Luận văn Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỤC LỤC

Mục Nội dung Trang

Phần mở đầu

Những vấn đề chung về Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Tổng quan về Kiểm toán Nhà nước

Đặc điểm và vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới

 

Thực trạng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước ở nước ta

Thực trạng 15 năm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay

 

Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Những quan điểm về nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Những giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kết luận

Danh mục các công trình khoa học đã công bố

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục 1

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọp báo công bố kết quả kiểm toán năm, Kiểm toán Nhà nước còn công bố kết quả của cuộc kiểm toán thông qua các hình thức họp báo hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử và Tạp chí Kiểm toán theo quy định. Việc công bố công khai kết quả kiểm toán đảm bảo đúng pháp luật, không có sai sót, có tính định hướng là một hoạt động nổi bật của Kiểm toán Nhà nước từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Việc công khai này đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của dư luận và công chúng, qua đó vị thế và vai trò của Kiểm toán Nhà nước được nâng cao hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng kiểm toán, chất lượng quản lý ngân sách. Công khai kết quả kiểm toán là một trong những điều kiện để nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị được kiểm toán trong quản lý tài chính ngân sách và cũng là điều kiện để nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động kiểm toán. b) Về cung cấp kết quả kiểm toán Các báo cáo kiểm toán định kỳ, đột xuất đều được báo cáo, gửi, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn vị được kiểm toán v.v…theo quy định của pháp luật. Đồng thời với báo cáo kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước còn gửi công văn tới các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan hữu quan để thông báo và đề nghị thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Vì vậy, việc thực hiện và báo cáo, tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng đi vào thực chất và nề nếp hơn. Các báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đều được gửi đầy đủ và kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện Thông tư liên tịch (tháng 11/2007) về trao đổi, quản lý, sử dụng thông tin dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, hàng quý Kiểm toán Nhà nước cung cấp kết quả kiểm toán cho Thanh tra Chính phủ. Kiểm toán Nhà nước đã chuyển nhiều hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân cho cơ quan điều tra, kiểm tra Đảng, Thanh tra Chính phủ và thanh tra của các bộ, ngành để điều tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; chủ động hoặc cung cấp theo yêu cầu kết quả kiểm toán cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương. Kiểm toán Nhà nước cũng cử nhiều lượt cán bộ cấp vụ, cấp phòng tham gia có hiệu quả các đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Đảng và Nhà nước theo yêu cầu. 2.2.1.5. Đánh giá chung về các thành tựu Tổng hợp kết quả kiểm toán 15 năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính với tổng số tiền 56.412 tỷ đồng, trong đó tăng thu về thuế và các khoản thu khác 14.858 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 7.838 tỷ đồng, ghi thu - ghi chi để quản lý qua ngân sách nhà nước 12.747 tỷ đồng và kiến nghị xử lý tài chính khác 20.969 tỷ đồng. Tính riêng 05 năm gần đây, đã kiến nghị xử lý tài chính 46.455 tỷ đồng, bằng 82,3% tổng số kiến nghị xử lý tài chính trong cả 15 năm, trong đó tăng thu về thuế và các khoản thu khác 10.020 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 6.465 tỷ đồng, ghi thu - ghi chi để quản lý qua ngân sách nhà nước 9.002 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 20.968 tỷ đồng; bình quân 01 đồng ngân sách nhà nước cấp cho Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 58 đồng, gồm thu về cho ngân sách nhà nước được 36 đồng và giảm chi cho ngân sách nhà nước 22 đồng [21, tr.70]. Chỉ tính riêng trong hai năm 2007 và 2008, thông qua hoạt động kiểm toán đã kiến nghị xử lý về tài sản và phát hiện dấu hiệu tham nhũng cụ thể: - Về tài sản năm 2007, qua kiểm toán đã phát hiện việc sử dụng ô tô vượt định mức như: Lạng Sơn 37 xe, Bắc Cạn 07 xe, Kiên Giang 03 xe, Bộ Nội vụ 08 xe...Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 167 xe ôtô, 159 xe máy, 01 tàu công tác; kiến nghị thu hồi 753 ha đất, trong đó: giao sai đối tượng 226,2 ha và vượt định mức 526,8 ha; thu hồi để thanh lý theo quy định 01 trạm biến áp 160 KVA. - Kết quả phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua hoạt động kiểm toán đã đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý, chuyển 10 hồ sơ cho các cơ quan chức năng xem xét xử lý, cụ thể như sau: + Chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra 03 hồ sơ, gồm: Dự án phát triển hạ tầng Bắc Thăng Long - Vân Trì; Đề án 112; Công ty Thương mại và đầu tư phát triển nhà Hà Nội - Tổng công ty Du lịch Hà Nội. + Chuyển cơ quan thanh tra các bộ kiểm tra, làm rõ 05 hồ sơ, gồm: Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Nông nghịêp và phát triên nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hội Nông dân Việt Nam (Kiến nghị Bộ Xây dựng); Tổng cục Hải quan. + Chuyển cơ quan thuế xem xét xử lý 02 hồ sơ: Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng; Tổng Công ty Công nghiệp Bao bì Liksin- TP Hồ Chí Minh. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị huỷ bỏ, sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp thực tế. Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến nay đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 109 văn bản, sửa đổi, bổ sung 25 văn bản (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư…). Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước đã đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật Ngân sách nhà nước 1996, 2002, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật cán bộ, công chức... Đây là những đóng góp thiết thực của Kiểm toán Nhà nước với chức năng tư vấn của cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước. Kết quả kiểm toán được ghi nhận không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước, mà thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước còn giúp các cơ quan nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách; giúp các đơn vị được kiểm toán nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính để khắc phục những yếu kém, sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản và từng bước hoàn thiện hơn công tác quản lý, bảo đảm sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia hiệu quả hơn. Kiểm toán Nhà nước cũng đã cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý và điều hành ngân sách cùng nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ tài chính góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, minh bạch và lành mạnh nền tài chính quốc gia. Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng nghiên cứu, xây dựng, ban hành và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán như hệ thống các chuẩn mực kiểm toán, các quy trình kiểm toán, quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước, quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán và đặc biệt là hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán nhà nước trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Những văn bản này đã đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước từng bước đi vào chính quy, hiện đại. Kiểm toán Nhà nước đã thiết lập và không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế song phương với cơ quan Kiểm toán Nhà nước của hơn 20 nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Những kết quả của hoạt động kiểm toán trong 15 năm qua trên các mặt đã chứng tỏ vai trò quan trọng của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2.2.2. Những hạn chế trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, minh bạch hóa nền tài chính quốc gia, song trước yêu cầu ngày càng cao, nhất là trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hoạt động kiểm toán nhà nước cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau: 2.2.2.1. Về quy mô hoạt động kiểm toán Quy mô hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước còn rất hạn chế so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước là rất lớn, nhất là lĩnh vực kiểm toán ngân sách. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước cũng đều phải được kiểm toán. Thực tế, các đơn vị được kiểm toán trong những năm gần đây tuy đã tăng dần, nhưng mới chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số các đối tượng thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (năm 2007 và 2008, Kiểm toán Nhà nước mới chỉ kiểm toán được 50% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 30% số bộ, cơ quan trung ương, nhưng trong mỗi tỉnh (bộ) chỉ kiểm toán được khoảng 50% số huyện (đơn vị dự toán trực thuộc bộ) và mỗi huyện chỉ kiểm toán được khoảng 2 đến 3 xã, chưa nói đến các đơn vị được kiểm toán lại tiếp tục chọn mẫu kiểm toán...) do thực lực của Kiểm toán Nhà nước chưa đáp ứng được. 2.2.2.2.Chất lượng và tiến độ kiểm toán Chất lượng kiểm toán và tiến độ kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể: - Về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ: Báo cáo kiểm toán còn nặng về phát hiện sai sót, chưa xác nhận được tính đúng đắn tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; khen ít chê nhiều; khen chê đôi lúc còn chung chung; còn hiện tượng ngại va chạm, thiếu cương quyết; các vấn đề tư vấn chưa thật gắn với đời sống kinh tế - xã hội và những vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay. - Về kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp các vấn đề bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội về những hiện tượng tiêu cực xẩy ra trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhất là vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; hiệu quả công tác giám sát hoạt động kiểm toán còn thấp, hiện tượng yêu sách, nhũng nhiễu các đơn vị, đối tượng được kiểm toán đôi lúc vẫn còn xảy ra, chưa được khắc phục triệt để... - Việc chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương mới chỉ là bước đầu; quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ chế thực hiện và hạn chế nguồn nhân lực cũng như phương pháp chuyên môn nghiệp vụ... - Thời gian lập, phát hành báo cáo kiểm toán đã có tiến bộ nhiều, song nhìn chung còn chậm, chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Theo quy định, Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán phải được phát hành chính thức chậm nhất là 45 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế trong ba năm qua kể từ khi Luật Kiểm toán có hiệu lực thi hành vẫn còn tình trạng phát hành Báo cáo kiểm toán chậm, thậm trí có cuộc kéo dài đến 75 ngày do không tuân thủ đúng Luật và quy trình kiểm toán, đây là vấn đề cần được khắc phục. 2.2.2.3. Về hiệu lực kiểm toán Hiệu lực kiểm toán chưa cao, trong thời gian qua vẫn còn nhiều đơn vị không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Chất lượng công tác quản lý tài chính, ngân sách, tiền và tài sản nhà nước chưa được củng cố và hoàn thiện một cách tương xứng ở các đơn vị sau khi được kiểm toán. Các sai phạm, tiêu cực, lãng phí vẫn tiếp tục xảy ra và cá biệt có trường hợp niên độ kiểm toán sau sai phạm nhiều hơn niên độ kiểm toán trước. Hoạt động kiểm toán chưa phát hiện được nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng để chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hàng năm bình quân chỉ đạt 70% do nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán kém. 2.2.3. Một số nguyên nhân của hạn chế, bất cập Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như sau: 2.2.3.1. Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ - Kiểm toán Nhà nước là cơ quan mới, chưa có tổ chức tiền lệ ở nước ta. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước chưa được quy định trong Đạo luật cơ bản (Hiến pháp) như hầu hết các nước trên thế giới (do Kiểm toán Nhà nước thành lập năm 1994 khi Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua năm 1992; đồng thời lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2002 chỉ đặt ra đối với những vấn đề hết sức cần thiết và đã rõ). Đây là bất cập lớn nhất hiện nay của Kiểm toán Nhà nước. - Do chưa được quy định trong Hiến pháp nên hiện nay còn tình trạng không tương thích giữa Luật Tổ chức quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ với Luật Kiểm toán nhà nước (chẳng hạn Luật Kiểm toán nhà nước nêu rõ Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sau khi có sự thống nhất của Thủ tướng chính phủ, nhưng cả Luật Tổ chức quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ không đề cập đến quy định này). Mặt khác, việc quy định các vấn đề khác của Kiểm toán Nhà nước trong các luật có liên quan (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Cán bộ, công chức...) là rất khó khăn. Hệ thống luật pháp quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính với Kiểm toán Nhà nước và các loại hình kiểm tra khác của nhà nước chưa được phân định một cách hợp lý và rõ ràng, nhất là Luật Tổ chức quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ...chưa tương thích với Luật Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó, việc chưa có chế tài đối với các đơn vị không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực kiểm toán. 2.2.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm toán hiện nay của Kiểm toán Nhà nước còn rất thiếu thốn và lạc hậu, công suất trụ sở Kiểm toán Nhà nước ở Trung ương trên thực tế đã khai thác gấp 2 lần so với thiết kế, không có đủ chỗ làm việc tối thiểu. Hầu hết Kiểm toán Nhà nước khu vực chưa có trụ sở riêng, còn phải đi thuê rất tạm bợ (chỉ có 03/09 Kiểm toán Nhà nước khu vực đã có trụ sở ổn định). Phương tiện phục vụ cho công tác kiểm toán còn thiếu, như: ô tô, máy tính, các phương tiện kỹ thuật đặc chủng phục vụ cho kiểm toán dự án đầu tư; hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp kém; kinh phí được cấp hàng năm còn hạn hẹp nên ít nhiều còn phải trông chờ vào sự trợ giúp của đơn vị được kiểm toán nên đã phần nào làm hạn chế tính độc lập, khách quan của Kiểm toán Nhà nước và gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt là việc áp dụng các phần mềm kiểm toán cho kiểm toán viên hầu như chưa được đầu tư để trang bị cho hoạt động kiểm toán nên các phương pháp kiểm toán chủ yếu là thủ công. 2.2.3.3. Nhận thức về Kiểm toán Nhà nước Hiện nay, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước chưa đầy đủ và toàn diện, thậm chí còn có nhận thức sai lệch, không đúng đắn về vị trí pháp lý, tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nhà nước, không chỉ trong xã hội mà ngay cả đối với không ít tổ chức, cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Điển hình là năm 2002 khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Kiểm toán Nhà nước đề nghị bổ sung quy định về kiểm toán nhà nước để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống luật pháp của Việt Nam, nhưng do nhận thức về Kiểm toán Nhà nước chưa đầy đủ nên đã không được chấp nhận, dẫn đến nhiều bất cập trong toàn bộ hệ thống pháp luật như hiện nay. 2.2.3.4. Cơ chế chính sách và tổ chức cán bộ - Cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ cho Kiểm toán viên (bồi dưỡng và dưỡng liêm...) tuy đã được cải thiện một bước, song Nhà nước chưa có chế độ chính sách đãi ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù (như phụ cấp thâm niên, phụ cấp lưu động và một số loại phụ cấp khác) và thu nhập so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ Kiểm toán viên làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nước. Do vậy, khó thu hút và giữ được cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về tài chính, chứng khoán và doanh nghiệp kiểm toán. - Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước hiện tại chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước. Chất lượng đội ngũ, số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức, kiểm toán viên vừa thiếu, vừa chưa hợp lý. + Số lượng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành còn ít so với nhu cầu kiểm toán ngân sách địa phương và ngân sách trung ương; có đơn vị còn đảm nhận quá nhiều chức năng như Vụ Pháp chế (vừa thực hiện công tác pháp chế, vừa thực hiện công tác thanh tra và công tác thẩm định kiểm toán); Văn phòng vừa đảm nhận chức năng là đơn vị dự toán cấp I vừa là đơn vị dự toán cấp III; các đơn vị tham mưu trước đây không có cấp phòng nên rất khó khăn cho hoạt động. + Đội ngũ Kiểm toán viên tuy đã phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng quy mô và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên vẫn chưa đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, đặc biệt là yêu cầu hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng; số cán bộ mới được tuyển dụng phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn kiểm toán; cơ cấu kiểm toán viên chưa hợp lý, còn thiếu so với yêu cầu. + Số lượng Kiểm toán viên chưa tương xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ được giao và còn quá mỏng so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Việt Nam có dân số hơn 80 triệu người, nhưng Kiểm toán Nhà nước chỉ có hơn 1.000 kiểm toán viên, trong khi Trung Quốc có: 80.000 kiểm toán viên, Ấn độ: 65.000, Malaixia: 3.500, Thái Lan: 2.300...). + Chất lượng Kiểm toán viên còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chưa được đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trường, cũng như trình độ phân tích tổng hợp, ngoại ngữ, tin học; kiến thức về quản lý nhà nước và thủ tục hành chính còn yếu... Việc giải quyết mối quan hệ trong quá trình phát triển giữa mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng kiểm toán và yêu cầu giữ gìn đạo đức, phẩm chất cán bộ, kiểm toán viên luôn là một thách thức lớn đối với Kiểm toán Nhà nước hiện nay. - Phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát và xây dựng chuẩn mực kiểm toán, các quy trình nghiệp vụ đã được Kiểm toán Nhà nước chú trọng và ngày càng hoàn thiện, có bước phát triển nhanh so với các cơ quan Kiểm toán Nhà nước khác trên thế giới và khu vực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước, các quy trình kiểm toán, các biện pháp giám sát chất lượng kiểm toán chưa hoàn chỉnh, đồng bộ với các loại hình kiểm toán và các lĩnh vực kiểm toán, các phương pháp kiểm toán còn đơn giản; việc sử dụng máy móc thiết bị hỗ trợ công tác chuyên môn kiểm toán nhất là đối với kiểm toán các dự án đầu tư còn hạn chế, chưa triển khai được kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, hầu hết các đoàn kiểm toán đều chủ yếu là kiểm toán tại trụ sở của đối tượng kiểm toán nên việc bố trí nhân sự phức tạp, tốn kém cả sức người và tiền của Nhà nước, việc kiểm toán tại trụ sở Kiểm toán Nhà nước chưa nhiều. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới về hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 14 chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo Quyết định số 06/1999/QĐ- KTNN ngày 24/12/1999 và các quy trình kiểm toán cho từng lĩnh vực ngân sách nhà nước, đầu tư - dự án, doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã được xây dựng phù hợp với các chỉ dẫn nghiệp vụ kiểm toán của INTOSAI, phù hợp với quan điểm chung của Kiểm toán Nhà nước các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; bước đầu đã đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm toán viên, thực hành kiểm toán một cách có bài bản để đảm bảo chất lượng kiểm toán và quản lý đạo đức nghề nghiệp đối với Kiểm toán viên nhà nước. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Một là, hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước mới chỉ điều chỉnh loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, chưa có các chuẩn mực hoặc hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán hoạt động. Hai là, các chuẩn mực kiểm toán chưa được xây dựng và ban hành đầy đủ; nội dung các chuẩn mực còn quy định sơ sài, mang tính khái quát cao, thiếu cụ thể nên rất hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm toán viên; thực hành kiểm toán cũng như kiểm tra chất lượng công tác kiểm toán Ba là, hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước Việt Nam năm 1999 được xây dựng trên cơ sở tham khảo nội dung chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI, đến nay đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nên nhiều nội dung đã lạc hậu hoặc chưa được cập nhật sửa đổi cho phù hợp. - Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế, bất cập nên vẫn còn chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng cần thanh tra, kiểm tra. Sự phối hợp xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm do Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra còn thiếu chặt chẽ; chưa có quy định về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong việc thông báo cho các cơ quan chức năng và Kiểm toán Nhà nước kết quả điều tra, xử lý vụ việc. Một số vụ việc cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng Kiểm toán Nhà nước không được thông báo hoặc chỉ biết được qua thông tin trên kênh báo chí; điển hình là vụ Tổng công ty xây dựng Sài Gòn năm 2001 và Công ty tư vấn xây dựng công trình thuỷ I thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ năm 2007. Việc cung cấp kết quả, báo cáo kết quả kiểm toán cho một số cơ quan chức năng có liên quan chưa được quy định chính thức, cụ thể nên thực hiện còn lúng túng, chưa phục vụ tốt, kịp thời cho công tác lãnh đạo và kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. - Kiểm toán Nhà nước là cơ quan mới chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều việc vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác kiểm toán hoạt động, vì trong 15 năm qua chủ yếu tập trung kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên chủ yếu được tuyển dụng từ các ngành, các cấp và thi tuyển từ các sinh viên mới tốt nghiệp đại học nên kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán còn ở mức độ rất khác nhau, người có kinh nghiệm cao nhất trong ngành hiện nay mới được 15 năm. 2.2.3.5. Về sử dụng kết quả kiểm toán Việc sử dụng kết quả kiểm toán hiện nay còn hạn chế, thông qua hoạt động kiểm toán Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm, yếu kém trong công tác quản lý điều hành và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; phát hiện một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán và các dữ liệu về kết quả kiểm toán chưa được sử dụng, khai thác thật sự hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan có liên quan (giám sát, quản lý, xử lý trách nhiệm và phòng, chống tham nhũng). 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Trong xu thế phát triển chung hiện nay, vị trí, vai trò của các cơ quan kiểm tra tài chính công đối với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ về quản lý tài chính ngân sách, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện cải cách tài chính công, hội nhập quốc tế, công khai minh mạch và đẩy mạnh cải cách hành chính ngày càng được nâng cao. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước đều phát triển rất mạnh (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao INTOSAI đã bao gồm 183 thành viên), đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán. Do đó, trước mắt ưu tiên trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, phát triển cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, hội nhập và hợp tác quốc tế về Kiểm toán Nhà nước. 2.3.1. Yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá X đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2010 là từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập đoàn kinh tế, các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docbia muc luc.doc
  • docDANHMUC.doc
Tài liệu liên quan