéo dài từ 1 - 2 tuần [6], [7]. Sự nở của hoa nhãn trên cùng một phát hoa được ghi nhận theo thứ tự như sau: Đầu tiên là hoa đực, tiếp theo là hoa cái , hoa lưỡng tính. Sự nở hoa của một phát hoa nhãn kéo dài từ 1 - 2 tuần. Đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực, do đó, những hoa trước hay sau thời kỳ này thường có tỉ lệ đậu trái rất thấp. Quan sát giống nhãn Long và Tiêu da bò ở đồng bằng Sông Cửu Long thấy hoa nhãn thường nở làm ba đợt, đợt một và đợt hai trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu vào đợt thứ ba thường phát triển chậm hơn từ 15 - 20 ngày và trái thường nhỏ [6]. b a c 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa của cây nhãn Có bốn yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa của cây nhãn là môi trường, giống trồng, chất điều hòa sinh trưởng thực vật và biện pháp canh tác [6]. 1.7.1. Môi trường Yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái. Mưa nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỉ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái Lan từ 20 - 25oC, nhiệt độ trên 40oC làm trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non [5], [6]. Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và phẩm chất kém. Thời kỳ đậu trái nhãn đòi hỏi ẩm độ đất cao. Tuỳ thuộc vào từng giống và điều kiện khí hậu, thời gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch vào khoảng 3,5 - 4,0 tháng. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 15 - 20 ngày. Hoa nhãn được sản xuất rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp và thường rụng ở giai đoạn hai tuần sau khi đậu trái (khi trái non có đường kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái - “vô cơm” (hai tháng sau khi đậu trái). Phần thịt trái của giống nhãn Long phát triển chủ yếu từ 75 - 90 ngày sau khi đậu trái. Trong khi trên giống nhãn Xuồng cơm vàng thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 12 tuần, trong đó, hạt phát triển nhanh từ tuần thứ 3 và đạt kích thước tối đa ở tuần thứ 7, thịt trái phát triển từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 11 [2], [5], [6], [8], [18]. Nhãn là cây trồng Á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy nhiên sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15 - 22oC trong 8 - 10 tuần để kích thích sự ra hoa và theo sau là điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân cho hoa phát triển. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài mầm hoa hình thành nhưng không phát triển được. Ở ĐBSCL thời tiết lạnh thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 1 và nóng dần lên vào tháng 2 - 3 nên đây là điều kiện thích hợp cho cây nhãn ra hoa. Nếu mùa đông nhiệt độ lạnh không đạt đến ngưỡng ra hoa sẽ ảnh hưởng đến sự phân hóa và hình thành mầm hoa nhưng nhiệt độ lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phát hoa [6], [8]. Từ khi đậu trái trở về sau, nhiệt độ không cản trở cho sự phát triển của trái với điều kiện nhiệt ban đêm thấp hơn 20 - 25oC. Khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa nhãn. Ẩm độ đất cao sẽ sản xuất ra bông lá và mang ít trái [5], [6]. 1.7.2. Giống Hiện nay, ở ĐBSCL có rất nhiều giống nhãn nhưng có thể phân thành ba nhóm: nhóm nhãn Long, nhóm nhãn Giồng và nhóm nhãn Tiêu da bò [5], [6]. + Nhóm nhãn Long gồm có nhãn Long, nhãn Super ra hoa tự nhiên theo mùa và có thể kích thích cho ra hoa quanh năm. + Nhóm nhãn Giồng như: Nhãn Giồng Bạc Liêu, Vĩnh Châu, Nhị Quý, nhãn Xuồng cơm vàng, nhãn Xuồng cơm trắng ra hoa theo mùa và khó kích thích ra hoa trái vụ. + Nhóm nhãn Tiêu da bò hầu như không ra hoa theo mùa mà phải được kích thích mới ra hoa. 3BHình 1.7. a) Nhãn E-daw của Thái Lan, b) Nhãn Xuồng cơm vàng ở Vĩnh Châu [6] 1.7.3. Chất điều hòa tăng trưởng Lượng cytokinin rất thấp trong thời kỳ ra đọt, sau đó cytokinin được chuyển đến chồi và tích lũy trong mầm ngủ trong thời kỳ nghỉ và lượng cytokinin tự do tăng trong thời kỳ tượng hoa dẫn đến thúc đẩy sự phát triển mầm hoa. Sự gia tăng hàm lượng cytokinin dẫn đến sự thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và sự phát triển phát hoa. Trong thời kỳ tượng hoa hàm lượng cytokinin cao trong khi hàm lượng gibberellin và acid abscisic thấp [5], [6], [29]. Sự biến động của các chất điều hòa sinh trưởng trong thời kỳ ra hoa nhận thấy hàm lượng auxin (IAA) cao trong thời kỳ phân hóa hoa lưỡng tính đực và thấp trong thời kỳ phân hóa hoa lưỡng tính cái. Sự phân hóa hoa đi cùng với sự tăng hàm lượng gibberellin (GA3). Hàm lượng ABA thấp trước khi phân hóa giới tính nhưng tăng ở thời kỳ hoa nở. Tỉ lệ (IAA+ZR+GA3)/ABA tăng trong thời kỳ hình thành hoa cái nhưng thấp trong thời kỳ hoa nở [19], [23], [29]. 1.7.3.1. Vai trò của auxin Auxin kích thích mạnh sự kéo dài tế bào ở ngọn chồi (auxin phối hợp với cytokinin) giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, auxin cản sự phát triển của chồi nách. Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và rễ bên [3], [6], [23]. Auxin kích thích sự thành lập hoa ở họ Thơm (Bromeliaceae) thông qua sự kích thích sản sinh ethylene. Auxin ngoại sinh như IAA, NAA ức chế sự thành lập hoa khi được áp dụng dưới những điều kiện cảm ứng [3], [6], [23]. 1.7.3.2. Vai trò của acid abscisic (ABA) Acid abscisic được tổng hợp nhiều trong các bộ phận già và các bộ phận đang ngủ nghỉ của cây. Nó được vận chuyển trong cây không phân cực (vận chuyển đi mọi hướng). Khi cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi hạn hán, úng, đói dinh dưỡng, bị thương tổn, bị bệnh... thì hàm lượng acid abscisic ở trong cây tăng lên làm cho cây mau già. Trong điều kiện ngày ngắn, hàm lượng ABA gia tăng trong lá và mầm chồi đã dẫn đến sự miên trạng. Tuy nhiên cũng có trường hợp trong điều kiện ngày ngắn gây ra sự miên trạng trong vài loài lại không có sự gia tăng ABA nội sinh. Việc xử lý ABA ngoại sinh lên mầm chồi và lên hạt đã kích thích miên trạng của chúng [3], [6], [11] [19]. 1.7.3.3. Vai trò của cytokinin Tính chất đặc trưng của cytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ. Cytokinin ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là sự phân hóa chồi. Người ta đã chứng minh rằng sự cân bằng giữa tỷ lệ auxin (phân hóa rễ) và cytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy in vitro cũng như trên cây nguyên vẹn. Nếu tỷ lệ auxin cao hơn cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ lệ cytokinin cao hơn auxin thì kích thích ra chồi. Ðể tăng hệ số nhân giống, người ta thường tăng nồng độ cytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi. Ở trong cây rễ là cơ quan tổng hợp cytokinin chủ yếu nên rễ phát triển mạnh thì hình thành nhiều cytokinin và kích thích chồi trên mặt đất cũng hình thành nhiều [28]. Cytokinin có khả năng kích thích chồi bên và đặc biệt là vượt qua ảnh hưởng ưu thế chồi ngọn [3], [6], [19], [23]. 1.7.3.4. Vai trò của gibberellin Trong tất cả các bộ phận của cây đều phát hiện có gibberellin, kể cả hột khô. Tuy nhiên, hiện diện nhiều ở phôi, lá non, cành non, hột đang nảy mầm [18]. Gibberellin có tác dụng sinh lý rất rộng, rõ nhất là làm tăng trưởng nguyên cây. Cơ chế thúc đẩy sự tăng trưởng của gibberrellin ở tác dụng làm kéo dài tế bào và tăng tốc độ phân bào. GA3 kích thích sự tăng trưởng lá, trái, kéo dài thân và vươn dài lóng để gởi sự trổ hoa, kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ của hạt và củ [3], [6], [19], [24]. Gibberellin được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng và trong các cơ quan đang sinh trưởng khác như chồi non, lá non, rễ non. Khác với auxin chỉ di chuyển theo hướng phân cực nhưng gibberellin di chuyển theo mọi hướng trong cây, bao gồm mô gỗ và mô libe [6]. Khi phân tích gibberellins trong dịch trích của mạch xylem. Chen (1987) tìm thấy sự hoạt động của gibberellins chủ yếu ở thời kì phân hóa lá và sau đó giảm dần khi lá trưởng thành. Giai đoạn trước khi hình thành mầm hoa có gibberellin thấp hơn so với giai đoạn lá trưởng thành và hoa nở nhưng khác biệt không có ý nghĩa. Qua phân tích định tính và định lượng thấy gibberellin cao nhất trong thời kì ra đọt và thấp nhất trong thời kì miên trạng và ra hoa [6], [27], [29]. Khảo sát sự biến động của hàm lượng gibberellin nội sinh trong lá và chồi qua các giai đoạn phát triển của chồi, nhận thấy hàm lượng gibberellin trong lá thấp hơn trong chồi và hàm hượng gibberellin trong lá non cao hơn lá già [6]. Gibberellin có khả năng kiểm soát sự ra hoa ở nhiều loại thực vật, đặc biệt là trong giai đoạn tượng hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Ảnh hưởng này có liên quan đến sự kích thích quá trình phân chia tế bào và vươn dài tế bào [3], [25], [27]. Sự áp dụng gibberellin ngoại sinh thường ngăn cản sự ra hoa trên cây thân gỗ có hạt kín và hầu hết trên các loại cây ăn trái. Trên cây xoài, hàm lượng gibberellin trong chồi cao đã làm ngăn cản sự ra hoa và gây ra hiện tượng ra trái cách năm [6]. Gibberellin ảnh hưởng lên sự phân hóa giới tính, quả trinh sản. Làm tăng số hoa đực trên dưa leo [3]. 1.7.4. Biện pháp canh tác 1.7.4.1. Đấp mô Vấn đề đấp mô khi trồng nhãn có ý nghĩa rất quan trọng đến việc điều khiển cho cây ra hoa vì cây có đấp mô rễ cây sẽ thông thoáng, dễ kiểm soát chế độ nước của cây, đặc biệt là khi kích thích ra hoa. Mô trồng nhãn thường có chiều cao từ 40 - 60 cm và đường kính khoảng 1,0 - 1,2 m. Ban đầu mô được đấp với kích thước vừa phải, sau đó mô được bồi hằng năm bằng bùn ao [6], [22]. Hình 1.8. Cây nhãn được trồng trên mô [6] 1.7.4.2. Tỉa cành, sửa tán Nhãn là cây mang phát hoa ở chồi tận cùng nên việc tỉa cành để tạo cành tơ mang trái ở vụ sau có ý nghĩa rất quan trọng. Việc cắt, tỉa cành cho cây thông thoáng còn giúp cho tất cả các cành, nhánh trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng làm cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ. Cành nhánh ốm yếu khả năng ra hoa rất thấp. Do đó, việc tỉa cành đúng cách, cũng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây nhãn, đặc biệt đối với những cây nhãn lâu năm, có nhiều cành lá rậm rạp hiệu quả xử lý ra hoa rất thấp vì cành nhánh không nhận được đầy đủ ánh sáng [6], [22]. Việc tỉa cành nhãn bao gồm: Cành mang phát hoa vụ trước nhưng bị rụng trái, cành bị sâu bệnh, cành đan chéo với nhau bên trong mình cây mẹ, cành ốm yếu không có khả năng sinh sản và cành mọc thấp dưới gốc, ở độ cao dưới 1 m. Trong quá trình điều khiển nhãn ra hoa, để nêu rõ vai trò quan trọng của biện pháp tỉa cành và kiểm soát nước, người nông dân đưa ra phương châm: “xiết nước cho khô, tỉa cành cho thoáng”. Việc tỉa cành bên, sát mặt đất giúp cho cây được thông thoáng, trồng cây ở khoảng cách thích hợp để giúp cho cây dễ tượng hoa hơn. Ngoài ra, việc tỉa cành còn giúp cho vùng rễ cây được khô ráo hạn chế được sự ra trái cách năm [6], [22]. 1.7.4.3. Quản lý nước trong vườn Nhãn đòi hỏi nhu cầu nước rất cao ở giai đoạn ra hoa đến trước khi thu hoạch. Xiết nước, làm cho vùng rễ khô ráo trong thời kỳ kích thích ra hoa, ngăn cản sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây, giúp cho cây nhãn không ra đọt. Ở giai đoạn cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ, nếu có mưa trong giai đoạn này sẽ làm rối loạn quá trình phân hóa mầm hoa và có thể làm thất bại việc ra hoa. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số nhà vườn, biện pháp “thụt nước” trong 24 - 36 giờ nhằm tạo cho cây bị “sốc” cũng có tác dụng kích thích cho cây nhãn Long và nhãn Xuồng cơm vàng ra hoa ở những vùng đất gần sông Tiền, sông Hậu có biên độ triều cao và đất có thịt hay cát pha. Tuy nhiên nếu thời gian ngập nước kéo dài 3 - 4 ngày có thể làm cho cây nhãn chết. Nhìn chung, việc đấp mô khi trồng, tỉa cành và tạo tán cho thông thoáng và có hệ thống quản lý nước nhằm tạo điều kiện cho ẩm độ đất khô ráo giúp cho cây nhãn phân hóa mầm hoa, chuyển sang giai đoạn sinh sản [6], [22]. 1.7.4.4. Bón phân Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập, dài thường dễ ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối đạm, lân và kali cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây. Tuy nhiên, nếu bón phân đạm quá nhiều, cây ra nhiều đọt non, đọt quá mập, khi làm bông thường không đạt kết quả mà chỉ ra chồi lá. Phun KH2PO4 làm tăng năng suất nhãn và vải vì hai loại cây này đòi hỏi kali rất cao trong thời kỳ sinh sản [6], [22]. Khi nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trong lá liên quan đến khả năng cho trái của cây nhãn, thấy hàm lượng đạm trong lá cao (hơn 1,8% và đặc biệt là lớn hơn hay bằng 2,0%) thì tỉ lệ ra hoa rất thấp [6], [22]. 1.8. Một số biện pháp xử lí ra hoa trên cây nhãn 1.8.1. Phương pháp khoanh (xiết) cành Khoanh (xiết) cành nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống thân, rễ làm tăng tỉ lệ Cacbohydrat/Nitrogen, giúp cho cây phân hóa và hình thành mầm hoa. Đây là biện pháp rất phổ biến được nhà vườn áp dụng để kích thích cho nhãn ra hoa ở ĐBSCL. Biện pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây, kỹ thuật và thời điểm khoanh [6], [12], [33], [35]. Giống nhãn Long do đặc điểm phát triển chậm, lâu liền da nên khi kích thích cho cây ra hoa người ta thường dùng lưỡi cưa hay kéo có bề dày từ 1- 2 mm để khoanh vòng thân hay cành chính của cây gọi là “xiết” hay “cứa” cành. Chiều dài của vết khoanh tùy thuộc vào kích thước của cành, và mùa vụ. Cành có thích thước lớn vết khoanh phải dài hơn so với cành nhỏ. Mùa mưa (mùa nghịch) chiều dài vết khoanh thường dài hơn trong mùa khô, phải chừa “cành thở”, nghĩa là phải chừa lại 1 - 2 cành hay khoảng 20% số cành trên cây trên cây để những cành này cung cấp chất đồng hóa nuôi rễ, nếu không cây nhãn sẽ chết. Trên giống nhãn Long, khi thấy chồi non vừa tách ra, còn gọi là “hở mỏ”, kết hợp với độ già của lá là có thể tiến hành xiết cành cho cây ra hoa [4], [6], [11], [12]. 4BHình 1.9. Thời điểm thích hợp để khoanh cành kích thích ra hoa nhãn [6] a) Trên nhãn Tiêu da bò - Lá non có màu đọt chuối. b) Trên nhãn Long khi thấy chồi ngọn phát triển, “hở mỏ”. 5BHình 1.10. Biện pháp khoanh cành kích thích ra hoa nhãn [9] a) Nhãn Tiêu da bò; b) Nhãn Xuồng cơm vàng 1.8.2. Xử lí hóa chất Bắt đầu từ giữa năm 1999, việc sử chlorat kali kích thích ra hoa có hiệu quả trên cây nhãn E-daw (giống nhãn khá nổi tiếng của Thái Lan) trồng ở Đồng Nai và những kết quả từ Thái Lan cho biết việc sử dụng chlorate kali để kích thích cho nhãn ra hoa đã làm xôn xao dư luận người trồng nhãn. Bởi vì từ lâu, người trồng nhãn chỉ áp dụng biện pháp kích thích cho nhãn ra hoa chủ yếu bằng biện pháp khoanh cành mà kết quả thường không ổn định, đặc biệt là trong mùa nghịch. Do đó, việc tìm ra một hóa chất a b b a có hiệu quả kích thích ra hoa có hiệu quả và ổn định rất có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học cũng như trong sản xuất [5], [28], [35]. Sử dụng chlorate kali với nồng độ thích hợp và các chất điều hòa tăng trưởng thực vật để xử lí kích thích cây nhãn ra hoa [6], [11], [12]. 1.9. Các nghiên cứu liên quan tới cây nhãn Chen và ctv. (1984) cho biết xử lý ethephon ở nồng độ 500 – 1.000 mg/l làm cho nhãn ra hoa 87,5% so với đối chứng là 28,6% [27]. Wong (2000) cho biết xử lý ethephon đã làm tăng hàm lượng tinh bột, có ích cho sự tượng hoa, hình thành và phát triển của phát hoa nhãn [34]. Phun ethephon ở nồng độ 400 µl/L trên giống nhãn Shixia đã làm gia tăng hàm lượng cytokinin giúp thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa (Qiu và ctv 2000) [31]. Nhằm tìm ra hóa chất có hiệu quả kích thích nhãn ra hoa trong mùa nghịch, Sritontip và ctv. (2005) đã thử nghiệm trên nhiều loại hóa chất như chlorate kali (bằng phun ở nồng độ 1.000 mg/l, tưới vào đất với liều lượng 5 g/m2), NaOCl (50 mL/m2), KNO3 (2,5%) và thiourea (0,5%). Kết quả cho thấy hóa chất chlorate kali ở hai biện pháp phun hay tưới vào đất đều có tỉ lệ ra hoa cao trong khi Nitrate kali và Thiourea có tỉ lệ ra đọt rất cao [32]. Ở Thái Lan, nghiên cứu nồng độ chlorate kali xử lý ra hoa cho nhãn bằng cách tưới vào đất, Manochai và ctv. (2005) nhận thấy có sự đáp ứng khác nhau giữa hai giống nhãn Si-Chompoo và Edaw [30]. Giống Si-Chompoo ra hoa 100% ở nồng độ 1 g/m2. Trong khi giống E-Daw ra hoa 86% ở nồng độ 4 g/m2. Tuy nhiên, cả hai giống đều ra hoa sau khi xử lý hóa chất 21 ngày. Nghiên cứu biện pháp xử lý ra hoa trên giống nhãn Tiêu da bò, Bùi Thị Mỹ Hồng và ctv. (2004) đã đề xuất qui trình xử lý ra hoa cho nhãn Tiêu da bò gồm các bước chủ yếu như sau [11]. Bắt đầu xử lý ra hoa bằng KClO3 với liều lượng 30 g/m đường kính tán khi có đọt thứ hai trong giai đoạn lá lụa (lá non có màu đọt chuối). Bảy ngày sau tiến hành khoanh vỏ trên cành cấp hai với chiều rộng vết khoanh từ 2 - 3 mm, chừa lại 20% cành “thở” để nuôi rễ. Dùng dây nylon quấn quanh vết khoanh để ngăn chặn sự hình thành tượng tầng. Ngưng tưới nước sau khi khoanh vỏ. Thời gian từ khi khoanh vỏ đến khi ra hoa từ 25 - 30 ngày. Tiến hành tưới nước trở lại khi thấy mầm hoa xuất hiện. Sau khi khoanh vỏ 7 ngày có thể áp dụng một trong ba loại hóa chất sau. Ethephon ở nồng độ 1.000 mg/l, MKP (Mono potassium Phosphate) ở nồng độ 0,5% hoặc KClO3 ở nồng độ 2.500 mg/l nếu không áp dụng biện pháp tưới gốc [11], [28]. Nitrate kali nồng độ 1% được phun ở giai đoạn 28 ngày sau khi khoanh cành để phá vỡ sự miên trạng của các đỉnh sinh trưởng, thúc đẩy cho sự nhú ra của đọt hoặc hoa. Biện pháp này giúp hạn chế hiện tượng “nghẹn bông”[6]. Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Vườn cây nhãn Xuồng cơm vàng 5 năm tuổi. - Mô hình được bố trí tại: Xã Thân Cửu Nghĩa, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. - Thời gian thực hiện từ tháng 11/2013 đến 06/2014. - Hóa chất: các hóa chất dùng trong thí nghiệm: chlorate kali (99,87%, Trung Quốc), gibberellic (Merck) [11], [12]. - Dụng cụ: + Bình xịt thuốc 08 lít. + Thước đo (đo đường kính tán cây) + Cân điện tử. + Cân thường loại 500 gam + Thùng tưới nước có vòi + Bảng nghiệm thức 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại (một cây trên một lần lặp lại). Các nghiệm thức được liệt kê như sau (bảng 2.1) A: Không xử lý (ĐC) B: Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m C: Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m + GA3 25 mg/l D: Khoanh vỏ + KClO3 phun 1.000 mg/l E: Khoanh vỏ + KClO3 phun 1.000 mg/l + GA3 25 mg/l Bảng 2. Các nghiệm thức trong thí nghiệm Trước khi tiến hành các bước thí nghiệm cây nhãn Xuồng cơm vàng đã được cung cấp dinh dưỡng qua các giai đoạn như sau [11], [12]: Sau khi thu hoạch tiến hành tỉa cây và cắt bỏ những đọt không ra hoa ở vụ trước để vụ sau cây ra hoa đồng nhất. Tiến hành bón ure, lân, kali với khối lượng theo thứ tự 20 kg - 10 kg - 5 kg cho 63 gốc nhãn trong vườn, tiến hành bón mỗi tháng một lần cho tới khi cây ra đọt thứ ba. Sau khi cây ra đọt lần thứ nhất tiến hành phun phân bón lá hai tuần một lần để dưỡng lá và chồi. Sử dụng phân bón lá cao cấp SUPER Strong 15 - 30 - 15 với liều lượng 10 g cho bình tám lít và phun lên tám cây. Bên cạnh đó cũng sử dụng thêm vôi để rải dưới gốc cây nhầm mục đích tăng lượng canxi cho cây và hạn chế nấm ở gốc cây với liều dùng 50 kg cho 63 gốc cây trong vườn. Để tăng thêm dinh dưỡng cho cây bón lót thêm phân chuồng với liều lượng 10 kg/cây. Sau khi đọt cây đang ở cơi đọt thứ ba lá lụa tiến hành xiết nước khoảng 30 ngày rồi sau đó cho nước vào vườn. Trong quá trình xiết nước tiến hành thí nghiệm. Tiến hành treo bảng tên nghiệm thức lên các cây. STT Nghiệm thức Liều lượng sử dụng Thời điểm áp dụng 1 Đối chứng Không xử lý - Khoanh vỏ lúc lá có màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh. - KClO3 tưới trước khi khoanh vỏ 7 ngày. - Phun KClO3 sau khi khoanh vỏ 7 ngày. - Phun GA3 2 lần: + Lần 1: Phun lúc hoa nhú lên dài 5 - 10 cm + Lần 2: 7 ngày sau lần 1 2 Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m (công thức theo nông dân). -Vết khoanh: 1,5 - 2 mm. -KClO3 (99,87%, Trung Quốc): 30 g/m tính theo đường kính tán cây. - GA3 (Merck): 25 mg/l. 3 Khoanh vỏ + KClO3 tưới 15 g/m + GA3 4 Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l 5 Khoanh vỏ + KClO3 phun 1000 mg/l + GA3 Cách tiến hành: Trên các nghiệm thức chọn cây một cách đồng nhất đánh dấu và tiến hành đếm đọt trên cành. Dùng thước dây đo đường kính tán cây để tính lượng KCLO3 cần tưới ở nghiệm thức B và C. Cách tính: (hình 2.1). Lượng KCLO3 cần tưới/cây = 20g x đường kính tán cây (m). Hình 2.1. Đo đường kính tán cây Hình 2.2. (a), (c) Cây đang cho đọt 3 và hình (b) lá có màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh Sau khi các cây đang ở đọt thứ ba khi lá có màu hồng lợt sắp chuyển sang xanh (hình 2.2) sẽ tiến hành tưới KCLO3 và sau đó 7 ngày sẽ khoanh vỏ. Chlorate kali đã được tính khối lượng cho từng nghiệm thức được pha với nước cho tan hết rồi tưới lên gốc cây của các lần lặp lại. Chlorate kali được tưới cách gốc cây 70 cm, trước khi tưới sẽ làm tươi xốp đất xung quanh gốc để dung dịch dễ thấm vào đất. Không tưới nước qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_19_5822766867_1877_1872732.pdf
Tài liệu liên quan