Luận văn Lợi nhuận- Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH thương mại Dỵ Thành

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1. Lợi nhuận-bản chất và vai trò của lợi nhuận 3

1.1.1. Khái niệm và bản chất của lợi nhuận 3

1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 5

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 6

1.2.1. Các nhân tố khách quan 7

1.2.2. Các nhân tố chủ quan 9

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 11

1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng số kinh doanh 12

1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12

1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ 12

1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 13

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỴ THÀNH 14

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình hoạt động kinh tế tài chính của công ty TNHH Thương mại Dỵ Thành 14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 14

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 15

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 15

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 18

2.2.1. Tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn của công ty 18

2.2.2. Tình hình công tác tài chính kế toán 21

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh 22

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỴ THÀNH 26

3.1. Một số thuận lợi và khó khăn của công ty 26

3.1.1. Thuận lợi 26

3.1.2. Khó khăn 26

3.2. Phương hướng phát triển công ty TNHH Thương mại Dỵ Thành 27

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại Dỵ Thành 27

3.3.1. Nhóm giải pháp 1 27

3.3.2. Nhóm giải pháp 2 28

3.3.3. Nhóm giải pháp 3 28

3.3.4. Nhóm giải pháp 4 28

3.3.4. Nhóm giải pháp 5 28

KẾT LUẬN 30

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận- Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH thương mại Dỵ Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hóa của doanh nghiệp hơn, từ đó làm doanh thu tăng, thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên doanh nghiệp sẽ bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn. Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. 1.2.2.3. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Hàng hóa sản xuất ra phải được tiêu thụ tốt, chứng tỏ doanh nghiệp đã phải giải quyết tốt vấn đề kinh tế cơ bản thứ ba là: “sản xuất cho ai” công tác tiêu thụ nằm trong giai đoạn cuối cùng của cả một quá trình kinh doanh nhằm tăng tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu tiêu thụ có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận doanh nghiệp. 1.2.2.4. Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: ngành nghề, sản phẩm kinh doanh và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với phạm vi hoạt động kinh doanh riêng sẽ có đặc thù riêng về cơ cấu hàng hóa, thị trường tiêu thụ, cách thức tổ chức sản xuất, cấu thành chi phí, giá cả hàng hóa đầu vào đầu ra. Chính đặc thù này sẽ tạo ra vị trí riêng của doanh nghiệp trong thị trường, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.5. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp * Quản lý kinh doanh: Tổ chức quản lý tốt được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp luôn là một vấn đề bức xúc hết sức quan trọng đối với mọi nhà kinh doanh ngày nay. Bởi công việc này gián tiếp tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý kinh doanh gồm các khâu cơ bản: định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, xây dựng được kế hoạch kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh... Các khâu này nếu được tổ chức quản lý tốt sẽ có khả năng làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm có thể hạ được giá thành sản phẩm nhờ giảm được chi phí quản lý và chi phí bán hàng, từ đó dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. * Quản lý lao động: Đây là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tổ chức được quá trình kinh doanh khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, bố trí lực lượng lao động cân đối, đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, sử dụng tốt thói quen lao động hữu ích, không để lao động nằm chờ việc, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí thời gian, có tác dụng lớn với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được điều đó thì bên cạnh việc đặt định mức lao động hợp lý, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố con người một cách đúng mức, cụ thể là công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần quan tâm đến người lao động, ngoài yếu tố về tinh thần (sinh hoạt quần chúng, đoàn thể...) còn phải quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng, để khơi dậy trong họ tiềm năng, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của doanh nghiệp. * Quản lý tài chính: Quản lý tốt về tài chính trực tiếp liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tránh tình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn, tăng khả năng thanh toán. Để quản lý tốt về tài chính, doanh nghiệp phải tổ chức tốt về công tác hạch toán, kế toán. Kế toán, hạch toán tốt mới có thể quản lý vật tư tốt, sử dụng tài sản hiệu quả, quản lý các nguồn vốn một cách hữu hiệu, xác định được lợi nhuận một cách chính xác, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh LN HĐKD = DT HĐKD - CP HĐKD Lợi nhuận từ hoạt động tài chính LN HĐTC = DT HĐTC - CP HĐTC Lợi nhuận từ các hoạt động khác LN HĐK = Thu nhập HĐK - CP HĐK Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ lợi nhuận có thể áp dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối so sánh lợi nhuận với một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (doanh thu, giá thành, vốn...). Sử dụng chỉ tiêu này cho phép so sánh hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp ở thời kỳ này với thời kỳ khác, hoặc so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận. Mỗi cách là một chỉ tiêu có nội dung kinh tế khác nhau. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ góc độ lợi nhuận có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây 1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh Tỷ suất LN trước thuế trên tổng vốn kinh doanh = Tổng LN trước thuế Tổng vốn KD bình quân trong kỳ Hoặc Tỷ suất LN sau thuế trên tổng vốn kinh doanh = Tổng LN sau thuế Tổng vốn KD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy, cứ một đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ ta thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Thông qua hai chỉ tiêu nàycó thể đánh giá trình độ và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Khi vận dụng chỉ tiêu này vào thực tế có thể đánh giá tỷ suất lợi nhuận cho từng loại vốn: vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu...tuỳ theo yêu cầu và mục đích phân tích 1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất LN trước thuế trên doanh thu = Tổng LN trước thuế Tổng doanh thu thuần Hoặc Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu = Tổng LN sau thuế Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho thấy, cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Công thức trên cho thấy, để tăng tỷ suất lợi nhuận, một mặt phải tăng khối lượng tiêu thụ, mặt khác phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. 1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế với giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Tỷ suất LN giá thành toàn bộ = LN tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ vào sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu động lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giá thành càng cao càng tốt. Bởi lẽ mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận cao và sử dụng chi phí ở mức thấp nhất.Qua đó, doanh nghiệp có thể phân tích được lợi thế trong việc tăng, giảm giá thành và các nguyên nhân để từ đó đề ra các biện pháp quản lý giá thành phù hợp nhằm tăng lợi nhuận 1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất này được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế với nguồn vốn chủ sở hữu bình quân. Tỷ suất LN sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng LN sau thuế Nguồn vốn chủ sở hữu bình quận Chỉ tiêu này cho thấy, cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả của nguồn vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất những mặt hàng có doanh lợi cao, đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Chỉ tiêu này còn là mối quan tâm của các nhà cung ứng tín dụng và các nhà đầu tư khi cân nhắc hoặc chọn phương án đầu tư. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM DỴ THÀNH 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình hoạt động kinh tế tài chính của Công ty TNHH TM Dỵ Thành 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH TM Dỵ Thành là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng theo mẫu quy định hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh số 0202001690 do Sở Kế hoach và Đầu tư Thành phồ Hải Phòng cấp ngày 19/02/2004. Công ty TNHH TM Dỵ Thành đặt trụ sở tại số 113 đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Lúc đầu, Công ty chỉ là một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu cung cấp vật liệu xây dựng cho các hộ gia đình và những công trình tư nhân nhỏ. Qua quá trình phát triển cùng sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty dần lớn mạnh và trở thành một doanh nghiệp có nhiều uy tín và khả năng cung cấp vật liệu xây dựng với số lượng lớn cho nhiều công trình có quy mô lớn của Thành phố và các tỉnh lân cận. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Theo giấy phép kinh doanh số 0202001690 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 19/02/2004, ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty được quy định như sau: Ngành nghề kinh doanh của Công ty: - Kinh doanh vật liệu xây dựng - Cho thuê thiêt bị máy công trình - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và san lấp mặt bằng - Dịch vụ vận tải hàng hoá thuỷ bộ Nhiệm vụ của Công ty: - Kinh doanh đúng ngành nghề quy định - Đảm bảo theo đúng sự quản lý của Cơ quan chuyên ngành - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty - Công ty có 1500m2 kho bãi, đủ lớn để tập kết, dự trữ một lượng lớn hàng hoá, vật tư để cùng lúc có thể cung cấp cho nhiều công trình. - Hai xà lan tự hành với trọng tải từ 150 đến 250 tấn là phương tiện để vận chuyển vật liệu từ các mỏ đá về kho bãi của Công ty và các công trình. - Công ty sở hữu một dàn máy công trình gồm 2 máy ủi và 3 máy xúc cho các công trình san lấp mặt bằng, đào móng hoặc nạo vét luồng lạch. - Ngoài ra Công ty còn có một đội xe gồm 12 xe tải, chuyên vận chuyển vật liệu tới chân công trình. Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty ngày một vững mạnh và có uy tín lớn, được bạn hàng tin tưởng. Công ty đã giành được nhiều hợp đồng kinh tế cung cấp vật liệu với số lượng lớn với các công trình xây dựng như: - Bãi VICONSHIP- Hải Phòng - Cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh - Cảng Hải Phòng giai đoạn 2. Số lượng công nhân cố định hiện nay của Công ty là 30 người. Khi có nhu cầu lớn hơn, công ty sẽ huy động thêm công nhân theo hợp đồng ngắn hạn, có tính thời vụ. Công ty luôn đảm bảo cho số công nhân có mức lương ổn định, điều kiện lao động tốt với các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ. Phương châm của công ty là cung cấp vật liệu cho khách hàng đảm bảo chất lượng, đúng thời gian yêu cầu và nhanh chóng. Việc thanh toán được tiến hành dứt điểm, ít nợ nần, đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách. Công ty coi trọng hiệu quả kinh tế lấy thu bù chi và có lãi, đồng thời tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Dỵ Thành Với đặc thù là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do tính chất công việc cũng như quy mô kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của cty TNHH TM Dỵ Thành GIÁM ĐỐC Phòng vật tư Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh – kỹ thuật * Giám đốc Công ty: phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban tại văn phòng Công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về mọi hành vi của mình trong lĩnh vực kinh doanh, giám sát điều hành các hoạt động của Công ty. * Phòng Kinh doanh - Kỹ thuật: là một tập hợp các kỹ sư xây dựng tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, đảm bảo việc kinh doanh của Công ty, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Quản lý tình trạng kỹ thuật của các loại máy móc, trang thiết bị, triển khai công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị định kỳ thường xuyên. Đồng thời tìm kiếm và tiếp cận các công trình, các bạn hàng mới cho Công ty * Phòng vật tư: theo dõi quản lý cung ứng vật liệu, bảo quản các loại vật liệu phục vụ cho kinh doanh, từ đó chủ động trong việc nhập xuất vật liệu theo yêu cầu của khách hàng, đặt mua sắm vật tư thiết bị phụ tùng cho các phương tiện khi có nhu cầu sửa chữa thay thế. 2.1.4.2. Đặc điểm bộ máy tài chính kế toán của Công ty TNHH TM Dỵ Thành Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung ở phòng kế toán của công ty. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán từ việc thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán, đến việc lập báo cáo kế toán. Chính vì sự tập trung công tác kế toán này mà việc xử lý, cung cấp thông tin được kiểm tra, đánh giá kịp thời. Phòng kế toán gồm 4 cán bộ được phân bổ ra các bộ phận như sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty TNHH TM Dỵ Thành KẾ TOÁN TRƯỞNG - Kế Toán TSCĐ - Kế toán thành phẩm - Kế toán vật liệu thống kê - Kế toán thanh toán - Kế toán tiền lương - Kế toán BHXH - Kế toán tổng hợp Thủ quỹ kiêm văn thư và đánh máy - Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, có quyền hạn cao nhất trong bộ máy kế toán, phụ trách quản lý tài chính kiêm tính toán giá thành sản phẩm, phân tích hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính doanh nghiệp, cung cấp các thông tin tài chính một cách chính xác, kịp thời để Giám đốc ra quyết định kinh doanh. Ngoài ra, còn có trách nhiệm lập báo cáo kế toán tham mưu cho Giám đốc về việc sử dụng các chế độ quản lý của Nhà nước ban hành cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Kế toán TSCĐ, kế toán thành phẩm, kế toán vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ, là người theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, tính toán xác định đánh giá nguyên vật liệu. - Kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán bảo hiểm, kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay theo dõi doanh thu bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời còn thực hiện việc tính trả lương phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng tính giá thành thanh toán BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời còn là người chịu trách nhiệm ghi sổ cái. - Thủ quỹ: Là người quản lý số lượng tiền mặt tại quỹ. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để thu chi tiền mặt ghi vào sổ quỹ cuối ngày, đối chiếu với sổ theo dõi tiền mặt của kế toán. Đồng thời kiêm đánh máy các văn bản nội bộ giám đốc giao và lưu giữ tài liệu, hồ sơ của công ty. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2.2.1. Tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn của Công ty Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn thể hiện quy mô kinh doanh. Vốn lưu động công ty có từ nguồn vốn tự có, vốn vay vốn ngân hàng và huy động từ một số nguồn khác... Nguồn vốn tự có của công ty TNHH TM Dỵ Thành khi mới thành lập là 1.546.996.535 VNĐ trong tổng số 4.563.695.908 VNĐ chiếm tỷ trọng 33,9%. Đến năm 2005, vốn lưu động của công ty tăng lên so với năm 2004 là 810.928.705 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 36,13%. Có được điều đó là do sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1:Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2004 - 2005 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền (1) % Số tiền (2) % Số tiền (3)=(2)-(1) % (4)=(3)/(1)*100 TÀI SẢN 4.563.695.908 7.400.057.093 2.836.361.185 62,1 I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.511.379.446 55 4.296.154.940 58 1.784.775.494 71,1 1. Tiền mặt 129.646.648 5,1 45.762.444 1,1 -83.884.204 -64,7 2. Tiền gửi ngân hàng 101.490.144 4 24.838.808 0,6 -76.651.336 -75,5 3. Các khoản phải thu 2.055.875.533 81,8 3.496.258.017 81,4 1.440.382.484 70,1 4. Hàng tồn kho 224.727.085 9,1 708.815.490 16,5 484.088.405 215,4 5. Tài sản lưu động khác - 20.480.181 0,4 20.480.181 II. TSCĐ và Đầu tư dài hạn 2.051.956.462 45 3.103.902.153 42 1.051.945.691 51,3 NGUỒN VỐN 4.563.695.908 7.400.057.093 2.836.361.185 62,2 I. Nợ phải trả 3.016.699.373 66,1 5.853.581.241 79,1 2.836.881.868 94 1. Nợ ngắn hạn 3.016.699.373 5.853.581.241 2.836.881.868 94 2. Nợ dài hạn - - II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.546.996.535 33,9 1.546.475.852 20,9 -520.683 -0,03 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH TM Dỵ Thành2004-2005 Qua bảng 1 cho thấy: Về cơ cấu tài sản: theo bảng trên ta thấy giá trị tài sản năm 2005 đã tăng thêm 62,1% so với năm 2004. Trong đó chủ yếu là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 1.784.775.494 VNĐ, tương ứng 71,1% còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng ít hơn 1.051.945.691 VNĐ tương ứng 51,3%. Như vậy có thể khẳng định, quy mô về vốn của công ty đã tăng lên, tuy nhiên cơ cấu tài sản của công ty còn chưa hợp lý. Sự tăng trưởng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng trưởng của các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Cụ thể là: - Các khoản phải thu tăng 1.440.382.484 VNĐ tức là 70,1% - Hàng tồn kho tăng 484.088.405 VNĐ tương ứng với 215,4% -Tài sản lưu động khác năm 2004 không có nhưng năm 2005 đạt 20.480.181 VNĐ Riêng khối lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty lại giảm xuống. Năm 2005, tiền mặt giảm 83.884.204 VNĐ tương ứng với 64,7%; tiền gửi ngân hàng giảm 76.651.336 VNĐ, tương ứng với 75,5 %. Nhìn về tổng thể có thể thấy năm 2005, nguồn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng lên so với năm 2004. Nhưng nếu xét một cách cụ thể, rõ ràng là việc giảm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng làm cho khả năng thanh toán tức thời cũng như việc quay vòng vốn của công ty không được thuận lợi. Việc lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng lên không chỉ thể hiện sự ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho việc sử dụng đồng vốn không được hiệu quả mà còn là dấu hiệu không tốt của việc giảm sút lượng hàng tiêu thụ, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường chưa cao. Đồng thời đây cũng là một bất lợi lớn cho công ty vì phần lớn vốn của công ty là vốn “chết”, một lượng vốn không nhỏ bị các đối tác khác chiếm dụng, mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư không thanh toán kịp thời các khối lượng xây dựng công ty đã thực hiện. Đây cũng là tình hình chung của các công ty xây dựng hiện nay, thường bị chiếm dụng vốn. Vì vậy, nếu công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng vấp phải những vấn đề như trên thì công ty cần cân nhắc lại để có những biện pháp khắc phục để đẩy nhanh khối lượng hàng hóa tiêu thụ, mở rộng thị trường,thúc đẩy tiến độ nghiệm thu và thanh toán khối lượng với chủ đầu tư, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu khó đòi. Cần có kế hoạch nhập hàng hợp lý và phù hợp với kế hoạch tiêu thụ, không để tình trạng hàng tồn kho quá nhiều như hiện nay. Trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2005, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn và tăng so với năm 2004 chứng tỏ công ty rất chú trọng việc đầu tư cho mua sắm trang thiết bị để phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh. Cần có biện pháp khai thác triệt để các tài sản này nhằm tăng nguồn doanh thu. Về cơ cấu nguồn vốn: nguồn vốn kinh doanh của công ty cơ bản được chia thành hai phần đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Qua bảng số liệu nêu ở trên, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 chiếm 33,9% tổng nguồn vốn, còn nợ phải trả là 66,1% . Năm 2005 tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 20,9% tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả là 79,1%. Như vậy, rõ ràng là nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2005, nợ phải trả của công ty gần gấp 4 lần (5.853.581.241/1.546.475.852*100=378.5%) vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, do việc mở rộng quy mô sản xuất, công ty đã tăng nguồn vốn vay từ 3.016.699.373 VNĐ năm 2004 lên thành 5.853.581.241 VNĐ năm 2005, tức là tăng 94% trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi từ 1.546.996.535 VNĐ xuống còn 1.546.475.852 VNĐ, tức giảm 0,03%. Qua đó ta thấy được công ty chưa chú trọng tăng vốn chủ sở hữu mà hoạt động kinh doanh của công ty nhờ vay vốn. Vốn vay tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu cho nên khả năng tự chủ về tài chính và tự tích lũy của công ty còn chưa cao. Hơn nữa, do nguồn vốn vay lớn, công ty hàng tháng phải trả lãi vay khá cao, phần nào làm lợi nhuận của công ty giảm xuống. 2.2.2. Tình hình công tác tài chính kế toán Chế độ báo cáo về công tác tài chính kế toán ở công ty TNHH TM Dỵ Thành quy định: sau một kỳ kinh doanh (một quý), Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý có liên quan. Công ty tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý. Các quy định trên là cơ sở tạo điều kiện cho việc ghi sổ kế toán tổng hợp các số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp một cách kịp thời. Các thông tin, số liệu trên chứng từ hợp lý, hợp pháp, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh doanh. Từ đó làm căn cứ để vận dụng tổ chức ghi chép vào các tài khoản kế toán phù hợp theo quy định, làm cơ sở để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Hình thức hạch toán kế toán công ty đang áp dụng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp và áp dụng với các sổ kế toán chi tiết như: sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ TSCĐ, sổ thanh toán với người mua, người bán, sổ nhập xuất vật liệu, sổ chi tiết chi phí sản xuất... và sổ kế toán tổng hợp (sổ cái). Niên độ kế toán được tính từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Công ty hiện chưa sử dụng một phần mềm kế toán nào trong quá trình ghi sổ mà chỉ sử dụng hình thức thông thường kết hợp với sử dụng máy tính. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì đây là phương pháp có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ một thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng hoá, nguyên vật liệu. 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được phản ánh qua các chỉ tiêu nêu ở bảng 2 Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Từ tháng 12/2004 đến tháng 12/2005 Đơn vị tính: Nghìn VNĐ Chỉ tiêu 2004 (1) 2005 (2) So sánh 2004/2005 Chênh lệch (3)=(2)-(1) Tỷ lệ % (4)=((2)-(1))/(1)*100 Chỉ số tăng trưởng (5)=(2)/(1)*100 1.Tổng doanh thu 4.970.545 6.958.110 1.987.565 39,99 140 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 3.Doanh thu thuần 4.970.545 6.958.110 1.987.565 39,99 140 4.Giá vốn hàng bán 3.910.000 5.220.620 1.310.620 35,52 133,5 5.Lợi nhuận gộp 1.060.545 1.737.490 676.945 63,83 163,8 6.Chi phí bán hàng 112.000 179.000 67.000 59,82 159,8 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 603.066 1.187.565 584.499 96,92 196,9 8.Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 345.479 370.925 25.446 - 107,4 9.Doanh thu hoạt động tài chính 250.000 262.500 12.500 - 105 10.Chi phí hoạt động tài chính 240.000 216.500 -23.500 - 154,6 11.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 10.000 46.000 36.000 - 460 12.Doanh thu hoạt động khác 0 0 0 0 13.Chi phí hoạt động khác 0 0 0 0 14.Lợi nhuận hoạt động khác 0 0 0 0 15.Lợi nhuận trước thuế 355.479 416.925 61.446 17,29 117,1 16.Thuế TNDN phải nộp 113.753,28 116.739 17.404,88 17,29 102,6 17.Lợi nhuận sau thuế 241.995,72 300.186 58.190,28 17,29 124 Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH TM Dỵ Thành năm 2004 - 2005 Qua số liệu ở bảng 2, ta thấy trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, nổi lên một số vấn đề sau: - Năm 2005, tổng doanh thu tăng 1.987.565.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 39,99% so với năm 2004, cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tạo uy tín đối với khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Giá vốn hàng bán năm 2004 là 3.910.000.000 đồng, năm 2005 là 5.220.620.000 đồng. Như vậy giá vốn hàng bán tăng lên 1.310.620.000 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 35,52%. So với năm 2004, tỷ lệ tăng của giá vốn thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, góp phần làm tăng lợi nhuận. - Lợi nhuận trước thuế của năm 2005 tăng 61.446.000 đồng ( 17,29%) và lợi nhuận sau thuế tăng 58.198.280 đồng (17,29%). Qua số liệu trên ta thấy được xu hướng phát triển của Công ty. Lợi nhuận của Công ty tăng lên, song tốc độ tăng vẫn nhỏ so với tốc độ của doanh thu. Điều đó chứng tỏ Công ty vẫn giữ được thị trường của mình, vẫn lấy được lòng tin của bạn hàng, ngày càng phát triển trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. - Năm 2005, chi phí bán hàng tăng 67.000.000 đồng, tương ứng tăng 59,82% so với năm 2004. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 cũng tăng lên khá cao là 584.499.000 đồng, tương ứng tăng 96,92%. Điều này cho thấy chính sách chi tiêu của Công ty là chưa hợp lý. - Thuế TNDN phải nộp của Công ty: Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 17.404.880 đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,29%. Qua đó cho thấy Công ty đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên, lợi nhuận tuyệt đối chưa phải là tiêu chí duy nhất đánh giá chất lượng về kết quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32496.doc
Tài liệu liên quan