Luận văn Lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung

3.3.2.4. Khai thác lợi thế các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt kết

nối qua các cửa khẩu Việt – Trung

Tận dụng khai thác điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường

sắt đã được đầu tư hiện đại bên phía Trung Quốc, nhất là các tuyến

đường cao tốc nối các cửa khẩu với các tỉnh, thành khác của Trung

Quốc.

3.3.3. Giải pháp tạo dựng lợi thế cạnh tranh

3.3.3.1. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho thương nhân

Cần phân cấp UBND các tỉnh quản lý và khuyến khích thương nhân

xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; thành lập

Hiệp hội kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới

Việt – Trung; xây dựng cơ chế cung cấp thông tin riêng cho thương

nhân; đa dạng hóa loại hình thương nhân; và nâng cao năng lực thương

nhân.

 

pdf12 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung dưới giác độ quản lý vĩ mô của Nhà nước ở Trung 4 ương trong mối quan hệ với quản lý thương mại biên giới ở địa phương, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu a) Về không gian: - Về cửa khẩu: các loại cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên đất liền theo quy định hiện hành gồm 9 cửa khẩu quốc tế và song phương, 11 cửa khẩu phụ và 7 lối mở biên giới. - Về tỉnh biên giới Việt – Trung: nghiên cứu 27 cửa khẩu của 6 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. - Về hoạt động: chủ yếu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung và các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu có liên quan. - Về thương nhân: các nội dung phân tích và đánh giá chủ yếu tập trung vào các thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc. - Về hàng hóa: nghiên cứu hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa nước thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. b) Về thời gian: - Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn 2006 – 2014 (từ khi thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới). - Số liệu sơ cấp (điều tra): được thu thập vào năm 2013 và 2014. - Thực trạng cơ chế, chính sách của Việt Nam và Trung Quốc được nghiên cứu từ 1991 đến nay và đề xuất giải pháp cho đến 2020, tầm nhìn 2025. 5 c) Về so sánh lợi thế cạnh tranh Để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tác giả căn cứ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc qua các cảng biển của Trung Quốc để so sánh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp - Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thông qua bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế có liên quan. - Thông qua các Điều ước quốc tế song phương và đa phương và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp Các phương pháp (công cụ) chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung bao gồm: * Quan sát trực tiếp * Phỏng vấn không cấu trúc * Thảo luận nhóm * Phỏng vấn bán cấu trúc (Phỏng vấn sâu) * Phỏng vấn cấu trúc * Phân hạng sử dụng thang điểm 6 5.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu Sơ đồ 0. 1. Quy trình tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu 5.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích và tổng hợp và phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây. - Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp thống kê và so sánh. - Phương pháp chuyên gia. 6. Các câu hỏi nghiên cứu - Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là gì? - Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung? - Để phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cần những chính sách, giải pháp gì và tổ chức thực hiện như thế nào? Thu thập Dữ liệu Xử lý và Trình bày Phân tích và Kết luận 7 7. Những đóng góp mới của luận án 7.1. Về mặt lý luận - Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền. - Vận dụng khung lý thuyết phân tích lợi thế cạnh tranh của M. Porter, xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền. 7.2. Về mặt thực tiễn - So với xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp và về sự khác biệt. - Đề xuất các quan điểm và định hướng giải pháp chủ yếu phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 8. Kết cấu nội dung luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các phụ lục, luận án được kết cầu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền. Chương 2: Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Chương 3: Định hướng giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 8 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN 1.1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh 1.1.1. Phân định một số khái niệm về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền 1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền Do gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng trong phong tục tập quán, những mối giao lưu văn hóa – xã hội và kinh tế - thương mại đã trở thành quan hệ láng giềng truyền thống giữa nhân dân hai nước có chung biên giới. Theo quy định của WTO, “thương mại biên giới” hàm ý như một cơ chế thương mại đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc và được quy định rõ ràng trong các điều khoản riêng rẽ của WTO. Phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay. 1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong xuất khẩu hàng hóa a) Cạnh tranh b) Năng lực cạnh tranh c) Lợi thế cạnh tranh d) Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa 1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền so với xuất khẩu qua các cảng biển So với xuất khẩu qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ chính trị giữa hai nước có chung đường biên giới; chịu sự điều chỉnh chính sách của 9 hai nước có chung biên giới; được phát huy bởi sự đa dạng của các phương thức kinh doanh; được phát huy bởi sự đa dạng của cơ cấu hàng hóa; chịu ảnh hưởng bởi sự đa dạng của chủ thể tham gia; được phát huy bởi các loại hình cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới. 1.1.3. Sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền do tính tất yếu khách quan; phát triển bền vững; làm cơ sở để xác định được mục tiêu; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh; góp phần đảm bảo tính liên tục trong quản lý và điều hành; góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. 1.2. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và một số nhân tố ảnh hưởng 1.2.1. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Nội dung chủ yếu của lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm lợi thế về giá (chi phí thấp) và lợi thế về sự khác biệt. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Chi phí thấp Sự khác biệt Sơ đồ 1. 1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền 10 1.2.1.1. Lợi thế chi phí thấp So với hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giữa hai nước có chung biên giới đất liền có lợi thế chi phí thấp thuận tiện vận chuyển hàng hóa, là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường của nhau và những cơ chế ưu đãi về thuế, phí, lệ phí. Sơ đồ 1. 2. Lợi thế chi phí trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền 1.2.1.2. Lợi thế sự khác biệt Hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền có những khác biệt so với hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển về thương nhân, hàng hóa, thanh toán và cửa khẩu. Sơ đồ 1. 3. Lợi thế khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Cửa ngõ trực tiếp Vận chuyển hàng hóa Thuế, phí, lệ phí Lợi thế Chi phí Thương nhân Hàng hóa Thanh toán Cửa khẩu Lợi thế Khác biệt 11 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Trên cơ sở vận dụng mô hình “hình thoi” của M. Porter, tác giả xác định sáu nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm: điều kiện về cửa khẩu; điều kiện về cầu của thị trường nước có chung biên giới; dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu; môi trường cạnh tranh của thương nhân; vai trò của chính phủ; và chính sách của nước có chung biên giới. Sơ đồ 1. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Môi trường cạnh tranh của thương nhân Điều kiện về cầu của thị trường nước có chung biên giới Điều kiện về cửa khẩu Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu Chính phủ Chính sách của nước có chung biên giới 12 1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và bài học rút ra 1.3.1. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền của một số nước trên thế giới Để nghiên cứu kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, tác giả lựa chọn một số nước theo tiêu chí: Một là, quốc gia có chung đường biên giới đất liền với các thị trường lớn tương tự Trung Quốc (Mỹ và Nga); Hai là, quốc gia đồng thời có cảng biển và cửa khẩu biên giới đất liền; Ba là, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền phát triển. Theo các tiêu chí đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm của Mê-xi-cô – Mỹ, Ca-na-đa – Mỹ và Phần Lan – Nga. 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra * Khai thác để phát huy lợi thế của các cửa khẩu biên giới đất liền * Coi trọng thị trường nước láng giềng * Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu * Không ngừng nâng cao năng lực doanh nghiệp * Quan tâm công tác quản lý và điều hành * Tăng cường hợp tác với nước có chung biên giới 13 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 2.1.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp 2.1.1.1. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về chi phí thấp khi những cửa khẩu biên giới Việt – Trung là những cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc. 2.1.1.2. Cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về chi phí thấp khi là cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển. 2.1.1.3. Chi phí thấp hơn về thuế, phí và lệ phí Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về chi phí thấp do được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, đồng thời do hưởng ưu đãi cắt giảm phí và lệ phí hành chính của Trung Quốc. 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt 2.1.2.1. Thương nhân tham gia xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về thương nhân. 14 2.1.2.2. Hàng hóa xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc do có sự khác biệt về chủng loại, về chất lượng và về quy cách. 2.1.2.3. Thanh toán Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về thanh toán, đó là sự khác biệt về phương thức thanh toán, khác biệt về đồng tiền thanh toán và chi phí cho dịch vụ thanh toán thấp hơn. 2.1.2.4. Loại hình cửa khẩu Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc về loại hình cửa khẩu, ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn các cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 2.2.1. Điều kiện về cửa khẩu Điều kiện về cửa khẩu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh về quản lý xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi, cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc rộng lớn, cầu nối trong hợp tác khu vực và trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung. 2.2.2. Điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc Điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh Trung Quốc là thị trường nhập 15 khẩu hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc; hàng hóa xuất khẩu đa dạng và phong phú; và hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thâm nhập rộng rãi trên phạm vi thị trường Trung Quốc. 2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển; dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ; và dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính. 2.2.4. Môi trường cạnh tranh của thương nhân Môi trường cạnh tranh của thương nhân ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh số lượng, quy mô và loại hình thương nhân và sự tham gia của thương nhân từ nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. 2.2.5. Chính phủ Chính phủ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh hợp tác với phía Trung Quốc và chính sách quản lý và điều hành. 2.2.6. Chính sách của Trung Quốc Chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh cơ chế ưu đãi biên mậu của Trung Quốc tương đối ổn định và ngày càng thuận lợi hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa từ Việt Nam. 16 2.3. Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 2.3.1. Một số lợi thế Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc có những lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp; về sự khác biệt ở loại hình cửa khẩu; về sự khác biệt đối với mặt hàng xuất khẩu; về sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu; về thương nhân; về những cơ chế, chính sách quản lý, điều hành; về cơ chế, chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc. 2.3.2. Một số hạn chế Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang Trung Quốc có những hạn chế để phát huy lợi thế cạnh tranh, bao gồm cơ chế quản lý và điều hành còn nhiều bất cập, các điều ước song phương có liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thúc đẩy triển khai hiệu quả cũng như các hạn chế bất lợi khác. 17 CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 3.1. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 3.1.1. Bối cảnh 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan. Thứ hai, việc tham gia vào mạng lưới sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Thứ ba, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng. Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thứ năm, các tổ chức quốc tế song phương và đa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển hạ tầng cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. 3.1.1.2. Quan hệ Việt – Trung Quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung sẽ phải phát triển trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi. Việt Nam sẽ vừa đấu tranh với Trung Quốc về những vấn đề trên Biển Đông, vừa hợp tác với Trung Quốc về phát triển kinh tế - thương mại. Trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại qua đường biển sẽ có những hạn chế, ngược lại qua biên giới trên bộ sẽ được đẩy mạnh. 3.1.1.3. Tình hình Việt Nam Với chủ trương độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế Việt Nam đã từng bước phát triển, nền kinh tế thị trường được 18 xây dựng, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm được nâng cao; nông nghiệp, nông thôn, lao động việc làm, tiền lương và thu nhập được cải thiện. Những cơ sở này đã tạo tiền đề cho đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 3.1.2. Những vấn đề đặt ra Những vấn đề đặt ra bao gồm cần tiếp tục phát huy lợi thế của cửa khẩu biên giới Việt – Trung; cần duy trì tăng trưởng ổn định kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực các nhân tố ảnh hưởng. 3.2. Quan điểm và định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 3.2.1. Quan điểm Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên cơ sở tiềm năng và điều kiện địa – kinh tế của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung; trong tổng thể quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc; nhằm đưa hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng; điều hòa cơ cấu hàng hóa sang Trung Quốc một cách hợp lý; củng cố phát triển thương nhân; và duy trì tính đặc trưng đối với từng khu vực cửa khẩu. 3.2.2. Định hướng chủ yếu Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung phải lấy hiệu quả kinh tế - thương mại để định hướng; nhằm phát triển những khu thương mại vùng biên năng động; nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành từ Trung ương đến địa phương; nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu; theo xu hướng tự do hóa và thuận lợi hóa; trên cơ sở 19 cân đối hợp tác với Trung Quốc; trên cơ sở chủ động khai thác cơ chế của Trung Quốc; theo hướng hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường. 3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung 3.3.1. Giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh 3.3.1.1. Cần phải xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung Chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sẽ có ý nghĩa chỉ ra tầm nhìn trung và dài hạn, sẽ trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như những thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 3.3.1.2. Cần hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành có liên quan Về lâu dài, cần nghiên cứu Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới. Nghị định của Chính phủ về quản lý thương mại biên giới sẽ thống nhất được các quy định về quản lý thương mại biên giới và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới. 3.3.1.3. Thúc đẩy thực hiện các điều ước song phương có liên quan Để phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cần phải thực hiện tốt và tuân thủ đầy đủ 3 văn kiện biên giới trên đất liền năm 2009 và các điều ước quốc tế song phương có liên quan. 20 3.3.1.4. Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới thay thế cho Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt – Trung năm 1998. 3.3.1.5. Phân định quản lý và điều hành các loại hình cửa khẩu Nên quy định chỉ có 3 loại hình cửa khẩu, bao gồm: (i) cửa khẩu quốc tế, (ii) cửa khẩu song phương và (iii) cửa khẩu địa phương (bao gồm toàn bộ các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, đường mòn, đường qua lại, điểm thông quan). 3.3.2. Giải pháp khai thác lợi thế cạnh tranh 3.3.2.1. Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành bao gồm: Chương trình hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế”, Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung, các Nhóm công tác Việt – Trung có liên quan. 3.3.2.2. Cần khai thác cơ chế hợp tác địa phương Trong khuôn khổ điều ước quốc tế có liên quan, pháp luật và chính sách hiện hành, cần phân cấp cho các địa phương của Việt Nam thường xuyên trao đổi, thông báo thông tin về chính sách, thị trường với phía Trung Quốc. Ngoài ra, cần phân cấp cho các địa phương của Việt Nam có đủ thẩm quyền để phối hợp với chính quyền địa phương phía Trung Quốc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. 3.3.2.3. Tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu Cần kiện toàn Ban Quản lý cửa khẩu và Trưởng cửa khẩu; tăng cường dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển; và cải thiện dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính. 21 3.3.2.4. Khai thác lợi thế các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt kết nối qua các cửa khẩu Việt – Trung Tận dụng khai thác điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đã được đầu tư hiện đại bên phía Trung Quốc, nhất là các tuyến đường cao tốc nối các cửa khẩu với các tỉnh, thành khác của Trung Quốc. 3.3.3. Giải pháp tạo dựng lợi thế cạnh tranh 3.3.3.1. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho thương nhân Cần phân cấp UBND các tỉnh quản lý và khuyến khích thương nhân xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; thành lập Hiệp hội kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; xây dựng cơ chế cung cấp thông tin riêng cho thương nhân; đa dạng hóa loại hình thương nhân; và nâng cao năng lực thương nhân. 3.3.3.2. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh về hàng hóa Xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phân định hàng hóa Việt Nam và hàng hóa nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba; xây dựng đề án mở rộng thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa mặt hàng (của Việt Nam) xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; cần đổi mới Chương trình xúc tiến thương mại biên giới theo hướng hỗ trợ thâm nhập và mở rộng thị trường. 3.3.3.3. Xây dựng các khu thương mại biên giới đặc thù Xây dựng và phát triển các khu hợp tác kinh tế qua biên giới và mô hình chợ biên giới đặc thù. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Những phát hiện mới Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm lợi thế cạnh tranh chi phí thấp và lợi thế cạnh tranh sự khác biệt. So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh chi phí thấp do là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc, là cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenvanhoi_tt_2489_1854518.pdf
Tài liệu liên quan