Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 1

3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu . 2

4. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài . 3

5. Đóng góp của đề tài . 4

6. Cấu trúc của đề tài . 6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH – TỈNH CAO BẰNG . 8

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 8

1.2. Tộc người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng . 15

1.3. Sự thay đổi địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử . 18

Chương 2: LÀNG BẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN

TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ( 1945) . 21

2.1 Khái niệm làng và bản truyền thống . 21

2.2 Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của bản làng . 26

2.2.1 Môi trường sinh thái. 26

2.2.2 Nguyên tắc đặt tên của bản . 29

2.3. Kết cấu cư dân . 48

2.4. Dòng họ . 51

2.5. Luật tục của làng bản . 56

2.6 Tổ chức dân dã . 57

2.7 Một số yếu tố văn ho¸ vật chất và tinh thần tiêu biểu . 58

2.7.1 Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời . 58

2.7.2 Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian . 64

2.7.3.Lễ hội truyền thống . 69

Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI DƯỚI XÃ HỘI MỚI CỦA LÀNG BẢN

NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG . 76

3.1. Cơ cấu tổ chức . 76

3.2. Quan hệ làng bản . 77

3.3. Những thay đổi về văn hoá . 82

3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng

bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay. . 85

KẾT LUẬN . 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98

pdf103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự túc, mối quan hệ giữa những người trong tông tộc, dòng họ trong phạm vi bản làng gắn bó mật thiết với nhau, ít có có sự đối kháng dòng họ này với dòng họ khác. Sự phân hóa gia cấp ở mức độ thấp hơn so với miền xuôi. Trước 1945, về cơ bản xã hội người Tày phân chia thành các giai cấp sau: Tầng lớp quan lại, địa chủ, thổ hào giàu có nắm quyền thống trị ở nông thôn, đó là chỗ dựa chính của chính quyền thực dân phong kiến. Tầng lớp nho sĩ bình dân, tức là tầng lớp trí thức nho học cũ đã có tuổi đang mai một dần. Họ được quần chúng tôn trọng. Họ là những người đã góp phần xây dựng ngôn ngữ, văn học dân tộc, đồng thời có vai trò to lớn trong các công việc của mường bản: hôn nhân, ma chay, tế lễ… Tầng lớp nông dân lao động (trung, bần, cố nông đông hơn cả - chiếm trên 95% dân số). Nông dân lao động là những người sản xuất chính, đồng thời là người gánh vác mọi thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch cho chính quyền thực dân và phong kiến. Đời sống của họ nói chung là bấp bênh, nhất là những năm mất mùa, họ phải vào trong rừng đào củ mài, củ bấu ăn thay cơm. Tầng lớp “tào, mo, then, pụt” tức là những người làm nghề cũng bái phân lớn là nông dân lao động, có người thuộc giai cấp bóc lột, ít nhiều có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 ảnh hưởng trong dân gian. Họ là những cố vấn không thể thiếu được trong việc ma chay, cúng bái, cưới xin…là những việc đồng bào coi trọng nhất trong đời sống xã hội trước đây. Một tầng lớp mới xuất hiện, tầng lớp trí thức nhỏ được đào tạo trong các trường phổ thông của Pháp, tức là các thông, kí, phán, giáo học. Họ có một số vốn Pháp văn và những kiến thức tối thiểu để làm việc trrong bộ máy chính quyền thực dân. Họ có vai vế nhất định trong xã hội và được mọi người kính nể. Như vậy, về cơ bản xã hội người Tày trước cách mạng là một xã hội thực dân nửa phong kiến. Vì sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền xuôi nên quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là quan hệ đoàn kết, tương thân, tương trợ giữa những người trong họ hàng, làng xóm. Chế độ “quằng” ở làng bản của người Tày xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Sau cách mạng Tháng 8/1945, bên cạnh chính quyền thực dân vẫn tiếp tục bảo lưu về mặt hình thức một bộ máy chính quyền của người bản xứ. Các đơn vị hành chính bản xứ gồm: xã, tổng, châu, phủ và tỉnh. Xã được tạo thành bởi sự liên kết của nhiều làng, bản đôi khi cách xa nhau đáng kể. Tất cả các công việc của xa được điều hành bởi các tộc trưởng. Họ là những người bầu ra lý trưởng, phó lý và xã đoàn. Ở bản làng, đứng đầu là trưởng bản – đây là người có uy tín nhất trong bản. Họ đứng ra tổ chức và điều hành mọi công việc trong bản. Do vậy, trong mỗi bản tính “tự quản” được thể hiện khá rõ nét. Mọi người dân đều tin tưởng vào trưởng bản của mình. Về kết cấu cư dân của bản làng, các nhóm dân tộc Tày hầu hết đều cư trú xen kẽ lẫn nhau đại đa số là cư trú ở vùng thấp và một số ít ở vùng lưng chừng. Họ cư trú theo kiểu một tập hợp thành những làng bản có 10 – 20 nóc nhà hoặc 40 – 50 nóc nhà, có nơi đông hơn có thể đạt 80 – 100 nóc nhà. Bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 của người Tày cư trú theo nhóm dân tộc, ít xen kẽ nóc nhà với các dân tộc khác. Ngay người Tày và người Nùng vốn văn hóa gần gũi với nhau cũng chỉ xen kẽ bản, tức là lập bản xen kẽ trong thung lũng chứ ít xen kẽ nóc nhà. Nếu cư trú cùng một bản thì cũng ở thành cụm riêng. Người Tày chọn những nơi bằng phẳng hoặc gò đồi để lập bản và làm nhà, họ đặt tên làng bản của mình theo phong cảnh tự nhiên như: làng Pác Pó, là nơi nguồn nước; làng Đền là nơi có đền thờ Vua Lê, hoặc bản Khau Lừa (đồi thuyền) là một xóm ở ngay sườn quả đồi như con thuyền khổng lồ. Xong tên gọi được người Tày sử dụng nhiều hơn cả là đặt tên làng bản gắn liền với tên Nà hoặc Thuổng (tổng) tức là cánh đồng. Đây là một tên gọi rất phổ biến của người Tày như: Nà Vát, Nà Lương, Nà Cạn,… hay Tổng Lương, Tổng Chúp, Tổng Mử,… nhiều tên làng, tên bản của người Tày gắn bó với cả đời sống của từng người, từng nhà là nơi chôn rau cắt rốn, nơi chung sống của nhiều họ tộc gán liền với sự phát triển của lịch sử. 2.4 Dòng họ Ở trong gia đình, chế độ hôn nhân một vợ một chồng là chủ yếu, tuy nhiên chế độ phụ quyền thể hiện khá rõ nét. Người đàn ông có vai trò chính và có quyền quyết định các vấn đề lớn trong gia đình, dòng họ. Trong quan hệ gia đình, đồng bào vốn có lòng kính già yêu trẻ. Dưới chế độ cũ, người phụ nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng gia tài, không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng vì họ giữ vai trò quan trọng trong lao động sản xuất và trong việc quản lý kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, trong đồng bào dân tộc Tày, sự phân công lao động tương đối rõ ràng – đàn ông cày bừa, cuốc đất; phụ nữ cấy, gặt, gieo trồng. Nhìn chung phụ nữ làm nhiều việc hơn nam giới vì họ vừa phải tham gia công việc đồng áng, may vá, kéo sợi, dệt vải, vừa phải đảm đang công việc bếp núc, nuôi con… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Sinh hoạt trong gia đình người Tày Về quan hệ trong gia đình: Đồng bào dân tộc Tày rất mến khách, khách đến nhà bao giờ cũng được tiếp đón chu đáo, khách đến làng tuy không quen biết những cũng được đồng bào chào hỏi thân mật. Tính chất phụ hệ của gia đình người Tày còn thể hiện ở việc phân chia tài sản: Chỉ có con trai mới được quyền thừa kế. Tài sản để phân chia, gồm: ruộng đất, trâu bò, rừng, thóc lúa, tiền bạc, công cụ sản xuất,…Việc phân chia thường được tiến hành khi bố mẹ đã về già, tất cả con cái đã có gia thất riêng. Các bậc cha mẹ trong gia đình người Tày thường ứng xử với các con theo hướng: “Ở con út, chết con cả” nên khi chia gia tài thường để lại một phần (rừng, trâu bò, tiền của) để dưỡng già, số còn lại sẽ chia đều cho các con trai. Sau đó bố mẹ thường ở với con út cho đến lúc già, con út có trách nhiệm chính trong phụng dưỡng cha mẹ vì phần lớn tài sản để dưỡng già của cha mẹ còn lại được giao cho người này quản lý. Khi bị đau ốm bệnh tật, biết không qua khỏi thì bố mẹ sẽ chuyển sang nhà con cả để việc tang lễ được tiến hành tại đây; Song có những trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 hợp bố mẹ vẫn ở với con út cho đến lúc chết. Theo tục của người Tày, khi bố mẹ chết mà con cái chưa trưởng thành người bác ruột và chú ruột có vai trò lớn đối với các cháu. Bác ruột hay chú ruột sẽ thay thế người quá cố đảm nhiệm việc thờ phụng tổ tiên, quản lý tài sản, có trách nhiệm dựng vợ gả chồng, làm nhà cho các cháu. Trong quan hệ gia đình có những quan hệ hết sức nghiêm ngặt, người phụ nữ nhất là con dâu phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo như không được đi ngang qua phía trước bàn thờ trong nhà, không được vào chỗ tiếp khách của nam giới ở gian ngoài, không được cùng ăn cơm, ngồi cùng chiếu với bố chồng, anh chồng, không được đến chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, bác, chú và anh chồng. Con dâu luôn phải tỏ sự kính trọng, nghe lời chỉ bảo của bố chồng và anh em họ hàng nhà chồng; không được trực tiếp trao đổi với bố chồng và anh chồng. Nếu muốn bày tỏ điều gì, con dâu phải thông qua chồng hay em trai, em gái chồng hoặc một người khác giới trong nhà chồng. Bố chồng và anh chồng cũng không được vào buồng con dâu, em dâu. Không được trực tiếp đưa các đồ vật cho con dâu, em dâu mà phải đặt vào một chỗ nào đó để con dâu, em dâu đến lấy và ngược lại con dâu, em dâu cũng không được trực tiếp đưa cho bố chồng, anh chồng. Quan hệ giữa mẹ vợ và con rể trong gia đình người Tày cũng nghiêm ngặt tương tự mặc dù trên danh nghĩa con rể được coi như con trai trong nhà. Về dòng họ: Khi một gia đình nào không có con trai thì kén con rể đến ở rể đời. Trong trường hợp này nhà gái thường chủ động trong hôn nhân và chịu các phí tổn cưới xin. Ở Trùng Khánh chàng trai ở rể đời phải đổi sang họ vợ, phải chăm sóc bố mẹ vợ đến khi chết và lo tang ma cho bố mẹ vợ, nhưng sau đó được quyền thừa kế tài sản của nhà vợ. Người Tày cũng có họ nội, họ ngoại và họ bên vợ, trong đó họ nội là quan trọng nhất, vai trß của họ ngoại thể hiện ở vai trò của ông cậu nhưng không đậm nét lắm. Tổ chức dòng họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 của người Tày về hình thức không quy củ và có phần mờ nhạt so với dòng họ của người Việt, nhưng mối liên hệ bền chặt giữa những người cùng dòng máu vẫn được duy trì. Mỗi dòng họ được nhận biết qua hệ thống tên đệm, ngày giỗ tổ là khi con cái bắt đầu vào tuổi trưởng thành cha mẹ và họ hàng phải truyền lại cho biết. Khi còn nhận ra dòng họ với nhau thì trai gái không được phép lấy nhau. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị coi như là loạn luân và bị phạt rất nặng: phải giết lơn làm lễ tạ tội trước bàn thờ thần linh, buộc phải hủy bỏ việc kết hôn. Tuy tổ chức không chặt chẽ như ở người Việt nhưng dòng họ của người Tày vẫn tồn tại như một sức mạnh tinh thần, tâm lý. Đồng bào rất coi trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ. Có nhiều bản, bao gồm những người cùng dòng họ hoặc có quan hệ với nhau về dòng họ nên người dân trong bản đều là những người bà con họ hàng hoặc thông gai với nhau. Đồng thời giữa các dòng họ trong bản đều sống với nhau thân ái, hòa thuận theo thứ bậc hoặc lứa tuổi. Trong mỗi họ, người trưởng tộc luôn được tôn trọng và thường được đứng ra chủ trì các nghi lễ, ma chay, cưới xin, hòa giải,… Bởi vậy, trong cộng đồng dân tộc Tày có tục nhận họ. Tục ngữ Tày có câu: “lạc mạy tẩn lạc gần rì” ý nói rằng tình cảm của con người rộng và sâu xa, do vậy tục lệ nhận họ hàng rất phổ biến trong người Tày. Trước đây những người cùng mang tên họ thường được kết nghĩa làm anh em coi như một nhà, xuất phát từ quan niệm cho rằng những người cùng họ ngày nay rất có thể có chung một ông tổ từ xa xưa. Nhưng vì hoàn cảnh sinh hoạt, kinh tế, lấy vợ, gả chồng rồi đi làm ăn nơi khác lâu ngày không gặp hoặc không tìm thấy mà trở về nên quên gốc họ, quên góc tổ chung. Nay khi gặp người cùng họ với mình dù ở nơi khác xa xôi, đồng bào vẫn vui mừng có ý muốn làm anh em để có thêm người thân. Tuy vËy, việc tiến hành các thủ tục nhận họ cũng rất thận trọng, không vội vàng, hấp tấp. Người ta tìm hiểu nguồn gốc xem người bạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 thuộc dòng họ nào? Ví dụ: Tày lưu quan hay Tày địa phương khi tìm được nguồn gốc dòng họ người ta rất vui mừng được kết thân với nhau. Nếu cha mẹ và tộc trưởng đồng ý thì lễ nhận họ được tổ chức long trọng ở hai gia đình vào hai ngày khác nhau để đôi bạn có mặt ở từng nhà. Trong buổi lễ có mục báo tổ tiên, những người thân của từng nhà dự lễ công nhận và chứng kiến. Nội dung người ta ôn lại lịch sử gia phả tổ tiên để vun đắp tình thân, gắn bó họ hàng. Và hai người định rõ anh, em thông qua tuổi tác. Khi nhận họ hàng xong, hai bên luôn sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi, hỏi thăm lúc hoạn nạn, có mặt trong các đám cưới, đám tang và cùng dự những ngày giỗ. Lúc vui buồn họ giúp nhau như anh em ruột thịt, con cái cháu chắt về sau đều là con cái của hai họ. Đây là tập tục truyền thống đoàn kết có ý nghĩa sâu sắc và tót đẹp trong nếp thuần phong mỹ tục của người Tày ở Trùng Khánh từ xa xưa còn lưu truyền đến tận ngày nay. Trong quan hệ với các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết nghĩa anh em gọi là “Lạo Tồng”, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt. Bạn tồng có trí khí hợp nhau, có tuổi tác gần nhau, cùng cảnh ngộ (cùng là con một, con nhà nghèo, con mồ côi, cùng xa quê hương,…) thì hai bên cùng kết bạn đồng canh với nhau, tục địa phương gọi là “Lạo Tồng”, kết tồng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, một người chỉ được phép kết 2 bạn tồng, còn lại để giao lưu như bạn thân. Sau khi được cha mẹ hai bên đồng ý, lễ kết tồng được chính thức tổ chức ở từng gia đình của đôi bạn tồng có sự công nhận của ông bà, cha mẹ, anh em và những người thân của từng gia đình. Sau lễ kết tồng có tiệc rượu thịnh soạn ăn mừng. Phàm có lễ tết thì họ qua lại thăm hỏi nhau, khi có việc tang thì họ sắm sửa lễ vật rất hậu và nhờ vài người con trai và con gái mang tới nhà có tang mà lạy tế. Nếu có việc cưới xin báo tới, cũng phải tới mừng hoặc tiền, hoặc lợn, rượu, gạo,…không có mức nhất định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Con cái đôi bạn tồng tùy lứa tuổi mà định hàng anh em, coi nhau thân thiết như anh em một nhà. Sau này đến nhiều đời cháu chắt nối tiếp mối quan hệ bạn tồng thân thiết của hai nhà vẫn giữ mãi mãi tình đồng khóa gắn bó mật thiết lâu dài. Nếu so với tục nhận họ, thì phạm vi kết tồng rộng hơn ở chỗ không phân biệt các thành phần dân tộc, như: người Tày có thể kết tồng với Nùng, người H’Mông, người Hoa, người Kinh,… và ngược lại. Kết tồng là một hình thức giao du và học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong và ngoài huyện. 2.5 Luật tục của làng bản: Ruộng nương đã gieo cấy, trong thời vụ không ai được thả trâu, ngựa rông. Nếu thả rông ăn hại của người khác thì phải đền. Cây trồng, hoa màu, cây quả không được lấy trộm của nhau, nếu cần phải xin nếu không là ăn cắp Không được chặt phá cây ở rừng cấm. Không được chặt khu rừng ở đầu nguồn nước làm nương rẫy. Không ai được phá rừng ở nơi có rừng Vầu, rừng Nứa. Rừng Vầu, rừng Nứa của ai thì họ ấy, nhà ấy dùng, nếu phất lẫn của nhau thì phạm vào tội lấy trộm. Khi đi săn bắn thấy đúng muông thú hoang mới được bắn Ai nhặt được của rơi thì mang về nộp cho người giữ miếu thổ địa, của ai người đó sẽ đến nhận. Người già thì phải chết, khi còn sống người đó đã đổi công giúp đỡ được nhiều người, khi họ ngã xuống phải nhớ ơn họ, phải giúp đỡ gia đình làm ma chay cho họ chu đáo. Hôm đưa đám cả làng phải nghỉ làm việc đồng áng, đi rừng để biểu thị lòng nhớ nhung họ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Khi có dã thú hay trộm cướp vào làng, nghe thấy tiếng tù và hay hồi mõ thì người dân trong cả làng phải có mặt để góp sức xua đuổi. Những điều quy định này được thảo luận, thông qua vào dịp cúng thổ địa tại miếu thờ thổ địa. Người ta cho rằng những lời quy định này được thần linh “chứng kiến”, ai làm sai có nghĩa là làm phật ý thần linh. Trước cách mạng tháng Tám, luật tục được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần củng cố mối quan hệ làng bản êm ấm,đoàn kết, an ninh trật tự của làng bản người Tày được giữ vững. 2.6 Tổ chức dân dã Trong các bản của người Tày ở Trùng Khánh từ lâu đã tồn tại các tổ chức mang tính chất dân gian như: hương ước, hữu ước … ít nhiều chi phối đời sống của cư dân nơi đây. Mục đích của các hội trên là giúp đỡ lẫn nhau trong việc hiếu hỷ, tuy nhiên mỗi tổ chức đều có những nét riêng. Trong các bản “Hương ước” đã có từ lâu đời, hình thức tổ chức kết nạp từ 50-70 người hoặc trên 100 người tục gọi là “Bản hương” hoặc “Bản Slườn” có trùm trưởng đứng đầu. “Hương ước” chỉ giúp nhau trong việc tang ma. Khi có việc trùm trưởng có trách nhiệm báo cho các hội viên hẹn đem tới giúp tranh tre, gõ nứa, cui đuốc và giúp gia chủ dựng nhà tế, làm lều cỏ tục gọi là “Táng lầu” yêu cầu làm cho hoàn tất. Cũng có khi giúp cho chủ nhà sửa soạn cúng tế, mổ thịt lợn, đến ngày đưa đám thì người trong “Bản Slườn” chuẩn bị khăn trắng lần lượt đến tế quan tài để vái lạy, gọi là “Bái quan”. Sau đó giúp khiêng quan tài đi chôn, phải hoàn tất công việc cho gia chủ (lệ này chỉ dùng cho cha mẹ gia chủ, còn đối với cha mẹ vợ thì mỗi người giúp 2 hào hoặc một ống gạo và khiêng linh cữu minh tinh mà thôi). Tổ chức “Hữu ước” cũng khá phổ biến ở dân tộc Tày, kết nạp 20-30 người tục gọi là “Họ bạn” cũng có điều lệ: phàm việc tang, việc hỷ báo tới thì hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 trưởng đem các hội viên tới giúp rượu, gạo mỗi người 10 lần và các thứ để làm cỗ đồng thời làm giúp công việc (cũng có khi giúp tiền từ 2 - 4 hào tùy giao ước). Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh luôn ý thức rõ về các tổ chức “Hương ước” và “Hữu ước” trong hội bảo trợ, ở đây không chỉ đem lại cho họ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ mà còn là chỗ dựa quan trọng về tinh thần và kinh tế mỗi khi có tang ma hay hiếu hỷ … Tuy nhiên, cũng bởi những quy ước ràng buộc mà việc tang ma để lại lâu ngày phần lớn cũng do những giao ước đó ràng buộc. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được các mặt tích cực của các tổ chức bảo trợ nó làm cho tính cấu kết cộng đồng ngày càng được tăng cường và phát triển. 2.7 Một số yếu tố văn hoá vật chất và tinh thần tiêu biểu 2.7.1 Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời Nhà sàn người Tày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Do nằm trong hệ sinh thái của rừng mưa nhiệt đới, độ ẩm cao, mưa nhiều, côn trùng, thú dữ lắm, do vậy các đồng bào dân tộc thiểu số nước ta chủ yếu là ở nhà sàn. Cho đến nay ở nhiều làng bản cước ta ngôi nhà sàn vẫn hiện diện ở nhiều nơi như là một đặc trưng bền vững của văn hóa phương Nam. Ở Đông Bắc nước ta ngôi nhà sàn của người Tày là một thành tố văn hóa tiêu biểu. Chính những ngôi nhà sàn của người Tày đã góp phần lên không gian văn hóa Đông Bắc mà du khách ai cũng đã một lần nghe qua đều để lại ấn tượng mạnh. Mỗi lần làm nhà một lần tốn kém của cải, công sức, do đó người ta phải xem thật ký ngày, tháng, năm, tuổi của chủ nhà để chọn ngày sao cho phù hợp theo quan niệm của đồng bào nhằm tránh nhứng điều rủi ro. Trong lúc làm nhà, ngoài ngày, giờ tốt để khởi công, ngươi ta còn chú trọng việc xem hướng, thế đất làm nhà. Đồng bào có câu: “Đảy kin nhằm mồ mả, thoong thả nhằm tì slườn” (làm ăn được nhờ mồ mả, thư nhàn được nhờ nền nhà). Nhà sàn truyền thống chủ yếu được làm bằng gỗ nghiến, có chiều sâu từ 5 đến 7 hàng cột “kiểu 7 hàng cột là kiểu vì hoàn thiện mẫu mực”, khoảng cách giữa các cột từ 2 - 2,5m, chiều cao của nhà thường từ 7 - 8m với 3 gian chính. Phần dưới nhà là hệ thống xà ngang sỏ qua lỗ đục của cột. Mỗi xà nhà cách nhau 20cm rất vững trãi. Làm được 1 ngôi nhà sàn tốn rất nhiều gỗ, với những hàng cột cao bằng các lõi gỗ quý, với những thanh xà, kèo bằng gỗ xẻ dài hàng trục mét cũng bằng lõi các thứ gỗ đó. Vì vậy, đối với mỗi gia đình việc quan trọng bậc nhất trong đời người là kiếm đủ vật liệu dựng nhà và lợp mái để che nắng, che mưa. Nhà sàn còn được lợp bằng ngói máng hay còn gọi là ngói “âm dương” có ưu điểm là dễ lợp, dễ sửa chữa và ngói được sản xuất ngay tại địa phương nên không mất công vận chuyển. Ngôi nhà sàn là một không gian cho “cộng đồng nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong một ngôi nhà có thể sinh sống một gia đình nhỏ, gồm một cặp vợ chồng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 những đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm nhiều thế hệ (4-5 thế hệ) hoặc cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con nhưng vẫn ở chung. Trong không gian này, người ta chứng kiến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi thành viên; những chuyện buồn, chuyện vui của gia đình, ngôi nhà còn là nơi trú ngụ của các linh hồn của mỗi con người, các linh hồn đó hội tụ lại trong linh hồn chủ nhà và được biểu hiện cụ thể ở cây “cột chủ áo”. Đây là 1 trong 2 cây cột quan trọng (cùng với cột bếp) được dựng đầu trên. Hơn nữa, không gian của ngôi nhà sàn người Tày còn bao hàm ý niệm là nơi tụ họp của cộng đồng những người thuộc dòng họ cho nên mới có khái niệm “nhà tâng”, “nhà cúng”. Ngày nay ở Trùng Khánh ngôi nhà sàn vẫn còn phổ biến và bảo tồn được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày. Với những nét riêng đặc trưng của ngôi nhà của người Tày khác với ngôi nhà sàn của người Thái. Tuy cùng là cư dân sinh tụ vùng thung lũng về cơ bản kiến trúc nhà sàn của người Thái giống với người Tày, nhưng có điểm khác là nhà sàn của người Thái thì có trát vách và đầu vách có trang trí đôi “Khau cút” (rừng cụt). Đó là những thanh gỗ hoặc thân tre buộc bắt chéo mà nhiều người cho là biểu tượng của đôi sừng trâu. Hay với người H’Mông là những cư dân vùng núi cao họ chủ yếu ở nhà đất, cột ngoãm, có hàng cột chống nóc, mái lợ cỏ tranh, lá cây “cáp tao” phên vách bằng nứa đan. Đó là kiểu nhà tạm bợ vẫn thường thấy ở các dân tộc cu canh du cư. Nhà rộng khoảng 2 – 3 gian, diện tích khoảng 40 – 60m2 tùy theo số người ở trong nhà. Ngoài nhà ở, người H’Mông còn có chuồng gia súc và nều ở nương rẫy. Làm nhà là một công việc quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày. Đồng bào hết sức chú ý đến việc chọn đất. Trong việc chọn đất trước tiên phải chú ý đến những điều kiện thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống, như: gần ruộng, nương, suối nước, bãi cỏ rừng cây… chọn đất xong phải chọn hướng làm nhà. Hướng không nhất thiết phải trông về hướng Đông, về Tây hay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Nam, Bắc mà phải căn cứ vào địa hình, địa vật, phải làm sao cho có một hướng nhà “tốt”, kín đáo, tránh những núi non, sông ngòi, bụi cây hình thù quái gở “nhòm ngó” vào nhà. Một mỏm núi hình mũi thương đâm thẳng vào nhà là một hiện tượng rất độc, có thể gây nạn tử vong. Một bụi cây hình con cáo nhòm vào nhà sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc chăn nuôi gia cầm. Một ngọn suối không kín đáo chảy tổng hống ra ngoài là một hiện tượng “tán tài” hay mất của cải. Có thể chọn một chỗ đất nào chưa vừa ý lắmvì vẫn có chỗ sơ hở người ta có thể khắc phục bằng cách đánh một con chó đá để “yểm nền nhà” hoặc trồng một bụi tre để che khuất hướng độc đi. Đây chỉ là một quan điểm duy tâm của môn địa lý thần bí. Những về mặt thực tiễn, rõ ràng đồng bào Tày đã chọn được những địa điểm xây dựng nhà cửa vừa cao ráo, vừa kín đáo, vừa đẹp đẽ, vừa thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống. Sau khi nguyên vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, hàng xóm kéo đến, làm giúp trong mọt thời gian ngắn là xong. Đồng bào Tày ở Trùng Khánh có tập quán tương trợ lẫn nhau trong việc làm nhà. Một khi xây dựng nhà cửa, hàng xóm mỗi người góp một phần nguyên vật liệu như cỏ tranh, lá cọ, gạch mộc, ngói, cho chủ nhà sau đó đến lượt mình làm nhà thì số nguyên vật liệu ấy lại được hoàn lại. Có bản việc tổ chức tương trợ được tốt, hàng loạt nhà mới có thể được làm xong trong thời gian ngắn sau vụ gặt mùa để chuẩn bị ăn tết nguyên đán. Việc hoàn thành nhà mới kết thúc bằng một bữa ăn mừng nhà mới. Chủ nhà mở tiệc khoản đãi bà con hàng xóm đến làm giúp và bàn bè thân thuộc đem câu đối, quà cáp đến chúc mừng. Ngày ăn mừng nhà mới cũng là ngày làm lễ dọn về nhà mới. Trước hết người ta mang vào nhà những một số vật tượng trưng, như: lọ dấm, mẻ, chiếc bình vôi, cái giá trên gác bếp mà gia đình nào cũng cần phải có. Người ta chất một đống củi ở giữa nhà và mời 4 ông già có tư cách đạo đức tốt, sản xuất giỏi, đông con cái, mỗi người cầm một bó đuốc đi từ 4 góc nhà vào châm lửa đống củi, đồng thời cùng hô “mắn pật phja na pật đán”, nghĩa là (vững như núi đá dày như bàn thạch). Người ta cố giữ cho bếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 lửa cháy trong 3 ngày không tắt để không khí ấm cúng trong nhà, và thực tế hơn nữa để cho nguyên vật liệu xây dựng ngôi nhà mới được chóng khô ráo. Nhưng ý nghĩa chính vẫn là để cho người nhà làm ăn được dễ dàng, mát mặt. Như vậy, hướng nhà nhà ở của các bản quay ra cánh đồng, sông suối và dựa lưng vào núi. Người Tày làm nhà sàn 4 mái, lợp cỏ tranh hoặc lá cọ, một số bản lợp bằng ngói máng. Xung quanh nhà được thưng ván hoặc liếp che; Sàn nhà dát mai hoặc dát ván. Ở giữa nhà có một cái bếp sinh hoạt và ở góc nhà có một cái bếp lò để nấu cám lợn. Phía trong cùng của ngôi nhà chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Các gian bên cạnh bàn thờ là buồng ngủ của chủ nhà, vợ chồng người con trai cả, các gian còn lại là buồng ngủ của con gái, nhưng buồng ngủ của con gái phải đặt xa ngoài phòng khách. Gian trái ngoài cùng là nơi để các ống nước và các đồ dùng, như: cuốc, thuổng, dao, liềm, giầy dép, mũ nón,…Một bên thông với sàn phơi và một bên thông với cầu thang lên xuống. Nhà ở của họ thường làm cao ráo để nhốt trâu, bò, lợn, gà. Ngày xưa đồng bào thường làm nhà bằng các loại gỗ tròn, nay họ đã biết xẻ cột vuông , đục mộng ở cột kèo. Việc chọn gỗ làm nhà nhất là làm cột, kèo và xà nhà rất được chú trọng. Tóm lại những ngôi nhà của người Tày ở Trùng Khánh – Cao Bằng được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh đồng, chạy dọc theo các thung lũng ở men theo các sườn đồi, núi. trước kia nhà được làm bằng nguyên liệu sẵn có, gồm một khối lượng lớn gỗ tre, nứa và lá lợp (chủ yếu là cỏ tranh). Bây giờ cũng là những ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ thuật của người Kinh và rất nhiều mái nhà đã được lợp bằng ngói đỏ. “Ăn cơm nếp, ở nhà sàn” cùng với “chó trèo thang, trâu ngõ mõ” là những nét riêng làm nên các đặc trưng văn hóa của cư dân vùng thung lũng mà người Tày là một đại diện tiêu biểu. Tuy nhiên, do việc tìm kiếm gỗ lạt ngày càng trở lên khó khăn, do quan hệ giao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdocument_11305774139.pdf
Tài liệu liên quan