Luận văn Lập kế hoạch kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006

MỤC LỤC



Lời cảm tạ i

Nhận xét của cơ quan thực tập ii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii

Nhận xét của giáo viên phản biện iv

Mục lục v

Danh mục biểu bảng ix

Danh mục sơ đồ, đồ thị x

PHẨN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết hình thành đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Một số kiến thức cơ bản về lập kế hoạch kinh doanh 4

1. Khái niệm lập kế hoạch kinh doanh 4

2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh 4

3. Phân loại kế hoạch 5

4. Nội dung kế hoạch kinh doanh 5

II. Các chỉ số tài chính 6

1. Các tỉ số tài sản lỏng 6

1.1 Tỷ số lưu động (C/R) 6

1.2. Chỉ số tài sản quay vòng nhanh (Q/R) 6

2. Các tỉ số quản trị tài sản 6 2.1 Thời gian thu tiền bán hàng trung bình (DSO) 6

2.2. Tỉ số luân chuyển tài sản cố định 7

2.3. Tỉ số luân chuyển tài sản có 7

3. Các tỉ số quản trị nợ 7

3.1 Tỉ số nợ trên vốn tự có (D/E) 7

3.2. Tỉ số nợ trên tài sản có (D/A) 7

4. Các tỉ số khả năng sinh lời 7

4.1 Mức lợi nhuận trên doanh thu 7 4.2. Lợi nhuận/tài sản (ROA) 8

4.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có chung (ROE) 8

IV. Đánh giá tác động giữa Môi Trường và Doanh Nghiệp 8

1. Quan niệm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 8

2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh 9

3. Tác động giữa môi trường và doanh nghiệp 9

V. Dự báo bán hàng 12

1. Dự báo định tính 12

2. Dự báo định lượng 12

VI. Khái quát về kinh doanh vật liệu xây dựng ở Cần Thơ 15

Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÍN PHÁT

I. Lịch sử hình thành Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát 16

II. Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động 17

1. Bộ máy tổ chức quản lý 17 2. Tình hình nhân sự 18

3. Địa điểm kinh doanh 19

4. Hình thức hoạt động 19

4.1 Hình thức bán hàng 19

4.2 Phương tiện máy móc 19

4.3 Chức năng và năng lực làm việc 20

III. Tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân

Tín Phát qua 3 năm 2003 – 2005 21

1. Phân tích kết quả kinh doanh 21

2. Phân tích các tỉ số tài chính 24

2.1. Tỉ số tài sản thanh khoản 25

2.2. Tỉ số quản trị tài sản 25

2.3. Quản trị nợ 26

2.4. Khả năng sinh lợi 26

IV. Phân tích kết quả kinh doanh các sản phẩm của Doanh nghiệp

tư nhân Tín Phát 27

1. Mô tả sản phẩm 27

1.1. Các loại đá xây dựng 27

1.2. Các loại cát xây dựng 28

2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 28

3. Đánh giá lượng hàng tồn kho 29

IV. Xác định điểm mạnh - điểm yếu 29

1. Điểm mạnh 29

2. Điểm yếu 30

V. Mục đích tương lai 30

Chương 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÍN PHÁT

I. Phân tích môi trường tác nghiệp 31

1. Thị trường chính 31

2. Nhà cung ứng 32

3. Khách hàng 33

4. Các đối thủ cạnh tranh 35

II. Phân tích môi trường vĩ mô 36 1. Các yếu tố kinh tế 36

2. Yếu tố chính phủ và chính trị 38

3. Yếu tố xã hội 39

4. Yếu tố tự nhiên 41

5. Các yếu tố về công nghệ 42

III. Xác định các cơ hội – đe dọa 42

1. Cơ hội 42

2. Đe dọa 42

IV. Phân tích SWOT 43

1. Lập ma trận SWOT 43

2. Thực hiện chiến lược 44

Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

I. Tóm lược kế hoạch kinh doanh 46

II. Dự báo bán hàng 46

III. Kế hoạch bán hàng 49

IV. Kế hoạch chi phí 51

1. Kế hoạch chi phí mua sản phẩm đầu vào 51

2. Chi phi bán hàng và quản lý doanh nghiệp 55

3. Kế hoạch mua máy móc thiết bị mới 56

V. Kế hoạch tài chính 57

VI. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm kế hoạch 58

1. Kết quả kinh doanh 58

2. Đánh giá các tỉ số tài chính 59

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 62

I. Kết luận 62

II. Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các loại Đá xây dựng qua 3 năm 65

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các loại Cát xây dựng qua 3 năm 66

3. Bảng phân tích tổng hợp các số liệu để dự báo các sản phẩm Đá, Cát, trong năm 2006 67

3.1. Các loại Đá xây dựng 67

3.1.1. Đá 0x4 67

3.1.2. Đá 1x2 69

3.1.3. Đá 4x6 71

3.2. Các loại cát xây dựng 73

3.2.1. Cát nền 73

3.2.2. Cát vàng 75

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp Trà Nóc là thị trường rộng lớn với diện tích 300 ha trong đó: khu công nghiệp Trà Nóc I chiếm diện tích 135 ha, khu công nghiệp Trà Nóc II chiếm diện tích 165 ha. Trong 7 ngày đầu năm mới 2005, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đã ký được 7 hợp đồng cho các doanh nghiệp thuê gần 8,2 ha đất tại Khu công nghiệp Trà Nóc I và II để xây dựng và mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh. Các hợp đồng đầu tư đã ký trị giá 186,5 tỉ đồng. Hiện Khu công nghiệp Trà Nóc I đã lấp đầy diện tích cho thuê, các khu còn lại đã cho thuê một phần và đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng tiếp tục kêu gọi đầu tư. Trong số dự án đăng ký đầu tư tại các Khu công nghiệp, hiện đã có 73 dự án trong nước đã được triển khai họat động với số vốn trên 150 triệu USD chiếm 50% số vốn đã đăng ký đầu tư và 20 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang còn hiệu lực hoạt động với số vốn thực hiện đạt hơn 59 triệu USD, 21 dự án còn lại vẫn đang trong quá trình triển khai. Quyết định thành lập Công ty Xây dựng Hạ tầng Khu Công nghiệp Cần Thơ (30-12-2005) đến nay, đã ký kết thêm 5 dự án bàn giao đất mới, với gần 70.000 m2 tại 2 Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2, thu hút hơn 3,5 triệu USD vốn đầu tư. Tính chung, tổng số doanh nghiệp thuê đất tại 2 khu công nghiệp này lên 122 doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư 456 triệu USD. Ngày 15-3-2006, Ban Quản lý các Khu Chế xuất & Công nghiệp Cần Thơ, Công ty Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ đã làm lễ ký kết bàn giao 13.674 m2 đất xây dựng nhà máy cho tập đoàn Tri - Viet International (Nhật) tại Khu Công nghiệp Trà Nóc 2. Đây là dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự kiến thời gian nhà máy bắt đầu tuyển dụng nhân sự, đi vào sản xuất từ tháng 8-2006 đến tháng 3-2007. Trong giai đoạn đầu nhà máy sẽ đầu tư khoảng 500.000 USD (báo Cần Thơ, www.vccimekong.com) Những thông tin thu thập được trên chứng tỏ khu công nghiệp tại Trà Nóc là một thị trường đầy tiềm năng đối với một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề vật liệu xây dựng như Tín Phát. Từng ngày từng giờ ở đây đều có những công trình đã hoặc đang xây dựng, hàng loạt các dự án được phê duyệt chờ ngày khởi công. Tất nhiên không phải tất cả các dự án trên đều là khách hàng của doanh nghiệp, các nhà thầu sẽ lấy rất nhiều nhà cung ứng khác nhau hoặc họ sẽ trực tiếp mua hàng để tạo nguồn thu lớn hơn cho mình nhưng với nhu cầu rất cao thế kia, chắc chắn sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. 2. Nhà cung ứng Để việc kinh doanh được thuận lợi không thể không nhắc đến nhà cung ứng, một mắc xích quan trọng trong kinh doanh nhất là doanh nghiệp có vị trí trung gian như Tín Phát. Hiện các sản phẩm Đá, Cát đều lấy từ các mỏ ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 13: DANH SÁCH CÁC NHÀ CUNG ỨNG CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÍN PHÁT TRONG 3 NĂM 2003 – 2005 STT Nhà cung ứng 1 Công ty xây lắp & Vật liệu xây dựng Đồng Tháp 2 Công ty Vật liệu xây dựng Thiên Long (Bình Dương) 3 Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Thủy (Long An) 4 Hợp tác xã vận tải & Vật liệu xây dựng Vĩnh Long 5 Doanh nghiệp tư nhân Phúc Vinh (Cần Thơ) Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 Mối liên hệ này vẫn được giữ tốt trong 3 năm qua do Tín Phát luôn trả tiền đúng đầy đủ và đúng hẹn. Khi có nhiều nhà cung ứng Tín Phát có thể lấy nguồn hàng từ nhiều chổ khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu. Bởi vì, mặt hàng vật liệu xây dựng khá nhạy cảm với thị trường, nhất là trong thời buổi thị trường có hướng bất ổn như trong thời điểm hiện nay thì việc tạo mối liên hệ thân thiết với nhà cung ứng là điều rất cần thiết. (Trong thời điểm vừa qua, giá xăng dầu tăng nhanh làm cho giá cả đầu vào của ngành vật liệu xây dựng đều tăng cao, nhiều nhà Cung ứng không xuất hàng đợi giá tăng lên, nhằm đầu cơ). 3. Khách hàng Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp đó là các nhà thầu xây dựng, các chủ đầu tư thường giao khoán cho nhà thầu các công trình của mình hoặc nếu là công trình lớn sẽ giao cho từng chủ thầu nhỏ khác nhau, do vậy việc ký hợp đồng với các nhà thầu này luôn đảm bảo được lượng tiêu dùng thường xuyên cho doanh nghiệp. Bảng 14: BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG THÂN THUỘC CỦA DOANH NGHIỆP TÍN PHÁT TRONG NĂM 2005 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Khách hang Khoản phải thu khách hàng cuối năm 2005 Giá trị giao dịch trong năm 2005 Công ty xây dựng số 10 100.000.000 1.250.000.000 Anh Lâm Phương Đông 107.000.000 1.200.000.000 Anh Thảo thuỷ sản Miền Nam 30.050.000 126.000.000 Anh Hưng Huyndai 35.000.000 250.000.000 Anh Sĩ Hoá Chất 30.000.000 460.000.000 Anh Chinh Nam Hải 46.400.000 310.000.000 Tổng giá trị giao dịch với các chủ thầu xây dựng 348.450.000 3.596.000.000 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận Thành 0 420.012.000 Các khách hàng khác 0 120.526.470 Tổng 348.450.000 4.136.538.470 Nguồn: doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006 Đồ thị 3: TỈ LỆ CÁC KHÁCH HÀNG THÂN THUỘC TRONG NĂM 2005 Hiện nay Tín Phát giao cho rất nhiều công trình của nhiều chủ thầu xây dựng, mỗi chủ thầu xây dựng có thể có nhiều hợp đồng với các nhà đầu tư khác nhau tuỳ theo năng lực của họ. Trong năm 2005 vừa qua tổng giá trị giao dịch với các chủ thầu xây dựng là 3.596.000.000 đồng chiếm 87% trong tổng số khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà thầu nào càng có nhiều hợp đồng, làm nhiều công trình cùng một lúc thường nợ gối đầu nhiều nhất, có những tháng lượng khách hàng nợ vượt quá mức cho phép, trong năm 2005 lượng tiền các chủ thầu xây dựng còn nợ là 348.450.000 đồng chiếm 100% lượng tiền khách hàng còn nợ đối với doanh nghiệp. Đây là điểm mà doanh nghiệp cần phải khắc phục. Ngoài các nhà thầu xây dựng ra, có một khách hàng chính mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận Thành, chuyên sản xuất các loại ống cống thoát nước, hay các vật liệu khác bằng bêtông. Hằng năm công ty này thường lấy rất nhiều Đá 1x2 để sản xuất cho mình và cứ đến cuối tháng là công ty thanh toán tiền cho doanh nghiệp, giá trị giao dịch trong năm vừa qua đạt khoản 420.012.000 đồng chiếm 10,15% giá trị giao dịch và luôn trả tiền đúng hạn cho doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận Thành là khách hàng thân thuộc mà doanh nghiệp cần giữ tốt mối quan hệ trên. 4. Các đối thủ cạnh tranh Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh không thuộc độc quyền của nhà nước thì ngành nào cũng điều có các đối thủ cạnh, hiện nay doanh nghiệp có 2 đối thủ cạnh tranh chính là Doanh nghiệp tư nhân Kim Dung: là doanh nghiệp đã kinh doanh ngành vật liệu xây dựng tại thị trường Trà nóc đã nhiều năm qua nhưng trong quá trình hoạt động không hiệu quả nên hiện nay thị trường của Kim Dung đã sút giảm đi rất nhiều. Địa điểm kinh doanh của Kim Dung hiện nay vẫn nằm ngoài khu chế xuất nên khả năng cạnh tranh đối với Tín Phát là không cao, Kim Dung vẫn còn giao dịch với một số khách hàng thân thuộc của mình. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Phong: là doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm tại quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ, nhận thấy thị trường Trà Nóc rất phát triển nên mới chuyển lên đây vào 5/2005. Hiện nay Thanh phong đang trong quá trình xây dựng và thâm nhập vào thị trường Trà nóc nhưng tốc độ không cao, Thanh Phong chủ yếu chỉ có thể bán được cho các khách hàng nằm bên ngoài khu vực khu công nghiệp Trà Nóc mà thôi. Dựa trên tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng trong năm vừa qua, và những hợp đồng với các chủ thầu xây dựng trong phạm vi khu công nghiệp Trà Nóc, Tín Phát xác định mức thị phần của mình như sau Đồ thị 4: SO SÁNH THỊ PHẦN CÁC ĐÔI THỦ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC NĂM 2005 Nguồn: nhận định của chính doanh nghiệp tư nhân Tín Phát trong năm 2005 Với ưu điểm về sân bãi và lợi thế về quãng đường đi tiết kiệm khá nhiều chi phí, lại có mối quan hệ rộng với nhiều nhà cung ứng nên có sức cạnh tranh rất cao, do mức giá rất linh hoạt và chi phí thấp, Tín Phát xác định mức thị phần của mình trên trường khu vực trà nóc chiếm khoản 75%, còn Kim Dung chiếm 20% và Thanh Phong do mới bắt đầu kinh doanh nên thị phần thấp hơn chỉ khoản 5%. Ngoài các đối thủ chính yếu trên hiện nay có rất nhiều dịch vụ bơm Cát nền của các chủ tư nhân chuyên làm công việc này, mặc dù họ không trực tiếp cạnh tranh tất cả các sản phẩm xong cũng có ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ sản phẩm Cát nền của doanh nghiệp. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Các yếu tố kinh tế - Tốc độ phát triển kinh tế trong nửa cuối năm 2005 vừa qua kinh tế Việt nam đã có bước tiến nhảy vọt, với tốc độ phát triển kinh tế đạt 9,2% đã giúp GDP trong năm tăng lên 8,9%. Trong đầu năm 2006 tốc độ phát triển kinh tế vẫn giữ ở mức khá cao (tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến là 16% - Bộ Công nghiệp), kim ngạch Xuất Khẩu tháng đầu 2006 đã thực đạt 3,411 tỷ USD (thay vì 3,1 tỷ USD như ước tính trước đây). Đây là kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam, điều này hàm chứa khả năng cả nước sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay ở mức cao (01/2006 - Vietnamnet). Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 5 năm (2001 - 2005) tăng 13,5%. Riêng trong 2 năm (2004 - 2005) tăng bình quân hơn 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao, nhiều hộ nông dân đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. - Chỉ số giá tiêu dùng Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2006 tăng 0,2% so với tháng trước; tăng 3,0% so với tháng 12 năm 2005 và tăng 7,3 % so với tháng 4 năm 2005 (báo điện tử - Vietnamnet.com). Chỉ số giá tiêu dùng vừa qua tăng 7,3% thực chất là đã lạm phát, nhưng nó vận động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Theo TS. Trần Công Chuyên - Viện Nghiên Cứu Khoa Học Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ số giá tiêu dùng được hình thành trong điều kiện của một nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế và trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Tốc độ phát triển kinh tế có dấu hiệu bước dần vào thế bền vững, tình hình xã hội tương đối ổn định, do vậy chỉ số giá tiêu dùng có tăng cũng là hợp lý. - Giá xăng dầu tăng Giá xăng RON92 nhập từ Singapore về vẫn đang trên đà tiếp tục tăng, hiện đã xấp xỉ 84 USD/thùng. Theo dự đoán của các doanh nghiệp, giá xăng dầu bắt đầu tăng từ giữa tháng 3 và tăng đột biến từ đầu tháng 4 năm 2006, vì vậy nếu việc điều chỉnh giá xảy ra, ít nhất giá xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới (báo điện tử - Vietnamnet.com). Hiện nay mỗi ngày thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 10.900m3 xăng (10,9 triệu lít). Theo dự đoán của các doanh nghiệp tư nhân, giá xăng dầu bắt đầu tăng từ giữa tháng ba và tăng đột biến từ đầu tháng tư đến nay, vì vậy nếu việc điều chỉnh giá xảy ra các đại lý đang gây sức ép đòi các doanh nghiệp đầu mối và các tổng đại lý liên tục châm thêm hàng trong những ngày qua để đón đầu đợt tăng giá mới. Trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp cho biết bình thường các cây xăng thường để bồn vơi đến 70% mới gọi thêm hàng, nay chỉ cần vơi đi 30% là họ đã mua thêm hàng. Trước đây, các đại lý thường được mua hàng theo phương thức xuất hóa đơn trước lấy hàng sau nhưng nay các doanh nghiệp buộc các đại lý phải nhận hàng ngay sau khi xuất hóa đơn, nếu không sẽ ngừng vụ giao dịch. - Giá nguyên vật liệu tăng: Hiện nay, giá hầu hết các loại vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép... đều tăng giá. Các chuyên gia dự báo, giá sẽ tiếp tục leo cao khi thị trường bước vào mùa xây dựng cao điểm. Giá các loại đá, cát, gạch cũng tăng đột biến: cát vàng lên 220.000 đồng/xe 5m3, Đá xây dựng cũng tăng lên 2% đến 5% trên 1m3(thứ ba, 11/4/2006 – theo tuổi trẻ). - Lãi suất ngân hàng; nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng và ngoại tệ, điều này cũng dễ hiểu khi tốc độ phát triển kinh tế tăng, giá tiêu dùng cũng tăng, do vậy lượng tiền mặt cần cho lưu thông trên thị trường là rất lớn. Nhu cầu cho đầu tư tăng, thúc đẩy việc cung tiền, vì vậy nhiều Ngân Hàng đã nâng cao lãi suất tiền gởi dài hạn tăng đến 0,2% - 0.3%/năm. Bởi lẽ chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh hơn lãi suất huy động vốn ngân hàng, kho bạc, đã làm cho lãi suất tiền gửi thực âm. Tóm lại, việc tăng trưởng nhanh về kinh tế là khá tốt, xong trước sự biến động chóng mặt của tình hình giá cả trên thị trường, ta chắc chắc nhận thấy rằng giá cả đầu vào của tất cả các ngành hàng đều tăng lên, tất nhiên không ngoại trừ ngành vật liệu xây dựng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cả nước, giá cả đầu vào cao tất yếu giá đầu ra cao, làm giảm sức mua và đặc biệt hơn là việc đầu cơ của các nhà kinh doanh về vật liệu xây dựng khi nhận thấy nguồn lợi từ sự biến động của thị trường càng làm cho việc mua hàng càng trở nên khó khăn hơn. 2. Yếu tố chính phủ và chính trị - Đảng đổi mới lãnh đạo bằng dân chủ và pháp quyền: “Hiện nay, có tình trạng nhiều cấp ủy đảng can thiệp quá sâu vào hoạt động của chính quyền, có tình trạng nếu có thành tích thì thuộc về cấp ủy đảng còn trách nhiệm thì không ai chịu. Đảng chúng ta đã lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, bây giờ trọng tâm của Đảng là lãnh đạo xây dựng một xã hội dân chủ” (Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, ngày 20/04/02006- VietNamNet). Xây dựng xã hội dân chủ đã trở thành lý tưởng của Đảng, là một nội dung có thể chuyển thành hiện thực trong xã hội chúng ta. Đảng phải tích lũy kinh nghiệm cho mình trong lãnh đạo một xã hội dân chủ và làm được như thế thì bản lĩnh của Đảng sẽ được nâng cao, Đảng sẽ bớt quan liêu, gần dân hơn, nâng cao đời sống kinh tế văn hóa và được dân tin yêu. - Chính sách khuyến khích kinh doanh Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan điểm xây dựng đất nước theo hướng Xã hội Chủ Nghĩa phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân thành lập doanh nghiệp tư nhân với các thủ tục đơn giản hơn, hưởng các ưu đăi về thuế quan, miễn giảm tiền thuế đất, vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư... (được quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ.CP). Đặc biệt là sự dự định cho phép một số Đảng viên được phép kinh doanh, “dân giàu thì nước mới mạnh”, cán bộ Đảng viên được phép tham gia phát triển kinh tế sẽ càng thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước thêm vững mạnh, tạo nền tảng phát triển kinh tế từ cấp cơ sở đến trung ương. - Tăng cường quản lý vốn tại các đơn vị của nhà nước: Các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng được phanh phui gần đây chứng tỏ công tác quản lý vốn và tài sản của nhà nước, quản lý và sử dụng cán bộ ở nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị bị buông lỏng gây nên tình trạng tiêu cực, tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, gây bất bình và bất ổn trong xã hội. Vì vậy, ngày 20-4, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký ban hành chỉ thị yêu cầu: Các bộ, các cơ quan trung ương, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp, các đơn vị kinh tế và đơn vị sự nghiệp của nhà nước, các tổ chức đoàn thể,... có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay trong và ngoài nước, quản lý cán bộ phải thường xuyên tiến hành rà soát các quy định, chính sách, cơ chế quản lý vốn, tài sản và cán bộ, phát hiện các sơ hở, thiếu sót để bổ sung, sửa đổi kịp thời. - Quốc Hội sẵn sàng làm luật ngày đêm để Việt Nam gia nhập WTO: ''Gần đây, Thủ tướng có công văn sang Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) về xây dựng luật để gia nhập WTO. Quan điểm của UBTVQH là bất cứ lúc nào Chính phủ yêu cầu thì UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội và đại biểu chuyên trách làm ngày làm đêm để phục vụ cho sự nghiệp chung của đất nước. Nhưng phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo quy trình đúng luật” (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tại phiên họp đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 1/3 - VietNamNet). Tóm lại, từ sự thay đổi trong cách nhìn nhận về quan điểm lãnh đạo của Đảng; chủ trương đẩy mạnh tính dân chủ; kiểm soát chặt chẽ, minh bạch nguồn vốn đầu tư giảm thiểu tình trạng tham nhũng; nhanh chóng sửa đổi luật cho phù hợp với xu hướng kinh tế mới, đã đem lại một nguồn sinh khí lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Mặc dù không phải những tư tưởng trên có thể chuyển đổi thành luật, hay dễ dàng thực hiện được nhưng chính sự tư tưởng, đem lại lòng tin cho dân nhân, là động lực thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. 3. Yếu tố xã hội - Dân số nước ta vẫn tăng và vượt quá mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam là 83,12 triệu người, vượt khoảng 700.000 người so với dự báo mục tiêu chiến lược dân số Viêt Nam 2001- 2010 là 82,49 triệu người (Hội nghị tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em 5 năm (2001- 2005), ngày 5/4 tại Hà Nội). Theo Uỷ Ban Dân Số - Gia Đình - Trẻ Em với mức tăng dân số như hiện nay, bình quân mỗi năm Việt Nam tăng hơn 1,13 triệu người (VietNamNet). - Phong cách sống: Với mức lương cơ bản của người dân ngày một được nâng cao, đời sống vật chất ngày một cải thiện, xu hướng toàn cầu hóa và sự du nhập của văn hóa phương tây. Người dân việt nam hiện nay có phong cách sống lành mạnh hơn, thích được hưởng thụ nhiều hơn, tiêu dùng nhiều hơn (điều này dẫn chứng cho chỉ số tiêu dùng ngày càng tăng). Cầu tăng tức cung cũng tăng, sự biến động này tác động tích cực đến tình hình kinh tế của đất nước. - Đô thị hóa: Dự án đang xây cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), nâng cấp sân bay Trà Nóc, cải tạo cụm cảng Cái Cui đã khởi động, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển giao thông và du lịch với toàn khu vực. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh; trật tự đô thị được tăng cường, nếp sống văn minh đô thị từng bước được hình thành, bộ mặt đô thị kể cả nội thành và ngoại thành đang đổi mới từng ngày. Quan hệ sản xuất được chăm lo xây dựng củng cố, doanh nghiệp nhà nước được chú ý sắp xếp lại, kinh tế hợp tác có bước phát triển mới. Với những gì đã làm được trong những năm qua, Cần Thơ đang vươn lên để trở thành đô thị loại I trước năm 2010, xứng danh là Thủ phủ miền Tây giàu đẹp (Báo cần thơ – năm 2005). - Chủ trương của thành phố: là dành ưu tiên đặc biệt cho công tác đào tạo từ cán bộ quản lý đến đội ngũ trí thức và công nhân lành nghề, đồng thời có nhiều chính sách thu hút nhân tài để đáp ứng công cuộc phát triển của Cần Thơ. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần (Báo cần thơ – năm 2005). Tóm lại, dân số càng tăng nhu cầu tiêu dùng cũng tăng, trình độ dân trí được nâng cao, mức sống cũng được thay đổi theo chiều hướng tốt cộng với chính sách thu hút nhân tài và chủ trương phát triển Cần thơ là trung tâm kinh tế của miền Tây. Điều này sẽ khuyến khích nhiều nhà doanh nghiệp tăng cường đầu tư trong kinh doanh, nền kinh tế của vùng càng phát triển thì bộ mặt xã hội lại càng tươi đẹp. 4. Yếu tố tự nhiên - Thành Phố Cần Thơ sẽ không còn đất cho nhà đầu tư: Trong năm 2005 công tác thu hút đầu tư ngòai nước trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã bị chững lại, chỉ có 5 công ty nước ngoài mở thêm chi nhánh. Tháng 8 không có thêm dự án nào triền khai xây dựng, điều này được lý giải là do tổng diện tích đất các khu Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp thành phố Cần Thơ đã được lấp đầy. Trong cuộc họp mới đây, nhiều ý kiến cho rằng nếu thành phố Cần Thơ không chuẩn bị ngay từ bây giờ thì 3 năm nữa (tức năm 2008) khi cầu Cần Thơ thông xe và sân bay được đưa vào sử dụng, hết đò ngang cách trở, các doanh nghiệp thi nhau đầu tư vào Cần Thơ thì Thành phố chắc chắn sẽ không còn đất để giao cho các nhà đầu tư. (30/08/2005 - VietNamNet) - Việt Nam sẽ thiếu 1 tỷ kwh điện vào năm 2007: Việt Nam sẽ mất cân đối lớn giữa cung và cầu điện năng, việc nhập khẩu điện ngày càng tăng. Bên cạnh đó, do trình độ công nghệ còn lạc hậu và sử dụng không hợp lý nên tổn thất điện năng của ta luôn cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia từ 1,5 đến 1,7 lần. Để khắc phục khó khăn này, Chính Phủ và Bộ Công nghiệp đã ra chỉ thị về tiết kiệm điện, theo đó từ 2006 đến 2010 sẽ tiết kiệm từ 3-5% sản lượng điện, từ 2011 đến 2015 tiết kiệm từ 7-8% sản lượng điện (vietnamnet). Tóm lại, trong các nhiên liệu đầu vào quan trọng thì một trong số đó chính là nguồn điện, nay điều đó lại không được đáp ứng đầy đủ, quả thật sẽ gây khó khăn cho các nhà doanh nghiệp. Ngoài ra việc thiếu đất trong cho việc đầu tư trong các khu công nghiệp ở Cần thơ cũng làm hạn chế đến tình hình kinh tế của vùng, muốn quy hoạch thêm Khu Công Nghiệp – Khu Chế Xuất, bài toán nan giải nhất hiện nay là kinh phí giải toả bồi hoàn, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và bố trí khu tái định cư cho người dân. Ở Thành phố Cần Thơ 1 ha đất từ nông nghiệp chuyển đổi mục đích sang đất công nghiệp nhà đầu tư phải bỏ ra khoản 3 tỷ đồng, có nghĩa là với tổng diện tích đất quy hoạch đến thời điểm này phải đạt từ 3.500 ha đến 4.000 ha đất công nghiệp mới đáp ứng đủ nhu cầu thu hút đầu thì bình quân mỗi năm Thành phố cần khoản 1.800 tỷ đồng cho công tác này. Nếu không có cơ chế chính sách và sự hỗ trợ ưu đãi từ Trung Ương, nội lực Thành Phố sẽ không thể kham nổi. 5. Các yếu tố về công nghệ Việt nam hiện nay đang đi theo hướng công nghiệp hóa, đã có thể tự sản xuất nhiều máy móc hiện đại, có tính năng sử dụng cao song có nhiều loại máy móc vẫn phải nhập từ nước ngoài. Và nhất là các phương tiện máy móc cơ giới chuyên dùng cho ngành vật liệu xây dựng, hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài (Nhật Bản là nước có công nghệ cao về lĩnh vực này) vì vậy giá thành của chúng đã cao nay lại càng cao hơn do phải chịu mức thuế nhập khẩu. Với mức giá cao như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể tự mua nổi các loại máy móc hiện đại như vậy, mà chỉ có thể mua các máy móc cũ đã qua sử dụng về sửa chữa lại để sử dụng. Do vậy tính cạnh tranh không cao, do các máy móc này dễ hư hỏng và tiêu hao mức nhiên liệu cao hơn các máy mới, với giá xăng dầu ngày càng tăng như hiện nay thì đây quả thật là điều mà các nhà doanh nghiệp cần phải quan tâm. III. XÁC ĐỊNH CÁC CƠ HỘI – ĐE DỌA 1. Cơ hội Tốc độ phát triển kinh tế đang tăng nhanh Quá trình công nghiệp hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ Nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường sẽ tăng cao Thu nhập người dân tăng, chỉ số tiêu dùng tăng Sự đầu tư vào khu công nghiệp từ các công ty nước ngoài Chính sách thông thoáng khuyến khích việc phát triển kinh tế của đất nước 2. Đe dọa Sự biến động của thị trường Giá xăng dầu có xu hướng tăng Giá vàng, lãi suất ngân hàng tăng Sự tăng giá của các nguyên vật liệu xây dựng Việc đầu cơ của nhà cung ứng IV. PHÂN TÍCH SWOT Lập ma trân SWOT ĐIỂM MẠNH (S) 1. Có kinh nghiệm, quan hệ rộng rãi với nhiều nhà cung ứng 2. Địa điểm kinh doanh thuận tiện, là nhà phân phối duy nhất trong khu công nghiệp Trà Nóc. 3.Lực lượng nhân viên có chất lượng tương đối khá, được phân bố hợp lý 4. Tình hình tài chính ổn định ĐIỂM YẾU (W) 1. Không có sách lược kinh doanh rõ ràng, chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân 2. Máy móc cũ, dễ hư hỏng CƠ HỘI (O) 1. Tốc độ phát triển kinh tế cao 2. Nhu cầu vật liệu xây dựng trên thị trường sẽ tăng cao 3. Thu nhập người dân tăng 4. Sự đầu tư vào khu công nghiệp từ các công ty nước ngoài 5. Chính sách thông thoáng khuyến khích việc phát triển kinh tế của đất nước PHỐI HỢP S – O S1,2,3,4 + O1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng tập trung PHỐI HỢP W – O W1,2,3+O1,2,3,4,5 chiến lược đa dạng hóa đồng tâm ĐE DOẠ (T) 1. Sự biến động của thị trường 2. Giá xăng dầu có xu hướng tăng 3. Giá vàng, lãi suất ngân hàng tăng 4. Tăng giá nguyên vật liệu đầu vào 5. Sự đầu cơ của nhà cung ứng PHỐI HỢP S – T S1,2,3,4+T1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập PHỐI HỢP W – T W1,2,3+T1,2,3,4,5 chiến lược cắt giảm chi phí 2. Thực hiện chiến lược - S1,2,3,4 + O1,2,3,4,5 chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Khi theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp cần hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được để thu được lợi nhuận cao nhất về sản phẩm này. Trong chiến lược tăng trưởng tập trung này doanh nghiệp có thể sử dụng 2 chiến nhỏ hơn là Thâm nhập thị trường: tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang kinh doanh trong khi vẫn giữ nguyên thị trường đang tiêu thụ, thông thường bằng các nổ lực mạnh mẻ trong công tác marketing, chiến lược này là không phù hợp do ngành vật liệu xây dựng rất khó trong công tác Marketing, đồng thời quy mô doanh nghiệp còn khá nhỏ. Phát triển sản phẩm: doanh nghiệp hiện đang tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển thêm các ngành khác, đó là ngành dịch vụ cho thuê xe cơ giới ngay trên thị trường mà doanh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docMUC LUC.doc
Tài liệu liên quan