Luận văn Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn

Đối với tác phẩm của những cây bút mới như Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan, Vương Trí Nhàn

đã tìm ra những nét độc đáo. Hai bài viết “Nỗi buồn đến sớm”và “Mạch sống tự nhiên” [73,

tr.318 -335] đã thể hiện điều đó. Về tác phẩm Phan Thị Vàng Anh, Vương Trí Nhàn nhận xét về nội

dung và nghệ thuật: “cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh là tẻ nhạt”

[73, tr.319] và các nhân vật thì luôn ý thức được “sống”là tham gia một cuộc chơi mà “Luôn luôn

họ biết mình đang chơi, nên không sao có được sự hết mình với cuộc chơi.”[73, tr.324]. Phân tích

một số truyện, Vương Trí Nhàn thấy được nhân vật của Phan Thị Vàng Anh luôn sống trong tâm

trạng chán nản, họ tham gia mọi chuyện một cách gượng gạo, không hi vọng gì; lúc nào họ cũng

cảm thấy cô đơn với những khoảng trống trong tâm hồn; tuy nhiên họ không đến mức buông thả,

phá phách mà vẫn giữ được bản chất của mình. Về hình thức Vương Trí Nhàn kết luận những

truyện của Phan Thị Vàng Anh thường ngắn gọn, trong hai tập truyện “Khi người ta trẻ”(1993) và

“Hội chợ”(1995) thì mỗi truyện “chỉ thu gọn trong dăm ba trang, truyện dài nhất có đủ cả những

bể dâu thay đổi, cũng chỉ kéo dài hơn chục trang”[73, tr.320]. Tác giả không thích nói dài hay với

nội dung như vậy thì chỉ cần một hình thức phù hợp? Phan Thị Vàng Anh không dẫn dắt, không tạo

đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết. Còn giọng

văn của Phan Thị Vàng Anh thì hết sức lạnh lùng:“ đó là cái giọng tự kiềm chế, nói nửa câu lấp

lửng mà đôi lúc như là bi đát, nghẹn ngào”[73, tr.321]. Theo Vương Trí Nhàn chính điều này đã

góp phần tạo nên phong cách riêng của nhà văn.

pdf122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền văn hóa, nhưng vẫn có thể khái quát về nền văn hóa đó sai, nếu thiếu đi một sự linh cảm nó được hun đúc từ cả kinh nghiệm từng trải lẫn tinh hoa của hàng vạn quyển sách” [74, tr.254, 255]. Điểm riêng biệt của Vương Trí Nhàn là ông đã khắc họa thêm một số nét để làm rõ khuôn mặt tinh thần của Đinh Gia Trinh. Nhà phê bình đã thật tinh tế khi nhận ra cách đóng góp của Đinh Gia Trinh có một chỗ khác biệt: “… ông không trực tiếp lăn lộn trong giới cầm bút”[74, tr.258], thế nhưng điều đó lại giúp Đinh Gia Trinh có cái nhìn riêng: “Song để bù lại cái tư thế đứng ngoài nhìn vào lại khiến cho ngòi bút Đinh Gia Trinh được cái hồn nhiên tự nhiên mà không sa vào những thành kiến của người trong cuộc” [74, tr.258]. Và liên hệ với hoàn cảnh của đời sống văn học 1940 – 1945, các nhà phê bình ít được nói tới, Vương Trí Nhàn thấy được Đinh Gia Trinh cũng nằm trong số phận đó: “Trong hoàn cảnh ấy, các tiểu luận và tùy bút của Đinh Gia Trinh, nếu quả thật có rơi vào tình trạng lãng quên, thì cũng không có gì khó hiểu” [74, tr.265]. Về sau, đóng góp của Đinh Gia Trinh và các nhà phê bình khác mới được thừa nhận và coi trọng. Tuyển tập những bài viết của Đinh Gia Trinh đã được tập hợp lại, in thành cuốn sách có tên “Hoài vọng của lý trí”. Những vấn đề mà cách đây hơn 50 năm, Đinh Gia Trinh đặt ra, vẫn có ý nghĩa thời sự và công việc âm thầm, tận tụy của nhà phê bình này, theo Vương Trí Nhàn, có ý nghĩa khuyến khích, động viên những người trí thức trẻ với công việc của mình. Nhìn chung, Vương Trí Nhàn đã phê bình một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn từ trước Cách mạng đến hiện nay. Thông qua những tác phẩm này, chân dung của nhà văn phần nào được thể hiện. Có thể thấy phê bình tác phẩm gắn liền với phê bình tác giả, nhằm khắc họa một cách sinh động về đời sống văn học qua các thời kì. 2.2.2.3. Phê bình vấn đề Bên cạnh phần nghiên cứu về chân dung văn học và các tác phẩm, Vương Trí Nhàn còn nói lên những suy ngẫm về những vấn đề thời sự của văn học, chủ yếu qua các tập sách Những kiếp hoa dại và Chuyện cũ văn chương. Có những vấn đề có ý nghĩa vì nó không chỉ có ích cho các nhà văn và nền văn học mà còn tác động to lớn đến nền văn hóa của cả một dân tộc như: “Một lần bừng tỉnh” [72, tr 106- 110] lý giải về phong trào Đông Kinh nghĩa thục hồi đầu thế kỉ XX, “Quá trình du nhập của một thể tài” bàn vể thể tài tiểu thuyết [74, tr 27-40], “Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học” [74, tr.55- 70] nói về sự ra đời của các thể loại tiểu thuyết và báo chí, “Sự kiện in dấu vào thơ Việt Nam thế kỉ XX” [72, tr.106- 110] giới thiệu về phong trào Thơ mới,… Có nhiều vấn đề gợi mở và tạo cho người đọc cùng suy nghĩ như cuộc sống, trình độ của nhà văn, trình độ văn hoá người tiếp nhận, đời sống văn học hiện nay. Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, đời sống nhà văn hết sức vất vả, họ phải lăn lộn với các báo để kiếm sống. Hiện trạng này đã được Vương Trí Nhàn phân tích cụ thể qua bài viết “Văn chương, đồng tiền và sự kiếm sống” [76, tr. 167- 172], “Vũ khúc không buồn mà tê tái” [72, tr.163- 165]. Là người trong cuộc Vương Trí Nhàn thấy rõ các nhà văn ý thức sâu sắc về nghề nghiệp của mình nhưng nhiều khi không phát huy được tài năng do hoàn cảnh sống nghèo khó; còn nhiều nhà văn không chú tâm trong công việc, chạy theo số lượng tác phẩm, sao chép sáng tác của người khác,… nên tạo ra những tác phẩm kém chất lượng, đủ mọi đề tài, chiếu theo đơn đặt hàng, theo thị hiếu người đọc. Vương Trí Nhàn đã dám thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của thế hệ mình. Nhà phê bình đã đối chiếu với những tấm gương lao động nghiêm túc của các bậc thầy lớp trước như Cao Xuân Huy, Nguyễn Từ Chi, Trần Đình Hượu,… để tự nhận xét về thế hệ mình: “…vừa ham chơi vừa ham danh lợi như phần lớn chúng tôi, làm sao theo nổi? Rồi cứ thế lần lữa qua ngày, tham bát bỏ mâm, sống bằng những quả pháo chuột lẹt đẹt mà không bao giờ có nổi một quả pháo đùng của…cả một đời cầm bút” [76, tr.19]. Hoàn cảnh hiện nay thuận lợi hơn cho việc viết văn với điều kiện in ấn, văn hóa phát triển, tuy nhiên chất lượng sáng tác không được nâng cao vì nhà văn thiếu trình độ, lòng tự trọng và nhất là thiếu những yêu cầu cao về nghề nghiệp. Bên cạnh đó những hiện tượng như những giải thưởng tùy tiện, biên tập sách không nghiêm túc, những nhà văn trẻ được mang danh là trẻ mãi mặc dù gần đến tuổi già,… đều góp phần làm cho văn học không phát triển. Vương Trí Nhàn còn đi sâu vào phân tích về tình trạng “Mặc cảm tha hóa phân thân trong tâm lí người cầm bút” [72, tr.197- 214], “Phê bình trong cơ chế tự thỏa mãn” [72, tr.215- 220]. Phân tích những suy nghĩ của người câm bút, Vương Trí Nhàn đi sâu vào mặc cảm về sự kém cỏi, xa nhân dân, xa thực tế sau khi Cách mạng diễn ra. Họ thành tâm muốn sửa chữa nhưng lại không làm, từ đó họ dần đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình, tạo nên những tác phẩm thiếu giá trị. Thơ thì không có chất lượng: “phần lớn, đó là những thứ hàng tầm tầm, hoặc đôi khi gợi người ta nghĩ tới một thứ quả xanh”[72, tr.224], văn xuôi sai về bố cục, nhân vật, chi tiết,… Trong lĩnh vực phê bình, người viết phê bình thì dễ dãi, khen chê không đúng mức, luôn muốn làm cho người có sách phê bình bằng lòng. Còn nhà văn thì tỏ ý khinh thường người viết phê bình và nghề phê bình. Nguyên nhân mà nền văn học đương thời không có tác phẩm lớn, theo Vương Trí Nhàn là do: “cả ngành chúng ta (chứ không riêng ai) thiếu những tiền đề cần thiết để làm việc. Công tác nghiên cứu văn học cổ quá chậm trễ, không mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt thiếu sự giao lưu thường xuyên và lành mạnh với văn hóa thế giới, nên cách sống, cách làm việc của từng người cũng như cách hoạt động của toàn ngành (tức là trình độ sản xuất) còn ở tình trạng lạc hậu” [72, tr.227] và xã hội thì “vẫn quá dễ dãi, không yêu cầu cao ở văn nghệ”[72, tr. 228]. Như vậy theo Vương Trí Nhàn để văn học phát triển thì phải có một sự thay đổi về mọi mặt, điều này đòi hỏi một quãng thời gian dài và khá nhiều vất vả. Để giải quyết tình trạng này, Vương Trí Nhàn đưa ra những yêu cầu đối với nghề văn để làm cho nghề này trở thành một nghề cao quý. Nhà văn phải luôn biết chăm chút cho ngòi bút của mình, cố gắng hoàn thiện sự nghiệp. Người viết phải luôn trau dồi bản lĩnh, nâng cao kiến thức để hình thành nên những trí thức có cốt cách vững vàng. Và đối với nền văn học thì “việc đào tạo những cây bút làm nghề thực thụ là cách tốt nhất để củng cố cái phong trào mà chúng ta đang dày công lo liệu” [72, tr.184]. Ông còn phê phán chủ nghĩa quan liêu trong văn nghệ hiện nay như nhà văn thích danh tiếng, địa vị, đánh giá tác phẩm văn học theo khuôn khổ. Đối với đời sống khó khăn của nhà văn, Vương Trí Nhàn đã đưa ra một giải pháp thiết thực thông qua lối nói thẳng thắn, thực tế: “Văn chương là cả một sân chơi, rộng rãi: Ai muốn sống theo kiểu lãng tử, gặp đâu hay đấy, xin cứ tiếp tục. Còn với những cây bút nghiêm túc sống chết với nghề, thì việc giúp đỡ cho họ có được mối quan hệ công khai, rành mạch hợp lý… đối với đồng tiền cũng đã đến lúc thành việc cần thiết, vì đấy là tiền đề tốt, để giúp cho họ có thể giải phóng hết tiềm năng sáng tạo vốn có” [76, tr.172]. Như vậy, những câu chuyện mà Vương Trí Nhàn nêu ra trong những tập sách của mình là những điều hết sức quen thuộc nhưng cấp thiết trong văn chương hiện nay. Cái hay ở đây là tác giả biết đan kết, bao quát các chi tiết, sự kiện thành vấn đề, thành tính vấn đề của đời sống văn nghệ. Ông đã sử dụng cách phân tích ngắn gọn, hóm hỉnh, có lúc sắc sảo đến nghiệt ngã. Từ những bài viết của nhà phê bình ta có thể liên hệ và mở rộng tới nhiều vấn đề liên quan đến câu hỏi: Tại sao văn học ta rơi vào tình trạng lúng túng như hiện nay? Và câu trả lời của tác giả là: Hãy bắt đầu bằng cách tự phê phán, phê phán một cách trung thực, nghiêm khắc trước hết với những người trong cuộc. Qua những bài viết của Vương Trí Nhàn về các nhà văn của văn học Việt Nam, ta thấy được những phong cách khác nhau, góp phần làm cho nền văn học thêm phong phú. Mỗi nhà văn, tùy theo hoàn cảnh tính cách và quan điểm nghệ thuật, mỗi người có một cách tồn tại riêng trong văn học. Những tác phẩm của họ cũng là những đứa con tinh thần hết sức độc đáo và có giá trị. 2.3.Nhìn ra thế giới Văn học nước ngoài cũng là một mảng mà Vương Trí Nhàn quan tâm nghiên cứu. Theo Vương Trí Nhàn, để hiểu kỹ về văn học Việt Nam thì phải biết thêm về văn học nước ngoài. Ông đã tự học tiếng Nga, không chỉ tìm hiểu văn học Nga Xô viết mà còn đọc thêm văn học phương Tây. Ông cho rằng: “Chủ đích của tôi là đi vào tìm hiểu ở mức độ nào đó, tư duy văn học trong thế kỷ XX, một điều mà khi lớn lên, chỉ đọc sách vở trong nước, bọn tôi không thấy nói tới” (Lời dẫn tập Ngoài trời lại có trời) [71, tr.5]. Ông đã dành một tập sách Ngoài trời lại có trời để phê bình về văn học nước ngoài (374 trang). Ngoài ra Vương Trí Nhàn còn viết một số bài trong tập Những kiếp hoa dại về hai tác giả Dostoievski và Paoutovski (12 trang). Tổng cộng là 386 trang. Trong đó ông chủ yếu tìm hiểu về văn học Nga – Xô viết và văn học phương Tây, về tác giả và tác phẩm. Bên cạnh đó, ông còn phê bình một loạt vấn đề về văn học, báo chí,… lúc bấy giờ. Qua những trang viết của Vương Trí Nhàn, người đọc cảm nhận được một cách nhìn mới về các tác giả nổi tiếng. 2.3.1. Phê bình văn học Nga – Xô viết Văn học Nga –Xô viết thế kỉ XX khá phát triển với khối lượng tác giả, tác phẩm đồ sộ. Nền văn học này đã ảnh hưởng nhiều đến văn học Việt Nam thông qua những tác phẩm dịch. Vương Trí Nhàn đã nghiên cứu khá kĩ về những tên tuổi nổi tiếng như Dostoievski, Tchékhov, Paoutovski, Ehrenbourg, ngoài ra còn một số tác giả khác như Meyerhold, A. Kron. 2.3.1.1. Phê bình tác giả Về tác giả của văn học Nga – Xô viết, Vương Trí Nhàn phê bình hai tác giả là Dostoievski và Meyerhold. Với Dostoievski, nhà phê bình dành hai bài viết, đó là “Dostoievski và việc đào sâu vào những bí ẩn tâm lý” [72, tr.77 – 81] và “Một hồ sơ nhỏ về Đốt” [71, tr.11 – 31]. Dostoievski là nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học thế giới. Tuy nhiên, đến năm 1983, tác phẩm của Đốt (Vương Trí Nhàn gọi tắt) mới đến được với đông đảo người đọc. Dù vậy, nhiều nhà văn nước ta đã tìm đọc tác phẩm của Đốt và chịu ảnh hưởng của nhà văn này. Viết về Đốt, trong tập Ngoài trời lại có trời, Vương Trí Nhàn đã dựa vào những ý kiến của nhà văn này về nghề văn. Đặc biệt nhà phê bình đã đúc kết nhiều nhận định về Đôt của các nhà văn, nhà phê bình như M. Bakhtin, Dreprov, Seleznev, A. Camus, A. Gide,… Vương Trí Nhàn còn đi sâu vào mối quan hệ giữa Dostoievski và Tolstoi để có thêm những cách đánh giá nhiều chiều về Dostoievski . Vương Trí Nhàn nhận định: “… về căn bản, Đốt vẫn là một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” [72, tr.77]. Như nhiều nhà phê bình khác, Vương Trí Nhàn đã nêu được một số đặc điểm về quan niệm con người trong tác phẩm của Dostoievski như : trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến chuyển, Dostoievski đã sáng tạo ra những hình tượng đầy tính kịch: “Khía cạnh thấy rõ nhất của con người được miêu tả trong Đốt: Con người ở đây tranh cãi xung đột với nhau không phải vì những chuyện lặt vặt, rời rẽ, mà vì những vấn đề cơ bản của đời sống” [71, tr.19]; Đốt luôn đặt nhân vật trong những tình huống gây cấn và nhân vật phải giữ được tư tưởng của mình: “Đốt mô tả một cách hết sức tường tận bộ máy hoạt động tinh thần của các cá nhân đó trong những bước ngoặt. Ông nói rõ: “Sự cải tạo hoàn cảnh đòi hỏi phải tự gạn lọc, nói chung cá nhân phải biết nói sự thật về chính mình, biết cả quyết nhìn mình một cách tỉnh táo” [71, tr.20]; hình ảnh con người được miêu tả trong tác phẩm của Đốt còn là con người tự nhận thức: “Nghệ thuật của Đốt cuối cùng tìm cách tác động tới con người thông qua việc tự đánh thức nhu cầu tự nhận thức ở họ” [71, tr.24]. Theo Vương Trí Nhàn, tiếp tục Puskin và Gôgôl, Dostoievski triển khai hình tượng “con người nhỏ bé” trong văn học Nga. Ông không chỉ miêu tả cuộc sống khốn khổ của những người dân lao động bần cùng, mà còn khám phá một cách đầy đủ hơn thế giới tinh thần của họ. Nhân vật của Dostoievski luôn chịu sự đau khổ, dằn vặt về tinh thần; luôn trăn trở về thân phận và vị trí của mình trong thế giới. Và Vương Trí Nhàn cho rằng chính cái thế giới bên trong đó đã tạo nên giá trị nội dung độc đáo cho các tác phẩm của Đốt: “Tính kịch độc đáo trong các nhân vật của Đốt là ở chỗ bên trong mình con người va chạm với những trăn trở rất bi thảm” [71, tr.24]. Về cách tân nghệ thuật, mà cũng là về cách nhìn thế giới, Vương Trí Nhàn khẳng định Đốt có nhiều đóng góp: “Với Đốt, cuộc đời là đầy bóng tối, và viết nghĩa là sự đột nhập vào thế giới của những bí ẩn đó” [71, tr.27]; Đốt đi sâu tìm hiểu những bí ẩn của nhân vật, của cuộc sống và muốn người đọc cùng đồng cảm với ông. Nhìn chung qua các bài viết về Dostoievski, ấn tượng sâu sắc mà Vương Trí Nhàn để lại cho người đọc là những nhận xét tài tình của ông về nội dung tác phẩm của Đốt, ví dụ như“Chỉ có điều thú vị là sau khi đọc Đốt, nhiều người nhận là bắt đầu thấy những sự việc, những con người bình thường chung quanh mình đều hiện ra với vẻ khác thường như vậy, chẳng qua lâu nay mình không nhận biết ra đấy thôi. Cũng như các nghệ sĩ lớn, tài năng của Đốt là ở chỗ buộc chúng ta nhìn cuộc đời theo cách mà ông đề nghị” [72, tr.80]. Meyerhold là một tác giả sân khấu của Nga vào thế kỉ XX, song cũng rất gần gũi với văn học. Vì vậy, Vương Trí Nhàn đã đưa bài viết về tác giả này vào tập sách Ngoài trời lại có trời. Vương Trí Nhàn khẳng định đây là “một nghệ sĩ tiêu biểu cho sự phát triển của nghệ thuật sân khấu Xô viết hơn nữa thế kỉ vừa qua” [71, tr.57] và đóng góp của Meyerhold là ở chỗ: “Ngay từ trước Cách mạng Tháng Mười, Meyerhold đã thành công đáng kể trong việc tìm tòi những hình thức sân khấu mới để vừa mở rộng thêm khả năng phản ánh hiện thực, vừa phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của khán giả trong thế kỷ này” [71, tr.58]. Ông đã có nhiều cách xử lý khá mới mẻ về hình ảnh sân khấu, nhằm nhấn mạnh cái nhìn của người nghệ sĩ với cuộc sống. Phê bình một tác giả sân khấu, Vương Trí Nhàn đi sâu vào cách thức làm việc của ông cùng với những thành công mà ông đạt được, những tính cách đặc biệt có ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Về hình tượng vở diễn và hình tượng nhân vật, Meyerhold chăm chú vào việc: “… tập trung lo sao toàn bộ vở diễn hiện ra như một hình tượng thống nhất, ở đó, cái tính cách mà người ta thấy rõ hơn cả là con người nồng nhiệt, sôi nổi của tác giả” [71, tr.59],“Ông còn đưa ra một cách hiểu mới về hình tượng, không như cách thông thường vẫn được mọi người công nhận” [71, tr.60]. Phương thức tạo hình nhân vật không chỉ thể hiện ở lời nói, cách ăn mặc mà còn có những cách biểu hiện như: Cách nhân vật xuất hiện, dùng nhiều nghệ sĩ khác nhau để đóng vai nhân vật nào phức tạp,… Đối với Vương Trí Nhàn, tất cả những điều này tạo nên tính cách nhiều nghĩa của hình tượng nhân vật, thu hút người xem và mở rộng suy nghĩ của họ. Về tổ chức hành động trên sân khấu, Vương Trí Nhàn đã rút ra được đặc điểm của con người Meyerhold: “Qua những cách mà Meyerhold thực hiện, người ta thấy hiện lên hình ảnh một người quyết đi đến cùng trên con đường mình đã lựa chọn” [71, tr.62]. Những cải cách về mối quan hệ giữa sân khấu và khán giả; mỹ thuật sân khấu,… đã tạo nên thành công cho những vở diễn của ông. Phần cuối cùng, về đặc điểm con người Meyerhold, Vương Trí Nhàn đã nêu một số ý về hoàn cảnh sống, tính cách, thái độ sống,… của Meyerhold, trong đó nổi bật nhất là “thái độ không bao giờ tự bằng lòng mình” [71, tr.75], “sự nồng nhiệt, khát vọng thường xuyên muốn làm việc cho sân khấu và thức tỉnh những người khác cùng làm việc cho sân khấu” [71, tr 79]. Và cảm nhận độc đáo của Vương Trí Nhàn ở đây, cũng là dự cảm chung của những nhà văn, nghệ sĩ Nga: “… hình như ở đây, cái sân khấu rất mới mẽ của Meyerhold hôm nay (tức là những năm 30), những biến chuyển lớn lao của nghệ thuật sân khấu thế kỉ XX đang được khởi động” [71, tr.77]. Thông qua những bài viết của mình, Vương Trí Nhàn đã khắc họa nên chân dung tinh thần của những nghệ sĩ Nga. Qua đó thể hiện những cảm nhận khá sâu sắc. 2.3.1.2. Phê bình tác phẩm Trong Những kiếp hoa dại và Ngoài trời lại có trời, Vương Trí Nhàn đã phê bình tác phẩm của một số tác giả như: Tchékhov, Paoutovski, A. Kron, Ehrenbourg. Về tác phẩm Tchékhov, Vương Trí Nhàn có bài “Chất nhân bản trong Tchékhov” – lời giới thiệu Tuyển tập Tchékhov, NXB Văn học, năm 1997 [71, tr.32-56]. Lý do Vương Trí Nhàn chọn tác phẩm của tác giả này vì “Tchékhov là một trong những nhà văn làm nên vinh dự cho văn học Nga thế kỉ XIX”, “Tchékhov dần dà trở nên một nhà văn cổ điển được đọc nhiều nhất trong thế kỉ XX” [71, tr.32-33]. Trong bài viết này, Vương Trí Nhàn chủ yếu đưa ra những nhận định của bản thân và một số ý kiến của các tác giả khác, kết hợp với việc liên hệ những hoàn cảnh lịch sử mà nhà văn sống để lý giải. Thứ nhất đối với nhân vật của Tchékhov, Vương Trí Nhàn chỉ rõ: “Các nhân vật của Tchékhov thường có một cuộc sống hàng ngày bình lặng gần như tẻ nhạt” [71, tr.34]. Nhà phê bình thấy rằng họ là những con người bình thường trong đời sống hàng ngày; nhà văn không nói chuyện ai xa lạ, đây chỉ là những chuyện đường phố, chuyện trong làng ngoài ngõ, chuyện trong gia đình,… ;tuy nhiên những nhân vật này rất có ý nghĩa với người đọc: “Có điều đằng sau cái vẻ nhì nhằng, lặt vặt, xô bồ, thầm lặng, cuộc đời của các nhân vật trong truyện Tchékhov không vì thế mà kém bi thảm, do đó kém đi cái chất người, nó là cái mà người đọc bình thường khi trông chờ, mỗi khi tiếp xúc với trang sách” [71, tr.34]. Một số truyện ngắn của Tchékhov như “Nỗi đau”, “Khóm phúc bồn tử”, “Người trong bao”,… đã thể hiện rõ điều này. Có những nhân vật đã đánh mất bản chất tốt đẹp của mình, kiếp người trở nên hết sức vô vọng và bi đát. Vương Trí Nhàn khám phá rằng nhân vật Tchékhov có một đặc điểm riêng mà chỉ họ mới có, đó là: “… họ thường không có ý thức đầy đủ về trạng thái nhân thế ở họ, chất người của họ, cũng như không làm chủ nổi cả cách suy nghĩ và hành động của bản thân” [71, tr.38]. Các nhân vật thường bị hoàn cảnh chi phối, những thói xấu xa tự hình thành và họ không thể hiểu được và dứt bỏ được, thế nhưng các nhân vật của Tchékhov lại có sức hấp dẫn riêng: “Các nhân vật của ông lại có những cái cố chấp, cái sự chậm chạp trong phản ứng, cái sức ì khiến họ trở nên đáng yêu. Nói cách khác, bất chấp sức ép của hoàn cảnh, cái chất người của họ vẫn bền vững đến khó hiểu” [71, tr.40]. Thứ hai, theo Vương Trí Nhàn thế giới mà Tchékhov phản ánh là “ một thế giới khá rộng rãi” [71, tr.43], truyện Tchékhov là bức tranh liên hoàn gồm những mảng nhỏ hợp lại dựng lên toàn cảnh xã hội Nga trong những năm cuối thế ki XIX. Đọc mỗi tác phẩm của ông, người ta thêm chán ghét cuộc sống tầm thường, đê tiện, làm cho con người mòn mỏi, u mê, bệnh hoạn. Thứ ba, Vương Trí Nhàn khẳng định tư tưởng và hình thức của tác phẩm Tchékhov: “Tchékhov là nhà văn nghĩ nhiều bằng sự kiện, chi tiết, hơn là bằng bản thân những suy nghĩ về cuộc sống ấy”, “ở Tchékhov, tư tưởng nếu có, thường tồn tại một cách tự nhiên” [71, tr.51]. Truyện Tchékhov rất độc đáo về phương diện chi tiết, ít biến cố nhưng có sức ám ảnh, khơi gợi lớn. Đằng sau những bức tranh về cuộc sống là cả những vấn đề về đạo đức triết học, những suy tư lớn lao, những khát vọng cháy bỏng về số phận nhân dân, tương lai đất nước. Nhìn chung, qua bài phê bình về Tchékhov, điểm độc đáo của Vương Trí Nhàn là ông đã phát hiện ra chất nhân bản trong truyện ngắn của Tchékhov: chủ nghĩa nhân đạo của Tchékhov đã gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh con người “giúp họ vượt lên cái tầm thường của đời sống hàng ngày, tránh được sự ăn mòn của thói quen dung tục” [71, tr.57]. Về tác phẩm Paoutovski, Vương Trí Nhàn có bài viết “Paoutovski, sự thân tình không bao giờ cũ” in trong tập Những kiếp hoa dại (tr. 82 – 87). Đây là nhà văn được bạn đọc Việt Nam yêu mến nhất trong mấy chục năm qua, là một trong những nhà văn nổi tiếng của văn học Nga thời kì Xô viết. Vương Trí Nhàn đã dựa vào một số tác phẩm truyện ngắn, bút kí của Paoutovski để rút ra những nhận định cơ bản. Trong văn xuôi của Paoutovski, không có những sự kiện lịch sử to lớn mà chỉ có hình ảnh con người và thiên nhiên, nghệ thuật: “Điều ông bận tâm hơn cả là cuộc sống tinh thần của riêng mình và những người như mình” [72, tr.83]. Truyện và bút kí của Paoutovski có vẻ đẹp tao nhã, tinh tế mà giàu chất nhân bản. Chất cổ điển thanh thoát này mãi cần thiết cho đời sống tinh thần của chúng ta. Bên cạnh đó, Vương Trí Nhàn có những nhận xét tinh tế, đầy khám phá như: “Đứng về phương diện nào đó mà nói, con người hiện lên qua văn xuôi Paoutovski là một thực thể rắc rối, phiền toái. Song, nhờ sự vững chắc của kiến thức và cả nhãn thức của tác giả, sự rắc rối phiền toái ấy lại hiện lên như một vẻ đẹp đầy hấp dẫn” [72, tr. 84]. Và theo Vương Trí Nhàn, hình ảnh nhà văn hiện lên qua những tác phẩm là “một con người vừa sợ hãi phải đối diện với sự trần trụi của thế giới, vừa không bao giờ từ bỏ nỗi niềm ngạc nhiên và cả tấm tình say đắm, muốn mở rộng mọi cảm giác để nắm bắt thế giới đó” [72, tr.84-85]. Vì thế, văn Paoutovski đượm chất mơ mộng, bàng bạc khắp những trang viết. Về tác phẩm Ehrenbourg, Vương Trí Nhàn phân tích tiểu thuyết Bão táp và tập hồi kí Con người, năm tháng cuộc đời trong bài viết “Ehrenbourg và những người cùng thời” [71, tr.81-96]. Ở đây nhà phê bình đã tìm hiểu những nét chính về tiểu sử nhà văn kết hợp với những ý kiến của nhà văn, từ đó phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Vương Trí Nhàn thấy rằng Ehrenbourg đã sống một cuộc đời gắn với những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, ông là người “nhạy cảm, hay suy nghĩ, chịu tiếp nhận cái mới và sẵn sàng tranh đấu cho niềm tin của mình một cách nồng nhiệt” [71, tr.82]. Vào những năm đại chiến thế giới thứ hai, ông đã tham gia hoạt động mạnh mẽ, đã đối diện với mọi nỗi đau khổ do chiến tranh gây ra, đó là những điều kiện để ông viết cuốn tiểu thuyết Bão táp. Đi sâu vào phân tích tác phẩm, Vương Trí Nhàn chỉ ra rằng tác phẩm với nhiều nhân vật, nhiều tình tiết khác nhau đã giúp người đọc hình dung toàn bộ một cuộc chiến tranh – một sự kiện lớn lao có thể người ta đã trải qua nhưng chưa có dịp hiểu hết, “Bão táp” còn thể hiện cách cảm nhận về chiến tranh riêng biệt của Ehrenbourg, nêu lên suy nghĩ về ý nghĩa và tác động của nó đối với con người. Ở mặt này, Vương Trí Nhàn đã phát hiện một cách sâu sắc: “Theo như cách miêu tả của Ehrenbourg, thắng lợi của chiến tranh chống phát xít chính là thắng lợi của những yếu tố nhân bản tốt đẹp trên mọi thú tính quái gở, thắng lợi của văn hóa đối với tất cả những gì là phản văn hóa” [71, tr.89]. Và theo ông, tác phẩm còn có giá trị ở chỗ bên cạnh những sự kiện, những trang văn xuôi ở đây vẫn có một mạch trữ tình kín đáo, góp phần tạo nên sự đồng cảm nơi người đọc. Còn tập hồi kí “Con người, năm tháng cuộc đời” thì bao quát “cả một quang cảnh rộng lớn của đời sống văn hóa thế kỷ” [71, tr.92]. Tập sách đã vẽ nên những chân dung của nhiều nhà văn nổi tiếng của Nga và phương Tây; qua đó Ehrenbourg phát biểu suy nghĩ của mình, từ từ phác họa chân dung của chính mình. Cảm nhận riêng của Vương Trí Nhàn về tập hồi ký là ở chỗ: “Nó cho ta thấy một sự thực là giữa cuộc sống đầy biến động hôm nay, làm một nghệ sĩ – hơn nữa một nghệ sĩ chân chính, có tư cách – là khó khăn như thế nào, nhưng cũng thú vị như thế nào!” và “…tác phẩm cuối cùng của Ehrenbourg thấm nhuần một lòng tin bền chắc vào sức mạnh của con người (đặc biệt là sức mạnh trí tuệ của họ) và khả năng của con người trong việc hiểu biết thế giới hiện đại” [71, tr.95]. Chính vì thế, tác phẩm đã khẳng định được giá trị của nó và được coi là tác phẩm quan trọng nhất trong cuộc đời Ehrenbourg. Cuối cùng là tiểu thuyết “Thao thức” của A. Kron, đây là tác phẩm tạo nên dư luận sôi nổi trong những năm tám mươi của thế kỷ XX trong văn học Xô viết. Bài viết “Những thao thức mang tính cách dự cảm” trong Ngoài trời lại có trời ( tr. 97-112) là lời giới thiệu cho bản dịch tác phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, từ thế kỷ XIX trở về trước, thông thường hình tượng của nhà bác học được miêu tả trong văn học rất đơn giản về mặt nội tâm, còn với “Thao thức” thì Vương Trí Nhàn khẳng định: “Đúng với tư cách một nhà văn chân chính, Kron biết chỉ ra cho chúng ta thấy cả một thế giới cực kỳ phức tạp” [71, tr.101]. Vương Trí Nhàn cho rằng dụng ý của Kron không phải là miêu tả một cách cụ thể về nghề làm khoa học mà đó chỉ là một nguyên cớ “để giúp chúng ta hiểu sâu một phương diện nào đó của nhân loại và bản chất từng người” [71, tr.102]; thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc cũng như ước muốn của con người là “làm sao để cuộc sống xã hội ngày càng công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN066.pdf
Tài liệu liên quan