Luận văn Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2

I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 2

1. Khái niệm 2

2. Vai trò của doanh nghiệp 3

II. Các chỉ tiêu đánh giá, phân tích lợi nhuận 5

III. Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 8

1. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 8

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 10

Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp 14

I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty 14

1. Quá trình hình thành và phát triển 14

2. Ngành nghề kinh doanh 14

3. Cơ cấu bộ máy quản lý 14

4. Bộ máy kế toán 16

II. Tình hình lợi nhuận ở công ty 16

1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 16

2. Kết quả hoạt động kinh doanh 18

3. Tình hình thực hiện lợi nhuận 21

4. Tình hình sử dụng vốn lưu động 26

Chương III: Một số kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp 28

I. Đánh giá chung, phương hướng, mục tiêu hoạt động của công ty 28

1. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần ĐTPT công nghiệp, kết quả đạt đựơc. 28

2. Phương hướng 29

3. Mục tiêu cơ bản 30

II. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận 30

1. Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm 30

2. Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 32

3. Giảm tối đa chi phí sản xuất và quản lý kinh doanh 32

4. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng 32

KẾT LUẬN 34

 

 

 

 

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1. Các nhân tố khách quan Thứ nhất là thị trường và sự cạnh tranh: Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp cung cấphàng hoá ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lợi. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng đầy đủ, việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra là hết sức khó khăn - điều này ảnh hưởng bất lợi tới yêu cầu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đang được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích - nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết nhu cầu thị trường, lúc này doanh nghiệp dẽ dàng đẩy mạnh hoạt dộng bán ra để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Khi nhắc tới thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, bới cạnh tranh là một quy luật tất yếu cuả thị trường. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề này. Cạnh tranh trên thị trường luôn ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, do đó nó tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể xác định vị thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phương thức cạnh tranh có lợi nhất để thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ hai là giá cả hàng hoá tiêu thụ: Giá bán tác động đến khối lượng hàng hoá và do đó tác động đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Về quy tắc theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi giá giảm thì mức tiêu thụ tăng và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường giá cả hàng hoá nhất trí với giá trị và giao động theo quy luật cung cầu. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được mức giá trên thị trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không bị giảm nếu mức giảm giá bán nhỏ hơn mức tăng khối lượng hàng bán và doanh thu vượt quá điểm hoà vốn hay mức tăng của giá bán lớn hơn mức giảm của khối lượng hàng bán. Thứ ba là chính sách kinh tế của nhà nước: Vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bằng chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính. Cụ thể Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động của mọi doanh nghiệp, đồng thời thông qua các chính sách thuế Nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Tóm lại, thuế và các chính sách kinh tế khác của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường ... và vì vậy nó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự biến động của giá cả tiền tệ. Nhân tố chất lượng hàng hoá (đối với doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh thuần tuý) cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2. Các nhân tố chủ quan. Thứ nhất là nhân tố con người: Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường trong hiện nay khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận. Chỉ trên tinh thần hăng say lao động, phát huy hết sức sáng tạo và tâm huyết của mình thì năng suất lao động của người lao động mới được nâng cao - Từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoa học phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều máy móc góp phần giả phóng sức lao động xong không vì thế mà vai trò của con người giảm đi mà càng khẳng định được sự cần thiết của đội ngũ cán bộ có ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ quản lý. Thứ hai là nhân tố chất lượng và khối lượng hàng hoá tiêu thụ: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp thương mại bởi: “Doanh thu = SLHH tiêu thụ * Giá bán”. Do đó khi các yếu tố khác không đổi thì khối lượng hàng hoá tăng, doanh thu sẽ tăng kéo theo lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, khối lượng hàng hoá tiêu thụ thông qua doanh thu ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chất lượng sản phẩm sản xuất ra, còn đối với doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh thuần tuý thì chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra trong bán hàng là nhân tố chủ quan tác động rất lớn đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ - Vì vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ba là nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ: Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên giá cả, tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các loại hàng hoá khác nhau là khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, đưa ra kết cấu hàng hoá hợp lý sẽ tránh được tình trạng ứ đọng khi khối lượng hàng hoá quá lớn so với mức cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng doanh nghiệp lại dự trữ quá ít. Thứ tư là khả năng về vốn: Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đế hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế trong kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến trang thiết bị máy móc kỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. cHƯƠNG iI :tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty CP ĐT PT công nghiệp I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp được thành lập theo quyết định số 25/15/GPUB, ngày 06/06/2001 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Số đăng ký kinh doanh 048675, ngày 10/06/2001 do uỷ bản kế hoạch thành phố Hà Nội cấp. Công ty đặt trụ sở tại 121/11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội Sau gần 6 năm thành lập từ 1 Công ty non trẻ đến nay Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, tìm cho mình 1 lối đi đúng đắn nhằm đạt được kết quả cao. Công ty từng bước trưởng thành và phát triển phù hợp mới môi trường kinh doanh. Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Công ty luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. Ngành nghề kinh doanh. Công ty cổ phần đầu tư phát triển CN là 1 Công ty kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ thương mại, thiết bị điện tử viễn thông, xe gắn máy. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Giám đốc Phó Giám đốc Phòng TC - HC Phòng KH - VT Phòng TC - KT Phòng TT- TT Nhiệm vụ chính của các phòng như sau: + Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của Công ty hiện tại và tương lai. Chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và toàn thể cán bộ nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước các công việc được phân công. + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện chế độ lương thưởng, công tác tuyển dụng, quản lý về nhân sự, hồ sơ, con người, đào tạo nghiệp vụ tay nghề cho các cán bộ công nhân viên, an toàn lao động, đồng thời là nơi tiếp nhận giấy tờ công văn, lưu trữ tài liệu quản lý cơ sở vật chất để phục vụ các phòng ban, phân xưởng… + Phòng kế hoạch - vật tư: Cung cấp vật tư, bán thành phẩm, bảo hộ lao động… phục vụ quá trình sản xuất của Công ty. + Phòng thị trường tiêu thụ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát tiếp cận thị trường, marketing, tiếp thị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ đưa ra chính sách khuyến mại hợp lý… + Phòng TC kế toán: Quản lý vốn kinh doanh, hạch toán lãi lỗ, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi, việc sử dụng tài sản, tiền vốn.. 4. Bộ máy kế toán và mối quan hệ trong bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, KTNH Kế toán bán hàng Kế toán TSCĐ Kiêm thủ quỹ + Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế. Kế toán trưởng là trợ thủ đắc lực của giám đốc trong hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm chung về tài chính - kế toán của công ty + Kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày ở Công ty và theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi tại ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng, chuyển séc, mở L/C. + Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi việc nhập hàng và xuất bán hàng cho khách, theo dõi việc mua bán, nhập, xuất tồn của hàng hoá, các khoản thanh toán tạm ứng… + Kế toán TSCĐ kiêm thủy quỹ. Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho cán bộ công nhân viên của Công ty, cũng như khách hàng ngoài Công ty đến giao dịch. Theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Công ty. II. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty 1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2004-2005 Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh ,các nhà quản lý cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty .Vì vậy ,mỗi doanh nghiệp muốn hình thành và phát triển thì điều đầu tiên phải có một nguồn vốn kinh doanh nhất định .Trước khi đánh giá kết quả kinh doanh của công ty ,ta hãy xem xét khả năng về vốn và nguồn vốn của công ty trong 2 năm qua . Bảng 1: Khái quát tài sản và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2004 2005 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % I Tài sản 128.348 100 203.507 100 75.159 58,5 1 TSCĐ 53.028 41,3 83.256 40,9 30.228 57 2 TSLĐ 75.320 58,7 120.251 59,1 44.931 59,7 II Nguồn vốn 128.348 100 203.507 100 75.159 58,5 1 Vốn CSH 120.321 93,7 195.317 96 74.996 62,3 2 Nợ phải trả 8.026 6,3 8.190 4 163 2,03 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005, tài sản lưu động chiếm 59,1% tổng số tài sản. Tài sản cố định chiếm 40,9% trong tổng số tài sản. Điều này cho thấy công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là chính. Ta thấy so với năm 2004 năm 2005 tăng lên cả về nguồn vốn và tài sản. So sánh giữa hai năm 2004 và 2005 ta thấy, tổng tài sản của công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 75.159 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 58,5%. Tỷ lệ tăng như vậy cho thấy tình hình tài sản đã có sự thay đổi và có những bước phát triển. Tài sản lưu động năm 2005 tăng 44.931 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 59,7%. Vốn cố định năm 2005 tăng 30.228 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 57%. Tỷ lệ tăng như vậy cho thấy rõ quy mô vốn đã tăng mạnh mà chủ yếu là do vốn lưu động tăng. Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh được mở rộng và tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận trong công ty. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, tổng nguồn vốn của Công ty năm 2005 tăng 75.159 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 58,5%. Nợ phải trả năm 2005 tăng 163 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 2,03%. Tỷ trọng nợ như trên là khá hợp lý, do công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, không phải vay ngân hàng .Do vậy công ty không phải chịu lãi vay ,tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng ,điều đó sẽ giúp công ty sử dụng vốn linh hoạt hơn . Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp gồm vốn góp ban đầu và vốn tự bổ xung trong quá trình kinh doanh .Năm 2005 tăng 74.996 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 62,3% .Từ bảng trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý và có xu hướng tăng .Như vậy công ty đã tìm được hướng đi đúng ,tuy nhiên để đánh giá hiệu quả đồng vốn kinh doanh của công ty ,ta phải xem xet kết quả sản xuất kinh doanh của công ty . 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Để tồn tại và phát triển ,DN chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả ,thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được .Sau gần 6 năm hoạt động để tồn tại và phát triển hơn nữa trong những năm qua công ty không ngừng nỗ lực cố gắng tìm hiểu mở rộng thị trường ,nâng cao thị phần vì mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận .Để có thể thấy được tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty ,ta xem xet bảng kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh2005/2004 +/- % 1.Tổng doanh thu 301.820 367.601 65.781 21.79 2.Các khoản giảm trừ 151 150 - 1 - 0.68 3.Doanh thu thuần (1- 2) 301.669 367.452 65.782 21,8 4.Giá vốn hàng bán 270.065 326.616 56.551 20,9 5.Lợi nhuận gộp (3- 4) 31.605 40.835 9.230 29,2 6.Chi phí bán hàng 16.964 16.924 - 40 - 0,24 7.Chi phí QLDN 12.167 12.161 - 6 - 0,05 8.Lợi nhuận từ SXKD 5-(6+7) 2.473 7.250 4.777 193 9.Doanh thu HĐTC 3.383 3.595 213 6,3 10.Chi phí HĐTC 1.730 1.958 228 13,2 11.Lợi nhuận từ HĐTC (9-10) 1.653 1.637 -16 - 0,95 12.Doanh thu hoạt động khác 3.123 3.450 327 10,46 13.Chi phí hoạt động khác 517 174 - 343 - 66,3 14.Lợi nhuận hoạt động khác (12-13) 2.605 3.275 670 25,7 15.Lợi nhuận trước thuế (8+11+14) 6.732 12.163 5.432 80,7 16.Thuế TNDN 548 606 58 10,59 17.Lợi nhuận sau thuế 6.184 11.610 5.426 87,76 Tổng doanh thu của công ty năm 2004 là 301.820 triệu đồng ,năm 2005 là 367.601 triệu đồng ,tăng hơn so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng 21,79%. Tổng doanh thu tăng, do trong năm qua công ty đã tích cực thăm dò thị trường mở rộng quan hệ với bạn hàng ,chủng loại phong phú đặc biệt công ty luôn thực hiện đúng hợp đồng và thời hạn giao hàng ,tạo được niềm tin với khách hàng. Qua bảng báo cáo kinh doanh cho ta thấy :so với năm 2004 năm 2005 doanh thu thuần tăng hơn năm trước ,tăng 65.782 triệu đồng với tỷ lệ 21.8%.Tuy nhiên trong năm 2005 chi phí quản lý doanh nghiệp là 12.161 triệu đồng ,giảm – 6triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ là - 0.05% .Nguyên nhân chính là do trong năm 2005 công ty đã hạ thấp được chi phí dịch vụ mua ngoài ,tiền điện ,tiền điện thoại và một số khoản chi phí và giá thành ,bởi chi phí có quan hệ rất chặt chẽ đối với doanh thu và lợi nhuận ,nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó thì sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ năm 2005 giảm – 1 triệu đồng so với năm 2004 nguyên nhân chính là do giảm giá hàng bán và giá trị hàng bị trả lại .Điều này cho thấy chất lượng hàng hoá của công ty chưa tốt dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng .Vì vậy trong thời gian tới công ty phải nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ,chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp ,nó quan hệ ngược chiều với lợi nhuận trong điều kiện các nhân tố khác không đổi ,giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại .Qua bảng số liệu ta thấy giá vốn hàng bán năm 2005 tăng 56.552triệu đồng với tỷ lệ tăng 20,9% .doanh thu thuần tăng tất yếu giá vốn hàng bán phải tăng một tỷ lệ tương ứng .Để thực hiện sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định ,đây là nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ,vì vậy phấn đấu hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận và tạo được lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh . Chi phí bán hàng là toàn bộ khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí nhân viên .... chi phí năm 2005 giảm 0,24% so với năm 2004 chỉ còn 16.924 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005 là 7.250 triệu đồng, năm 2004 là 2.473 triệu đồng tăng so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng 193%,đây là một dấu hiệu mừng đối với công ty. Các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần ĐT phát triển công nghiệp nói riêng thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quyết định trong tổng số lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận hoạt động tài chính 2005 giảm so với 2004 là -16 triệu đồng, tỷ lệ giảm là -0,95% nguyên nhân là do Công ty ít tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính như hoạt động kinh doanh bất động sản, mua bán trái phiếu, tín phiếu .... Tuy nhiên, sang năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính đã tăng lên đáng kể 213 triệu đồng so với năm 2004 tỷ lệ tăng là 6,3%. Để thu được lợi nhuận cao từ hoạt động tài chính, Công ty cần có chính sách đào tạo cán bộ trong công tác kinh doanh tài chính, bên cạnh đó cũng cần có một thị trường tài chính ổn định. Lợi nhuận từ hoạt động khác có xu hướng tăng lên là 670 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 25,7%. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung trong năm 2005 mọi hoạt động của Công ty đều đạt được những kết quả khả quan, chính vì vậy tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng . Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2005 tăng lên 5.431 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tương ứng. 80,7%. Điều này chứng tỏ việc QLKD của Công Ty có hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận cho Công Ty. - Cũng từ bảng kết quả hoạt đông KD. Cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công Ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 87% đạt 11.610 triệu đồng so với 6.184 triệu đồng năm 2004. Đây là khoản chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN phải nộp. Do thuế suất thuế TNDN năm 2004 là 32% giảm xuống 28% năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng. 3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp. 3.1 Cơ cấu lợi nhuận của Công Ty. Bảng 3: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của Công Ty Cổ Phần ĐTPT CN. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 +/- % Lợi nhuận từ HĐKD 2.437 7.250 4.777 193 Lợi nhuận từ HĐTC 1.653 1.637 -16 - 0,95 Lợi nhuận từ HĐ khác 2.605 3.275 670 25,7 Tổng lợi nhuận trước thuế. 6.732 12.163 5.431 80,7 Theo bản số liệu trên, Tổng lợi nhuận trước thuế của Công Ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5.431 triệu đồng trong đó. - Lợi nhuận hoạt đông sản xuất kinh doanh tăng 4.777 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty .Điều này cho thấy lợi nhuận từ HĐKD là nguồn thu nhập chủ yếu của công ty . - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm – 16 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ - 0,95%. Nguyên nhân giảm là do năm 2005 thu nhập từ hoạt động này giảm, bởi vì Công ty đầu tư vào một số mặt hàng mới với số tiền lớn nhưng tốc độ thu hồi chậm, hơn nữa thị trường tài chính không ổn định. Để thu được lơi nhuận cao từ hoạt động này, công ty cần có chính sách đào tạo cán bộ công tác kinh doanh tài chính, song bên cạnh đó cũng cần có thị trường tài chính ổn định - Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 670 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,7%. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2005 công ty đã thu được khoản nợ khó đòi, đã sử lý nhưng nay lại thu được. 3.2. Phân tích tình hình chi phí ở công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp. Bảng 4. Phân tích chi phí Chỉ tiêu 2004 2005 2005/2004 (+/-) % Chi phí bán hàng 16.964 16.924 - 40 - 0,24 Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.167 12.161 - 6 - 0,05 Chi phí hoạt động tài chính 1.730 1.958 228 13,2 Chi phí hoạt động khác 517 174 - 343 - 66,3 Để thực hiện sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất đingh. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận, vì vậy phấn đấu hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận và tạo được lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để làm được điều này công ty cần áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ trong suốt quá trìng mua hàng hoá, giảm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng là các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm như: Hàng hoá dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo...Chi phí bán hàng năm 2005 giảm so với 2004 là16.924 triệu đồng, trong khi đó năm 2004 chi phí này là 16.964 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí năm 2005 là tốt,tuy có giảm nhưng không đáng kể. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 là 12.161 triệu đồng, giảm -6 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ giảm là -0,05%. Nguyên nhân do trong năm 2005 công ty đã hạ thấp được chi phí dịch vụ mua ngoài, tiền điện, fax, điện thoại, và một số khoản chi phí cho cán bộ công nhân viên, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định. Đây là điều đáng mừng đối với các nhà quản lý của công ty, bởi họ đã giữ vững được sản xuất kinh doanh. Nhìn chung công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chi phí và giá thành bởi vì chi phí quan hệ rất chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó, thì sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Chi phí hoạt động tài chính: Từ bảng phân tích kết quả kinh doanh ta thấy năm 2005 và 2004 lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính vẫn bị âm. Nguyên nhân là do công ty ít tham gia vào hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là trả lãi tiền vay ngắn hạn. Tuy nhiên chi phí hoạt động tài chính năm 2005 đã tăng lên 228 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,2%. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu chú ý đến hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động khác: Chi phí thanh lý tài sản, chi phí thu hồi nợ, tiền phạt vi phạm hợp đồng năm 2005 giảm so với năm 2004. 3.3. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá lợi nhuận Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận của công ty (2004 - 2005) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 +/- % 1. Doanh thu thuần Triệu 301.669 367.452 65.782 21,8 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu 6.184 11.610 5.426 87,7 3. Vốn KD bình quân Triệu 120.203 196.309 76.106 63,3 4. Vốn lưu động bình quân Triệu 68.747 116.024 47.277 68,7 5. Vốn cố định bình quân Triệu 51.456 80.286 28.830 56 6.TSLN doanh thu (%) 6=2:1 % 0,02 0,03 0,01 50 7.TSLN vốn KD % 0,05 0,06 0,01 50 8. TSLN vốn lưu động 8=2:4 % 0,09 0,10 0,01 11,1 9. TSLN vốn cố định 9=2:5 % 0,12 0,14 0,02 16,7 Qua bảng trên ta thấy vốn sản xuất KD bình quân của Công Ty năm 2005 là 196.309 triệu đồng tăng 76.106 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 63,3% so với năm 2004. việc tăng vốn sản xuất kinh doanh thể hiện quy mô SXKD của Công Ty so với năm trước được mở rộng. Cơ cấu vốn của Công Ty cũng có sự thay đổi. Năm2004 vốn cố định bình quân là 51.456 triệu đồng,thì đầu năm 2005 vốn cố định là 80.285.508 nghìn đồng tăng 28.830 triệu đồng tức là 56% và năm 2004 vốn lưu động bình quân là 68.747 triệu đồng đến năm 2005 số vốn lên đến 116.024 triệu đồng tương ứng 68,8%. Qua đó chứng tỏ tình hinh SXKD của Công Ty đã có những bước phát triển. Cũng từ bảng số liệu trên ta thấy tổng số lợi nhuận của Công Ty của năm 2005 cao hơn so với 2004 là 87,7%. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cứ 100 đồng doanh thu năm 2005 chỉ mang lại 0,03 đồng lợi nhuận so với năm 2004 thì tăng 0,01 đồng. Đối với tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh so sánh 2 năm ta thấy cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì năm 2004 thu về 0,05đồng còn năm 2005 thu về 0,06 đồng cao hơn năm 2004 là 0,01 đồng. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời vốn kinh doanh càng tăng. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cứ trong 100 đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2004 thì thu được 0,09 đồng lợi nhuận ,năm 2005 là 0,10 đồng . Do doanh thu tăng vốn lưu động tăng và lợi nhuận tăng làm cho tổng số lợi nhuận tăng. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của Công Ty tăng lên một cách đáng kể, Năm 2004 trong 100 đồng vốn cố định tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận, Năm 2005 là 0,14 đồng lợi nhuận 4. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công Ty. Bảng6. Tình hình sử dụng vốn 2004- 2005. . TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 +/- % 1 Doanh thu thuần Triệu 301.669 367.452 65.782 21,8 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu 6.184 11.610 5.426 87 3 Vốn lưu động bình quân Triệu 68.747 116.024 47.277 68,8 4=1/3 Số vòng quayVLĐ Vòng 4,4 3,2 -1,2 -27,2 5=360/4 Số ngày luân chuyển VLĐ Ngày 81 112 31 38,3 6=3/1 Hàm lượng VLĐ % 0,23 0,32 0,09 39 7=3/2 Doanh lợi VLĐ % 11,12 10,0 -1,12 -10,07 Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động, mỗi doanh nghiệp đều phải tự chú trọng SXKD, tự chủ về mặt taì chính từ việc huy động vốn đến cách sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất: Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động bình quân sử dụng năm 2004 của Công Ty đã tăng lên một cách đáng kể so với năm 2004 là 47.277 triệu đồng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBien phap tang LN.doc
Tài liệu liên quan