Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

 Xây dựng các bài tập trắc nghiệm

 Nội dung bài tập trắc nghiệm

Đề tài gồm 2 loại công cụ nghiên cứu:

-Thứ nhất là trắc nghiệm ngôn ngữ (TNNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ của học

HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này được người nghiên cứu tập hợp từ

những câu trắc nghiệm về ngôn ngữ trong các bài trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng. Cụ thể là:

1. Trắc nghiệm trong đề tài “Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans

Eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” [27]

2. Trắc nghiệm năng lực trí tuệ của William Bernard và Jules Leopold [30]

3. Trắc nghiệm trong đề tài “Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng

Xoài – tỉnh Bình Phước, năm học 2005 - 2006” [15]

Bài trắc nghiệm có 59 câu, được chia thành 6 nhóm:

Nhóm 1: Nhận biết từ và chữ cái

Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ

Nhóm 3: Tìm từ và chữ cái khác nhóm

Nhóm 4: Hiểu trật tự từ trong câu

Nhóm 5: Ghép theo phạm trù

Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được mục đích trong giao tiếp. -Hành động ngôn từ Hành động ngôn từ là một phát ngôn thể hiện mục đích giao tiếp của người nói. Theo Searl, có 6 loại hành động nói chủ yếu: +Hành động mô tả một sự tình. VD: tuyên bố, xác nhận, yêu cầu, mô tả, tiên đoán, tường thuật… +Hành động cam kết của người nói. VD: hứa, thề, đe dọa, đề nghị giúp ai đó… +Hành động tuyên bố thay đổi sự tình. VD: kết tội, đặt tên, thông báo… Loại hành động ngôn từ này khá đặc biệt vì nó chỉ có giá trị khi người nói có quyền lực thích hợp để thực hiện. +Hành động cầu khiến yêu cầu người nghe thực hiện hành động. VD: ra lệnh, van xin, cảnh báo, thử thách, mời, đề nghị, xin lời khuyên. +Hành động biểu cảm: chỉ trạng thái hay cảm xúc của người nói về một điều gì đó. VD: chào mừng, xin lỗi, phàn nàn, cảm ơn… +Hành động hỏi để xin thông tin. Đây là loại cầu khiến đặc biệt liên quan đến những đề nghị về thông tin và là hình thức kinh điển của câu hỏi. Trong giao tiếp, không phải lúc nào mục đích giao tiếp của người phát ngôn cũng phù hợp với hình thức của câu phát ngôn. VD: A muốn khuyên B đi khám bệnh nhưng A không dùng câu cầu khiến mà dùng câu hỏi: “Sao bạn không đi bác sĩ?”. Tuy được thể hiện bằng một hình thức khác nhưng người nghe vẫn hiểu được ý của B. Tình huống giao tiếp ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú. Người thông minh ngôn ngữ không chỉ có thể hiểu được những tiền giả định, những hàm ngôn và cả mục đích phát ngôn của người nói hay viết để có cách ứng xử thích hợp mà còn biết sử dụng những hình thức này để đạt được mục tiêu giao tiếp của mình. Ngược lại, nếu có một trình độ thấp về ngữ dụng, người sử dụng ngôn ngữ không thể đạt được những mục tiêu của họ thông qua việc giao tiếp bằng lời nói hay bằng hình thức viết. [22], [49], [51], [53] CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TẠI QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Mẫu nghiên cứu Quá trình khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 gồm giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn khảo sát chính thức. Ở giai đoạn thử nghiệm, mẫu được chọn gồm 49 HS của 2 lớp bán trú trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Ở giai đoạn khảo sát chính thức, mẫu được chọn gồm 217 HS của 2 trường: Trung học cơ sở Thực hành Sài Gòn và Trung học cơ sở Kim Đồng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Sự phân bố mẫu khảo sát được thể hiện như sau: * Phân bố mẫu thử nghiệm: -Lớp 6/4: 32 HS -Lớp 6/5: 17 HS * Phân bố mẫu chính thức theo trường và giới tính: -Trường THSG: 137 HS (Nam: 50 – Nữ: 87) -Trường Kim Đồng: 80 HS (Nam: 44 – Nữ: 36) *Lưu ý: Việc chọn trường và lớp để khảo sát là ngẫu nhiên do sự sắp xếp của Phòng giáo dục quận 5 và Ban giám hiệu của các trường. 2.2. Quy trình khảo sát  Xây dựng các bài tập trắc nghiệm  Nội dung bài tập trắc nghiệm Đề tài gồm 2 loại công cụ nghiên cứu: -Thứ nhất là trắc nghiệm ngôn ngữ (TNNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ của học HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này được người nghiên cứu tập hợp từ những câu trắc nghiệm về ngôn ngữ trong các bài trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng. Cụ thể là: 1. Trắc nghiệm trong đề tài “Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans Eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” [27] 2. Trắc nghiệm năng lực trí tuệ của William Bernard và Jules Leopold [30] 3. Trắc nghiệm trong đề tài “Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước, năm học 2005 - 2006” [15] Bài trắc nghiệm có 59 câu, được chia thành 6 nhóm: Nhóm 1: Nhận biết từ và chữ cái Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ Nhóm 3: Tìm từ và chữ cái khác nhóm Nhóm 4: Hiểu trật tự từ trong câu Nhóm 5: Ghép theo phạm trù Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa Sau khi tiến hành thử nghiệm để xác định độ tin cậy của bài TN, độ khó, độ phân cách của từng câu TN trên 2 lớp 6/4 và 6/5 của trường Ba Đình, người nghiên cứu đã chọn được 40 câu đưa vào bài trắc nghiệm chính thức. Bài trắc nghiệm này chia làm 6 nhóm. Cụ thể là:  Nhóm 1: Tìm chữ cái thích hợp (từ câu 1 đến câu 4). Học sinh phải xác định được vị trí của chữ cái dựa vào quy luật đã có hoặc tìm chữ cái không cùng quy luật. Nhóm này liên quan đến kiến thức ngữ âm, nhằm đo lường khả năng nhớ các đơn vị ngữ âm, khả năng khái quát hóa vị trí của chúng thành quy luật.  Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ (câu 5 đến câu 8). Học sinh phải chỉ ra 2 câu có nghĩa gần nhau trong số những câu đã cho hoặc chọn câu có nghĩa hợp lý với tình huống đã cho. Nhóm này đo lường khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở các tầng lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng), mối liên hệ lô – gích của các câu với nhau, khả năng trừu tượng hóa.  Nhóm 3: Tìm từ khác nhóm (câu 9 đến câu 14). Cho một nhóm từ, học sinh phải chỉ ra 1 từ không cùng nhóm. Nhóm này liên quan đến khả năng hiểu, so sánh, phân biệt các khái niệm thông dụng.  Nhóm 4: Xác định trật tự từ trong câu (câu 15 đến 19). Học sinh phải nhận biết trật tự từ trong câu, sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh và xác định được nghĩa của câu là đúng hay sai. Loại câu TN này liên quan đến sự thông thạo ngữ pháp và khả năng hiểu ý tưởng của học sinh.  Nhóm 5: Ghép theo phạm trù (câu 20 đến 30). Với 1 từ hay một cụm từ cho sẵn, học sinh phải ghép với 1 từ hay 1 cụm từ khác để trở thành 1 từ hay một cụm từ có nghĩa. Nhóm này nhằm kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, trí nhớ từ và sự linh hoạt trong sử dụng từ ngữ.  Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (câu 31 đến 40). Học sinh phải tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn. Các câu ở nhóm này đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa và so sánh nghĩa từ. -Thứ hai là trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ (TNTTNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này người nghiên cứu tự xây dựng, gồm 112 câu được chia làm 3 phần: ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa với 12 nhóm. Ngữ âm Nhóm 1: Xác định hình thức ngữ âm Ngữ pháp Nhóm 2: Xác định các kiểu từ Nhóm 3: Điền từ để tạo thành từ láy tư Nhóm 4: Xác định các thành phần của câu Nhóm 5: Sắp xếp tiếng để tạo thành câu và cụm từ có nghĩa Nhóm 6: Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn Ngữ nghĩa Nhóm 7: Giải thích nghĩa của từ Nhóm 8: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa Nhóm 9: Điền từ vào chỗ trống Nhóm 10: Tìm từ khác nhóm Nhóm 11: Hiểu ý nghĩa thành ngữ Nhóm 12: Xác định biện pháp tu từ Sau khi thử nghiệm, người nghiên cứu chọn ra 64 câu với 8 nhóm. Ngữ âm  Nhóm 1: Xác định hình thức ngữ âm (câu 1 đến câu 7) Trong số 4 từ cho sẵn, học sinh phải tìm 1 từ viết đúng hoặc sai chính tả. Những câu trắc nghiệm này sẽ đo lường khả năng nhận thức, phân biệt cách viết và phát âm của những đơn vị ngữ âm khi được kết hợp thành từ. Ngữ pháp  Nhóm 2: Xác định các kiểu từ (câu 8 đến câu 15) Cụ thể là học sinh phải nhận biết được từ nào là từ láy, từ ghép, từ Hán Việt trong số 4 từ đã cho. Thêm vào đó, học sinh phải điền từ thích hợp để tạo thành từ láy tư có nghĩa. Nhóm câu này nhằm đo lường vốn từ vựng, dự đoán từ, trí nhớ từ của học sinh.  Nhóm 3: Xác định các thành phần của câu (câu 16 đến câu 24) Nhóm này yêu cầu học sinh phải xác định các thành phần trong câu, hoàn chỉnh câu sao cho đúng ngữ pháp, nhận biết được câu thiếu những thành phần nào. Ngoài ra, học sinh phải kết hợp các tiếng rời rạc để tạo thành câu hoặc cụm từ có nghĩa và đúng ngữ pháp. Các câu trắc nghiệm này đo lường khả năng nhận biết các thành phần câu, sử dụng từ để đặt câu, khả năng liên kết các từ và sự thông thạo ngữ pháp của học sinh.  Nhóm 4: Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn (câu 25 đến 32) Trong nhóm này, các câu được cho sẵn cùng với dấu ngoặc đơn ở vị trí cần đặt dấu câu. Học sinh sẽ xác định câu đã cho thuộc loại câu gì để đặt dấu câu thích hợp vào ngoặc đơn. Yêu cầu này sẽ giúp kiểm tra khả năng hiểu sắc thái của câu cũng như khả năng phân biệt các loại câu. Ngữ nghĩa  Nhóm 5: Hiểu nghĩa của từ (câu 33 đến câu 38) Nhóm này yêu cầu học sinh giải thích nghĩa của 1 từ có trong một câu cho sẵn bằng cách chọn 1 trong 4 lựa chọn mà học sinh cho là đúng nhất. Học sinh phải tìm từ trái nghĩa với từ đã cho trong 4 lựa chọn có sẵn. Những câu trắc nghiệm này đo lường khả năng hiểu, so sánh, phân biệt nghĩa của từ trong ngữ cảnh cũng như kiểm tra vốn từ của học sinh.  Nhóm 6: Hiểu nghĩa của câu (câu 39 đến 47) Học sinh phải chỉ ra 2 câu gần nghĩa nhau trong số 4 câu cho sẵn. Thêm vào đó, học sinh phải tìm thành ngữ có ý nghĩa đúng với yêu cầu đã cho. Ngoài ra, nhóm này đòi hỏi học sinh phải chọn 1 trong 4 lựa chọn để làm đúng câu thành ngữ. Yêu cầu này nhằm kiểm tra khả năng hiểu từng lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của các câu thành ngữ cũng như so sánh ý nghĩa đó với nhau.  Nhóm 7: Tìm từ khác nhóm (câu 48 đến 53) Học sinh phải chọn 1 từ khác nhóm với 3 từ còn lại trong 4 lựa chọn cho sẵn. Yêu cầu này đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa từng từ, khái quát dấu hiệu chung của các từ, so sánh để phân biệt được sự khác nhau của các từ.  Nhóm 8: Xác định biện pháp tu từ (câu 54 đến 64) Câu trắc nghiệm là những câu có chứa biện pháp tu từ. Học sinh phải nhận biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong từng câu. Nhóm câu này đo lường khả năng so sánh và phân loại các biện pháp tu từ.  Cách đánh giá: mỗi câu đúng được 1 điểm.  Cách xếp loại: Việc xếp loại trí tuệ ngôn ngữ dựa trên lý thuyết phân bố chuẩn và quy ước về điểm IQ. Cụ thể như sau: Bảng 2.1: Phân loại điểm IQ IQ Loại trí tuệ (mức độ) >145 Thiên tài 130-145 Xuất sắc 115-130 Thông minh 85-115 Trung bình 70-85 Yếu 55-70 Kém <55 Rất kém Phân bố chuẩn cho rằng đa phần cá thể trên hành tinh này có điểm IQ từ 85-115 và có mức trí tuệ trung bình. Theo phân bố chuẩn, điểm trung bình cộng của IQ là 100, độ lệch chuẩn là 15. [43]  Khảo sát thử nghiệm (từ ngày 17/4/2010 đến ngày 24/4/2010) Cả 2 bài trắc nghiệm được khảo sát trên 2 lớp bán trú của trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận 5, TP.HCM với cách thực hiện như đã nêu trên. Sau đó, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu để tính hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm và độ khó, độ phân cách của từng câu trắc nghiệm để chọn ra những câu trắc nghiệm phù hợp đưa vào bài trắc nghiệm chính thức.  Khảo sát chính thức (từ ngày 10/5/2010 đến ngày 17/5/2010) Để đảm bảo thu được số liệu khách quan, chúng tôi phải nhờ các trường Trung học cơ sở giúp đỡ để có lịch thu số liệu và địa điểm làm bài tập trắc nghiệm trong suốt thời gian thu số liệu. Sự phân bố 217 khách thể được khảo sát chính thức đã trình bày ở phần 2.1.  Xử lý số liệu Dùng chương trình xử lý số liệu SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Windows, phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong tâm lý học và giáo dục học. Chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau: -Trung bình cộng (arithmetic mean): là phép đo dùng để đánh giá trọng tâm của phân bố điểm. Trong đề tài, chúng tôi tính điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, nhóm bài tập trắc nghiệm và IQ. -Độ lệch chuẩn (standardizied deviation): là phép đo đánh giá độ phân tán hay thay đổi một phân bố điểm xung quanh giá trị trung bình. -Công thức Kuder Richardson: để tính độ tin cậy của bài tập trắc nghiệm. -Tương quan Pearson giữa câu hỏi và tổng điểm: để tính độ phân cách của câu TN. -Hồi quy tuyến tính: để viết phương trình hồi quy giữa 2 biến trí tuệ ngôn ngữ của 2 bài TNNN và TNTTNN. -Tỷ lệ %: để tính phần trăm số câu TN ở từng mức khó và mức phân cách, phần trăm số HS ở từng mức trí tuệ. - Điểm IQ với công thức: IQ = (X - X)/s * 15 +100 trong đó: X là điểm thô, X là điểm trung bình cộng, s là độ lệch chuẩn của mẫu. Điểm IQ là cơ sở phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS. Chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê suy diễn sau: -Kiểm nghiệm T (T-test): để so sánh 2 giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập. -Kiểm nghiệm K-S (Kolmogorov – Smirnov): để kiểm định tính chuẩn của phân bố điểm số.  Phân tích và nhận xét kết quả khảo sát. 2.3. Kết quả khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 2.3.1. Kết quả khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 trên bài trắc nghiệm ngôn ngữ 2.3.1.1. Kết quả về bài TNNN Bảng 2.2: Độ tin cậy và độ khó của toàn bài TNNN Trị số quan sát Trị số lý thuyết -Số câu trắc nghiệm -Số người làm trắc nghiệm -Hệ số tin cậy (α) -Điểm trung bình -Điểm thấp nhất -Điểm cao nhất -Độ lệch tiêu chuẩn 40 217 0,73 27,82 10 37 4,73 -Điểm trung bình lý tưởng 26,03 -Bài trắc nghiệm ngôn ngữ gồm 40 câu, được khảo sát trên 217 khách thể. Sau khi tính hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm bằng công thức Kuder Richardson, ta thu được kết quả: α = 0,73. Như vậy, có thể nói: bài trắc nghiệm ngôn ngữ có độ tin cậy khá cao và tính vững chãi của điểm số qua các trường là tốt. -Điểm trung bình của bài là 27,82. Điểm trung bình lý tưởng hay còn gọi là độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm là 26,03. Các trị số này gần bằng nhau nên ta có thể nói bài TNNN vừa sức với học sinh khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1.2. Kết quả về câu trắc nghiệm của bài TNNN  Phân tích câu trắc nghiệm theo độ khó Theo lý thuyết thống kê, câu trắc nghiệm có độ khó xấp xỉ độ khó vừa phải thì câu trắc nghiệm ấy vừa sức đối với học sinh. Nếu độ khó của câu trắc nghiệm < độ khó vừa phải thì câu trắc nghiệm ấy khó hơn so với trình độ học sinh. Ngược lại, nếu độ khó câu trắc nghiệm > độ khó vừa phải thì ta kết luận câu trắc nghiệm ấy dễ hơn so với trình độ học sinh. Do vậy, ta quy ước mức độ khó như sau: -Đối với câu 2 lựa chọn, điền khuyết hay trả lời ngắn, độ khó vừa phải là 0,75 (75%). +Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số từ 0,65 (65 %) – 0,85 (85%) thì câu trắc nghiệm ấy có độ khó vừa phải. + Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số > 0,85 (85%) thì câu trắc nghiệm ấy dễ hơn so với trình độ học sinh. + Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số < 0,65 (65%) thì câu trắc nghiệm ấy khó hơn so với trình độ học sinh. -Đối với câu có 4 lựa chọn, độ khó vừa phải là: 0,62 (62 %). Do vậy: +Nếu độ khó của câu có trị số từ: 0,52 (52 %) – 0,72 (72 %), câu ấy là câu vừa sức học sinh. +Nếu độ khó của câu > 0,72 (72 %), câu ấy là câu dễ. +Nếu độ khó của câu < 0,52 (52 %), câu ấy là câu khó. -Đối với câu 5 lựa chọn, độ khó vừa phải là: 0,60 (60%) + Nếu độ khó của câu có trị số từ 0,50 (50%) – 0,70 (70%), câu ấy là câu vừa sức học sinh. + Nếu độ khó của câu > 0,70 (70%), câu ấy là câu dễ. + Nếu độ khó của câu < 0,50 (50%), câu ấy là câu khó. -Đối với câu 6 lựa chọn, độ khó vừa phải là: 0,58 (58%) +Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số từ 0,48 (48 %) – 0,68 (68 %) thì câu trắc nghiệm ấy có độ khó vừa phải. + Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số > 0,68 (68 %) thì câu trắc nghiệm ấy dễ hơn so với trình độ học sinh. + Nếu độ khó của câu trắc nghiệm có trị số < 0,48 (48 %) thì câu trắc nghiệm ấy khó hơn so với trình độ học sinh. Bảng 2.3: Độ khó từng câu trắc nghiệm trong bài TNNN Mức độ khó Câu Nội dung Độ khó Câu Nội dung Độ khó Khó 3 4 6 7 13 15 25 Tìm chữ cái kế tiếp Tìm chữ cái thích hợp Tìm nghĩa của câu Tìm nghĩa của câu Tìm từ khác loại Xếp tiếng thành câu Ghép theo phạm trù 0,62 0,32 0,54 0,53 0,46 0,59 0,47 28 30 32 33 34 39 Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ phản nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,45 0,34 0,46 0,41 0,23 0,13 Tổng cộng 13 câu, chiếm tỷ lệ 32,50% Vừa 16 17 18 19 Xếp tiếng thành câu Xếp tiếng thành câu Xếp tiếng thành câu Xếp tiếng thành câu 0,75 0,82 0,71 0,67 26 29 31 37 40 Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,60 0,61 0,57 0,53 0,59 Tổng cộng 9 câu, chiếm tỷ lệ 22,50% Dễ 1 2 5 8 9 Tìm chữ cái kế tiếp Tìm chữ cái khác loại Tìm 2 câu gần nghĩa Tìm nghĩa của câu Tìm từ khác loại 0,94 0,93 0,73 0,91 0,95 20 21 22 23 24 Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù 0,90 0,95 0,96 0,92 0,81 10 11 12 14 Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại 0,73 0,90 0,83 0,96 27 35 36 38 Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,95 0,96 0,97 0,82 Tổng cộng 18 câu, chiếm tỷ lệ 45% Theo bảng số liệu 2.3, ta thấy bài trắc nghiệm ngôn ngữ có: -13 câu khó, chiếm tỷ lệ 32,50% - 9 câu vừa sức học sinh, chiếm tỷ lệ 22,50% - 18 câu dễ, chiếm tỷ lệ 45% Như vậy, số câu dễ và câu khó trong bài chiếm tỷ lệ cao hơn so với câu vừa sức. Các câu khó được phân bố đều ở tất cả các nhóm khả năng, từ nhóm 1 đến nhóm 6. Cụ thể là: - Tìm chữ cái thích hợp (nhóm 1) gồm: câu 3 và câu 4. - Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ (nhóm 2) gồm: câu 6 và câu 7. - Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) gồm: câu 13. - Xác định trật tự từ trong câu (nhóm 4) gồm: câu 15. - Ghép theo phạm trù (nhóm 5) gồm: câu 15, câu 18 và câu 30. - Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (nhóm 6) gồm: câu 32, câu 33, câu 34 và câu 39. Trong các nhóm khả năng trên, nhóm 6 có số lượng câu khó nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 30,77% tổng số câu khó. Điều đáng chú ý là bài trắc nghiệm có những câu có độ khó rất thấp so với độ khó vừa phải. Ví dụ: câu 4 có chỉ số khó là 0,32, câu 30 có chỉ số khó 0,34, câu 33 có chỉ số khó 0,41, câu 34 có chỉ số khó 0,23, câu 39 có chỉ số khó là 0,13. Điều đó chứng tỏ những câu này rất khó so với trình độ học sinh. Các câu trắc nghiệm vừa phải được phân bố ở các nhóm khả năng: - Nhóm 4 gồm: câu 16, câu 17, câu 18, câu 19. - Nhóm 5 gồm: câu 26 và câu 29. - Nhóm 6 gồm: câu 31, câu 37 và câu 40. Trong đó, nhóm 4 chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số các câu có độ khó vừa phải. Các câu trắc nghiệm dễ đối với học sinh tập trung ở các nhóm khả năng sau: - Nhóm 1 gồm: câu 1 và câu 2. - Nhóm 2 gồm: câu 5 và câu 8. - Nhóm 3 gồm: câu 9, câu 10, câu 11, câu 12 và câu 14. - Nhóm 5 gồm: câu 20, câu 21, câu 22, câu 23, câu 24 và câu 27. - Nhóm 6 gồm: câu 35, câu 36 và câu 38. Như vậy, nhóm 3 và nhóm 5 là hai nhóm có số lượng các câu dễ nhiều nhất. Nhóm khả năng có số lượng câu dễ ít nhất là nhóm 1 và 2.  Phân tích câu trắc nghiệm theo độ phân cách Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp tính tương quan pearson (r) giữa tổng điểm câu trắc nghiệm và tổng điểm trắc nghiệm toàn bài để xác định độ phân cách của từng câu trắc nghiệm. Theo lý thuyết thống kê: -Nếu trị số tương quan r <= 0,19 thì câu trắc nghiệm có độ phân cách yếu -Nếu 0,20 <= r <= 0,29 thì câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được -Nếu 0,30 <= r <= 0,39 thì câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt - Nếu r >= 0,40 thì câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt. Bảng 2.4 : Độ phân cách của từng câu trắc nghiệm trong bài TNNN Mức phân cách Câu Nội dung Độ phân cách Câu Nội dung Độ phân cách Rất tốt 5 13 15 17 Tìm 2 câu gần nghĩa Tìm từ khác loại Xếp tiếng thành câu Xếp tiếng thành câu 0,43 0,40 0,54 0,43 28 31 33 Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,63 0,40 0,47 Tổng cộng 7 câu, chiếm tỷ lệ 17,50% Tốt 1 3 7 8 18 Tìm chữ cái kế tiếp Tìm chữ cái kế tiếp Tìm nghĩa của câu Tìm nghĩa của câu Xếp tiếng thành câu 0,32 0,31 0,35 0,31 0,38 19 27 37 38 Xếp tiếng thành câu Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,36 0,34 0,33 0,30 Tổng cộng 9 câu, chiếm tỷ lệ 22,50% Tạm được 2 4 6 10 12 14 16 20 21 Tìm chữ cái khác loại Tìm chữ cái thích hợp Tìm nghĩa của câu Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại Xếp tiếng thành câu Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù 0,28 0,29 0,29 0,22 0,24 0,26 0,27 0,29 0,29 22 26 29 30 32 34 35 36 40 Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ phản nghĩa Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa Tìm từ cùng nghĩa 0,23 0,24 0,20 0,21 0,21 0,24 0,23 0,25 0,29 Tổng cộng 18 câu, chiếm tỷ lệ 45% Yếu 9 11 23 Tìm từ khác loại Tìm từ khác loại Ghép theo phạm trù 0,18 0,18 0,16 24 25 39 Ghép theo phạm trù Ghép theo phạm trù Tìm từ cùng nghĩa 0,13 0,09 0,19 Tổng cộng 6 câu, chiếm tỷ lệ 15% Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: -Có 7 câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt, chiếm tỷ lệ 17,50%. -Có 9 câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt, chiếm tỷ lệ 22,50% -Có 18 câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được, chiếm tỷ lệ 45% -Có 6 câu trắc nghiệm có độ phân cách yếu, chiếm tỷ lệ 15% Như vậy, số câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được, tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao hơn các câu có độ phân cách yếu. Nhìn chung, các câu TN có độ phân cách rất tốt tập trung ở các khả năng: -Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ (nhóm 2) bao gồm: câu 5. -Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) bao gồm: câu 13. -Xác định trật tự từ trong câu (nhóm 4) cao gồm: câu 15 và câu 17. -Ghép theo phạm trù (nhóm 5) bao gồm: câu 28. -Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (nhóm 6) bao gồm: câu 31 và câu 33. Như vậy, nhóm khả năng 4 và 6 có số lượng câu TN có độ phân cách rất tốt nhiều hơn những nhóm khả năng còn lại. Đặc biệt, hai nhóm này có những câu TN có độ phân cách rất cao, ví dụ: câu 15 (0,54) và câu 28 (0,63). Các câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt thuộc các nhóm khả năng sau: - Nhóm 1 (Tìm chữ cái thích hợp) gồm: câu 1 và câu 3 - Nhóm 2 gồm: câu 7 và câu 8 - Nhóm 4 gồm: câu 18 và câu 19 - Nhóm 5 gồm: câu 27 - Nhóm 6 gồm: câu 37 và câu 38 Như vậy, nhóm 5 có số câu TN có độ phân cách tốt ít nhất (1 câu). Các câu có độ phân cách tạm được phân bố đều từ nhóm khả năng 1 đến nhóm khả năng 6, trong đó nhóm 2, nhóm 4 có số câu ít nhất và nhóm 5, nhóm 6 có số câu nhiều nhất. Cụ thể là: -Nhóm 1 gồm: câu 2 và câu 4. -Nhóm 2 gồm: câu 6. -Nhóm 3 gồm: câu 10, câu 12 và câu 14. -Nhóm 4 gồm: câu 16. -Nhóm 5 gồm: câu 20, câu 21, câu 22, câu 26, câu 29, câu 30. -Nhóm 6 gồm: câu 32, câu 34, câu 35, câu 36, câu 40. Các câu có độ phân cách yếu tập trung ở: -Nhóm 3 gồm: câu 9, câu 11 -Nhóm 5 gồm: câu 23, câu 24, câu 25. -Nhóm 6 gồm: câu 39 Kết quả cho thấy nhóm 5 là nhóm có nhiều câu có độ phân cách yếu nhất. 2.3.1.3. Kết quả mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trên bài TNNN  Kết quả tổng quát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 Kết quả điểm trung bình bài trắc nghiệm ngôn ngữ Bảng 2.5: Kết quả điểm trung bình toàn bài TNNN của HS khối 6 Số học sinh (N) Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm TBC ĐLTC 217 10 37 27,82 4,73 Kết quả từ bảng 2.5 cho thấy: điểm trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 dao động từ 10 đến 37 điểm và điểm trung bình cộng là 27,82. Không có HS nào đạt điểm tuyệt đối 40. Độ lệch chuẩn tương đối thấp: 4,73. Điều đó chứng tỏ điểm trắc nghiệm ngôn ngữ của HS khối 6 tập trung xung quanh điểm trung bình cộng. Bảng 2.6: Kết quả điểm trung bình nhóm câu trong bài TNNN của HS khối 6 Nhóm câu Nội dung Điểm TBC Điểm TBĐH ĐLTC Thứ bậc Nhóm 1 Tìm chữ cái thích hợp 2,82 0,70 0,88 4 Nhóm 2 Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ 2,73 0,68 0,99 5 Nhóm 3 Tìm từ khác nhóm 5,00 0,83 1,01 1 Nhóm 4 Xác định trật tự từ trong câu 3,56 0,71 1,38 3 Nhóm 5 Ghép theo phạm trù 8,01 0,72 1,55 2 Nhóm 6 Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa 5,70 0,57 1,65 6 Bảng 2.6 cho thấy: ở cả 6 nhóm khả năng, điểm trung bình điều hòa đều đạt từ 0,57 trở lên. Như vậy, nhìn chung, xét về điểm trung bình, khả năng ngôn ngữ của HS khối 6 đạt từ mức trung bình trở lên. Điểm trung bình điều hòa của nhóm 3 (tìm từ khác nhóm) cao nhất. Điều đó chứng tỏ khả năng hiểu, so sánh, phân biệt các khái niệm thông dụng của HS tương đối tốt. Nhóm 6 (Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa) và nhóm 2 (Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ) là 2 nhóm được xếp vào loại khó nhất nhì với điểm trung bình điều hòa là 0,57 và 0,68. Điều này cho thấy khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở các tầng lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng), mối liên hệ lô-gích của các câu với nhau, khả năng trừu tượng hóa của học sinh chưa tốt. Nguyên nhân có thể được giải thích theo quan điểm của Ru-đích: HS khối 6 tuy có khả năng trừu tượng hóa, hiểu biết của các em có thể đi sâu vào các thuộc tính của sự vật nhưng khả năng đó chỉ mới bắt đầu, chưa đạt mức chín muồi. Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 trên bài TNNN Bảng 2.7: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH031.pdf
Tài liệu liên quan