Luận văn Kinh tế biển ở Trà Vinh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KINH TẾ BIỂN: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1. Kinh tế biển: nội dung và những nhân tố ảnh hưởng 6

1.2. Vai trò kinh tế biển 26

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số địa phương trong nước 40

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở TRÀ VINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 44

2.1. Đôi nét về tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển Trà Vinh 44

2.2. Kinh tế biển Trà Vinh: Thành tựu và hạn chế 49

2.3. Những vấn đề tồn tại 68

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TRÀ VINH 70

3.1. Quan điểm 70

3.2. Giải pháp 72

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế biển ở Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 20 CV. Tuy số lượng nhiều nhưng không mạnh, tàu công suất thấp, trang bị lạc hậu, hầu như tác chiến đơn lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Thực trạng đó khiến cho mỗi khi gặp bão lốc bất thường, sự cố va quệt... không có sự ứng cứu kịp thời nên tổn thất nặng. Khâu dịch vụ hậu cần nghề cá vốn đang là khâu yếu. Hướng tới đóng những con tàu công suất lớn, trang bị hiện đại, đảm bảo hoạt động đánh bắt khơi xa, dài ngày và hiệu quả. Năm là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Tổ quốc. Tăng cường tuyên truyền nâng cao trình độ pháp luật về biển, Luật biển quốc tế, những quy định bắt buộc đối với ngư dân khi ra khơi. Trang bị cho ngư dân nghiệp vụ thông tin cứu nạn tàu thuyền đánh cá. Tăng cường tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của thềm lục địa đối với phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Ý thức của nhân dân trên một số lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên biển chưa thấu đáo nên hệ quả là hiểu về pháp luật, chấp hành luật trên biển còn yếu, còn vi phạm pháp luật do không có kiến thức khi hoạt động ở vùng đánh cá chung, ở khu phân định trên vịnh Bắc Bộ và không thông hiểu luật pháp quốc tế khi tránh bão ở biển nước ngoài. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Mỗi ngư dân là tai, là mắt tinh tường trên vùng biển trời của Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền lãnh hải, đi đôi với đấu tranh chống các quan điểm sai trái, kịp thời định hướng dư luận, bác bỏ luận điệu xuyên tạc chống lại các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển đảo. Sáu là, nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển của nhân dân. Ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học. Thời gian qua, Quảng Ngãi vốn là địa phương trọng điểm tệ nạn sử dụng thuốc nổ đánh bắt thuỷ hải sản. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc nhưng xem ra chưa có dấu hiệu suy giảm. Trước hết là nhận thức và cùng với nhận thức là các biện pháp ngăn chặn quyết liệt việc sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá để giữ cho biển không biến thành biển chết. * Kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế biển của Phú Quốc tỉnh Kiên Giang: Phú Quốc là quần thể quy tụ 22 hòn đảo lớn, nhỏ, có diện tích 598 km2, với 150 km đường bờ biển trải dài, những bãi biển gần như còn giữ được nét đẹp ban sơ của tạo hóa, kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế biển của Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đó là: Thứ nhất, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, với các loại hình đa dạng như: du lịch tắm biển gắn với thể thao dưới nước; công viên hải dương; du lịch sinh thái (tham quan du lịch quanh đảo và các đảo nhỏ, nghiên cứu về các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, câu cá, câu mực...); du lịch thể thao (thể thao biển, leo núi); du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là các hình thức vui chơi giải trí cao cấp như chơi gôn, cá cược, đua ngựa, đua chó... và du lịch gắn với các hội nghị, hội thảo (du lịch MiCE)... Thứ hai, phát triển các ngành nghề theo định hướng phục vụ du lịch. Ngành thủy sản phát triển theo hướng khai thác và kết hợp với nuôi trồng các loại thủy đặc sản như trai ngọc, cá lồng... vừa phục vụ du lịch, vừa cho xuất khẩu. Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng trên đảo được quy hoạch đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo, phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ. Phú Quốc tự tin, mạnh mẽ vươn tầm nhìn của mình hướng vào tương lai, phấn đấu trở thành một thành phố bề thế, một trung tâm kinh tế - du lịch sinh thái chất lượng cao Kết luận chương 1 Kinh tế biển ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Kinh tế biển đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp vì biển là cửa ngõ giao lưu với thế giới, tạo điều kiện cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá thuận lợi với chi phí thấp. Kinh tế biển với hàng loạt ngành dầu khí, thuỷ sản, du lịch, giao thông thuỷ…phát triển sẽ đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của ngành công nghiệp. Ngoài ra, biển còn là nơi cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế biển cũng đồng thời tạo điều kiện giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Các nghề mới như khai thác dầu khí, nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển bước đầu. Các nghề biển hướng tới tương lai như năng lượng sóng thuỷ triều, dược liệu biển, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất và dược liệu biển... ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Kỹ thuật tổng thể khai thác kinh tế biển vẫn còn ở trình độ rất thấp. Ô nhiễm biển, đặc biệt các vùng biển tập trung tài nguyên, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển và công nghiệp ven bờ... đang gây ra nhiều vấn đề đối với phát triển bền vững. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, tức phải cạnh tranh quốc tế để tồn tại và phát triển, so với sự phát triển kinh tế biển của thế giới đương đại, thì thấy rất rõ rằng, cơ sở hạ tầng biển và các công trình kỹ thuật khác của biển còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Vấn đề kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh quốc phòng chưa đươj c chú ý đúng mức. Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở TRÀ VINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. ĐÔI NÉT VỀ TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA KINH TẾ BIỂN TRÀ VINH 2.1.1. Về địa lý: bờ biển, thiềm lục địa có thể khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác tài nguyên Tỉnh Trà Vinh nằm trong toạ độ từ 90 31’46’’đến 100 04’05’’ vĩ Bắc và 1050 57’16’’ đến 1060 36’04’’ kinh Đông. Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông Nam bộ (thuộc biển Đông). Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng. Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. Là tỉnh nằm ở Hạ lưu sông Mekong; có 65 km bờ biển Đông, có ba cửa sông lớn (Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An). Trà Vinh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu. Diện tích tự nhiên là 2.225,674 km2, chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước. Có mặt nước tự nhiên gần 23.000 ha; dân số của tỉnh năm 2005 là 1.028.780 người. Trong đó, đồng bào dân tộc Khơmer chiếm 30% dân số của tỉnh, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế chiếm 91,3%, lao động được đào tạo nghề chiếm 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đã có sự gia tăng rõ rệt năm 1995 là 2.535.500 đồng/người, năm 2000 là 4.514.500 đồng/người, năm 2005 là 6.300.000 đồng/người (tương đương 407 USD). Diện tích tự nhiên vùng mặn ven biển 38.581 ha, dân số toàn vùng có hơn 150.000 ngàn người [39, tr.8], nguồn lợi phong phú, khai thác ổn định, nguồn giống tự nhiên tốt. Rừng chồi ngập mặn có khả năng khai phá 24.000 ha [34,tr.51] để nuôi tôm (nhất là tôm sú). Dọc hai sông lớn là các cù lao, bãi bồi có thể nuôi nghêu, sò huyết, cua và thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh). Sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể đạt 80.000-100.000 tấn/ năm. Có trữ lượng và khả năng khai thác hải sản với trữ lượng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630.000 tấn/ năm. Ba cửa sông lớn thông ra bờ biển Cổ Chiên, Cung Hầu và Định An, gần các bãi cá, tôm, mực chính của Miền Đông Nam Bộ có khả năng di chuyển ngư trường theo mùa vụ sang biển Tây Nam Bộ cho phép Trà Vinh khai thác thủy sản quanh năm với sản lượng ổn định 50.000-55.000 tấn/năm [39, tr.9]. 2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển được xem là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch sông nước, nghỉ dưỡng, du lịch tắm biển. Đặc biệt là khám phá nghệ thuật, nét văn hoá mang đậm màu sắc của dân tộc Khơmer. Tỉnh hiện có 141 ngôi chùa của cộng đồng người Khơmer, 50 ngôi chùa của người Kinh và 5 ngôi chùa của cộng đồng người Hoa. Về thiên nhiên, Trà Vinh có khí hậu tốt, ít bị bão lũ, có hệ thống sông ngòi rộng khắp, với nhiều cồn nổi…tỉnh có hai khu du lịch là Khu Văn hoá du lịch Ao Bà Om (diện tích 84 ha) và du lịch sinh thái biển Ba Động (diện tích 368 ha). Với nhiều di tích lịch sử mà trong đó nổi bật nhất là di tích Đền Thờ Bác Hồ tại xã Long Đức- Thị xã Trà Vinh. Với các loại cây trái đa dạng, các loại thuỷ sản phong phú có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, có sức thu hút nhiều khách du lịch. Nói chung, vùng biển và ven biển Trà Vinh có vị trí là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh. Có lợi thế cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển du lịch sinh thái biển gắng với tham quan tìm hiểu các khu di tích lịch sử. Có dấu hiệu chứa trữ lượng dầu hoả khá lớn, có khả năng xây dựng cảng nước sâu và là nơi trung chuyển cho một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để giao thương hàng hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và trên thế giới. Tuy nhiên, Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, tuy có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Nhưng địa hình Trà Vinh là một bán đảo, ba bên giáp sông, một bên giáp biển. Chỉ có một con đường nối Trà Vinh với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Địa thế này đã tác động nặng nề đến sự phát triển toàn diện của Trà Vinh mà trong đó có tác động đến phát triển kinh tế biển. Để Trà Vinh phát triển toàn diện và bền vững, không còn hướng nào khác là phải phá thế độc đạo, phát triển hướng ra biển, coi kinh tế biển là mủi nhọn của tỉnh. 2.1.3. Tiềm năng sinh vật phong phú, thuận lợi cho kinh tế biển phát triển Thực vật phù du có 73 loài thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn. Mật độ trung bình đạt 666/cá thể/lít. Động vật phù du có 48 loài, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.6000 cá thể/m3 (biến động từ 4.000-34.000 cá thể/m3) [39, tr.10]. Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển Trà Vinh khá phong phú, số lượng cá thể trung bình là 1.338 cá thể/m2. 2.1.4. Tiềm năng phát triển các ngành kinh tế trong ngành kinh tế biển Trà Vinh có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt gắn với 65 km bờ biển tạo nên thế mạnh cho việc phát triển vận tải biển và dịch vụ hậu cần khai thác biển, giao lưu kinh tế với các tỉnh ven biển trong nước và các quốc gia khác nằm trong khu vực biển Đông. Vùng biển và ven biển của tỉnh có tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, diện tích lưu vực tự nhiên của Tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/ năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000-4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000-2.500 tấn [39, tr.14]. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40m nước vào bờ. Đất nuôi trồng thuỷ sản vùng nước lợ, mặn của vùng ven biển là 28.036,93 ha ( chiếm 96,06% đất nuôi trồng thuỷ sản) [34,tr.73]. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư [39, tr.5]. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông ), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn [39, tr.23]. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn. Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64-249kg/ha (Cửa Định An); tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300-11.000 tấn/ năm. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế ở thủy vực Trà Vinh có 11 loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông. Có thể khai thác mỗi năm 2.000-3.000 tấn mực; 35-49 tấn sò huyết/ năm; trữ lượng nghêu khoảng 168-210 tấn… Có 284 ha đất ruộng muối và 24.000 ha rừng ngập mặn, gần 1.500 ha đất bãi bồi và cồn mới nổi ven biển [39,tr.24-26], là tiềm năng để nuôi trồng thuỷ hải sản gắn với phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, ở vùng ven biển có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch biển. Dân số vùng ven biển hiện có hơn 150.000 người với 70.000 lao động, trong đó có khoảng 18.000 lao động làm nghề khai thác biển, 13.500 lao động chuyên nuôi trồng thuỷ sản, hơn 2.000 lao động làm nghề lâm nghiệp, 1.000 lao động sản xuất muối [34, tr.73], số lao động còn lại sản xuất nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Nói chung, vùng biển và ven biển Trà Vinh có vị trí là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh; có lợi thế cho phát triển tàu khai thác xa bờ, có dấu hiệu chứa trữ lượng dầu hoả khá lớn, có khả năng xây dựng cảng nước sâu và là nơi trung chuyển cho một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để giao thương hàng hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và trên thế giới. 2.1.5. Đặc điểm của kinh tế biển ở Trà Vinh - Thế mạnh của kinh tế biển ở Trà Vinh chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển liên tục tăng lên qua các năm 2000 đạt 18.174 tấn, năm 2006 là 28.285 tấn. 2007 giá trị sản lượng đạt 1.682,908 tỷ đồng [42,tr.2]. Giá trị sản xuất của nuôi trồng đang chiếm tỷ lệ quyết định, chiếm 74,5% giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản [39,tr.29]. Khai thác thuỷ sản: Năm 2001 đạt 44.000 tấn giá trị là 237 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 giá trị là 318 tỷ đồng; góp phần tăng thu cho nền kinh tế, làm ra sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động làm nghề khai thác biển. Thu nhập người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển tăng dần năm 2000 là 6,3 triệu đồng/năm [41,tr.3] đến năm 2007 là 12 triệu đồng/ năm [38,tr.4]. Giải quyết việc làm cho khoảng 13.500 lao động chuyên nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao của ven biển - Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở Trà Vinh chủ yếu theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình. Đối với khai thác hải sản : Ở Trà Vinh năm 2000 có 915 tàu thuyền các loại thì đến năm 2005 toàn tỉnh có 1.196 tàu. Phần lớn vốn đầu tư cho đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho đánh bắt là từ vốn của tư nhân. Từ năm 2000 đến năm 2006 tổng số vốn nhà nước cho vay đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho khai thác đánh bắt 125 tỷ đồng, vốn tự có của các doanh nghiệp và ngư dân khoản 202 tỷ đồng [39, tr.4]. Trong đó, có một đội tàu khai thác quốc doanh thuộc sở hữu của nhà nước, còn lại là thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Sản lượng khai thác năm 2005 là 52.000 tấn (chiếm 37,30% sản lượng toàn ngành), giá trị 318 tỷ đồng; trong đó đội tàu quốc doanh đạt 1.800 tấn (chiếm 0,03%) đạt 7 tỷ đồng (chiếm 0,02%). Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Tính từ năm 2000 đến năm 2006 diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn ven biển là 17.101 ha đã tăng lên 25.075,8 ha, số hộ tham gia nuôi trồng 16.161 hộ đã tăng lên 24.274 hộ (trong đó có 1.395 trang trại) [38,tr.5]. Năm 2000 tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn là 232,699 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách 1,8 tỷ đồng; vốn tín dụng vay khác 51,1 tỷ đồng; vốn của dân 144,599 tỷ đồng) [37,tr.5]. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản tiếp tục tăng năm 2007 là 1.003.8577 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách là 9,655 tỷ đồng; vốn từ dân là 704,341 tỷ đồng; vốn tín dụng là 289,861 tỷ đồng) 2.2. KINH TẾ BIỂN TRÀ VINH: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 2.2.1. Thành tựu Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nổ lực của toàn quân, dân. Những năm qua ngành kinh tế biển của tỉnh có phát triển một bước về năng lực sản xuất, góp phần tăng trưởng nền kinh tế địa phương, chuyển biến về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, cải thiện thu nhập và đời sống dân cư vùng ven biển, thể hiện trên các mặt: 2.2.1.1. Về nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản: là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của tỉnh. Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản của Trà Vinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Được sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và sự nhận thức của người dân từ lợi thế, giá trị của nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó, nguồn vốn đầu tư cho nôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn liên tục tăng lên. Năm 2000 tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn là 232,699 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách 1,8 tỷ đồng; vốn tín dụng vay khác 51,1 tỷ đồng; vốn của dân 144,599 tỷ đồng) [37,tr.5]. Từ lợi thế, năng xuất, giá trị từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn đem lại, để tiếp phát huy lợi thế nêu trên. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản tiếp tục tăng năm 2007 là 1.003.8577 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách là 9,655 tỷ đồng; vốn từ dân là 704,341 tỷ đồng; vốn tín dụng là 289,861 tỷ đồng). Mặt khác, để cho người dân yên tâm đầu tư, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2006 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản là 1.391 giấy, diện tích cấp 15.205,14 ha [35,tr.48]. Do vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản và phát triển mạnh cả quy mô và hình thức. Giá trị sản xuất bình quân/ha mặt nước nuôi thuỷ sản (theo giá cố định 1994) năm 2001 là 31 triệu đồng, tăng lên 60 triệu đồng năm 2005. Tính từ năm 2000 đến năm 2006 diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn ven biển là 17.101 ha đã tăng lên 25.075,8 ha, số hộ tham gia nuôi trồng 16.161 hộ đã tăng lên 24.274 hộ (trong đó có 1.395 trang trại) [38,tr.5]. Từ đó, Sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển liên tục tăng lên qua các năm 2000 đạt 18.174 tấn, năm 2006 là 28.285 tấn. Trong những năm gần đây nhân dân chú trọng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, nước lợ đã chuyển mạnh từ  phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo qui trình nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, sản lượng nuôi thuỷ sản tăng nhanh. Chỉ tính riêng tôm sú năm 2000 đến 2005 đã tăng từ 2.310 tấn lên 17.840 tấn [39, tr.29]. Diện tích nuôi trồng tôm sú năm 2005 là 19.060 ha. Nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng con nuôi như: Tôm, cá, cua, sò huyết…năm 2007 giá trị sản lượng đạt 1.682,908 tỷ đồng [42,tr.2] (chiếm 74,5% giá trị toàn ngành). Từ đó, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Thu nhập người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển tăng dần năm 2000 là 6,3 triệu đồng/năm [41,tr.3] đến năm 2007 là 12 triệu đồng/ năm [38,tr.4]. Giải quyết việc làm cho khoảng 13.500 lao động chuyên nuôi trồng thuỷ sản. Xin xem bảng sau: Bảng 2.1: Nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích (ha) 17.101 17.950 18.750 20.230 23.165 24.357 25.075 Hộ 16.161 16.758 17.250 19.012 22.342 23.450 24.272 Sản lương (tấn) 18.174 18.350 19.121 21.060 23.525 26.175 28.285 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Sở thuỷ sản Trà Vinh từ năm 2000-2006. Sản lượng và giá trị nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn ven biển liên tục tăng lên do có sự quan tâm đầu tư vốn của nhà nước và vốn từ nhân dân, thấy được vị trí và vai trò quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, người dân kịp thời ứng dụng những thành tựu công nghệ sinh học, áp dụng qui trình nuôi công nghiệp…trong nuôi trồng thuỷ sản. Mặc khác, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả, nhất là chính sách giao quyền sử dụng đất cho người dân, tạo cho người dân yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Khai thác thuỷ sản: Những năm vừa qua, nhằm đảm bảo cho hải sản ven bờ không bị khai thác cạn kiệt, tỉnh đã khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ. Ngành khai thác hải sản chuyển dịch đầu tư theo hướng giảm phương tiện khai thác ven bờ và tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Hiện toàn tỉnh có 1.196 tàu, thuyền máy có công suất từ 90 CV trở lên là 135 chiếc [40,tr.3]. Những tàu khai thác xa bờ đều được trang bị đầy đủ máy thông tin, máy định vị, máy tầm ngư…Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tải áp lực khai thác ven bờ nhưng hiện tại vẫn còn tồn tại một khối lượng khá lớn nghề khai thác ven bờ vì người dân chưa có điều kiện chuyển đổi mà phải bám nghề để sống. Bảng 2.2: Diễn biến tàu thuyền và công suất qua các năm: Đvt 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tàu thuyền máy chiếc 915 1.026 1.040 1.055 1.124 1.196 2.Tổng công suất cv 36.783 37.698 52.500 56.500 63.400 65.200 3.Công suất BQ Cv/ch 40,2 36,7 50,5 53,6 56,40 54,51 4.Tàu có CS<90cv chiếc 809 812 817 810 998 1.061 5.Tàu có CS>90cv chiếc 106 214 223 245 126 135 Nguồn: Quy hoạch Tổng thể thuỷ sản Trà Vinh đến 2010. Khai thác thuỷ sản xa bờ tăng lên về số lượng tàu, củng như sản lượng đánh bắt. Đó là có sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và nổ lực của các chủ doanh nghiệp, ngư dân. Từ năm 2000 đến năm 2006 tổng số vốn nhà nước cho vay đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho khai thác đánh bắt 125 tỷ đồng, vốn tự có của các doanh nghiệp và ngư dân khoản 202 tỷ đồng [399, tr.4]. Từ đó, số lượng và năng lực của tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh ngày càng tăng lên, sản lượng khai thác hải sản củng không ngừng tăng. Năm 2001 đạt 44.000 tấn giá trị là 237 tỷ đồng, năm 2005 đạt 52.000 giá trị là 318 tỷ đồng; góp phần tăng thu cho nền kinh tế, làm ra sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động làm nghề khai thác biển, bình quân khoảng 7,9 người trên tàu. Bảng 2.3: Sản lượng và khai thác thuỷ sản từ năm 2001-2005 Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tấn 44.000 45.600 47.200 50.000 52.000 Tỷ đồng 237 247 297 315 318 Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển thuỷ sản 05 năm 2001-2005. Đạt được kết quả nêu trên cho thấy xu hướng sản xuất xa bờ đã đem lại hiệu quả khá cao, nó không những vừa tạo ra những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tuy bước đầu còn khó khăn về tay nghề kỹ thuật, về sử dụng các máy móc hiện đại như định vị, tầm ngư. Nhưng với kinh nghiệm vốn có cộng với sự truyền bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên đã giúp bà con ngư dân sớm quen với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đây là cơ sở để tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề khai thác hải sản. Từ lợi thế về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đã góp nâng cao vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ngành thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mủi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân, và từng bước nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Thuỷ sản phát triển cả nuôi trồng, khai thác và chế biến. Ngành thuỷ sản liên tục đạt sản lượng cao, mỗi năm đều có sự phát triển, tỷ trọng giá trị (GDP) 11,62% năm 2001, tăng lên 17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh [40, tr.2]. Giá trị sản xuất của nuôi trồng đang chiếm tỷ lệ quyết định, chiếm 74,5% giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản [39,tr.29]. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao của ven biển. sản lượng ngành thuỷ sản được thể hiện dưới bảng sau: Biểu đồ 2.1: Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh năm 2006. Do giá trị kinh tế của thuỷ sản ngày càng tăng lên nên những năm vừa qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh ngày càng được mở rộng, góp phần gia tăng sản lượng của ngành thuỷ sản, tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản toàn tỉnh cũng tăng: Biểu đồ 2.2: Nguồn: Niên giám thống kê Trà Vinh năm 2006. Quá trình phát triển của ngành thuỷ sản những năm vừa qua đã góp phần tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thu nhập ngoại tệ đáng kể. Nếu như năm 2002 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu là 18.816.300 USD thì năm 2006 đã tăng lên 42.530.000 USD (xem biểu đồ 2.3). Biểu đổ 2.3: Từ đó cho thấy, vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong tỉnh và thu ngoại tệ. Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. 2.2.1.2. Về chế biến thuỷ sản Đến nay, tỉnh có 4 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, những năm qua để nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hoá các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cấp, mở rộng qui mô sản xuất, cải tiến các thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan