Luận văn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Mục lục

 

Mục lục 2

Lời nói đầu 4

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 8

1.1 Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 8

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế chuyển đổi 8

1.1.2 Khái niệm kinh tế tư nhân 12

1.1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 13

1.2 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi 17

1.2.1 Kinh nghiệm của Hungary 17

1.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 23

1.2.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam 33

Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 36

2.1 Chuyển biến nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 36

2.1.1 Quá trình phát triển kinh tế tư nhân trước thời kỳ đổi mới 36

2.1.2 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 38

2.2. Kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 46

2.2.1 Thực trạng kinh tế tư nhân giai đoạn 1986 - 2000 46

2.2.2 Tình hình kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay 59

2.2.3 Đánh giá chung 64

Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 87

3.1 Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 87

3.1.1 Các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá 87

3.1.2 Những thách thức đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 88

3.2 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 89

3.2.1 Quan điểm chỉ đạo về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 89

3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 91

3.3 Một số kiến nghị cụ thể 92

3.3.1 Những thay đổi về nhận thức 92

3.3.2 Thay đổi quan niệm xã hội về nghề nghiệp và địa vị xã hội 96

3.3.3 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cùng với cơ chế, chính sách để định hướng, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế tư nhân 97

3.3.4 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật 98

3.3.5 Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách 99

3.3.6 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý của Nhà nước 105

3.3.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 105

Kết luận 107

Phụ lục A: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Trung Quốc 109

Phụ lục B: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Việt Nam 113

Tài liệu tham khảo 118

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới đăng ký hàng năm tăng lên. Nếu tính chung cho cả thời kỳ 1990-1998, mức vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp tư nhân là 231 triệu đồng, của một công ty trách nhiệm hữu hạn là gần 1,1 tỷ đồng thì năm 1999 các con số tương ứng là 420 triệu và 1259.6 triệu đồng, và 5 tháng đầu năm 2000 là 400 triệu và 1060 triệu. Xu thế tăng vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới có thể còn tiếp tục trong một thời gian nữa trước khi diễn ra xu thế chủ đạo là tăng tích luỹ và đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp. Đối với loại hình công ty cổ phần, số vốn trung bình của các công ty đăng ký trong năm 1999 và những tháng đầu năm 2000 ít hơn nhiều so với thời kỳ 1990-1998. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là ở chỗ phần lớn các công ty cổ phần mới đăng ký trong năm 1999 và 2000 là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá có số vốn tương đối nhỏ. Mức vốn đăng ký trung bình tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng dù có những khó khăn trong môi trường chính sách và môi trường kinh doanh, khu vực kinh tế tư nhân vẫn có vai trò quan trọng trong việc huy dộng các nguồn vốn trong nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tổng vốn đăng ký kinh doanh tăng cùng với số doanh nghiệp đăng ký tăng. Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp cũng tăng. Năm 2000 là 110.071 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm 1999. Trong đó của công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 40%; doanh nghiệp tư nhân tăng 37,64%; công ty cổ phần tăng 36,7%. Năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân đã đầu tư mua 20,3% cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá. Bảng 8. Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 1999 Năm 2000 Tăng so với năm trước (%) Tổng số 79.493,2 110.071,9 38,46 1 Doanh nghiệp tư nhân 11.828,2 16.281,1 37,64 2 Công ty TNHH 37.426,6 52.426,8 40 3 Công ty cổ phần 30.230,76 41.353,6 36,79 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, 26/11/2001. Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân tăng cả về lượng vốn và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và của toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tăng từ 5.628 tỷ đồng năm 1999 lên 6.627 tỷ đồng năm 2000 (tăng 17,7%); tỷ trọng trong khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 17,84% năm 1999 lên 18,46% năm 2000; tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 4,29% năm 1999 lên 4,49% năm 2000. (Xem Bảng 5) Năm 2000, tổng số vốn sử dụng của các doanh nghiệp tư nhân các ngành phi nông nghiệp là 173.862 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm 1999. Vốn đầu tư phát triển của khu vực tư nhân năm 2000 là 17.981,6 tỷ, tăng 16,53% so với năm 1999. c. Về lao động trong khu vực kinh tế tư nhân Tính từ năm 1996 đến năm 2000, số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân trong các năm, trừ năm 1997. So với tổng số lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng 11% qua các năm (Xem Bảng 9). Bảng 9. Lao động khu vực kinh tế tư nhân TT Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng số lao động Người 3.865.163 3.666.825 3.816.942 4.097.455 4.643.844 Tỷ trọng (TT) so với tổng số lao động xã hội % 11,2 10,3 10,3 10,9 12 1.1 Công nghiệp Người 1.757.786 1.655.862 1.623.971 1.786.509 2.121.228 TT trong khu vực tư nhân % 45,48 45,16 42,54 43,61 45,68 1.2 Thương mại, dịch vụ Người 1.592.574 1.451.751 1.517.821 1.598.356 1.735.824 TT trong khu vực tư nhân % 41,2 39,59 39,77 39,00 37,78 1.3 Các ngành khác Người 514.803 559.212 675.150 712.590 786.792 TT trong khu vực tư nhân % 13,32 15,25 17,69 17,39 16,94 2 Lao động trong doanh nghiệp Người 354.328 395.705 435.907 539.533 841.787 2.1 Công nghiệp Người 233.078 252.657 273.819 322.496 498.847 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 65,78 63,85 62,81 59,77 59,26 2.2 Thương mại, dịch vụ Người Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 17,19 15,93 14,33 17,93 17,99 2.3 Các ngành khác Người Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 17,03 20,22 22,86 22,3 22,75 3 Lao động trong hộ kinh doanh cá thể Người 3.510.835 3.271.120 3.381.035 3.557.992 3.802.057 3.1 Công nghiệp Người 1.524.708 1.403.205 1.350.152 1.464.013 1.622.381 Tỷ trọng trong hộ % 43,43 42,9 39,93 41,15 42,67 3.2 Thương mại, dịch vụ Người 1.531.638 1.388.701 1.455.351 1.501.636 1.584.391 Tỷ trọng trong hộ % 43,63 42,45 43,04 42,21 41,67 3.3 Các ngành khác Người 454.489 479.214 575.532 592.273 595.285 Tỷ trọng trong hộ % 12,94 14,65 17,03 16,64 15,66 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, 26/11/2001. Nhìn vào số liệu trong bảng 9 ta thấy, số lao động khu vực kinh tế tư nhân năm 2000 là 4.643.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996; bình quân mỗi năm tăng 194.670 lao động, tăng 4,75%/năm. Trong giai đoạn 1997-2000, khu vực kinh tế tư nhân thu hút thêm 997.019 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước. Lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, có 2.121.228 người, chiếm 45,67%; lao động trong ngành thương mại, dịch vụ là 1.735.824 người, chiếm tỷ trọng 37,37%; lao động các ngành khác là 786.729 người, chiếm 16,94%. Tính từ năm 1996, lao động trong công nghiệp tăng nhiều hơn lao động trong ngành thương mại, dịch vụ. Năm 2000 so với năm 1996, lao động trong công nghiệp thêm được 363.442 người, tăng 20,68%; trong khi lao động thương mại, dịch vụ thêm được 271.476 người. Lao động công nghiệp ở doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh hơn ở hộ kinh doanh cá thể. Năm 2000 so với năm 1996, lao động công nghiệp ở doanh nghiệp tăng 114,02%; lao động công nghiệp ở hộ kinh doanh cá thể chỉ tăng được 6,4%. d. Về tăng trưởng sản xuất kinh doanh (GDP) của khu vực kinh tế tư nhân Bảng 10. Tốc độ tăng GDP của khu vực kinh tế tư nhân (1996-2000) Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 B. quân 5 năm GDP toàn quốc Tỷ đồng 213.833 231.264 244.596 256.272 273.582 Tăng so năm trước % 9,3 8,2 5,8 4,8 6,8 6,9 Khu vực tư nhân Tỷ đồng 68.518 74.167 78.775 81.455 86.926 Tăng so năm trước % 10,6 8,2 6,2 3,4 6,7 7,0 - Hộ kinh doanh cá thể Tỷ đồng 52.169 56.812 60.423 62.205 66.142 Tăng so năm trước % 10,6 8,9 6,4 2,9 6,3 7,0 - Doanh nghiệp Tỷ đồng 16.349 17.355 18.352 19.250 20.787 Tăng so năm trước % 10,6 6,1 5,7 4,9 8,0 7,1 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, 26/11/2001. Theo số liệu trong bảng 10, năm 1996, GDP của khu vực kinh tế tư nhân đạt 68.518 tỷ đồng, đến năm 2000 lên 86.929 tỷ đồng, tăng bình quân 7%/năm. Tương ứng GDP của hộ kinh doanh cá thể từ 52.169 tỷ đồng (năm 1996) lên 66.142 tỷ đồng (năm 2000), tăng bình quân 7%/năm; GDP của doanh nghiệp từ 14.780 tỷ đồng (năm 1996) lên 20.787 tỷ đồng (năm 2000), tăng bình quân 7,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tư nhân xấp xỉ tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Bảng 11. Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng GDP toàn quốc Tỷ đ 272.036 313.623 361.017 399.943 444.140 1. Khu vực tư nhân 77.481 87.475 98.625 106.029 119.337 % trong GDP toàn quốc % 28,48 27,89 27,32 26,51 26,87 2. Hộ kinh doanh cá thể Tỷ đ 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604 Tỷ trọng hộ trong GDP % 21,28 20,9 20,31 19,52 19,72 Tỷ trọng hộ trong khu vực kinh tế tư nhân 74,7 74,94 74,34 73,62 73,41 2.1. Công nghiệp Tỷ đ 9.261 10.658 11.804 12.662 15.491 Tỷ trọng trong hộ % 16,00 16,25 26,1 16,22 17,68 2.2. Thương mại, dịch vụ Tỷ đ 17.381 19.728 22.878 24.865 27.393 Tỷ trọng trong hộ % 30,03 30,09 31,2 31,86 31,27 2.3. Các ngành khác Tỷ đ 31.237 35.169 38.639 40.527 44.720 Tỷ trọng trong hộ % 53,97 53,66 52,7 51,92 51,05 3. Doanh nghiệp của tư nhân Tỷ đ 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733 Tỷ trọng trong GDP % 7,21 6,99 7,01 6,99 7,14 Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 25,3 25,06 25,66 26,38 26,59 3.1. Công nghiệp Tỷ đ 4.609 5.278 6.367 7.179 8.626 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 23,51 24,08 25,16 25,66 27,18 3.2. Thương mại, dịch vụ Tỷ đ 7.565 8.564 10.238 11.203 12.397 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 38,59 39,07 40,46 40,05 39,07 3.3. Các ngành khác Tỷ đ 7.428 8.078 8.699 9.593 10.710 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 37,9 36,85 34,38 34,29 33,75 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, 26/11/2001. Số liệu trong bảng 11 cho thấy tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung tăng ổn định. Nhịp độ tăng trưởng năm 1997 là 12,89%; năm 1998 là 12,74%; năm 1999: 7,5% và năm 2000: 12,55% và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong GDP, tuy năm 2000 có giảm chút ít so với năm 1986 (từ 28,48 năm 1996 xuống còn 26,87% năm 2000). Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng GDP giảm đi chút ít do có sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhận xét chung Trong giai đoạn này, mức tăng trưởng theo giá trị gia tăng tính chung cho tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều thấp hơn mức tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh khó khăn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước nói chung. Bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính thức gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân có mức tăng trưởng khá hơn doanh nghiệp là hợp tác xã và các doanh nghiệp phi chính thức như các hộ kinh doanh cá thể. Đây là một yếu tố tích cực chứng tỏ vai trò quan trọng ngày càng tăng của khu vực doanh nghiệp chính thức trong phát triển kinh tế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng khu vực doanh nghiệp chính thức, đặc biệt là các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải các hộ kinh doanh cá thể hay hợp tác xã, mới là bộ phận năng động trong đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh MPI-JICA. Study on promotion of industrial small and medium scale enterprises in Vietnam, 1999. . Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp này ở Việt Nam còn quá nhỏ bé cả về số lượng lẫn quy mô để có thể đảm đương được vai trò đó của mình. Phần đóng góp của bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính thức này cũng còn rất nhỏ bé, cả về số việc làm lẫn tỷ trọng trong GDP và sản lượng công nghiệp. Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng về trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng chậm hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. Đây là điều đáng quan tâm xét từ góc độ chính sách phát triển. Có thể nói, với nền kinh tế có dân số gần 80 triệu người thì số doanh nghiệp chính thức ở mức trên dưới 40 ngàn đơn vị là quá ít. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thương mại hầu như luôn luôn tăng nhanh hơn số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Một số nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dường như phát triển chậm về quy mô (kể cả quy mô về vốn và lao động). Có một số cách giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất, các doanh nghiệp lúc mới đăng ký thường rất nhỏ và phải mất vài năm để đạt tới quy mô lao động từ vài chục đến vài trăm người. Thứ hai, những khó khăn về vốn, bí quyết sản xuất và thị trường cản trở doanh nghiệp tăng quy mô. Thứ ba, đó là những khó khăn về hành chính đã cản trở doanh nghiệp phát triển. Sự giảm sút của khu vực nhà nước trong cơ cấu giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến không làm cho tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tăng lên do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Bảng 12. Tỷ trọng của các loại hình doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến (theo GDP) 1995 (%) 1996 (%) 1997 (%) 1998 (%) GDP của công nghiệp chế biến (tỷ đồng) 34329 41301 51710 63677 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 Khu vực nhà nước 56.5 53.3 51.7 50.4 Khu vực đầu tư nước ngoài 11.4 13.7 18.5 22.4 Hộ gia đình 19.9 20.5 18.9 17.5 Khu vực tư nhân chính thức 10.7 11.1 10.0 9.0 Khu vực hợp tác xã 1.5 1.4 0.8 0.7 Nguồn: Tổng cục thống kê (1999) Tham khảo số liệu trong bảng 12, khu vực tư nhân chính thức chỉ chiếm khoảng 10% giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến và tỷ lệ này hầu như thay đổi không đáng kể trong vài năm trở lại đây trong khi đóng góp của khu vực hợp tác xã và hộ gia đình vào giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến giảm tương ứng từ 1.5% và 19.9% năm 1995 xuống còn 0.7% và 17.5% năm 1998. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước có xu thế ngày càng giảm sút tương đối so với các khu vực khác, nhất là khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Một khó khăn khác là mặc dù chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được công bố và thực hiện kể từ năm 1986 đến nay, nhưng các nhà kinh doanh tư nhân trong nước vẫn có tâm lý dè dặt trong đầu tư và sản xuất kinh doanh. Sự lo ngại này có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố trong lịch sử chính sách phát triển kinh tế của đất nước, cũng như từ thực tế diễn ra hàng ngày ở các cấp khác nhau hiện nay. Có quan điểm cho rằng sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mà chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần khởi xuớng bị cản trở bởi chủ trương “doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Tình trạng không rõ ràng về chủ trương và các chính sách cụ thể để thể hiện các chủ trương và chính sách lớn đó đã gây ra tâm lý ngần ngại đầu tư lớn, đầu tư dài hạn, kinh doanh lâu dài và bài bản. Sự thiếu nhất quán, hay thay đổi, lúc sang tả, lúc lại quá hữu của một số chính sách cũng là một yếu tố tác động tiêu cực đối với giới kinh doanh. Giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc khối tư nhân còn tồn tại nhiều hiện tượng phân biệt đối xử, cả trong chính sách lẫn trong việc thực hiện chính sách. Cụ thể như: - Doanh nghiệp nhà nước vay ngân hàng dễ dàng hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lại không phải thế chấp trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thế chấp. - Doanh nghiệp nhà nước dễ dàng thuê đất hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Doanh nghiệp nhà nước tiếp cận tín dụng ưu đãi của Chính phủ dễ dàng hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Một số cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp dễ gây phiền hà hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với các doanh nghiệp nhà nước; - Doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tiếp nhận được thông tin từ các cơ quan nhà nước hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Người lao động và giới quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước cũng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn miễn phí của các cơ quan nhà nước dành cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng được “hưởng” một số ưu ái, chẳng hạn như doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tránh được sự kiểm soát và trừng phạt của các cơ quan pháp luật đối với việc thực hiện không nghiêm túc các chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động và chế độ nộp thuế. - Chính sách thuế còn phức tạp, nhiều mức thuế suất, gây ra tình trạng mất công bằng giữa các doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách thuế trong nhiều trường hợp là sự áp đặt chủ quan của cơ quan thuế và nhân viên thuế địa phương. Thực tế khó khăn trên đã tạo ra nhu cầu cần phải có một có chế mới, mà kết quả là tháng 6/1999 Luật Doanh nghiệp ra đời, thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty. 2.2.2 Tình hình kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay a. Về số lượng doanh nghiệp Kể từ năm 2000 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Trong 3 năm (2000-2002) đã có 55.793 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm 1991-1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký); đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng 100 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991-1999. Ở các tỉnh miền núi phía bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Bắc Giang, và một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hoá, v.v..., số doanh nghiệp đăng ký mới trong 3 năm (2000-2003) tăng từ 4-8 lần so với thời kỳ 1991-1999. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, thì đến thời điểm 1/7/2002 có 49.500 doanh nghiệp của tư nhân đang hoạt động, tức bằng khoảng 50% doanh nghiệp đăng ký. Theo kết quả điều tra thì hiện không có doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, lâm nghiệp; nhưng trên thực tế đang có hàng chục doanh nghiệp hoạt động; hoặc theo kết quả điều tra ở Hà Nội đến ngày 31/12/2000 chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và cứu trợ xã hội, nhưng trên thực tế số doanh nghiệp hoạt động phải lên tới vài trăm doanh nghiệp. Báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến tháng 7 năm 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh có gần 900 trong số 27.000 (chiếm khoảng 3%) doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn không còn liên hệ với cơ quan thuế. Ở Hà Nội có khoảng 500 trên khoảng 15.000 doanh nghiệp (tức 3,3%) số doanh nghiệp đã đăng ký không còn hoạt động. Theo điều tra thực tế của Hải Phòng, đến tháng 4 năm 2002 đang có khoảng 67% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký đang hoạt động trên phạm vi địa phương (tức gần 1.500 doanh nghiệp so với 807 doanh nghiệp theo điều tra của Tổng cục Thống kê). Những ví dụ nói trên hàm ý rằng số doanh nghiệp hoạt động trên thực tế chắc chắn thấp hơn số đăng ký, nhưng có lẽ cao hơn số theo kết quả "Điều tra toàn bộ doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê " Theo kết quả điều tra nói trên thì chỉ có 1.529/hơn 2.500 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép đang hoạt động (hơn 60%); và 5.531/hơn 5.800 doanh nghiệp được báo cáo tại thời điểm (chiếm 95%). . Báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm từ 80% đến 85% số doanh nghiệp đăng ký. Số doanh nghiệp không hoạt động do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là: mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, tự ý giải thể mà không báo cáo; chỉ có một số ít doanh nghiệp thành lập để mua bán hoá đơn thuế giá trị gia tăng. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, không hoạt động sau đăng ký ở Việt Nam hiện nay không cao hơn so với các nước khác. Ví dụ, ở Hoa kỳ, 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động; ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) 20%- 40% số doanh nghiệp giải thể trong 2 năm đầu hoạt động. b. Về số lượng vốn đăng ký và thực hiện Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục tăng. Trong 3 năm (2000-2002) số vốn đăng ký huy động được gần 100.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 6,7 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ); trong đó năm 2000 là 1,33 tỷ USD, năm 2001 là 2,33 tỷ USD, và năm 2002 là gần 3 tỷ USD (cao gần gấp 3 lần vốn đăng ký giai đoạn 1991-1999 theo giá hiện hành). Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28,8% năm 2002. Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp dân doanh và DNNN trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là: năm 2000 19,5% và 18,25%; năm 2001 là 23,5% và 19,3%; năm 2002 là 28,8% và 17,8%. , gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và tín dụng nhà nước. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2002 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước gộp lại (36,5%). Mức vốn đăng ký trung bình/doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ, năm 2000 là 0,96 tỷ, năm 2001 là 1,3 tỷ và năm 2002 là 1,8 tỷ; 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ. Doanh nghiệp đăng ký vốn thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng (hơn 13 triệu USD). Nhìn chung, số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các địa phương khoảng 10 tỷ đồng. Ở Quảng Nam có mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp thấp nhất (422 triệu đồng), tiếp đó là Nam Định 544 triệu đồng; mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp cao nhất là ở Hưng Yên, gần 3 tỷ đồng; tiếp đó là Quảng Ninh và Bình Dương gần 2,5 tỷ đồng; mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 1,25 tỷ đồng. Về số vốn thực tế đầu tư, cho đến nay chưa có điều tra thực tế đầy đủ để so sánh số vốn đăng ký với số đầu tư thực hiện. Tuy nhiên khảo sát thực tế ở một số khu, cụm công nghiệp cho thấy doanh nghiệp tư nhân trong nước đang là các nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn; chỉ riêng số đầu tư thực tế của các doanh nghiệp tư nhân thực hiện tại các khu, cụm công nghiệp đó đã cao hơn số vốn đăng ký ở địa phương trong cùng thời kỳ. Ví dụ, ở Nam Định số vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm 2002 là 84,5 tỷ, thì số vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Xá đã lên tới gần 700 tỷ trong cùng thời kỳ; còn ở Lào Cai trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ, trong đó phần quan trọng là của khu vực kinh tế tư nhân. Tình hình cũng tương tự ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình và một số nơi khác. Theo báo cáo đánh giá của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, thì tuy có khai khống vốn trong một số trường hợp đăng ký hành nghề xây dựng, nhưng nhìn tổng thể vốn đầu tư thực hiện trên thực tế cao hơn tổng vốn đăng ký. Bên cạnh một số ít doanh nghiệp khai vốn cao hơn thực tế, thì số đông doanh nghiệp làm ngược lại, khai vốn đăng ký thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư thực tế. Có không ít doanh nghiệp đã đầu tư vài chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Việc góp vốn đầu tư chủ yếu bằng tiền Việt Nam; việc huy động vốn dưới hình thức tài sản các loại vào phát triển kinh doanh còn hạn chế. Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, thủ tục chuyển đổi sở hữu, v.v... không rõ ràng, phức tạp và tốn kém đã làm cho việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chưa thể thực hiện được. Thủ tục trước bạ khó khăn, chưa có cơ chế định giá khách quan, công bằng và hợp lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn kém hiệu lực, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp còn phức tạp, tốn kém, v.v... đã làm cho việc góp vốn bằng tài sản hữu hình trở nên khó thực hiện hoặc không hấp dẫn. Chính vì vậy, trong nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên sử dụng nhà cửa, đất vào kinh doanh, ghi thành tài sản của công ty nhưng không làm thủ tục góp vốn, chuyển quyền sở hữu; không tách biệt rõ được tài sản của công ty và của thành viên công ty. c. Về lao động trong khu vực kinh tế tư nhân Hiện nay, ở nước ta hàng năm có thêm khoảng 1,2-1,4 triệu người đến tuổi lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề xã hội, mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển hiện nay ở nước ta. Chính việc tạo thêm được công ăn việc làm mới trong các ngành phi nông nghiệp mới tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng được thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; mới tăng được mức công bằng trong phân phối thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế ở các địa phương cho thấy 1 ha trồng lúa chỉ giải quyết được khoảng 5 lao động (gồm 2 thường xuyên và 3 thời vụ), tạo được doanh thu khoảng 20-25 triệu đồng/năm; một ha trồng cây ăn quả tạo ra khoảng 40-50 triệu. Trong khi 1 ha đất phát triển công nghiệp có thể sử dụng hàng chục, đến hàng trăm lao động thường xuyên với thu nhập bình quân khoảng gần 10 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ tính riêng giá trị tiền lương, tiền công/1 ha đất công nghiệp có thể cao gấp vài chục lần giá trị hàng hoá nông nghiệp trên cùng diện tích. Phân tích sơ bộ trên đây cho thấy khuyến khích phát triển doanh nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả là giải pháp cơ bản tạo đủ công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu xã hội và nâng cao thu nhập, phúc lợi nhân dân. Báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy đối với các doanh nghiệp tư nhân trung bình 70 đến 100 triệu vốn đầu tư tạo ra được một chỗ làm việc; trong khi đó đối với doanh nghiệp nhà nước, thì số tương ứng là từ 210 đến 280 triệu (tức là cao gấp khoảng 3 lần). Trong ba năm (2000-2002), các ước tính đều cho thấy đã có khoảng 1,3-1,5 triệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan