Luận văn Khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống SBR thiếu khí

MỤC LỤC

PHẦN I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC CHỨA NITƠ 4

I.1. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC CHỨA NITƠ : 4

I.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NITƠ TRONG NƯỚC : 8

I.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ : 8

I.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC CHỨA NITƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG: 9

CHƯƠNG II :CƠ SỞ QUÁ TRÌNH KHỬ NITƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 15

II.1. QUÁ TRÌNH NITRAT HOÁ : 16

II.2. QUÁ TRÌNH PHẢN NITRAT HOÁ : 21

CHƯƠNG III :PHƯƠNG PHÁP KHỬ NITƠ TRONG NƯỚC THẢI 28

III.1. PHƯƠNG PHÁP LÝ HOÁ : 28

III.2. PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI ION : 30

III.3. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC : 31

PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

I.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39

I.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

I.3. PHƯƠNG PHÁP HOẠT HÓA BÙN : 40

I.4. THIẾT LẬP HỆ THỐNG SBR : 42

I.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 44

PHẦN III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52

I.1. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN BÙN HOẠT TÍNH : 52

I.2. KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHẢN NITRAT HOÁ TRONG HỆ THỐNG BÙN HOẠT TÍNH GIÁN ĐOẠN: 53

I.3. HỆ THỐNG SBR : 57

PHẦN IV : KẾT LUẬN 63

PHẦN V : TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHẦN VI : PHỤ LỤC 65

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát quá trình phản nitrat hoá và nghiên cứu điều kiện xử lý nitơ trong hệ thống SBR thiếu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch tương tự tìm thấy pH tối ưu cho cả hai loài vi khuẩn là 8.3 và xác định rằng tốc độ quá trình nitrat hóa gần như bằng 0 ở pH bằng 9.6. Wild (1964) kết luận pH tối ưu cho quá trình nitrat hóa là 8.4 và trong khoảng từ 7.8á8.9 tốc độ quá trình nitrat đạt 90% tốc độ cực đại. Trong điều kiện pH 8.9 tốc độ quá trình nitrat chỉ bằng 50% tốc độ cực đại. Painter (1972) xác định quá trình nitrat hóa giảm khi pH < 6,7 và dừng hẳn khi pH trong khoảng 5-5,5. Các kết quả trên xác định trong trường hợp quá trình nitrat hóa được tiến hành riêng. Trong trường hợp kết hợp quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa thì pH tối ưu là khoảng 7á8. Quá trình phản nitrat hoá : Phản nitrat là quá trình khử NO3+ thành khí N2 theo 4 giai đoạn như sau : NO3- → NO2- → NO (k) → N2O (k) → N2(k) Trong đó NO2- , NO , N2O là sản phẩm trung gian và mỗi giai đoạn của quá trình được xúc tác bởi 1 hệ enzym khác nhau . Quá trình này còn được gọi là quá trình dị hoá . Tác nhân sinh học : Khác với quá trình nitrat hoá , số lượng vi khuẩn có thể thực hiện quá trình phản nitrat hoá tương đối phong phú . Có ít nhất 14 chủng vi khuẩn được biết là có khả năng phản nitrat hoá. Ví dụ như chủng: Bacillus , Pseudomonas , Methanomonas , Paracocus , Spirillum , Thiobacillus ... Hầu hết vi khuẩn phản nitrat hoá là vi khuẩn hô hấp tuỳ tiện, chúng có thể sử dụng O2 hoặc NO3 làm chất nhận điện tử cuối cùng trong quá trình hô hấp, trường hợp vi khuẩn sử dụng ôxy làm chất nhận điện tử trong quá trình hô hấp gọi là hô hấp hiếu khí , còn trường hợp vi khuẩn sử dụng NO3- hoặc NO2- gọi là hô hấp thiếu khí . Cơ chế của 2 quá trình là tương tự nhau, sự khác nhau duy nhất giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp thiếu khí là enzym xúc tác cho sự vận chuyển điện tử. O2 phải được loại trừ để tạo điều kiện cho quá trình phản nitrat hoá diễn ra . Nếu cả O2 và NO3- cùng có mặt thì vi sinh vật sẽ sử dụng O2 làm chất nhận điện tử do hô hấp hiếu khí sinh ra nhiều năng lượng hơn hô hấp thiếu khí. Các vi sinh vật cần nitơ để tổng hợp protein, nguồn nitơ vi sinh vật có thể sử dụng trực tiếp trong tổng hợp là NH4+ . Trong trường hợp không sẵn có nguồn NH4+, một số vi sinh vật có khả năng khử NO3- thành NH4+ để sử dụng. Khi đó một phần nitơ đã được chuyển vào trong tế bào, quá trình khử nitơ kiểu này được gọi là “khử nitrat do đồng hoá “. Phần lớn vi khuẩn phản nitrat hoá là vi khuẩn dị dưỡng tức là chúng cần nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp tế bào, chỉ có một số ít vi khuẩn nitrat hoá là vi khuẩn tự dưỡng, sử dụng nguồn cacbon vô cơ để tổng hợp tế bào. Ví dụ : Loài Thiobaccillus denitrificans có khả năng ôxy hoá lưu huỳnh nguyên tố lấy năng lượng và sử dụng nguồn cacbon từ CO2 hoà tan hoặc HCO3- để tổng hợp tế bào . Cơ chế của quá trình : Phương trình phản ứng mô tả quá trình phản nitrat hoá phụ thuộc vào nguồn cacbon sử dụng. Với NO3- là chất nhận điện tử và nguồn Cacbon là metanol , axit acetic , mêtan và nước thải ta có các phản ứng sau : 6 NO3- + 5 CH3OH → 3 N2 + 5 CO2 +7 H2O + (OH)- 8 NO3- + 5 CH3COOH → 4 N2 + 10 CO2 + 6 H2O 8 NO3- + 5 CH4 → 4 N2 + 5 CO2 + 6 H2O + 8 (OH)- 10 NO3- + C10H19O3N → 5 N2 + 10 CO2 + 3 H2O + NH3 +10 (OH)- Sự trao đổi điện tử trong quá trình thể hiện ở 2 phương trình sau : NO3- + 6 H+ +5 e- → 0.5 N2 + 3 H2O 5 CH3OH + 5 H2O → 5 CO2 + 30 H+ + 30 e- Rõ ràng NO3- nhận điện tử và bị khử thành N2, nguồn cacbon trong trường hợp này là metanol bị mất điện tử và được ôxy hoá thành CO2. OH- sinh ra trong phương trình trên kết hợp với CO2 tạo thành HCO3- : OH- + CO2 → HCO3- Khi đó các phản ứng đồng hoá và dị hoá nitơ là như sau: Dị hóa nitơ : Khử NO3- thành NO2 :3NO3- + CH3OH → 3NO2- + H2O + H2CO3 Khử NO2- thành N2 : 2NO2- + CH3OH + H2CO3 → N2 + 2HCO3- +2H20 Khử NO3- thành N2 :6NO3-+5CH3OH+H2CO3 → 3N2+8H2O + 6HCO3- Đồng hoá nitơ : 14CH3OH + 3NO3 +4H2CO3→ 3C5H7NO2 + 20H2O + 3HCO3- Phản ứng kết hợp 2 quá trình đồng hoá và dị hoá : NO3-+1.08CH3OH+0.24H2CO3→0.056C5H7NO2+0.47N2+1.68H2O+HCO3- NO2- + 0.53 H2CO3 + 0.67 CH3OH → 0.04 C5H7 NO2 + 1.23 H2O + 0.48N2 + HCO3- Trường hợp có mặt ôxy vi khuẩn sẽ ưu tiên sử dụng ôxy làm chất nhận điện tử, phản ứng xảy ra : O2 + 0.93 CH3OH + 0.056 NO3- → 0.056 C5H7NO2+1.04H2O+ 0.59 H2CO3 + 0.056 HCO3- Theo lý thuyết lượng metanol cần thiết để khử NO3- trong trường hợp không kể đến tổng hợp tế bào là 1.9 mg CH3OH/mg NO3- . Nếu kể cả tổng hợp tế bào, lượng metanol cần thiết tăng lên là 2.47 mg CH3OH/mg NO3- . Tính toán tương tự với lượng metanol cần thiết để khử NO2 và O2 có công thức tính tổng lượng metanol cần thiết như sau : Cm = 2,47 NO3- -N + 1,53 NO2 -N + 0,87 DO Cm : nồng độ metanol cần thiết , mg/l . NO3- -N : nồng độ NO3- -N được khử , mg/l . NO2- -N :nồng độ NO2- -N được khử , mg/l . DO : oxy hoà tan được khử , mg/l . ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới quá trình phản nitRat hoá : ảnh hưởng của DO : Quá trình phản nitrat hoá xảy ra khi NO3- được vi sinh vật sử dụng làm chất nhận điện tử trong phản ứng ôxy hoá chất hữu cơ thu năng lượng. Nếu trong môi truờng có ôxy, vi sinh vật sẽ ưu tiên sử dụng ôxy làm chất nhận điện tử, khi đó quá trình phản nitat hoá bị cản trở .ảnh hưởng của lượng ôxy hoà tan tới tốc độ quá trình phản nitat hoá có thể biểu diễn bằng phương trình động học Monod : = SO : nồng độ oxi hoá tan , mg/l . KOA : Hằng số bán tốc độ . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ ôxy hoà tan là 1á2 mg/l không ảnh hưởng tới quá trình phản nitrat hoá trong hệ thống lọc sinh học nhưng trong hệ thống bùn hoạt tính thì nồng độ ôxy hoà tan nên nhỏ hơn 0.3 mg/l . ảnh hưởng của nhiệt độ: Quá trình phản nitat hoá có thể xảy ra trong khoảng 5á35 oC . Nhiều loài vi khuẩn phản nitrat hoá dễ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Do đó điều quan trọng là xem xét sự khác nhau giữa ảnh hưởng của nhiệt độ trong thời gian dài và thời gian ngắn tới quá trình phản nitrat hoá. Tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật và tốc độ khử nitrat đều chịu ảnh hưởng tác động của nhiệt độ. Cần phân biệt 2 dạng phản ứng đối với nhiệt độ trong quá trình phản nitrat hoá. Dạng phản ứng thứ nhất là phản ứng nhiệt độ tức thời (nhanh) có thời gian phản ứng thường nhỏ hơn so với phản ứng nhiệt độ lâu dài . Phản ứng nhiệt độ lâu dài là hỗn hợp của phản ứng tức thời và sự thích nghi của vi sinh vật . Sự phụ thuộc của tốc độ phản nitrat hoá vào nhiệt độ có thể biểu diễn bằng phương trình sau : = *Y T-20 Y : hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ . Vì nhiệt độ thường thay đổi chậm, nên sự phụ thuộc vào nhiệt độ lâu dài là quan trọng hơn cả . ảnh hưởng của nồng độ cacbon ảnh hưởng của nồng độ cacbon tới tốc độ phản nitrat hoá cũng được mô tả bằng phương trình động học Monod. sử dụng metanol làm nguồn cung cấp cacbon, phương trình như sau : = M : nồng độ metanol , mg/l . KM: Hằng số bán tốc độ . Giá trị của KMthường rất thấp, thường chấp nhận là : 0.1mg/l metanol . ảnh hưởng của pH : Phản nitrat hoá không thể xảy ra khi pH thấp vì ở điều kiện đó vi khuẩn phản nitrat hoá không hoạt động. Nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra các giá trị pH tối ưu cho quá trình phản nitrat hoá khác nhau, nhưng phần lớn nghiên cứu đều cho thấy rằng tốc độ phản nitrat hoá có giá trị cao nhất trong khoảng 7.0 á7.5 . Tác động của pH tới quá trình phản nitrat hoá cũng phụ thuộc vào thời gian tác động. Tác động của pH trong thời gian ngắn là đáng quan tâm hơn cả vì pH thường thay đổi trong thời gian dài . Trong quá trình kết hợp nitrat hoá phản nitrat hoá pH thường ổn định do quá trình phản nitrat hoá sinh ra axit nhưng được trung hoà bởi kiềm do quá trình phản nitrat hoá sinh ra . quá trình mới trong xử lý nitơ : Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu mới chỉ ra có nhiều quá trình mới trong xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học là quá trình CANON & ANAMOX. ở đây, trong khuôn khổ thời gian có hạn chúng tôi ở đây chỉ xin trình bày về quá trình Anamox Quá trình oxi hoá amon yếm khí ANAMOX (Anaerobic Ammonia Oxidation) : [15], [16] Quá trình quá trình oxi hoá amoni yếm khí, NO2- đóng vai trò như chất nhận điện tử : PTHH cho tổng hợp quá trình : NH4++NO2- đN2+H2O Nghiên cứu đầu tiên về quá trình oxi hoá amoni hiếu khí là nghiên cứu về vi khuẩn nitrat hoá hơn một trăm năm trước do Winogradsky năm 1890 và một số giải thích hoá sinh của quá trình đã được hai nhà bác học Kluyver và Don ker năm 1926 mô tả. Những vi sinh vật oxi hoá amoni yếm khí đã bị lãng quên suất một thời gian dài Thí nghiệm đầu tiên để xác nhận quá trình oxi hoá amoni yếm khí được trình bày và có bằng sáng chế do Mulder (1992,1995) . Vi sinh vật của quá trình này được xác minh và trong quá trình này nitrit được xem như chất nhận điện tử . Hydroxylamone và hydrazine là những chất trung gian quan trọng . Mặc dù ở gần điều kiện tối ưu nhưng tốc độ phát triển rất thấp ( thời gian tăng gấp đôi lớn hơn 3 tuần ). Vi vậy, người ta sử dụng thiết bị khử amon rất hiệu quả để tạo đủ sinh khối. Hệ thống SBR được lựa chọn cho dự định và được tối ưu hơn nữa cho số lượng nghiên cứu anammox. Sinh khối đã được nuôi trong hệ thống được sử dụng để xác định một vài thông số sinh lý quan trọng . Việc sử dụng môi trường cho sự phát triển hoàn toàn tự dưỡng trong hệ thống SBR cho sự tăng trưởng ổn định và trong điều kiện bền vững . Sinh khối trong dòng này chứa hơn 70% vi khuẩn quan tâm, vi khuẩn lạ được tách ra nhờ quá trình li tâm. Cơ chế của quá trình : thể hiện ở hình 1 II. Hình 1 : Cơ chế của quá trình ANAMOX. Cơ chế hoá sinh của quá trình oxi hoá amoni hiếu khí của vi hkuẩn Nitrosomonas europaea đã được nghiên cứu khá kỹ (Hooper. 1997) với các trọng tâm chính là enzym amoni monooxygenaza và hydroxylamin oxidoreductaza (HAO). Trong thí nghiệm với sự có mặt của amoni, hydroxyl amin, nitrit và hydrazine (N2H4) chất này là chất trung gian quan trọng của quá trình anammox. Nhờ có một lượng nhỏ nitrit (lớn hơn 0,1mg/l) khơi mào cho quá trình oxi hoá amon yếm khí, nitrit nhận 4 điện tử để tạo ra hydroxylamin sau đó hydroxylamin lại kêt hợp với NH3 để tạo ra hydrazine giải phóng ra phân tử khí nitơ và đồng thời sinh ra 4 điện tử để tiếp tục một chu trình mới. hydroxylamin ammoxidans được tìm thấy ở bên trong màng (vùng danh giới) giữa nguyên sinh chất, vùng này chiếm hơn 30% thể tích tế bào, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình dị hoá của B.anammoxidans và vì vậy người ta đặt tên là “anammoxosome” anammoxosome tự nhiên có chứa nhiều enzym phức tạp trong sự làm thay đổi nitrit và hydramine. phương pháp khử Nitơ trong nước thải Phương pháp lý hoá : Phương pháp clo hóa (Breakpoint chlorination) : Quá trình NH4+ được ôxy hoá thành khí N2 bao gồm một chuỗi các phản ứng phức tạp trong đó NH4+ phản ứng với Cl2 tạo thành các sản phẩm trung gian là monochloramin (NH2Cl), dichloramin (NHCl2) và ammonium trichloride (NCl3). Cùng với khí N2, một số dạng ôxy hoá khác của nitơ cũng được tạo thành, chủ yếu là NO3-. Cơ chế thực của các phản ứng này tương đối phức tạp. Phương trình phản ứng clo hóa được đơn giản hoá như sau: 2 NH4+ + 3 Cl2 = N2(k) + 6 Cl- + 8 H+ Theo phản ứng này, cần có 7,6 mg Cl2/mg NH4+-N để ôxy hóa NH4+ thành khí N2. Vì có một phần NH4+ được chuyển hóa thành NO3- và các dạng nitơ ôxy hóa khác nên lượng clo thực tế phải đưa vào thường khoảng 10 mg Cl2/ mg NH4+-N. Một điều quan trọng cần phải chú ý là quá trình clo hóa sinh ra lượng axit đáng kể (axit HCl ) cần phải được trung hòa. Lượng axit này sẽ tiêu thụ độ kiềm với tỉ lệ 10,7 mg CaCO3/ mg NH4+-N. Đối với các nhà máy xử lý nước thải thông thường sử dụng phương pháp clo hóa để xử lý những dòng chứa 20 mg NH4+-N/l cần 152 mg Cl2/l và tiêu thụ 214 mg CaCO3/l. [1] Ưu điểm : +Kiểm soát được quá trình. +Có thể kết hợp được với quá trình khử trùng nước cấp. +Không tốn diện tích mặt bằng. Nhược điểm : +Chi phí vận hành cao vì phải tiêu tốn nhiều Clo (Cl2), tốn nhiều hoá chất để điều chỉnh pH để cho pH >7 (pHopt =7,0 – 7,5). +Trong nước có mặt các chất khử dạng hữu cơ hoặc vô cơ sẽ phản ứng với Cl2 để sinh ra các sản phẩm phụ có hại cho sức khoẻ con người như : hợp chất halogen hữu cơ, thông thường là các trihalomethane như chloroform (CHCl3), ammonium trichloride. Ngoài ra bản thân Cl2 cũng là một khí độc có hại cho sức khoẻ con người. +Không khử được nitơ ở dạng NO2- và NO3- . +Gây ô nhiễm thứ cấp. Phương pháp làm thoáng (air stripping) : Nguyên tắc : Trong nước NH4+ tồn tại cân bằng với bazơ liên hợp của nó là NH3 theo phương trình sau: NH4+ = NH3(l) + H+ (1) pKa = 9,5 NH3(l) lại tồn tại cân bằng với NH3(k) và tuân theo định luật Henry: NH3 (l) ô NH3 (k) (2) Tại pH = 7, hầu như chỉ có NH4+ tồn tại. Khi pH tăng cân bằng trong phương trình (1) sẽ chuyển dịch sang phải, về phía tạo thành NH3. Và khi pH lớn hơn giá trị của pKa (pH > 9,5) lượng NH3(l) sẽ được tạo thành đáng kể, cân bằng trong phương trình (2) sẽ chuyển dịch sang phải, NH3 được giải phóng ra không khí.Trong phương pháp này thường dùng Ca(OH)2 để điều chỉnh pH. Như vậy :Qúa trình khử nitơ bằng phương pháp này bao gồm việc tăng pH của nước để nitơ tồn tại phần lớn ở dạng NH3 (l)(theo phương trình 1) và tăng sự tiếp xúc giữa nước với không khí để tạo điều kiện cho NH3 được giải phóng vào không khí (theo phương trình 2 ). Ưu điểm : +Đơn giản,rẻ tiền và ta có thể kiểm soát được quá trình. +Qúa trình loại bỏ được NH3 mà không tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp trong nước. Nhược điểm: +Quá trình chính để loại nitơ, quá trình chuyển NH3(l) thành NH3(k) lại phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ (khó thực hiện được ở nhiệt độ thấp). +Khi dùng vôi để tăng pH thường tạo cặn bám vào vật liệu lọc làm tăng trở lực quá trình. +Trong nước thải, các hợp chất Nitơ không chỉ tồn tại ở dạng amoni, mà còn tồn tại ở dạng NO3-, NO2-. Chính vì vậy xử lý bằng phương pháp này chưa triệt để . +Quá trình chuyển hoá NH4+ thành NH3(kh) đã làm ô nhiễm không khí. Phương pháp trao đổi ion : Nguyên tắc : Nước cần xử lý được đi qua bề mặt nhựa ,khi đó xảy ra quá trình thế chỗ giữa ion(cần loại bỏ) trong nước vvà ion loại khác trên bề mặt nhựa. Trong thời gian gần đây,người ta đã chế tạo một số loại nhựa trao đổi ion có độ chọn lọc cao đối với hợp chất chứa Nitơ như Clinoptilolit ,.. .Thứ tự chonk lọc trao đổi ion của các ion tuân theo dãy sau: Cs+ > K+ > NH4+ > Sr2+ > Na+ > Ca2+ > Fe3+ > Al3+ > Mg2+ . Ta thấy độ chọn lọc của NH4+ khá cao so với Ca2+ và Mg2+ là các ion thường có mặt trong nước. Phương pháp này được ứng dụng khá rộng rãi trong xử lý nước cấp. Ưu đểm : +Dễ ràng kiểm soát được quá trình. +Vận hành đơn giản. +Hiệu quả cao. +Có thể tái sử dụng nhựa trao đổi ion bằng cách thực hiện quá trình nhả hấp phụ(thường ngâm trong dung dịch muối bão hoà). Nhược điểm : +Chi phí vận hành cao. +Khi tích tụ quá nhiều các cation sẽ làm giảm tốc độ loại bỏ. +Không áp dụng cho nguồn nước có nhiều cặn lơ lửng. Phương pháp sinh học : Người ta thường chia ra làm hai loại : phương pháp xử lý trong điều kiện tự nhiên và phương pháp xử lý trong điều kiện nhân tạo . [2] Phương pháp xử lý trong điều kiện tự nhiên : Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và của nước. Việc xử lý nước thải thực hiện trên các công trình như : cánh đồng lọc, cánh đồng tưới và các hồ sinh học. Dựa vào khả năng tự làm sạch của đất : Quá trình xử lý nước thải thực hiện trên cánh đồng lọc và cánh đồng tưới. Thực chất là khi cho nước thải thấm qua lớp đất bề mặt thì cặn được giữ lại ở đáy,nhờ có oxy và các vi sinh vật hiếu khí mà quá trình oxyhoa được diễn ra. Như vậy sự có mặt của oxy không khí trong mao quản của đất đá là điều kiện cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Càng sâu xuống lớp đất phía dưới lượng oxy cầng ít và quá trình oxy hoá giảm dần. Cuối cùng cho đến một độ sâu mà ở đó chỉ diễn ra quá trình phản nitrat. Thực tế cho thấy quá trình xử lý nước thải qua lớp đất bề mặt diễn ra ở độ sâu tới 1,5 m. Cho nên cánh đồng lọc và cánh đồng tưới thường xây dựng ở những nơi có mực nước ngầm thấp hơn 1.5 m tính đến mặt đất. Dựa vào khả năng tự làm sạch của nước : Cơ sở của pphương pháp là dựa vào khả năng tự làm sạch của thuỷ vực chủ yếu nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thuỷ sinh vật khác mà các chất nhiễm bẩn bị phân huỷ thành các chất khí và nước. Căn cứ theo đặc tính tồn tại và tuần hoàn của các vi sinh vật. Người ta chia ra 3 loại:Hồ hiếu khí, Hồ yếm khí, Hồ tuỳ tiện. Hồ hiếu khí: độ sâu 0,6-1,2m, tải trọng BOD= 300- 500 kg/ha.ngày, cần cấp khí nhân tạo dùng bơm hoặc khuấy cơ học, nếu tải trọng BOD= 100- 220kg/ha.ngày thì không cần cấp khí nhân tạo, nước thải cần xử lý có BOD5<300mg/l thì cấp khí và thời gian lưu nước thải trong hồ là 5-12ngày thậm chí 15ngày không cấp khí ,cung cấp khí 1- 3ngày. Hồ yếm khí: Khả năng tải lớn, xử lý BOD5= 1000- 3000mg/l, tải trọng BOD= 800-4500kg/ha.ngày, độ sâu 2,5- 4,5m( vi khuẩn ưa nóng 55-600c, thời gian lưu 5-50 ngày và hiệu quả xử lý đạt 60-80% vào mùa hạ , đạt 45-65% vào mùa đông Hồ tuỳ tiện: Tác nhân sinh học là vi khuẩn yếm , vi khuẩn khí hiếu, tảo , các quá trình sinh học thường là : yếm khí xảy ra trong nước sâu lớp bùn đáy chuyển các hợp chất phân tử lượng lớn thành các phân tử có phân tử lượng nhỏ (các axit hữu cơ, các chất trung tính, aceton). Quá trình phân giải hiếu khí thường xảy ra trên bề mặt nước mặt, oxi hoá các sản phẩm, các axit hữu cơ, rượu thành CO2, H2O, H2S và NH3. CO2 làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp, tảo đóng vai trò là tác nhân khử CO2 thành O2 cho quá trình oxi hoá và tạo ra sinh khối tảo và có thể xảy ra bùng nổ tảo . Tải trọng BOD của hồ tuỳ tiện là 25-40 kg/ha.ngày có lúc đạt 50-60kg/ha.ngày .Hiệu quả xử lý đạt 70- 95%, thời gian lưu là 5-7 ngày. Thực tế người ta thường sử dụng hồ hiếu khí và hồ tuỳ tiện. Đặc điểm của các hồ này là tảo và các vi sinh vật khác cùng sinh trưởng và phát triển. ở lớp nước trên, các vi sinh vất hiếu khí sẽ sử dụng oxy hoà tan để hô hấp, các chất hữu cơ chứa nitơ sẽ được vi sinh vật oxy hoá thành CO2 , H2O, NH4+, NO3-, NO2-. Các chất này sẽ được tảo sử dụng để tăng trưởng đồng thời giải phóng ra oxy để phục vụ cho hoạt động sống của vi khuẩn. Đây là sự hợp tác có hiệu quả giữa Tảo và vi sinh vật khác. [5] Phương pháp xử lý trong điều kiện nhân tạo : Nguyên tắc là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật như quá trình sinh trưởng, quá trình phát triển, quá trình trao đổi chất mà các chất ô nhiễm sẽ bị chuyển hoá thành các dạng vô hại. Tuy nhiên nó khác với phương pháp tự nhiên ở chỗ : tạo ra điều kiện nhân tạo cho các vi sinh vật hoạt động. Trong thực tế người ta dựa trên cơ sở của quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá, từ đó đưa ra các phương pháp khác nhau để xử lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trinh nitrat hoá và phản nitrat hoá như : nhiệt độ, pH, ... sẽ trở thành các yếu tố công nghệ. Đĩa lọc sinh học. Đĩa lọc sinh học : là một dạng kỹ thuật xử lý hiếu khí. Đĩa lọc gồm một loạt các đĩa tròn, phẳng cùng nắp trên một trục, một phần các đĩa được đặt ngập vào nước và quay chậm. Trong quá trình đĩa quay chậm, các vi sinh vật có trong nước sẽ bám lên bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng và xảy ra quá trình hấp thụ chất ô nhiễm. Phần không bị ngập trong nước thì sẽ diễn ra quá trình oxi hoá bởi oxi không khí làm cho các chất hữu cơ bị phân huỷ và amon bị oxi hoá. Quá trình chính xảy ra là phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ và oxi hoá amon ở phần không bị ngập nước thải. Đường kính đĩa :2á3 m, chiều dày mỗi đĩa :12á20mm, khoảng cách giữa 2 đĩa: 20mm, thời gian lưu : 4á5h. [4] Kỹ thuật bùn hoạt tính : Nguyên tắc xử lý nước thải là chuyển hoá chất ô nhiêm hữu cơ đang hoà tan trong nước thải vào sinh khối vi sinh có thể tách ra khỏi nước được. Khởi đầu từ một con vi sinh vật sinh trưởng do hấp thụ và tiêu hoá chất thải hữu cơ sẽ tăng sinh khối và lượng vi sinh mới lại tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ cho đến khi tất cả chất ô nhiễm hữu cơ này đều bị hấp thụ còn lại nước sạch đã khử chất ô nhiễm. Sinh khối cùng chất thải hữu cơ bị hấp thụ sẽ lắng kết xuống thành lớp bùn đáy và được loại bỏ ra bằng các thiết bị chuyên dụng. Có rất nhiều hệ thống khác nhau sử dụng kỹ thuật này như : hệ thống bể aeroten, hệ thống SBR... Hệ thống SBR được chúng tôi lựa chọn cho phần nghiên cứu trong báo cáo tốt nghiệp nàynên chúng tôi nói sâu hơn về hệ thống này. Hệ thống SBR : SBR là quy trình một bể đơn giản nhất, bao gồm đưa nước thải vào bể phản ứng và tạo ra các điều kiện cần thiết như môi trường anoxic, anaerobic, hay aerobic để cho vi sinh tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước thải. Chất thải hữu cơ từ dạng hoà tan trong nước thải sẽ chuyển vào sinh khối-vi sinh và khi lớp sinh khối vi sinh này lắng kết xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô nhiễm. Chu kỳ xử lý trên lại tiếp tục lặp lại cho một mẻ nước thải mới. Do nắm vững vi sinh-động học và kiểm soát được theo thời gian các phản ứng vi sinh đa dạng cần thiết hệ được thiết kế và lập trình điều khiển tự động bằn PLC (Program Logic Control) giúp cho giải pháp xử lý có tính thực tiễn, linh hoạt, vận hành đơn giản hiệu quả, có độ tin cậy cao, có thể điều chỉnh được chuỗi xử lý và giá thành hợp lý. Xu hướng từ nay đến 2010, SBR sẽ phát triển vượt trội hơn các phương pháp cũ như bùn hoạt tính, vi sinh bán cổ điển do tính linh hoạt đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về các chỉ tiêu môi trường trong thực tế, hệ này sẽ phát huy thêm tiềm năng xử lý khi đồng thời cải tiến các thiết bị chuyên dụng đi kèm. Bảng 1 sau đây sẽ so sánh quy trình xử lý từng mẻ và quy trình xử lý liên tục. II. Bảng 1: So sánh quy trình xử lý từng mẻ và quy trình xử lý liên tục : Thông số Hệ SBR Hệ bùn hoạt tính dòng chảy liên tục (CFS) Nhận xét Khái niệm Chuỗi thời gian trong cùng một bể Chuỗi thời gian trong các bể khác nhau. Chuỗi thời gian có thể thay đổi được trong hệ thống SBR. CFS không có tính linh hoạt này Lưu lượng đầu vào SBR thông thường theo chu kỳ Liên tục Thải ra Chu kỳ Liên tục Có thể thay đổi chu kỳ gạn lắng trong SBR một cách dễ dàng, hơn thế nữa còn có thể giữ lại nước đầu ra cho đến khi đạt được các yêu cầu xử lý đặc biệt. CFS không có tính linh hoạt đó. Tải trọng chất thải hữu cơ SBR thông thường : chu kỳ Liên tục ứng phó được với những thay đổi về tải trọng chất hữu cơ nạp vào bằng cách thay đổi khoảng thòi gian của các chu kỳ. CFS không linh hoạt ứng phó được Sự sục khí Gián đoạn Liên tục SBR có độ linh động cao : cả việc sục khí và khoản thời gian để sục khí có thể thay đổi được. CFS chỉ có thể thay đổi được tốc độ sục khí. Hỗn hợp bùn lỏng Luôn nằm ngay trong bể phản ứng không cần hoàn lưu Hoàn lưu giữa bể phản ứng và bể lắng lọc Không cần các thiết bị lọc phân lớp cuối cùng và các máy bơm bùn hoàn lưu trong hệ SBR. CFS yêu cầu các trang thiết bị nói trên. Việc tách loại SBR thông thường : lý tưởng Không lý tưởng Nhiều hệ CFS cho thấy không thoả mãn yêu cầu vì thiếu các điều kiện lắng lọc lý tưởng trong các bể phân tách. SBR không gặp trở ngại này. Kiểu nạp dong Nạp vào hệ cô lập hoàn toàn Hệ gần được cô lập hoặc bị xáo trộn Điều kiện nạp thành hệ cô lập trong hệ SBR cho phép giảm cấp vi sinh các chất ô nhiễm hữu cơ một cách nhanh chóng (thời gian phản ứng ngắn). CFS : yêu cầu thời gian phản ứng dài hơn. Cân bằng Sẵn có trong nội tại Không có SBR là một bể lý tưởng nều lưu lượng thải và BOD biến động quá lơn. CFS : có thể thất bại ở đây Độ linh hoạt ứng phó Rất đáng kể Có giới hạn Người vận hành có thể thay đổi tù theo thời gian của các chu kỳ, sự sục khí, cách thức khuấy trộn. CFS : có giới hạn ở đây Kích thước bể phản ứng Có thể rộng hơn CFS vì phải cung cấp đủ chỗ cho cả lớp bùn tạo ra Nói chung là nhỏ hơn SBR Mặc dù kích thước bể phản ứng lớn hơn, SBR có thể gọn nhỏ và yêu cầu ít mặt bằng tổng thể hơn vì không cần đến bể lắng lọc và các mày bơm bùn hoàn lưu Vận hành quy trình Tương đối dễ vận hành, đạt hiệu quả do dùng kỹ thuật vi xử lý Tương tự SBR SBR lý tưởng cho các nhà máy nhỏ. CFS áp dụng không thực tế cho các nhà máy nhỏ với các đột biến về lưu lượng thải Thiết bị ít dùng thiết bị cơ học hơn nên dễ vận hành hơn Khá nhiều thiết bị cơ học nên dễ đưa đến một số khó khăn khi vận hành Chất lượng nước sau xử lý Rất tôt trong mọi trường hợp Tốt trong mọi trường hợp Độ linh hoạt đáp ứng sự thay đổi các chỉ tiêu xử lý (tách loại C, N,P) Cực kỳ linh hoạt trong SBR, đạt được do có thể thay đổi chiến lược vần hành hệ (thời gian mỗi chu kỳ, chuỗi các chu kỳ, chuỗi cách thức phối hợp sục khí). Có giới hạn khi so sánh với SBR Các đặc trưng của hệ SBR : Cho phép thiết kế hệ đơn giản với các bước xử lý cơ bản theo quy trình “ Một bể”. Các chu kỳ và khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ có thể điều chỉnh được và là một quy trình thông minh có thể điều khiển tự động bằng PLC. Hiệu quả xử lý có độ tin cậy cao và độ linh hoạt cao vì là quy trình từng mẻ thực sự. Công nghệ kỹ thuật cao, lập trình được và khả năng xử lý vượt mức hứa hẹn hệ và quy trình xử lý bằng vi sinh đầy triển vọng trong tương lai, trong đó có 2 lợi điểm chủ yếu của SBR là: Xử lý từng mẻ, do vậy tránh được yếu tố biến động chảy liên tục. Tính điều khiển được theo thời gian : định được thời gian cần cho mỗi giai đoạn phản ứng vi sinh. Qua so sánh cách xử lý nước thải bằng hệ CAS (bùn hoạt tính thông thường) và hệ SBR c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 32.DOC
Tài liệu liên quan