Luận văn Linh Sơn và quan niệm về tiểu thuyết của cao hành kiện

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử vấn đề.2

3. Phương pháp nghiên cứu .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

5. Đóng góp của luận văn .7

6. Cấu trúc luận văn .7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .9

1.1. Linh Sơn và Tác giả Cao Hành Kiện .9

1.1.1. Tác giả Cao Hành Kiện .9

1.1.2. Tiểu thuyết Linh Sơn .10

1.2. Quan niệm văn chương của Cao Hành Kiện .13

Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG LINH SƠN.23

2.1. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Linh Sơn của Cao

Hành Kiện .23

2.2. Cách xây dựng cốt truyện trong Linh Sơn.25

2.2.1. Cốt truyện mờ hóa.25

2.2.2. Cốt truyện kết cấu kép và cốt truyện lồng khung xâu chuỗi.30

2.2.3. Cốt truyện siêu tiểu thuyết.36

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG LINH SƠN.39

3.1. Quan niệm về cách xây dựng nhân vật trong Linh Sơn.39

3.2. Xây dựng nhân vật phân mảnh trong Linh Sơn .45

3.2.1. Đại từ “tôi”- cái tôi trong cuộc hành trình vật lý .45

3.2.2. Đại từ “anh”- cái tôi trong cuộc hành trình tâm linh .52

pdf107 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Linh Sơn và quan niệm về tiểu thuyết của cao hành kiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trí nhớ và sự liên tưởng, việc gì phải bắt nàng ngừng lại?” [21, tr.287]. Và tác giả cũng xác định rằng, nhân vật “nàng” sẽ luôn luôn biến đổi. Vì thế mà trong tác phẩm, “nàng” luôn biến đổi thành nhiều người, mang nhiều gương mặt “Moreover, her imagine is forever changing” [69, tr.347] (tạm dịch: “ngoài ra, hình dung của cô ấy luôn luôn thay đổi”). Trong bài nói chuyện “Sự cần thiết của cô đơn” tác giả có nói “Tuệ thức hay ý thức cũng sinh ra khi ta có khoảng cách - nói cách khác, khi ta lùi lại một bước. Chúng ta cần một khoảng cách nào đó để có thể thấy rõ và phán đoán chính xác về con người và các sự kiện” [55], điều này đã dẫn đến việc xây dựng nhân vật “hắn” với mục đích làm rõ bản thân mình hơn. Điều này được tác giả giải thích rõ ràng hơn trong chương 52 của Linh Sơn “anh ở trong cuộc đi tâm linh của mình, cùng lang thang, du ngoạn khắp thế gian 43 bằng ý tưởng của anh. Đi càng xa càng cảm thấy gần, đến lúc không thể tránh nhau được nữa, cần phải lùi một bước để tạo ra khoảng cách. Khoảng cách đó chính là hắn. Hắn là cái bóng khi anh bỏ tôi mà đi” [21, tr.282] (“until unavoidably you and I merge and are inseparable. At this point there is a need to step back and to create space. That space is he. He is the back of you after you have turned around left me” (tạm dịch là “vào thời điểm này, thật là cần thiết để lùi một bước và sáng tạo ra một khoảng trống. Khoảng trống đó chính là hắn. Hắn là cái bóng của anh sau khi anh xoay mình rời bỏ tôi”) [69, tr.347]. Như vậy, nhân vật “hắn” được tạo ra để nhằm xác định đâu là “anh” và đâu là “tôi”, để giúp “anh” và “tôi” không bị trộn lẫn và nhau. “Hắn” mang tính độc lập khách quan, đứng bên ngoài để nhận xét “anh” và “tôi”. “Anh” là “cái bóng” của “tôi”, “tôi” đang đi trên con đường thực tế, còn “anh” đi trên con đường trong tưởng tượng của “tôi”. Làm sao để giúp cho giữa tưởng tượng và hiện thực không bị lẫn lộn, không bị trộn lẫn vào nhau, điều đó thật là cần thiết để xây dựng nhân vật “hắn”, vì “hắn” sẽ giúp cho tưởng tượng và thực tế không trộn lẫn vào nhau, giúp cho “anh” và “tôi” không bị hợp nhất. Cũng như khi xây dựng nhân vật “nàng”, “hắn” vốn chỉ là “một bóng hình trong gương”, không thể thấy rõ khuôn mặt và dáng hình của “hắn”: “cho dù là tôi hay cái bóng của tôi thì đều không nhìn rõ khuôn mặt hắn, chỉ cần biết có cái bóng đằng sau là đủ rồi” [21, tr.282]. Tác giả đã xây dựng nhân vật “tôi”, “anh”, “nàng”, “hắn”. Vậy tại sao không xây dựng nhân vật “chúng tôi” hay “chúng ta”? Điều này đã được tác giả giải thích “Không biết anh có chú ý đến điều đó không? Khi tôi nói đến tôi, anh, nàng, hắn và thậm chí cả bọn họ, các nàng. Chứ tuyệt nhiên tôi không nói đến “chúng tôi”. Tôi cho rằng “chúng tôi” kỳ dị và đạo đức giả ấy là thừa. [21, tr.282]. Điều này có thể giải thích về sự từ chối “cái chúng tôi” trong tác phẩm của Cao Hành Kiện là do sự ám ảnh bởi nền văn hóa đại đồng 44 mà nhân dân Trung Hoa phải hứng chịu trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, đó là thời kỳ mà quyền lợi và cá nhân mỗi con người đều bị tước đoạt, con người chỉ sống bằng “cái ta” giả dối của mình. Vì thế, tác giả rất sợ cái “chúng tôi” này. Trong cách xây dựng nhân vật, tác giả đã lập cho mình một trình tự logic riêng để diễn tả những gì tác giả suy nghĩ và muốn gửi gắm, diễn tả những sự “hỗn độn” ngay chính bản thân của mình khi sống trong một thế giới luôn luôn biến đổi “Tôi đã lập cho mình một kiểu trình tự, nói cách khác là một kiểu logic, một hệ nhân quả. Những trình tự logic, nhân quả trong thế giới hỗn độn này đều do con người lập nên để khẳng định mình. Sao tôi không tạo ra một trình tự, logic, nhân quả cho riêng mình nhỉ? Tôi có thể ẩn nấp trong đó, sống yên ổn với lương tâm tôi” [21, tr.283]. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật trong Linh Sơn còn ảnh hưởng rõ rệt của triết học hiện sinh, xây dựng con người đúng với bản chất của nó “con người hiện sinh là con người sinh động và hành động, và hành động xác định bản chất con người” [11, tr.5]. Điều đó thể hiện một phần nào tính chất nhân đạo trong quan niệm của tác giả. Linh Sơn là một quyển tiểu thuyết về một con người đang khám phá thế giới phức tạp và phong phú của chính bản thân mình, thành công của quyển tiểu thuyết này là phân tích bản ngã của một con người. Và điều này đã được Cao thể hiện qua nhân vật bằng cách xây dựng nhiều tiếng nói trong một con người. Đây cũng là điều mà hấp dẫn độc giả, bởi vì nó liên quan đến họ ở mức độ cá nhân, họ có thể là người bạn song hành cùng tác giả, hoặc là họ có thể thông qua quyển tiểu thuyết này như một tấm gương để tự soi chiếu mình. Việc chuyển dịch vai trò tường thuật qua nhiều đại từ khác nhau đã tạo được sự trung lập trong suy nghĩ, giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về chính bản thân mình. Đây cũng là một thành tựu của Cao trong quyển tiểu thuyết này. Việc xây dựng nhân vật theo khía cạnh phát triển tâm lý, như là 45 một biểu hiện của con người phân mảnh, con người hoài nghi của chủ nghĩa hậu hiện đại. Linh Sơn được xây dựng từ nhiều đại từ số ít để giới thiệu nhưng chúng ta nhận thấy rằng sau những câu chuyện lan man và vụn vặt ấy là một khuôn khổ đã được xây dựng sẵn. Như vậy, xây dựng nhân vật trong Linh Sơn là kiểu xây dựng nhân vật phân mảnh giúp tác giả diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong cùng một bản ngã con người. 3.2. Xây dựng nhân vật phân mảnh trong Linh Sơn 3.2.1. Đại từ “tôi”- cái tôi trong cuộc hành trình vật lý Người kể chuyện “tôi” thực hiện một chuyến đi trong thế giới thực, đó là một chuyến đi thực dài năm tháng từ đầu nguồn con sông Dương Tử trong những năm 1980 vào vùng sơn cùng thủy tận miền Nam Trung Quốc, nơi nhiều dân tộc ít người sinh sống, cùng với sự tồn tại của những phong tục tập quán lâu đời. Qua chuyến đi của nhân vật “tôi”, cung cấp cho chúng ta một số kiến thức về một vùng sinh thái rộng lớn cùng với những phong tục thời cổ đại, những nền văn hóa của dân tộc thiểu số và người Hán. Trong chương 2, nhân vật “tôi” đã nói “Trong khi anh tìm đường đến Linh Sơn, thì tôi đang thong thả du lãm dọc sông Trường Giang, chính là dõi tìm cái điều chân thực ấy” [21, tr.15]. Dọc theo cuộc hành trình của mình, người kể chuyện “tôi” đã chuyện trò với nhiều loại người đến từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, những người mà khác nhau cả về tôn giáo và dân tộc. Có nhiều nhân vật phụ mà nhân vật “tôi” đã gặp trên đường đi, họ có thể là đàn ông, đàn bà hoặc là cô gái, họ là những ẩn sĩ, những nhà sư, hoặc là những người dân tộc thiểu số buôn bán nhỏ. Cũng như nhân vật chính, tất cả họ đều mờ nhạt, không phát triển đầy đủ. Họ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho nhân vật “tôi”, trò chuyện, hướng dẫn hoặc chỉ đường, tất cả họ góp phần giúp cho nhân vật “tôi” tiếp tục phát triển cuộc hành trình của mình thông qua những gì nhân vật “tôi” giao 46 tiếp với họ và cảm nhận về họ. Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện là người nhà văn hư cấu nên để kể câu chuyện. Vì vậy, người kể chuyện có thể là người không tồn tại, là người tập trung nhiều tính chất của nhiều loại người. Đầu tiên điều mà chúng ta nhận thấy trong tác phẩm Linh Sơn này, người kể chuyện xưng “tôi” là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người trực tiếp tham gia trong cuộc hành trình vật lý đến Linh Sơn, người mà hóa thân thành nhân vật trong truyện kể. Do đây là một quyển tiểu thuyết bán tự truyện dựa trên một sự kiện có thật từ một chuyến đi dọc theo sông Dương Tử, cho nên người kể chuyện vừa là người dẫn dắt câu chuyện, bên cạnh đó người kể chuyện xưng “tôi” còn là một chứng nhân ghi lại những gì mà anh ta thấy và những gì mà anh ta cảm nhận trong cuộc hành trình vật lý đến Linh Sơn này. Người kể chuyện xưng “tôi” còn là người hiện diện thực tế cho bản thân tác giả với những biến cố trong cuộc đời mà tác giả đã trải qua. Nếu như trong những chương chứa người kể chuyện “anh” là người đại diện cho những suy nghĩ mất mát, những đau thương tổn thất mà nhà văn đã trải qua trong tâm hồn, thì ở đây, người kể chuyện xưng “tôi” là người hiển thị cho tác giả dưới góc nhìn vật lý. Trong cuộc nói chuyện hư cấu với nhà phê bình trong chương 72, tác giả đã lí giải cho việc sử dụng đại từ số ít để thay thế cho nhân vật của mình. Vì vậy, các đại từ số ít đã trở thành các nhân vật của câu chuyện. Một điểm đặc biệt nữa trong cách xây dựng nhân vật, tác giả không khắc họa bất kỳ tính cách đặc trưng nào cho nhân vật của mình. Dù là nhân vật “tôi”, “anh”, “nàng” hay “hắn” thì người đọc chỉ cảm nhận được họ ở sự cô đơn trống rỗng, luôn luôn hoài nghi với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Trong chương 72 của Linh Sơn, qua cuộc nói chuyện trong tưởng tượng giữa “hắn” và “nhà phê bình”, quan điểm về xây dựng nhân vật của Cao mới được hé lộ khi nhân vật “hắn” nói: “hắn không muốn tạo dựng tính cách bất kỳ của nhân vật nào, mà bản 47 thân hắn cũng không biết hắn có tính cách không” [21, tr.402]. Điều này là một sự cách tân trong cách xây dựng nhân vật so với tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc thường được xây dựng ngoại hình và tính cách rõ rệt. Như trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa chẳng hạn, đặc điểm tính cách ngoại hình của ba anh em Lưu- Quan- Trương được khắc họa rõ rệt, tính cách đó trở thành đặc trưng cho ba nhân vật trong Tam Quốc chí. Mỗi lần ta nghĩ đến tính cách “nóng như lửa” là ta lại nghĩ đến Trương Phi. Bên cạnh đó xây dựng nhân vật Bát Giới, Tây Môn Khánh cũng như vậy. Tuy nhiên khi đọc đến Linh Sơn của Cao Hành Kiện, hầu hết các nhân vật đều không rõ ràng. Khi chúng ta hỏi nhân vật trong Linh Sơn tên gọi là gì, nghề nghiệp gì, hình dáng ra sao tất cả đều không thể trả lời được. Bởi vì những nhân vật trong Linh Sơn chỉ được xây dựng như những cái bóng chỉ có thể nhìn thấy những đường viền của nó. Điều đó có nghĩa là nhân vật “tôi” cũng không là một ngoại lệ. Nhân vật “tôi” trong Linh Sơn với hình dạng một người đi không có mục đích lang thang trên đường đến nơi gọi là Linh Sơn như trong chương 52 có viết “for I who am engrossed in my journey or you who are on your spiritual journey” [69, tr.346] (tạm dịch là: “tôi, người mà mải mê trên cuộc hành trình của tôi hay bạn, người trên cuộc hành trình tâm linh của bạn”). Như vậy, nhân vật “tôi” trong Linh Sơn hiện ra với hình ảnh một người đi không có mục đích “Tôi lấy cái không mục đích làm thành mục đích và việc tìm kiếm cũng là mục tiêu cho dù mục tiêu đó là gì chăng nữa. Bản thân cuộc đời cũng không có mục đích, chỉ cần cứ đi tiếp là được” [21, tr.306] và luôn dõi con mắt nghi ngờ để nhìn tất cả. Thông qua cuộc hành trình của mình người kể chuyện tiếp xúc với nhiều loại người, nhiều tầng lớp trong xã hội. Có những cuộc gặp gỡ với những nhà khoa học, đang cố gắng để bảo vệ loài gấu trúc (chương 6), với tôn giáo của dân tộc Di và một người diễn xướng dân gian dân tộc Di (chương 48 20), và một kiểm lâm sống cuộc sống ẩn dật (chương 33), với những cô gái trẻ dân tộc Mèo tìm gọi bạn tình trong đêm (chương 39), với một người sống ẩn dật của Phật giáo (chương 47), một nghệ sĩ biểu diễn nghi lễ Đạo giáo (chương 49), với một gái mại dâm (chương 67) và một phụ nữ đồng tính (chương 73), với người bạn thời thơ ấu (chương 79). Người kể chuyện “tôi” còn hóa thân thành nhiều ngành nghề khác nhau để khám phá những điều bí mật trên đương đến Linh Sơn như trong chương 18 và chương 59, người kể chuyện “tôi” như một nhà sinh thái học và sinh vật học, và như một nhà nhân chủng học và khảo cổ để làm nghiên cứu về lịch sử của dân tộc Di (chương 20), và huyền thoại Vũ Sơn (chương 51). Tác giả đã miêu tả người kể chuyện xưng “tôi” như những gì tác giả nói trong chương 72: không có bất cứ đặc tính gì nổi bật. Ở đây ta nhận thấy rằng tác giả đã sử dụng biện pháp “độc thoại nội tâm” để bộc lộ những suy nghĩ của mình, người kể chuyện “tôi” hay là hóa thân của chính tác giả đang nói chuyện với chính bản thân mình trên suốt cuộc hành trình đi đến Linh Sơn, sự suy ngẫm về những con người mà trên con đường đến Linh Sơn nhân vật “tôi” đã gặp, những điều trông thấy về thiên nhiên, con người, về lịch sử xã hội, tất cả đều được ống kính vạn hoa của người kể chuyện ghi chép lại, và trở thành nỗi suy ngẫm trong tinh thần. Cũng như nhân vật “tôi” nói trong chương 52 “Anh biết tôi chẳng qua lẩm bẩm chuyện trò một mình để làm vơi bớt nỗi cô đơn. Anh biết nỗi cô đơn của tôi là vô phương cứu chữa” [21, tr.281], vì vậy thủ pháp độc thoại nội tâm đã được tác giả sử dụng khi xây dựng nhân vật “tôi” để cho nhân vật có tiếng nói trong tác phẩm. Cho nhân vật có được sự tồn tại nhờ vào tiếng nói của mình. Theo Faulkner cho rằng “phương pháp độc thoại nội tâm là một nghệ thuật thể hiện trái tim con người đang gây hấn với chính nó” [10, tr.78], M. Raimond, R. Jean cũng cho rằng “đây là phương tiện có sức mạnh diễn đạt căn bệnh mới của thế kỷ. Đó là sự cô đơn vô phương cứu chữa của con người, 49 sự bất lực của con người, không thể nào giao tiếp nổi với kẻ khác” [10, tr.78]. Vì thế trong Linh Sơn ta nhận thấy có những đoạn đối thoại ngầm diễn tả hình ảnh một con người đang suy tưởng, đang suy nghĩ về những gì đã nhìn thấy. Người kể chuyện “tôi” được xây dựng như một người hăm hở với cuộc sống ở nơi sơn cùng thủy tận, người phê bình về thực tế Trung Quốc hiện đại từ xã hội, văn học, môi trường thiên nhiên, và kể cả lịch sử. Con mắt hoài nghi về những điều đã được nghe thấy, kể lại so với những gì xảy ra trong thực tế là một sự khác biệt rất lớn. Nhân vật “tôi” trong Linh Sơn là một con người cô đơn và lấy cái cô đơn để bảo vệ chính bản thân mình. Khi nhìn trên vé tháng của mình, tác giả thấy trong đó một sự cô đơn chồng chất của chính bản thân mình “kỳ thực tôi thấy trong đó có một nỗi khổ và sự cô đơn đang chất chứa và tôi có cảm giác sợ hãi mơ hồ” [21, tr.142]. Nhân vật “tôi” còn được xây dựng như một sự khẳng định chính bản thân tác giả, việc tìm kiếm lại cái tôi của mình. Vì vậy trong chương 26, tác giả đã dành một chương để miêu tả sự biến dạng của cái “tôi”, cái “tôi” cổ quái của chính bản thân mình được nhận ra khắp mọi nơi: khi nhìn một đám mây, vệt nước trên nhà vệ sinh, ánh sáng từ ngọn đèn phát ra trên trần nhà, nhìn trên tấm vé tháng, khi nhìn người khác. Và tác giả đã hoảng hốt mà nói rằng “bởi vậy nếu phải diễn tả cái tôi của mình, tôi chỉ có thể phát hoảng lên mà tôi không biết trong cái mớ bao nhiêu bộ mặt của tôi thì cái nào đại diện cho bản thân mình, mà càng nhìn chúng càng biến đổi khôn lường, cuối cùng chỉ còn cách là bỏ cuộc” [21, tr.142], và hành trình của nhân vật “tôi” là hành trình tìm kiếm lại cái “tôi” của mình. Nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận được cái “tôi” ấy khi ngồi trước đống lửa xèo xèo “bây giờ tôi mới biết mình là thực” [21, tr.13]. Đầu tiên, nhân vật “tôi” tìm kiếm cái tôi của chính bản thân mình trong việc khẳng định sự tồn tại của mình với cuộc sống “Tôi nói rằng tôi chẳng có hứng thú gì đến điều đó mà điều cần thiết nhất đối với tôi là cuộc sống” [21, tr.296]. Sau đó, sự tồn tại 50 của cái “tôi” là sự tự do và làm những gì mình thích “Tôi chiến đấu vì sự sinh tồn, không, tôi không vì cái gì cả, chỉ tự bảo vệ mình mà thôi. Tôi chẳng đủ dũng cảm như cô gái nọ, vẫn chưa lâm vào bước đường cùng. Tôi vẫn yêu thế gian này, tôi vẫn chưa sống đủ” [21, tr.422], nhân vật “tôi” tự nhận mình “không có nghiã vụ phải cứu một con thú rừng hoặc cứu cả thế giới” [21, tr.149] Trên cuộc hành trình đi Linh Sơn, được cho là nơi Phật tổ giác ngộ đệ tử của ngài, bên cạnh sự hứng thú về những làn điệu dân ca, những đền đài Phật giáo và Đạo giáo, những cổ vật cùng những trò chơi dân gian như đua thuyền của người Mèo, kể chuyện trong quán trà, xem bói và lên đồng, nhân vật “tôi” đã đi đến thăm Đạo quán trong chương 63, đến chùa Quốc Thanh của Phật giáo trong chương 69nhân vật “tôi” còn nhìn thấy cả những tội ác của con người đang hủy hoại thiên nhiên, tiêu diệt đồng loại và chính bản thân mình. Con người đã hủy hoại thiên nhiên một cách trầm trọng: những thân cây nằm chỏng chơ trong chương 10, những con sông ô nhiễm ở hồ Thảo trong chương 18, môi trường suy thoái miêu tả sống động trong chương 18, săn gấu trúc trong chương 6 , phá rừng, “con sông Mân giang cũng chỉ là một dòng bùn đen đang chảy, phá vỡ cân bằng sinh thái của sông Trường Giang” [21, tr.49], hổ Hoa Nam bị tuyệt chủng trong chương 8, cùng với những loài chim quý và loài rắn Kỳ xà bị tuyệt chủng. Con người còn tiêu diệt chính đồng loại của mình , nhân vật “tôi” bày tỏ sự sửng sốt trước tội ác của con người trong Cách mạng văn hóa “ có điều kỳ lạ là người càng bị giết thì càng nhiều còn ngược lại cá càng bị câu càng hiếm hơn” [21, tr.418]. Sự dửng dưng của con người khi một người bác kể lại lúc bác còn nhỏ bị chảy máu cam, người thân họ hàng nhìn một cách dửng dưng, chỉ có bà già bán đâu phụ là giúp bác. Và người bác đó đã ra đi một cách không rõ nguyên do trong bệnh viện (chương 75). Những nỗi căm phẫn trong thời kỳ Cách mạng văn 51 hóa “những thành phố mà người ta đi qua đều trở nên điên loạn. Tường nhà, phòng xưởng, cột điện cao thế, tháp nước, tất cả đều phủ đầy khẩu hiệu thề bảo vệ đến chết, lật đổ, đập nát và quyết chiến bằng máu” [21, tr.420], “Năm tháng đó thật là kỳ quái, hình như trời và người cảm ứng với nhau, đất hóa điên, rung rung chuyển động” [21, tr.421]. Sống trong những năm tháng mà con người không được làm chủ cái “tôi” của mình, cho nên việc tìm kiếm lại cái “tôi” đã mất trở thành một niềm mơ ước của nhân vật “tôi”. Và câu hỏi gìn giữ cái “tôi” hay hủy diệt nó mãi mãi luôn là câu hỏi mà nhân vật “tôi” luôn đặt ra “vấn đề là sự tự vấn lương tâm của cái tôi bên trong, nó là con quái vật không ngừng trách móc, hành hạ chẳng để tôi yên. Lòng tự ái, tự hủy hoại, sự giữ gìn, tính kiêu ngạo, đắc ý và nỗi buồn phiền, lòng ghen tỵ, căm ghét là đẻ ra từ nó, cái tôi thực ra là khởi nguồn của sự bất hạnh cho loài người. Vậy thì, giải quyết nỗi bất hạnh ấy có phải bóp chết cái tôi kia không đây” [21,tr.143]. Hoài nghi với cái “tôi” bản thân mình như thế, nhân vật “tôi” còn hoài nghi luôn cả lịch sử. Khi nhân vật “tôi” nhìn nhận lịch sử dưới con mắt nghi ngờ, bằng những dòng chữ như những con nòng nọc trên vách đá (chương 71). Ở đây nhân vật “tôi” không tỏ thái độ coi thừơng lịch sử, nhưng với con mắt hoài nghi của con người hiện đại, khi những gì nghe được chưa hẳn đó là sự thật ấy, đã khiến nhân vật “tôi” nghi ngờ cả sự chân thực của lịch sử. Vì theo nhân vật “tôi” thì lịch sử có nhiều cách đọc, cách nghĩ. Người dẫn chuyện “tôi” hoài nghi câu nói của người xưa như của Lỗ Tấn và Đồ Vị (chương 71). Hoài nghi Đại Vũ, vị vua đầu tiên trong lịch sử triều đại, và ông xem xét Đại Vũ dưới nhiều cách nhìn khác nhau: “trong con mắt vợ, Đại vũ là một con gấu, dân chúng coi ông là thần thánh, dưới ngòi bút của các nhà lịch sử thì ông là hoàng đế, còn các nhà văn, Đại Vũ trở thành người đầu tiên giết người khác để thỏa mãn ý thích của mình” [21, tr.399]. Như vậy với nhân vật “tôi” “lịch sử như một màn sương mù dày đặc, chỉ có tiếng hát 52 Tất Ma là trong sáng rõ ràng, đầy ý vị” [21, tr.116]. Đi tìm sự chân thực của bản thân, sự chân thực của lịch sử, sự chân thực của tự nhiên và của nghệ thuật, nhân vật “tôi” đã cất bước lên đường đến Linh Sơn vì những điều chân thực ấy. Do nhân vật chính “tôi” là người không có tên gọi cụ thể, là người mang những kinh nghiệm của tác giả nên nhân vật “tôi” bị một số hạn chế trong việc phát triển nội tâm của nhân vật. Nhân vật “tôi” chỉ có giá trị như người phát triển tình tiết, nghe ngóng và hướng dẫn người đọc cùng đồng hành đến Linh Sơn trong cuộc hành trình vật lý với mình. Do nhân vật “tôi” là nhân vật chính của câu chuyện trong cuộc hành trình vật lý này, nên những chương miêu tả về nhân vật “tôi” thường là những chương miêu tả trực tiếp, bình luận, trình bày và giải thích. Nhân vật “tôi”, con người luôn khát khao được giao tiếp với người khác, đang sống trong cảnh cô đơn đã tự tạo ra cho mình một cuộc độc thoại dài dòng để phóng chiếu ra những người khác. Nhân vật “tôi” khi quan sát người khác, luôn lấy mình làm trung tâm làm tấm gương phản chiếu “khi tôi quan sát người khác, tôi coi họ như tấm gương phản chiếu lại chính bản thân tôi và sự quan sát đó phải tùy thuộc vào cõi lòng tôi lúc đó” [21, tr.143]. 3.2.2. Đại từ “anh”- cái tôi trong cuộc hành trình tâm linh Quyển tiểu thuyết được bắt đầu với người kể chuyện “anh”, người đi tìm một mục tiêu khó nắm bắt được, ở một nơi gọi là Linh Sơn. Trong những chương có người kể chuyện “anh”, Linh Sơn xuất hiện không rõ ràng, pha lẫn thực tế và tôn giáo. Người kể chuyện“anh” là người thiết lập một cuộc hành trình cho tâm hồn trên đường đi đến ngọn núi thiêng. Người kể chuyện “anh” đi không mục đích, không có xác định được mục tiêu của cuộc hành trình, chỉ biết Linh Sơn có được do lời kể từ “hắn” và vị trí của nó là “đầu nguồn con sông Vưu thủy” [21, tr.7]. Nhưng tất cả đều rất mờ nhạt về nơi đến, do người 53 kể chuyện không xác định được vị trí của con sông Vưu Thủy và cái nơi gọi là Linh Sơn. Tất cả đều nằm trong mớ hỗn độn xộc xệch, từ lần gặp mặt “lắc lư theo nhịp tàu chạy” [21, tr.6] của người kể chuyện và người chỉ đường đi Linh Sơn. Người kể chuyện anh “không giải thích được tại sao mình đến nơi đây” [21, tr.6] và tham gia trong cuộc hành trình này. Mọi thứ đều không rõ ràng từ nơi xuất phát đến cái đích đến của nó, khiến người đọc có cảm giác hoang mang. Một cuộc đi không có điểm xuất phát và cũng chẳng có điểm đến, Linh Sơn là ở nơi đâu? Nó tồn tại trong thực tế hay trong trí tưởng tượng. Mọi thứ đều không rõ ràng, như một gợi ý của tác giả về những thứ không rõ ràng trong thế giới con người. Mặc dù người kể chuyện của chúng ta đã cho chúng ta biết một chút thông tin về ngọn núi thiêng đó có liên quan đến Phật giáo “Cái tên Linh Sơn này có một xuất xứ rõ ràng. Phật tổ giác ngộ Mô Ha Ca diếp tôn giả tại Linh Sơn.” [21, tr.9]. Như vậy, Linh Sơn được tiếp cận một cách rất Phật giáo ở trong thực tế lẫn tưởng tượng. Trong chương 15, địa điểm Linh Sơn lại xuất hiện không rõ ràng về vị trí địa lí của nó khi người kể chuyện “anh” hỏi thăm những cụ bà móm mém thì “anh” nhận được tiếng trả lời có âm thanh như tiếng huýt gió, mọi thứ điều trở nên không rõ ràng về con đường đi đến Linh Sơn. Ở trong chương 25, nhân vật “anh” lại tiếp tục hỏi thăm cuộc hành trình đến Linh Sơn, và Linh Sơn lại xuất hiện lần nữa trong bầu không khí Phật Giáo, Linh Sơn chỉ là nơi cầu tự có con trai mà thôi. Ý nghĩa tượng trưng và bản chất không thực của Linh Sơn lại một lần nữa được nói tới trong chương 76, khi người kể chuyện “hắn” hỏi thăm một trưởng giả mặc áo bào về nơi đến gọi là Linh Sơn. Nhân vật “anh”, con người của tưởng tượng đang đi trên một con đường không có thật trong thực tế. Cũng như cách xây dựng nhân vật “tôi”, nhân vật “anh” cũng được xây dựng từ những đại từ số ít. Nhân vật “anh” cũng không được xác định rõ ràng từ hình dạng lẫn tính cách “Anh chỉ nhận thức được mình có một đường viền của thân hình anh 54 nhưng nó cũng nhạt nhòa, mờ đi trong ý niệm của anh. Có một luồng sáng phát ra trong người anh, như đốm lửa đơn độc của một ngọn nến trong màn đêm tăm tối. Ngọn lửa đó tỏa sáng nhưng không mang một chút hơi ấm nào, một thứ ánh sáng lạnh buốt đang ngập tràn thân thể anh, trào ra khỏi đường viền, những đường viền trong tư tưởng” [21, tr.109]. Và cũng như nhân vật “tôi”, nhân vật “anh” cũng là một kẻ cô đơn “Anh nói anh sợ. Anh sợ gì? Anh sợ cô đơn.” [21, tr.299]. Trong những chương có nhân vật “anh” luôn có sự xuất hiện của nhân vật “nàng”, người bạn cùng nói chuyện với nhân vật “anh”, để giúp “anh” với bớt nỗi cô đơn. Những câu chuyện giữa “anh” và “nàng” trộn lẫn vào nhau, bằng cách kết hợp quá khứ của họ với quá khứ của những người khác tạo nên sự phức tạp trong thế giới nội tâm của con người. Trong chương 52, qua cuộc độc thoại dài dòng của “tôi”, một cuộc độc thoại tưởng tượng “trong cuộc độc thoại dài dằng dặc này, anh là đối tượng kể chuyện của tôi, của riêng bản thân tôi. Chẳng qua anh là hình bóng của tôi mà thôi” [21, tr.281], nhân vật “tôi” đã khẳng định nhân vật “anh” là sản phẩm của sự hư cấu từ chính bản thân mình ra, nhân vật “anh” là cái bóng của nhân vật “tôi”, một cái bóng mang nhiều đặc tính từ chủ nhân của nó là nhân vật “tôi”: sự cô đơn, sự hoài nghi, đi tìm lại giá trị của bản thân. Nhân vật “anh”, người mang trên người những kinh nghiệm của nhân vật “tôi” chuyển tải thành tưởng tượng của chính bản thân mình “mọi bất hạnh của tôi lại nằm trong cái anh mang rủi ro mà tôi đã đánh thức. Thật ra anh vốn không bất hạnh, mọi đau khổ của anh đều do tôi. Thượng đế và ma quỷ đều do anh gọi đến, anh là hóa thân về hạnh phúc và tai nạn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_19_1120163853_2423_1869261.pdf
Tài liệu liên quan