Luận văn Khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học cần thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU . 1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: . . 1

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài . 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: . 5

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:. 5

1.4. Phạm vi nghiên cứu: . 5

1.5 Lược khảo tài liệu . 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7

2.1. Phương pháp luận . . . 7

2.1.1. Các khái niệm và biện pháp bảo đảm tín dụng . 7

2.1.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng: . 9

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . . 11

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . . 13

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG

VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á . 15

3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng

TMCP Đông Á -Chi nhánh Cần Thơ.15

3.1.1 Lịch sử h ình thành và quá trình phát triển.15

3.1.2. Cơ cấu tổ chức.16

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm.18

3.3 Vài nét về thẻ liên kết.19

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU TÍN DỤNG

CỦA SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ . 21

4.1 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên . 21

4.1.1 Vài nét về chương trình tín dụng cho sinh viên

ở Việt Nam hiện nay . 21

Trang 8

4.1.2 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên tại đại học Cần Thơ

trong việc mua những sản phẩm cần thiết hỗ trợ cho việc học . 23

4.2 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên . 36

4.2.1 Đánh giákhả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên . 36

4.2.2 Một số ý kiến của sinh viên quanh vấn đề

tín dụng cho sinh viên. 37

4.3 Nhận xét chung . 40

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN . 42

5.1 Mô hình hồi quy và các biến đưa vào mô hình . 42

5.2 Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thu được . 48

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐẾN VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ . 49

6.1 Một số khó khăn và hạn chế trong việc

đưa tín dụng của ngân hàng đến sinh viên. 49

6.1.1 Một số khó khăn của sinh viên trong việc

tiếp cận tín dụng ngân hàng . . 49

6.1.2 Khó khăn của ngân hàng khi cho sinh viên vay . 50

6.2 Phân tích một số ý kiến được đề xuất bởi các chuyên gia

trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên . 52

6.3 Giải pháp nhằm đưa tín dụng của ngân hàng

đến với sinh viên . 55

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ . 60

7.1 Kết luận . 60

7.2 Kiến nghị . 61

7.2.1 Kiến nghị đối với sinh viên của ĐHCT . . 61

7.2.2 Kiến nghị đối với ban giám hiệu trường đại học Cần Thơ . 61

7.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đông Á. 62

7.2.4 Kiến nghị đối với Chính phủ. 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM STAT

pdf88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học cần thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế tốt, thu nhập cao, nhưng nhu cầu tín dụng ở nhóm này vẫn ở mức tương đối cao (58,3%). Nguyên nhân có thể xuất phát từ tính độc lập, không muốn lệ thuộc vào gia đình của các bạn, cũng có thể việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên thuộc những gia đình này. Nhu cầu tín dụng trong trường hợp này thấp nhất là ở nhóm sinh viên thuộc những gia đình công nhân viên chức, đây là những gia đình có thu nhập ổn định, nên họ có khả năng trang bị cho con cháu mình những thứ cần thiết mà không cần phải vay vốn ở ngân hàng. Bên cạnh đó, nguyên nhân nhu cầu tín dụng hiện nay của sinh viên tại ĐHCT chưa cao có thể là do việc vay tiền ở ngân hàng thương mại dường như Trang 39 còn quá mới đối với sinh viên, mặt khác do tâm lý sợ mắc nợ của nhiều sinh viên, nhất là đối với những sinh viên đang vay tiền tại NHCSXH, hay do những trở ngại khi làm hồ sơ vay ở ngân hàng này đã làm nãn lòng những sinh viên có nhu cầu vay. Bảng 6: So sánh nhu cầu tín dụng giữa sinh viên đang vay và không vay tại NHCSXH SV không vay NHCSXH SV đang vay NHCSXH Tổng Nhu cầu vay của sinh viên SV (%) SV (%) SV (%) Không có nhu cầu 19 35,2 24 52,2 43 43 Có nhu cầu 35 64,8 22 47,8 57 57 Tổng 54 100 46 100 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Qua số liệu được tổng hợp ở bảng 6 cho thấy ở nhóm sinh viên không vay tại NHCSXH tỷ lệ sinh viên có nhu cầu tín dụng trong việc mua sắm phương tiện học tập cao hơn nhiều so với nhóm sinh viên đang vay tại NHCSXH. Điều này là một nghịch lý vì lẽ ra nhu cầu tín dụng của những sinh viên được vay tại NHCSXH phải cao hơn, do đây là những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nguyên nhân có thể do tâm lý “sợ mắc nợ” của những sinh viên đã vay tiền, cũng có thể còn do nhu cầu mua những phương tiện hỗ trợ học tập của nhóm sinh viên này đã được giải quyết từ tiền vay được ở NHCSXH. 4.1.2.2.2 Nguyên nhân của việc sinh viên không có nhu cầu vay. Nhu cầu tín dụng trong trường hợp này là nhằm mua sắm những phương tiện hỗ trợ việc học, do đó bên cạnh những lý do như “không muốn vay tiền, sợ không trả được nợ” thì việc sinh viên có khả năng tự trang bị cho mình những sản phẩm cần thiết, hay không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm đó cũng là những nguyên nhân của việc không có nhu cầu tín dụng. Bảng 7: Lý do sinh viên không có nhu cầu vay Trang 40 Lý do sinh viên không có nhu cầu vay SV (%) - Không cần vay tiền để mua xe máy, laptop..., vì đã có rồi 19 44,2 - Không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên 4 9,3 - Không muốn vay tiền 15 34,9 - Sợ không trả được nợ 5 11,6 Tổng 43 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Thu nhập của hộ gia đình ở các tỉnh ĐBSCL đã được cải thiện đáng kể, cuộc sống trở nên sung túc hơn, gia đình quan tâm đến việc học của con cái mình nhiều hơn nên việc sinh viên đi học bằng xe máy, sử dụng laptop để tra cứu thông tin, làm bài tập nhóm..., đã không còn xa lạ với sinh viên ĐHCT. Nên lý do được nhiều sinh viên lựa chọn để giải thích cho việc không có nhu cầu vay của mình là do gia đình họ có khả năng tự trang bị những thứ cần thiết mà không cần phải vay ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (44%). Lý do “không muốn vay tiền” cũng được nhiều sinh viên lựa chọn (34,9%), có thể việc này còn quá mới, nhiều bạn còn e ngại khi phải đến ngân hàng để vay tiền. Lý do “sợ không trả được nợ” chiếm tỷ lệ tương đối thấp (11,6%). Lý do không vay do “không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm như máy vi tính, laptop,...” chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). Có thể những sinh viên này chưa thấy được tầm quan trọng của những sản phẩm trên trong việc nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên, đằng sau mỗi lý do chính là hoàn cảnh của mỗi sinh viên. Qua bảng 8 ta có thể thấy rõ sự khác nhau về lý do không có nhu cầu tín dụng trong việc mua sắm những sản phẩm hỗ trợ việc học của nhóm sinh viên đang vay với nhóm không vay tại NHCSXH. Bảng 8: Lý do không có nhu cầu tín dụng của những sinh viên đang vay vốn tại NH CS - XH SV không vay NHCSXH SV đang vay NHCSXH Lý do sinh viên không có nhu cầu vay SV (%) SV (%) Trang 41 - Không cần vay tiền để mua xe máy, laptop..., vì đã có rồi 15 78,9 4 16,7 - Không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên 1 5,3 3 12,5 - Không muốn vay tiền 3 15,8 12 50 - Sợ không trả được nợ 0 0 5 20,8 Tổng 19 100 24 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )  Với nhóm sinh viên đang vay tiền tại NHCSXH - Lý do cho việc không muốn vay đơn giản là “không muốn vay” được chọn nhiều nhất (50%), điều này cho thấy được ý thức của sinh viên trong việc vay và trả nợ là tương đối tốt, sinh viên ngày càng nhận thức rỏ hơn trách nhiệm của mình trước những khoản vay. Và đây cũng là nguyên nhân lý do “sợ không trả được nợ” chiếm tỷ lệ cao (20,8%) trong nhóm này. - Lý do “không cần vay tiền để mua những sản phẩm trên vì đã có rồi” tuy chiếm tỷ lệ thấp (16,7%) nhưng nó đã phản ánh phần nào việc sử dụng vốn vay sai mục đích của những sinh viên này (vì NHCSXH cho sinh viên nghèo vay để đóng học phí và trang trải một phần chi phí sinh hoạt)  Với nhóm sinh viên không vay tiền tại NHCSXH - Lý do “không cần vay tiền để mua những sản phẩm trên vì đã có rồi” chiếm tỷ lệ cao nhất đối với nhóm sinh viên không có vay ở NHCSXH (78,9%), đây là những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả có thể tự trang bị cho mình những sản phẩm cần thiết. - Do không bị áp lực trả nợ cho NHCS XH nên ở nhóm này không một sinh viên nào chọn lý do “sợ không trả được nợ” Do tín dụng trong trường hợp này là để mua sắm phương tiện hỗ trợ học tập nên nhu cầu tín dụng của sinh viên sẽ xuất phát từ nhu cầu sử dụng những sản phẩm này. Bảng 9 cho ta thấy số sinh viên không có nhu cầu tín dụng ở năm cuối thấp hơn những sinh viên năm đầu rất nhiều, đặc biệt là không một sinh viên năm cuối nào chọn lý do “không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên”. Trang 42 Điều này chứng tỏ càng về sau nhu cầu sử dụng những phương tiện hỗ trợ học tập của sinh viên càng cao. Bảng 9: Lý do không có nhu cầu tín dụng của những sinh viên năm đầu SV năm đầu SV năm cuối Lý do sinh viên không có nhu cầu vay SV (%) SV (%) - Không cần vay tiền để mua xe máy, laptop..., vì đã có rồi 14 42,4 5 50 - Không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên 4 12,1 0 0 - Không muốn vay tiền 12 34,4 3 30 - Sợ không trả được nợ 3 9,1 2 20 Tổng 33 100 10 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Bên cạnh đó lý do “không cần, vì đã có rồi” đều chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả 2 nhóm, tuy nhiên tỷ lệ này ở nhóm sinh viên năm cuối cao hơn, điều này cho thấy những sản phẩm như máy vi tính, laptop..., rất quan trọng trong việc hỗ trợ học tập nhất là đối với sinh viên năm cuối, đa số những sinh viên có khả năng đều đã trang bị cho mình những thứ cần thiết cho việc học. Có sự chênh lệch lớn về tỷ trọng với lý do “sợ không trả được nợ” giữa 2 nhóm này, điều này cho thấy càng về sau áp lực trả nợ của sinh viên càng tăng cao, ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ của những sinh viên năm cuối cao hơn những sinh viên năm đầu. Mặt khác, có một chênh lệch lớn về nhu cầu tín dụng giữa 2 nhóm sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm. Theo số liệu điều tra thì nhu cầu tín dụng của sinh viên trong nhóm có đi làm thêm chiếm tỷ lệ rất cao (82,5%), có thể là do những sinh viên thuộc nhóm này có hoàn cảnh gia đình không được khá giả, cũng có thể do tính tự lập của các bạn, không muốn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình hay do nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên ở nhóm này cao hơn nhóm không đi làm thêm. Trang 43 Do yêu cầu của công việc những bạn muốn tìm một việc làm thêm phù hợp, hay muốn được thuận lợi khi vừa đi làm vừa đi học, thì phải có phương tiện hỗ trợ như xe máy, laptop,..., điển hình là ở nhóm có đi làm thêm không một sinh viên nào chọn lý do “không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên”. Bảng 10: Lý do không có nhu cầu tín dụng của những sinh viên có và không có đi làm thêm SV không làm thêm SV có làm thêm Lý do sinh viên không có nhu cầu vay SV (%) SV (%) - Không cần vay tiền để mua xe máy, laptop..., vì đã có rồi 17 47,2 2 28,6 - Không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên. 4 11,1 0 0 - Không muốn vay tiền 12 33,3 3 42,8 - Sợ không trả được nợ 3 8,4 2 28,6 Tổng 36 100 7 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )  Với nhóm sinh viên có việc làm thêm lý do “Không muốn vay, sợ không trả được nợ” chiếm tỷ lệ rất cao (71,4%), có thể nguyên nhân của những lý do này xuất phát từ vấn đề tâm lý của những bạn có hoàn cảnh gia đình không được khá giả, sợ khoản vay trên sẽ làm tăng gánh nặng cho gia đình.  Với nhóm sinh viên không có đi làm thêm thì lý do “không cần vì đã có rồi” chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), trong khi lý do “sợ không trả được nợ” chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,4%), và lý do “không muốn vay” chiếm tỷ lệ cao (33,3%) nguyên nhân “không muốn vay” có thể xuất phát từ “sĩ diện” của các bạn, không muốn người khác nghĩ mình đang gặp khó khăn về kinh tế nên phải vay tiền ngân hàng. 4.1.2.2.3 Ý kiến của gia đình về việc vay vốn ngân hàng của những sinh viên có nhu cầu vay. Trang 44 Sinh viên là những người đã trưởng thành, có khả năng tự quyết và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Thế nhưng cuộc sống hiện nay của sinh viên vẫn còn bị lệ thuộc khá nhiều vào gia đình, ngay cả khi họ không còn sống chung với gia đình thì ý kiến của cha mẹ, anh chị, hay những người thân trong gia đình vẫn có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Bảng 11: Phân phối tần suất về ý kiến của gia đình về việc vay vốn ngân hàng của những sinh viên có nhu cầu Ý kiến gia đình SV (%) - Đồng ý 35 61,4 - Không ý kiến 15 26,3 - Không đồng ý 7 12,3 Tổng 57 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Khi được hỏi về ý kiến của gia đình trong việc vay tiền ở ngân hàng, đa số những bạn có nhu cầu (61,4%) đều cho rằng gia đình mình sẽ đồng ý và sẵn sàng đứng ra bảo lãnh. Tỷ lệ sinh viên cho rằng gia đình mình không đồng ý rất thấp (12,3%) Việc gia đình đồng ý hay không đồng ý cho con mình vay tiền của ngân hàng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thu nhập của gia đình, thái độ của gia đình trong việc vay vốn ở ngân hàng, hay trình độ học vấn của những người trong gia đình..., điều này thể hiện rõ nhất ở nguồn thu nhập chính của gia đình. Bảng 12: Quan hệ giữa ý kiến gia đình với nguồn thu nhập chính của gia đình trong việc vay tiền của sinh viên. Trồng trọt chăn nuôi Làm thuê Tiền lương Kinh doanh Ý kiến của gia đình SV (%) SV (%) SV (%) SV (%) - Đồng ý 19 59,3 2 33,3 2 40 12 85,7 - Không ý kiến 7 21,9 4 66,7 2 40 2 14,3 - Không đồng ý 6 18,8 0 0 1 20 0 0 Trang 45 Tổng 32 100 6 100 5 100 14 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) - Tỷ lệ “đồng ý, sẵn sàng đứng ra làm người bảo lãnh” cao nhất thuộc về những gia đình kinh doanh - mua bán, có thể do suy nghĩ của những người thuộc nhóm này tương đối thoáng, họ muốn con cái tự lập cũng có thể do việc vay tiền đã trở nên quá quen thuộc, nhất là nếu được vay ở ngân hàng, bởi chi phí từ nguồn tín dụng chính thức bao giờ cũng thấp hơn những nguồn khác. Tỷ lệ này thấp nhất ở nhóm gia đình làm thuê (33,3%), vì đây là những gia đình có thu nhập, trình độ thấp, không có tư liệu sản xuất nên mới đi làm thuê, khả năng tiếp cận tín dụng của những hộ gia đình trên là rất thấp, cho dù có họ muốn đứng ra bảo lãnh cũng không đủ khả năng. Do đó ở nhóm này tỷ lệ “không có ý kiến” chiếm đa số (66,7%), và là rất cao nếu so với các nhóm gia đình khác. - Có sự phân hoá rất rõ về tỷ lệ ở lý do “không đồng ý” cho con mình vay tiền ở ngân hàng, với nhóm gia đình làm thuê và kinh doanh - mua bán tỷ lệ này là 0%, trong khi 2 nhóm gia đình còn lại tỷ lệ “không đồng ý” lại chiếm gần 20%. Vấn đề này có thể được giải thích như sau: + Tuy có sự khác nhau rất lớn về thu nhập giữa 2 nhóm làm thuê và kinh doanh nhưng nhìn chung đây lại là 2 nhóm có nhu cầu tín dụng cao, bởi nhóm gia đình kinh doanh thì luôn cần vốn để mở rộng việc kinh doanh, nhóm gia đình làm thuê thì lại cần vốn để giải quyết những khó khăn về tài chính. + Tỷ lệ “không đồng ý” chiếm tỷ lệ cao ở 2 nhóm gia đình làm nông và công nhân viên chức có thể là do tính “bảo thủ”của những người chủ gia đình, họ không muốn con mình trở thành “con nợ” quá sớm, cũng có thể do khả năng “tự chủ” của những gia đình này, họ có thể tự đứng ra để vay tiền ở ngân hàng để mua những sản phẩm cần thiết cho con, cháu mình. Với những gia đình làm nông, quanh năm suốt tháng chỉ biết vào ra với con lợn, con gà, mấy sào ruộng và chưa từng đặt chân đến ngân hàng bao giờ, nên khi nói đến vay tiền triệu là các cụ phát hoảng chứ nói gì đến việc trực tiếp phải đi vay. 4.1.2.2.4 Thống kê sơ bộ về số tiền vay và mục đích tín dụng của nhóm sinh viên có nhu cầu. Trang 46 Theo kết quả điều tra, số tiền trung bình mà một sinh viên muốn vay trong trường hợp này là 12,49 triệu đồng, trong đó mức cao nhất được đưa ra là 25 triệu để mua xe và thấp nhất là 5 triệu để mua máy vi tính. Mức tín dụng được đa số sinh viên đề nghị là từ 10 - 15 triệu chiếm tỷ lệ khá cao (80%). Bảng 13: Số tiền muốn vay và mục đích tín dụng của những sinh viên có nhu cầu vay Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng Số tiền SV muốn vay Mua xe máy Mua laptop Mua máy vi tính SV (%) 5 0 1 0 1 1,75 7 0 0 2 2 3,51 8 0 1 3 4 7,02 10 7 12 3 22 38,6 15 12 13 0 24 42,1 20 2 0 0 2 3,51 25 1 0 0 2 3,51 Tổng 22 27 8 57 100 Trung bình số tiền muốn vay (2) 14,31 12,15 8,5 12,65 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) (2) :xem công thức trang 13 Trong số những sản phẩm muốn mua thì laptop được nhiều sinh viên lựa chọn nhất (47,4%), nguyên nhân do nhu cầu sử dụng laptop ngày càng gia tăng, bởi những ưu điểm vượt trội của sản phẩm này như tiện mang đi mang lại, hoàn toàn có thể thay thế cho máy để bàn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu học tập, thuyết trình, giải trí..., của sinh viên, với giá cả ngày càng rẻ. Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là Trang 47 phương tiện đi lại, nhất là đối với những sinh viên phải đi làm thêm thì phương tiện giao thông này lại càng quan trọng hơn. Và đây cũng là lý do nhu cầu mua xe máy chiếm tỷ lệ cao (38,6%) trong nhóm sinh viên có nhu cầu tín dụng. Nhu cầu vay tiền để mua máy vi tính chiếm tỷ lệ thấp nhất (14%), nguyên nhân có thể là giá của một chiếc máy vi tính hiện nay tương đối thấp, nhiều gia đình có thể tự mua mà không cần phải vay tiền, cũng có thể do máy vi tính đã không còn phù hợp với xu hướng của giới trẻ, nhất là đối với các bạn sinh viên năng động, thích thể hiện mình. 4.1.2.2.5 Một số mong muốn của sinh viên khi vay tiền ngân hàng Để có thể thuận lợi trong việc đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên thì ngoài việc xác định nhu cầu tín dụng, và mục đích tín dụng của sinh viên thì việc tìm hiểu những mong muốn của sinh viên khi vay tiền ở ngân hàng cũng không kém phần quan trọng. Khi được hỏi về những mong muốn khi vay tiền ngân hàng về các chỉ tiêu như: thời điểm bắt đầu tính lãi, thời điểm bắt đầu hoàn vốn, phương thức thanh toán nợ thì đa số sinh viên đều chọn phương án có lợi cho mình nhất, như: nên bắt đầu tính lãi khi sinh viên tốt nghiệp, hay sau khi đã tốt nghiệp được 1 năm mới bắt đầu hoàn trả vốn cho ngân hàng,..., mà không ai nghĩ đến số tiền vay trong trường hợp này là tương đối nhỏ (chỉ từ 5-20 triệu), và chủ thể cho vay là ngân hàng thương mại - ngân hàng kinh doanh vì lợi nhuận chứ không phải là ngân hàng được nhà nước bảo trợ như NHCSXH, thì làm sao có thể cho sinh viên vay tiền trong thời gian dài mà không tính lãi. Nếu sinh viên vay tiền từ năm đầu không lẽ sau 4 năm cho vay ngân hàng mới thu được lãi. Người vay sau khi tốt nghiệp ra trường rồi thông thường sẽ trở về địa phương nơi gia đình cư trú hoặc đến một địa phương khác tìm kiếm việc làm, từ lúc này nhà trường không còn quản lý sinh viên đó nữa, vậy làm thế nào để ngân hàng có thể theo dõi và thu hồi được nợ, nếu có làm được thì chi phí cho việc này cũng không phải nhỏ. Bảng 14: Một số mong muốn của sinh viên khi vay tiền ngân hàng Mong muốn của sinh viên khi vay tiền ngân hàng SV (%) Thời điểm bắt - Sau khi tiền vay được giải ngân 19 33,3 Trang 48 đầu tính lãi - Sau khi sinh viên tốt nghiệp 38 66,7 - Sau khi vay từ nguồn tiền của gia đình 9 15,8 - Sau khi tốt nghiệp 8 14 - Sau khi tốt nghiệp 1 năm 24 42,1 Thời điểm bắt đầu hoàn vốn - Sau khi tốt nghiệp hơn 1 năm 16 28,1 - Lãi+vốn chia đều cho các kỳ 35 61,4 - Trả vốn mỗi kỳ, lãi trên dư nợ thực tế 16 28,1 Phương thức thanh toán nợ - Trả vốn 1 lần vào cuối kỳ, lãi mỗi tháng 6 10,5 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Bên cạnh đó khi ngân hàng cho vay theo những mong muốn trên của sinh viên thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quay vòng vốn (do thời hạn vay quá dài), trong khi lợi nhuận thấp, nhưng rủi ro thì lại rất cao. Điều này cho thấy giữa những mong muốn của sinh viên và khả năng đáp ứng của ngân hàng còn một khoản cách khá lớn. 4.2 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên 4.2.1 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên Nếu xét theo những điều kiện được vay vốn tại ngân hàng, thì với đối tượng là sinh viên thì những điều kiện trên gần như là thoả mãn: - Sinh viên là những người trưởng thành đương nhiên có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật. - Vay vốn là nhằm phục vụ cho việc học, cho nên mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp Tuy nhiên, phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết (thể hiện ở chỗ có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.) thì khó mà đáp ứng nỗi, bởi chỉ trừ một số ít bạn có thể tìm được cho mình một công việc làm thêm ổn định, đa số sinh viên vẫn phải sống dựa vào gia đình nếu có đi làm thêm thì nguồn thu đó cũng không cao và không ổn định. Trang 49 - Còn việc thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của ngân hàng, vẫn đang là một vấn đề tranh cãi hiện nay. Mặt khác, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên còn hạn chế, bởi hiện nay chưa một ngân hàng thương mại nào có sản phẩm tín dụng cho sinh viên, nếu có thì cũng rất hạn chế chẳng hạn ngân hàng Đông Á đã bắt đầu tiếp cận với sinh viên thông qua chương trình “vay 24 phút”, tuy nhiên, số tiền cho vay trong chương trình này là rất ít (1 triệu), thời hạn ngắn (1 năm), bên cạnh mức lãi suất tương đối cao (1,07%/tháng) sinh viên còn phải đóng thêm phí dịch vụ SMS gần 5.000đ/tháng; ngân hàng phát triển nhà (MHB) có cho sinh viên vay tín chấp nhưng chỉ có sinh viên của FPT mới đựơc vay, do có sự liên kết giữa nhà trường và ngân hàng Thế nhưng, đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy các ngân hàng thương mại đã bắt đầu quan tâm tới đối tượng là sinh viên. Chỉ cần giải quyết được những vấn đề về người bảo lãnh cùng những giải pháp giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thu nợ thì chắc chắn khả năng tiếp cận tín dụng của sinh viên sẽ ngày một cao hơn. 4.2.2 Một số ý kiến của sinh viên quanh vấn đề tín dụng cho sinh viên 4.2.2.1 Ý kiến của sinh viên về người bảo lãnh Như đã phân tích ở trên trong việc đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên thì vai trò của người bảo lãnh là cực kỳ quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy người bảo lãnh thích hợp được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là gia đình (50%) bởi đa số các bạn đều cho rằng gia đình sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho mình vay vốn ngân hàng. Bảng 15: Ý kiến của sinh viên về người bảo lãnh Người bảo lãnh SV (%) - Nhà trường 44 44 - Gia đình 50 50 - Hội sinh viên 6 6 Tổng 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Trang 50 Cho vay thông qua hộ gia đình có thể giúp cho ngân hàng quản lý trực tiếp người vay, vốn vay thực sự được sử dụng đúng mục đích, nhất là khi cha mẹ là người trực tiếp nhận tiền vay và có trách nhiệm trong việc trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán thì chắc chắn khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu người bảo lãnh là gia đình thì sẽ có sự phân hoá lớn về khả năng tiếp cận tín dụng giữa các nhóm sinh viên có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nhóm thuộc gia đình đi làm thuê, sẽ ít có khả năng tiếp cận với tín dụng ngân hàng nhất, trong khi đây lại là nhóm có nhu cầu cao nhất, vì ở các gia đình nguồn thu nhập chính là từ làm thuê thường là những gia đình khó khăn về tài chính, trình độ học vấn của chủ hộ thấp thì lấy gì để bảo lãnh cho con em mình vay vốn ngân hàng. Nhà trường là sự lựa chọn kế tiếp của các bạn sinh viên (44%), thế nhưng với phương thức cho vay trực tiếp qua sinh viên học tại trường thì đây là một trở ngại rất khó cho chi nhánh ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, nhất là khi sinh viên đã ra trường. Vả lại, nhà trường sẽ lấy gì để bảo lãnh cho sinh viên đây, nếu ngân hàng không thu hồi được nợ đã cho sinh viên vay, không lẽ đến nhà trường để xiết nợ. Tỷ lệ cho rằng hội sinh viên là người bảo lãnh thích hợp chiếm tỷ lệ rất thấp (6%) điều này cho thấy các tổ chức Đoàn, Hội ở trường chưa phát huy hết vai trò của mình. Việc triển khai hoạt động vay vốn cho sinh viên đáng ra phải được Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng vì việc này gắn bó mật thiết tới lợi ích thiết thực của sinh viên, đồng thời cũng là dịp để các tổ chức Đoàn, Hội trong từng nhà trường thể hiện được vai trò của mình đối với đoàn viên, hội viên. 4.2.2.2 Ý kiến của sinh viên về việc đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Khi được hỏi nếu cho sinh viên vay thì ngân hàng nên dựa vào đâu để đảm bảo khả năng thu hồi nợ thì đa số sinh viên đều cho rằng ngân hàng nên tin tưởng vào sinh viên và cam kết trả nợ của sinh viên là căn cứ tốt nhất để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng. Trang 51 Bên cạnh đó, tài sản và uy tín của người bảo lãnh cũng được nhiều sinh viên lựa chọn. Thế nhưng, như đã phân tích ở trên, nếu ngân hàng chỉ dựa vào tài sản hoặc uy tín của người bảo lãnh thì số sinh viên đủ điều kiện để đến với tín dụng ngân hàng sẽ rất hạn chế. Bảng 16:Căn cứ để ngân hàng thu hồi nợ theo ý kiến sinh viên Căn cứ thu nợ của ngân hàng SV (%) - Uy tín người bảo lãnh 25 25 - Cam kết trả nợ của sinh viên 38 38 - Tài sản của người bảo lãnh 32 32 - Bằng tốt nghiệp 2 2 - Căn cứ khác 3 3 Tổng 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Ngoài những căn cứ để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng được gợi ý trong bản câu hỏi phỏng vấn, thì một số sinh viên (3%) cho rằng ngân hàng nên dựa vào thu nhập trong tương lai của sinh viên thể hiện ở nhóm ngành sinh viên đang học cũng như kết quả học tập hiện nay của sinh viên để làm căn cứ cho vay và thu nợ. Việc giữ bằng tốt nghiệp để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng ít được các sinh viên đồng ý nhất (2%). Lý do được nhiều sinh viên đồng tình nhất là việc giữ bằng tốt nghiệp của ngân hàng sẽ gây khó khăn cho sinh viên khi tìm việc. Vả lại nếu sinh viên không tìm được việc làm thì ngân hàng có giữ bằng tốt nghiệp cũng không có ý nghĩa gì. Bảng 17: Ý kiến sinh viên trong việc giữ bằng tốt nghiệp để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng Ý kiến sinh viên trong việc giữ bằng tốt nghiệp SV (%) - Đây là cách tốt nhất 2 2 - Không cần thiết nhất là khi SV không tìm được việc 24 24 - Không nên vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của SV 74 74 Trang 52 Tổng 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) 4.3 Nhận xét chung Nhìn chung nhu cầu tín dụng trong việc mua sắm phương tiện hỗ trợ học tập hiện nay của sinh viên tại đại học Cần Thơ chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ yếu tố tâm lý “sợ mắc nợ, sợ không trả được nợ” của các bạn sinh viên, có thể với đa số sinh viên việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại là một điều còn quá mới mẻ và xa lạ, các bạn vẫn chưa nắm được phương thức cho vay, mức lãi suất, điều kiện cho vay của ngân hàng,..., nên chọn câu trả lời “không có nhu cầu” cũng là điều dể hiểu. Khoảng cách giàu nghèo giữa gia đình của các sinh viên hiện nay tương đối cao, nhiều sinh viên hiện đang phải vay tiền ở NHCSXH, tiền để trang trãi cho những sinh hoạt ngày thường còn chưa đủ thì làm sao dám nghĩ đến những thứ “xa xỉ” như xe máy, laptop. Nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học cần thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại.pdf
Tài liệu liên quan