Luận văn Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN DỀ CHUNG VỀ KINH TẾ DU LỊCH 6

1.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay 6

1.2. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch 39

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của Thái Lan và sự vận dụng kinh nghiệm đó vào Chăm Pa Sắc. 47

Kết luận chương 1 52

Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, NƯỚC CHDCND LÀO 53

2.1. Những lợi thế để phát triển du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc 53

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm qua 63

2.3. Những vấn đề đặt ra để giải quyết nhằm phát triển du lịch bền vững 83

Kết luận chương 2 87

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, NƯỚC CHDCND LÀO TRONG NHỮNG NĂM TỚI 88

3.1. Phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc 88

3.2. Những giải pháp chủ yếu 94

Kết luận chương 3 106

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốc dưới đất, trên không chằng chịt nhưng không kém phần duyên dáng bởi những đường cong uốn lượn. Bên cạnh nét hiện đại của các thành phố du lịch vẫn thấy dáng dấp những nét huyền bí từ những đền đài cung điện với kiểu kiến trúc chóp nhọn và mái cong vút... và điều đó đã tạo nên cảnh quan vừa hiện đại, vừa cổ kính rất hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan. Thứ ba, kinh doanh dịch vụ du lịch thực sự là một ngành kinh doanh chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp của ngành du lịch Thái Lan được thể hiện trong từng chi tiết nhỏ. Từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý, từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi khách sạn, cho đến những lời giới thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan. Thứ tư, các sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng, dưới biển có thể tham gia dịch vụ đánh cá, bơi thuyền, thuyền cao tốc, lái thuyền scooter, trượt nước, đi thuyền, lặn có bình hơi, lướt trên ván buồm...; còn trên bờ có thể tham gia trò chơi như săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, bắn cung, gôn, đánh banh... hoặc có thể xem các chương trình nghệ thuật như chương trình ca múa nhạc đặc sắc của những diễn viên được chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ, chương trình ca múa nhạc tái hiện lịch sử phát triển của đất nước Thái Lan được dàn dựng rất hoành tráng, công phu và ấn tượng, và một “đặc sản” tạo sức hút đặc biệt cho du lịch của Pattaya (Phặt Tha Nha)- Thái Lan - một trong những điểm đến thu hút rất đông du khách tò mò muốn tìm hiểu mà danh tiếng đã được biết đến trên khắp thế giới đó chính là Tiffany’s show... đã đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Qua đây cho thấy dịch vụ du lịch ở Thái Lan khá hoàn hảo và khép kín, tạo tính liên hoàn trong tham quan, giải trí của du khách. Thứ năm, nội dung đa dạng với sáng tạo riêng của ngành du lịch Thái Lan như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá mang đậm chất Phật giáo, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá và du lịch tình nguyện cũng rất được chú trọng, tạo nên nét đặc sắc riêng có của Thái Lan. Đến các dịch vụ du lịch này, du khách được thưởng thức các chương trình ca múa nhạc dân tộc Thái và có thể tham quan công viên rắn hoàng gia, vườn sinh thái Nong Nooch, vườn bướm Saithep, núi Phuket thu nhỏ, thăm những mô hình du lịch gắn liền với việc kinh doanh mật ong, mật gấu, yến sào, hải sản, trái cây nội tiếng... Đặc biệt, ngành du lịch Thái Lan cũng đang ra sức kéo du khách đến với mô hình du lịch kiểu mới nhằm tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trực tiếp lao động với người dân địa phương để tự khám phá những giá trị văn hoá Thái Lan một cách sinh động nhất. Thứ sáu, cung cách phục vụ của nhân viên du lịch và người dân Thái Lan rất cởi mở và thân thiện, họ luôn tươi cười, niềm nở với du khách. Họ tranh thủ tiếp thị, chụp ảnh lưu niệm cho du khách. Không có chuyện níu kéo, tranh giành khách hoặc bán phá giá. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên du lịch cũng có phong cách làm việc thật chuyên nghiệp mà cũng thật uyển chuyển, khéo léo và thân thiện, tạo nhiều thiện cảm đối với mỗi thành viên trong đoàn. Thứ bảy, hệ thống các trung tâm thương mại rất sầm uất, sản phẩm bày bán rất đa dạng, đảm bảo chất lượng với giá cả hấp dẫn. Nhân viên bán hàng phục vụ rất nhiệt tình, giới thiệu mặt hàng một cách kỹ càng, làm cho du khách khó lòng mà từ chối mua hàng khi tham quan tại các trung tâm thương mại này. Thứ tám, xây dựng các tour du lịch có kết hợp tổ chức nhiều điểm dừng chân với nhiều dịch vụ khép kín. Tại các trạm dừng chân, du khách tha hồ ngắm gian trưng bày phong lan, cây cảnh, làm vệ sinh, mua sắm trong cửa hàng 7-Eleven, uống cà phê, mua sách báo... Vì vậy, các tour du lịch đến Thái Lan còn được xem là tour mua sắm, nhiều người hài hước còn gọi đây là tour “vét sạch” vì ngày nào trong chương trình tour cũng có điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ. 1.3.2. Vận dụng vào tỉnh Chăm Pa Sắc Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước, phát triển du lịch đồng bộ, kiện toàn mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác có liên quan. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo năng động đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của du lịch. Chiến lược sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đến với mọi tầng lớp nhân dân, có môi trường du lịch an toàn thuận tiện, có nền kinh tế và chế độ chính trị ổn định. Hai là, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, ở nhiều nước công nghiệp phát triển công nghệ thông tin du lịch đang được ứng dụng phổ biến như ở nước Mỹ là 37%, ở Pháp là 35,1%. Đây là tiền đề cho ngành du lịch phát triển. Ngoài cơ sở hạ tầng chung như mọi ngành kinh tế khác, ngành du lịch còn có cơ sở vật chất - kỹ thuật đặc thù như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Du lịch phát triển thì cơ sở vật chất - kỹ thuật càng được nâng cao và tính đồng bộ của nó ngày càng tăng. Ba là, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của khách. Tạo ra những sản phẩm có chất lượng, hấp dẫn mạnh tới khách trong và ngoài nước phải được coi là công việc quan trọng bậc nhất cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Sự hấp dẫn của những sản phẩm du lịch phụ thuộc vào chính những thứ mà quốc gia và địa phương mình đã và đang có, đồng thời không tách khỏi sự cố gắng sáng tạo của mỗi nhân viên trong ngành du lịch phối hợp của các đơn vị có liên quan. Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ, vì thế sản phẩm du lịch phải có chất lượng, uy tín của toàn ngành là sự phấn đấu trong từng công đoạn, từng doanh nghiệp và của sự phối hợp liên ngành, cuối cùng phải được du khách chấp nhận. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ trở thành một vấn đề chiến lược trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm ở một số nước sử dụng rất nhiều hình thức sản xuất ra sản phẩm, nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế. Bốn là, tăng cường tuyên truyền quảng bá về du lịch. Mục đích của tuyên truyền quảng bá hay kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động, cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành. Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Đối tượng phục vụ du lịch là con người, bao gồm cả người trong nước và khách du lịch nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên du lịch phải cao. Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng nên nhiều nước làm kinh tế du lịch đều rất chú ý vấn đề này. Cho nên người làm việc trong ngành du lịch phải được đào tạo, huấn luyện một cách chính quy, ngày càng được nâng cao trình độ bằng nhiều phương pháp như: vừa học vừa làm, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ nhân viên trong ngành du lịch... Việc nâng cao trình độ hiểu biết du lịch cho toàn dân là vô cùng quan trọng. Sáu là, kinh tế du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Kinh tế du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hoá lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông... cũng là hiện tượng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân quả" giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Kết luận chương 1 Du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, sự đóng góp của nó trong tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Bởi vậy, ngành kinh tế du lịch được nhiều quốc gia quan tâm tim giải pháp để phát triển. Đối với Lào hiện nay, phát triển kinh tế du lịch đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thiên nhiên, kinh tế, văn hoá của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với Chăm Pa Sắc - một tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế du lịch. Chương 2 Thực trạng kinh tế du lịch ở tỉnh chăm pa sắc nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào 2.1. Những lợi thế để phát triển du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc 2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc Cái tên Chăm Pa Sắc xuất hiện cùng với sự xuất hiện của người Lào cổ và được ghi vào lịch sử cổ của Lào. Nó là một trong ba tiểu Vương quốc của Lào cho đến khi vua Phả Ngùm tiến hành thống nhất đất nước thành Vương quốc Triệu Voi vào năm 1353. Chăm Pa Sắc là một mảnh đất trù phú, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt; là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá và di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là Vặt Phu (Chùa Núi) đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon), hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét để đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và điều kiện tự nhiên ưu đãi, từ xa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng phía nam Lào. Do đặc điểm này, Chăm Pa Sắc luôn luôn bị kẻ xâm lược dòm ngó nhảy vào chiếm lấy để khống chế toàn bộ miền nam Lào; nhưng người Chăm Pa Sắc có truyền thống cần cù lao động, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau và giàu lòng yêu nước. Họ đã cùng với cả dân tộc Lào đã anh dũng đấu tranh bảo vệ mảnh đất này và toàn lãnh thổ Quốc gia Lào. Từ khi đất nước Lào giành được độc lập và thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2.12.1975) đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc đã ra sức xây dựng quê hương phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt sau khi có đường lối đổi mới của Đảng, mặc dù còn nhiều khó khăn do hậu quả của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vào những năm 1999 - 2002, nhưng Đảng bộ và nhân dân Chăm Pa Sắc tiếp tục phát huy truyền thống hăng hái thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã đạt được những kết quả rất quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để kinh tế du lịch phát triển. Từ năm 1995 nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành có liên quan, ngành kinh tế du lịch ở Chăm Pa Sắc có bước phát triển đáng kể, các di tích được nhà nước đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Cụ thể là: Bảng 2.1: Các di tích thiên nhiên, văn hoá và lịch sử trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc (1995 – 2008) Stt Khu di tích 1995 – 2002 2003 – 2005 2006 – 2008 1 Di tích thiên nhiên 41 44 109 2 Di tích văn hoá 25 28 57 3 Di tích lịch sử 29 31 40 Tổng số 95 103 206 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc. Hiện nay ở Chăm Pa Sắc có 206 di tích được nhà nước xếp hạng trong đó có 109 thắng cảnh, 40 di tích lịch sử và 57 di tích văn hoá, số lượng các di tích trên được phân bố 4 khu vực như sau: Bảng 2.2: Khu di tích thiên nhiên, văn hoá và lịch sử trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc Stt Tên huyện Tổng số Chia ra Thiên nhiên Văn hoá Lịch sử 1 Khu vực 1 gồm: TP Pak Sê, huyện Ba Chiêng Cha Lơn Súc, huyện Xa Na Sổm Bun và huyện Phôn Thong 66 32 27 7 2 Khu vực 2 gồm: huyện Chăm Pa Sắc, huyện Pa Thum Phon, huyện Su Khu Ma và huyện Mun La Pa Mộk 58 31 9 18 3 Khu vực 3: huyện Khổng 25 8 11 6 4 Khu vực 4: huyện Pak Song 57 38 10 9 Cộng 206 109 57 40 Nguồn: Sở du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc. Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn một số di tích văn hoá lịch sử, thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận. Nhìn chung, về mặt số lượng, các di tích của tỉnh chưa nhiều nhưng khá đa dạng, trong đó có một số di tích có khả năng thu hút mạnh các đối tượng khách du lịch nội địa và một số khách du lịch quốc tế. Ngoài ra còn phải kể đến các sinh hoạt lễ hội tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội là một tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó trong thực tế các lễ hội đã trở thành nhu cầu văn hoá và tâm linh. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hành hương và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí của các lễ hội. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Chăm Pa Sắc có thể chia ra nhiều loại như: - Lễ hội Con Voi, tháng 1 dương lịch - Lễ hội Văt Phu (bun Khẩu chi) dân tộc Lào Lùm, tháng 2 dương lịch. - Lễ hội Pha Vệt, tháng 3 dương lịch. - Lễ hội Bun Py May hoặc tết năm mới (lễ hội té nước), tháng 4 dương lịch. - Lễ hội Bun Bẳng Phay, tháng 5 dương lịch. - Lễ hội Khẩu Vắt Xã, tháng 7 dương lịch. - Lễ hội Ho Khẩu Pa Đặp Đin tháng 8 dương lịch. - Lễ hội Ho Khẩu Xa Lạc, tháng 9 dương lịch. - Lễ hội Oc Vắt Xã Lẩy Hưa Phay (đua thuyền) tháng 10 dương lịch. - Lễ hội Bun Căn Thín (lễ hội Tháp Luổng), tháng 11 dương lịch. - Lễ hội Kong Khẩu, tháng 12 dương lịch. Nhìn chung các hoạt động lễ hội ở Chăm Pa Sắc khá phong phú quanh năm, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là lễ hội tháng 5 (té nước) 13 – 16 tháng 4 dương lịch và lễ hội vào tháng 10 dương lịch lễ hội Oc Vắt Xã Lẩy Hưa Phay (hội đua thuyền). Hoạt động lễ hội diễn ra khá rầm rộ trong những năm gần đây, chủ yếu có tính tự phát và được tiến hành theo cổ lễ, cổ tích, phục hồi vốn cổ. Hiện nay các lễ hội truyền thống có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Hầu như ở các địa phương trong tỉnh đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy các lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nội dung các lễ hội hầu hết chưa đề ra được kịch bản cụ thể trên quan điểm phát huy tinh hoa, hạn chế lạc hậu và có thể đưa các nội dung mới vào trong đó. Nguyên nhân là chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng và chưa có tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hoá cho hoạt động du lịch. Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội để có được chương trình hoạt động lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa...của các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là trách nhiệm biểu dương văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách. Ngoài các tài nguyên du lịch nhân văn trên, ở tỉnh Chăm Pa Sắc còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: - Nhà Vua Bun ủm (thành phố Pak Sê). - Du lịch thắng cảnh sông Mê Kông Thác Khon (Khon Pha Phênh), đi thuyền thăm 4000 đảo và xem cá Heo nước ngọt. - Du lịch thắng cảnh Thăm cao nguyên Bò La Vên, Mường Pak Song. - Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống với những chương trình biểu diễn và những tiết mục khá hấp dẫn như: + Chương trình biểu diễn đoàn ca múa tỉnh Chăm Pa Sắc. + Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật không chuyên của các dân tộc. Hát hò bá trạo của cư dân của các dân tộc như: Lăm Tay, Lăm Lương, Khăp Sốm, Khăp Tăng Vai, Khăp Xa Lam Xam Xạo... Ngoài ra còn có các làng nghề truyền thống tại các địa phương, các làng dân tộc miền núi và vùng ven sông Mê Kông. Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh giàu bản sắc nhân văn, có nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu. Chăm Pa Sắc còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa miền Trung và Nam Lào. Về phương diện du lịch, Chăm Pa Sắc rất thuận lợi. Trong đó Chăm Pa Sắc vừa là điểm du lịch thu hút khách du lịch của các vùng của nước láng giềng như: Thái Lan và Căm Pu Chia, đồng thời là thị trường đưa khách du lịch đến các khu di tích các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Các khu vực ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) gồm có: + Khu vực phía Bác Chăm Pa Sắc, khu vực này rất phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật và có khả năng thu hút khách du lịch đến Chăm Pa Sắc gồm có tỉnh Sa Văn Na Khệt và tỉnh Khăm Muôn (Tha Khạch). + Khu vực phía Nam là vương quốc Căm Pu Chia. + Khu vực phía Tây là vương quốc Thái Lan. Ba khu vực phụ cận có tác động đến du lịch Chăm Pa Sắc: Một là, tỉnh Chăm Pa Sắc nằm giữa hai khu vực có tăng trưởng kinh tế, có nguồn lao động dồi dào, điều kiện thu hút khách du lịch lớn. Bên cạnh đó thế mạnh của tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, có vị trí địa lý rất thuận lợi: có nhiều dòng sông, đồng bằng, giao thông thuận lợi; quốc lộ số 13 chạy dọc từ Bắc đến Nam, ngoài ra còn có sân bay quốc tế (cửa khẩu quốc tế), đường thuỷ. Do đó, việc xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng phải được đặt ra trong tổng thể phát triển của cả khu vực phía Tây và phía Nam. Hai là, Chăm Pa Sắc nằm trong địa bàn trọng điểm phía Nam là một khu vực phát triển năng động, vị trí này có ảnh hưởng lớn trong quá trình phân phối lại sản xuất và phân công lao động. Chăm Pa Sắc có điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển các sản phẩm nông lâm, thuỷ sản du lịch và các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của địa phương để cung cấp trên thị trường giàu tiềm năng này. Đây là yếu tố tác động đến kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển. Tài nguyên du lịch của Chăm Pa Sắc cả về tự nhiên và nhân văn khá đa dạng và phong phú, nhưng thu hút khách du lịch nhiều chủ yếu là do tài nguyên du lịch tự nhiên, bởi vì Chăm Pa Sắc tập trung nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn có giá trị. Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo nên các tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch thích hợp như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, thể thao, lễ hội... góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn trong tương lai. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế – xã hội - Về kinh tế: Chăm Pa Sắc là trung tâm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền nam, có lợi thế thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội vùng miền nam. Cơ sở hạ tầng phát triển mọi mặt, để nối đường giao thông với các tỉnh của các nước trong khu vực. Ngoài quốc lộ số 13 còn có đường 18, 15, 14, 12 đã nối đường giao thông với các tỉnh miền Bắc và miền Trung của Việt Nam như: Pak Sê - Lao Bảo 500km, Pak Sê - Đông Hà 470km, Pak Sê - Hà Nội 1.170km, Pak Sê - Đa Nẵng 820km, và một số tỉnh miền nam Pak Sê - Kon Tum 419km, Pak Sê - Quảng Ngãi 499km, Pak Sê - Hồ Chí Minh 1.499km; đường số 16 nối đường giao thông với một số tỉnh của Thái Lan (Pak Sê - U Bôn Lạt Sa Tha Ni 64km); Quốc lộ số 13 còn nối tiếp đường giao thông số 7 của vương quốc Căm Pu Chia. Với đặc điểm đây Chăm Pa Sắc đã trở thành đường qua của các tỉnh miền nam, có điều kiện thuận lợi trong quan hệ kinh tế với Thái Lan, Căm Pu Chia và Việt Nam. Đây là tiềm năng phát triển ngoại thương, du lịch và quan hệ kinh tế quốc tế. Về tăng trưởng kinh tế: thời kỳ năm 2006 – 2010, nền kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11%, trong đó: giai đoạn 2005 – 2006 tăng bình quân 9,5%, giai đoạn từ 2008 – 2009 tăng trưởng xấp xỉ 11,1%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối của thời kỳ có giảm so với các năm trước. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, dù sao đây cũng là một kết quả đáng khích lệ (bảng 2.3). Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc qua các năm Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2006-2010 Trong đó 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 GDP (toàn tỉnh) 11 9,5 9,7 10,5 11,1 Nông nghiệp 4,2 4,5 3,6 3,7 4,2 Công nghiệp 15 14,3 15,1 16,4 16,3 Dịch vụ 17 15,9 16,9 19,5 18 Nguồn: Niên giám thống kê Chăm Pa Sắc. Phân tích về mặt kinh tế qua các năm và từng thời kỳ cho ta thấy kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Ngành du lịch có vai trò quyết định trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước và của tỉnh thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Do vậy để nhận rõ vai trò của du lịch trong quá trình tái sản xuất xã hội và tác động của du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cần chú ý đến các mối quan hệ tiêu dùng của du lịch. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp dôi dư trong quá trình công nghiệp hoá ngành nông nghiệp. Thúc đẩy một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển phục vụ hàng hoá, đồ lưu niệm cho du khách. Thúc đẩy một số ngành dịch vụ phát triển như: khách sạn, nhà nghỉ, các khu vực vui chơi giải trí. Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông và do vậy gây ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội, thông qua lĩnh vực lưu thông mà dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức. Do vậy chính du lịch góp phần định hướng cho các ngành lĩnh vực trong sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Phương hướng chung của tỉnh là tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng nhanh thu hút lao động, giải quyết việc làm, giảm lao động không có việc làm ở thành thị và nông thôn, tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho 1.817 lao động (tính cho tất cả các ngành trên toàn tỉnh). Những giải pháp phát triển kinh tế nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt: năm 2000 thu nhập bình quân là 234 USD, năm 2005 là 445 USD/người, năm 2008 là 730 USD/người; 2009 là 1.029 USD/người; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông – lâm nghiệp chiếm 51,2%, công nghiệp – chế biến chiếm 23,7%, thương mại – dịch vụ chiếm 25,1%, đến cuối năm 2008 tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông - lâm nghiệp chiếm 37,1%, công nghiệp - chế biến chiếm 26,1%, thương mại - dịch vụ chiếm 36,8% [33]. Mặc dù kinh tế có sự phát triển, thu nhập bình quân đầu người tương đối cao và là một trong nhóm các tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển, nhưng trong địa bản tỉnh vẫn còn có gia đình nghèo, theo Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 khoá V, đến tháng 2 - 2007 trong toàn tỉnh còn có 4.182 gia đình nghèo. - Về xã hội: công tác giáo dục đã có bước chuyển biến quan trọng, hiện nay toàn tỉnh có 996 trường học, 4.442 phòng học, 3.176 giáo viên, 134.068 học sinh phổ thông, tăng hàng năm 17,42%. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học. Chương trình giáo dục phổ cập tiểu học, xoá mù chữ được triển khai tích cực. Số trẻ em đi học tăng lên, tỷ lệ của trẻ em 6 - 10 tuổi là 92,52%, mở rộng giáo dục lên các vùng sâu, vùng xa, giảm được số bản không có trường học [33]. Về công tác y tế, toàn tỉnh có 11 bệnh viện và 59 trạm xá. Hệ thống y tế được tăng cường, nhất là việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các bệnh xã hội giảm đáng kể, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm còn 4,3%, tỷ lệ bà mẹ sinh con ở bệnh viện tăng 59%, số dân sử dụng nước sạch 88%, tuổi thọ bình quân 63 tuổi. Đời sống của nhân dân được cải thiện, hiện có hơn 70% quần chúng nhân dân có vô tuyến truyền hình xem ở nhà, có đài phát thanh - đài truyền hình công cộng; nhà cửa được xây bằng gạch, gốm, ngói và bằng tôn. Phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái ngày càng được xã hội hoá sâu rộng, trở thành nét đẹp mới trong cộng đồng các dân tộc Chăm Pa Sắc. Chính sách dân tộc được Đảng và Nhà nước quan tâm ngày càng toàn diện và thiết thực, nhất là vùng khó khăn, vùng căn cứ kháng chiến và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào xã hội hoá trên tất cả các lĩnh vực ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Tính chủ động, năng động sáng tạo của nhân dân các dân tộc được khơi dậy và phát huy, nội bộ nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào chế độ, vào tiền đồ quê hương đất nước, vào Đảng và Nhà nước được nâng lên tương xứng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt ở Chăm Pa Sắc có 10 trường bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên các c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan