Luận văn Luận văn Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các biểu đồ.vi

Mục lục.vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1.Lý do chọn đề tài .1

2.Mục tiêu nghiên cứu.2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4.Phương pháp nghiên cứu .2

5.Kết cấu đề tài .3

CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP.4

1.1 Lý luận chung về đầu tư.4

1.1.1. Khái niệm đầu tư.4

1.1.2 Vai trò của đầu tư.5

1.2 Lý luận chung về khu công nghiệp .8

1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp.8

1.2.2 Khái niệm đầu tư khu công nghiệp .9

1.2.3 Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp.9

1.2.4. Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp .11

1.2.5. Vai trò và sự cần thiết của các KCN đối với phát triển kinh tế.16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN .19

1.3.1 Sự cần thiết đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN.19

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào KCN.21

 

pdf120 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luận văn Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại tiết kiệm, đúng tiến độ có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động và thu hút đầu tư KCN. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Ngoài ra, Đồng Nai đã xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách quản lý phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư thuận lợi là điều kiện quan trọng thu hút vốn đầu tư. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư thông qua hệ thống cơ chế chính sách sẽ mở ra cơ hội đón các nhà đầu tư mới. Thông thường nhà đầu tư có tâm lý tìm đến những nơi có sự quan tâm tạo điều kiện tốt nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. 1.4.2.2 Khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh [31] Sau 20 năm xây dựng và phát triển, các KCX, KCN tại TP HCM đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP HCM và đất nước. Từ KCX Tân Thuận đầu tiên ra đời cùng với Ban quản lý KCX Tân Thuận (tiền thân của Ban quản lý các KCX-KCN TP HCM – HEPZA) vào năm 1991, tính đến nay, trên địa bàn TP HCM có 3 KCX và 12 KCN, với tổng diện tích 3.521,37 ha. Trong đó, 3 KCN và 11 KCX đã đi vào hoạt động với diện tích đất thương phẩm cho thuê là 1.185,34 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 67%. Ngoài ra, có 7 KCN dự kiến thành lập mới, đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý, với tổng diện tích là 1.569 ha và 4 KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha. Ngày 14/8/1998 Chính phủ đã có công văn số 15/CP-KCN cho phép BQL các KCN Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thí điểm chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của ban từ các nguồn thu phí và lệ phí. Đây là chế độ tài chính đầu tiên triển khai chủ trương xã hội hóa kinh phí hoạt động ở một cơ quan quản lý nhà nước có nguồn thu. Sau một thời gian hoạt động đã có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của BQL, cải thiện môi trường đầu tư và tiết kiệm được chi ngân sách nhà nước. Chế độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động cho phép BQL hoàn toàn chủ động trong kế hoạch chi tiêu, cải thiện tâm lý làm việc và góp phần nâng cao đời sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của BQL, gắn liền trách nhiệm với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí cho BQL. BQL các KCN Thành phố Hồ Chí Minh luôn trân trọng các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ, tận tình giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ mọi thắc mắc để họ yên tâm chính là góp phần làm cho môi trường đầu tư của Thành phố ngày càng tốt hơn. Riêng về đầu tư hạ tầng KCX – KCN, có 14 công ty phát triển hạ tầng KCX- KCN, với tổng vốn đầu tư 149,47 triệu USD. Đến cuối tháng 3/2011, tại các KCX- ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 KCN ở TP HCM có 1.216 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,679 tỷ USD. Trong đó, có 483 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với 4,024 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Từ năm 1991 đến hết năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCX-KCN trên địa bàn TP.HCM đạt 42,83 tỷ USD. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,21 tỷ USD, chiếm 12,53% kim ngạch xuất khẩu chung và khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Thành phố. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCX-KCN ở TP.HCM không ngừng tăng lên. Từ năm 1998 đến nay, các KCX-KCN liên tục xuất siêu, tổng giá trị xuất siêu đến cuối năm 2010 là 3,58 tỷ USD, góp phần cân đối ngoại tệ cho Thành phố, ổn định kinh tế vĩ mô 1.4.3 Một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu phát triển mô hình KCN Thứ nhất: Căn cứ vào điều kiện hiện tại, dự báo triển vọng kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê-xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội từng vùng, định hướng cụ thể cho việc phát triển ngành nghề của từng khu vực, để từ đó đưa ra những chỉ dẫn triển khai xây dựng KCN. Thứ hai: Khuyến khích các KCN chuyển hướng sang các ngành có trình độ khoa học, công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám phục vụ thị trường nội địa và đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa. Thứ ba: Phương châm trong công tác thu hút đầu tư là nhà đầu tư có lãi, người dân có việc làm với thu nhập thở đáng và nhà nước thu được nhiều thuế. Thứ tư: Đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định để nhà đầu tư yến tâm đầu tư sản xuất. Thực hiện tính đồng bộ của luật pháp, quy định thủ tục đơn giản, bảo đảm quyền sở hữu và vấn đề lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thứ năm: Các KCN có quy mô thích hợp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng với Nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thứ sáu: Thực hiện tốt các biện pháp ưu đãi như miễn giảm thuế, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập Thứ bảy: Có chính sách đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật và có kế hoạch tổ chức nghiên cứu công nghệ, khoa học kỹ thuật kèm theo những quan hệ trực tiếp và gián tiếp với các KCN. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 39 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2005 –2011 2.1 Khái quát chung về quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Quận Liên Chiểu có diện tích là 82,37 km2, chiếm 6,56% diện tích toàn thành phố Đà Nẵng. Dân số khoảng 70.441 người, chiếm 9,36% dân số thành phố. Quận được thành lập vào tháng 01/1997 trên cơ sở ba xã của huyện Hòa Vang cũ. Phía Bắc là đèo Hải Vân giáp tỉnh Thừa Thiện – Huế, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng và quận Thanh Khê, phía Tây và Nam giáp huyện Hòa Vang. Dân cư phân bố dọc theo hai bên quốc lộ 1A. Quận Liên Chiểu gồm 5 phường theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, Hòa Minh. Quận Liên Chiểu không có phường xa trung tâm quận, nhưng có một số thôn thuộc vùng sâu, vùng xa như thôn Hòa Vân, thôn Thủy Tú, khối Đà Sơn, Khánh Sơn Quận nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, khu công nghiệp Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của quận. 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Giai đoạn 2005 – 2010, quận đã đạt được các chỉ tiêu chủ yếu và vượt mức đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt trên 4.525 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 47,4%. Tổng giá trị thương mại – dịch vụ đạt hơn 1.061 tỷ đồng; sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 103 tỷ đồng; thu ngân sách tăng khá, hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Riêng năm 2011, kinh tế của quận đã phát triển vượt bậc. Về công nghiệp: giá trị sản xuất thực hiện 2.050,73 tỷ/2.000 tỷ, đạt 102,53% kế hoạch năm, tăng 23,74% so với cùng kỳ năm 2010 (năm 2010: 1.657,191). Về thương mại – dịch vụ: giá trị thương mại – dịch vụ thực hện 475 tỷ đồng/442 tỷ đồng, đạt 107,5% kế hoạch năm, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2010 (năm 2010: 340.000 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu đạt 1.715,7 ngàn USD/1.500 ngàn USD, đạt 114,5% kế hoạch năm, tăng 114,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong năm qua, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá nguyên nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ. Một số ngành sản xuất tăng mạnh như: sản xuất kim loại, chất khoáng, phi kim loại, dệt giấy, nhựa plastic. Hoạt động dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, phần nào ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của người dân. Nông – lâm – thủy sản: giá trị sản xuất thực hiện 14,701 tỷ đồng/ 20,090 tỷ đồng, đạt 73,2% kế hoạch năm, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2010 ( năm 2010: 18,592 tỷ đồng). Giá trị ngành nông nghiệp – thủy sản năm 2011 giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp giảm, việc đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng, thiếu lực lượng lao động, hiện nay tàu đánh bắt xa bờ của quận chỉ còn 4 chiếc, diện tích nuôi tôm giống giảm do thu hồi đất xây dựng đê kè nên số lượng tôm giống xuất bán trong năm giảm nhiều. Các lĩnh vực giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực; chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được triển khai sâu rộng. 2.2 Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng 2.2.1 Quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các Khu công nghiệp quận Liên Chiểu Khu công nghiệp Hòa Khánh có diện tích 423,5ha, thuộc phường Hòa Khánh, Hòa Hiệp quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên – huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Cách sân bay quốc tế 10km, cách cảng biển Tiên Sa 20km, cảng sông Hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu đang xây dựng 5km. Phía Bắc giáp khu dân cư và sông Cu Đê, phía Nam giáp khu dân cư, phía Đông giáp Quốc lộ 1A, phía Tây giáp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 chân núi Phước Tường. Đây là KCN tập trung để xây dựng các xí nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, thuộc ngành công nghiệp nhẹ như cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm hải sản, vật liệu xây dựng cao cấp, may mặc, điện tử, sản phẩm sau hóa dầu như bao bì, nhựa có quy mô trung bình và nhỏ. Các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thôngđều đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất và kinh doanh tại Khu công nghiệp. Các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp luôn sẵn có để đáp ứng ngay nhu cầu của các nhà đầu tư. Khu công nghiệp Liên Chiểu có diện tích là 373,5 ha, thuộc phường Hòa Hiệp – quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15km, cách cảng biển Tiên Sa 25km, cảng sông Hàn 18km, nằm sát với cảng biển Liên Chiểu đang xây dựng và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân. Phía Bắc KCN giáp với chân đèo Hải Vân, phía Nam giáp sông Cu Đê, phía Đông giáp Quốc lộ 1A, phía Tây giáp chân núi Phước Tường. Khu công nghiệp Liên Chiểu là khu công nghiệp tập trung để xây dựng các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng có quy mô trung bình và lớn. Các công trình hạ tầng như cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc đã và đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng có diện tích là 316,52 ha, nằm cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10km, cảng biển Tiên Sa 20km, cảng Sông /hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu 5km. Phía Bắc giáp ruộng lúa và khu dân cư, phía Nam giáp đường Âu Cơ Hòa Khánh đi Bà Nà, phía Tây giáp trại giam Hòa Sơn và khu vực dân cư, phía Đông giáp KCN Hòa Khánh hiện hữu và Quốc lộ 1A. Khu công nghiệp này ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các ngành cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc; chế biến nông lâm hải sản; sản phẩm sau hóa dầu như bao bì, nhựa; vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ Các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đều đã được ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất và kinh doanh. Các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp luôn sẵn có để đáp ứng ngay nhu cầu của các nhà đầu tư. 2.2.1.1 Vị trí quy mô và cơ cấu sử dụng đất tại các KCN Theo nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, cơ cấu sử dụng đất trong KCN thì đất xây dựng nhà máy, kho tàng chiếm tối thiểu 55% diện tích KCN; đất hạ tầng kỹ thuật (gồm: công trình giao thông, trạm xử lý nước sạch cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, trạm xử lý nước sạch cấp cho nhu cầu sinh hoạt, trạm biến áp, trạm xử lý nước thải, trạm cứu hỏa) chiếm tối thiểu 10% diện tích đất KCN; đất công cộng dịch vụ (gồm văn phòng của Ban quản lý điều hành KCN, cơ quan thuế vụ, hải quan, phòng cháy, các công trình công cộng dịch vụ như trung tâm giao dịch thương mại, nhà triển lãm và trưng bày sản phẩm, ngân hàng, bệnh viện) chiếm tối thiểu 1% diện tích đất KCN tùy theo khả năng sử dụng chung các công trình công cộng dịch vụ của các khu vực lân cận; đất cây xanh, mặt nước chiếm tối thiểu 10% diện tích KCN. Bảng 2.1: Quy mô sử dụng đất tại các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Đơn vị: ha Loại đất KCN HK KCN LC KCN HKMR So sánh (%) HK/LC LC/HKMR Đất xây dựng nhà máy, kho tàng 249,5 215,0 212,7 116,1 101,1 Đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật 61,5 65,5 41,8 93,9 156,8 Đất công cộng, dịch vụ 44,0 19,5 28,2 225,6 69,2 Đất cây xanh, mặt nước 68,5 73,5 33,9 93,2 217,0 Tổng cộng 423,5 373,5 316,5 113,4 118,0 (Nguồn: Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu – thành phố ĐN năm 2011). So sánh với bảng số liệu trên, ta thấy các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu đã có cơ cấu sử dụng đất hợp lý, từ đó giúp cho sự phát triển của các KCN. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.2.1.2 Tỷ lệ lấp đầy diện tích khu công nghiệp Đây là tiêu chí rất quan trọng, thể hiện sự thành công hay thất bại của KCN. Hệ số lấp đầy KCN được xác định bằng số đất công nghiệp đã cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuê trên tổng số đất công nghiệp của KCN. Hệ số này thường tăng theo năm hoạt động của KCN và có quan hệ mật thiết với tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN. Bảng 2.2: Diện tích cho thuê đất trong các KCN của quận Liên Chiểu Đơn vị: ha Năm Chỉ tiêu KCN HK KCN LC KCN HKMR So sánh (%) HK/LC LC/HK MR 2009 Tổng diện tích đất CN 395,7 220,0 212,1 1,8 1,04 Diện tích đất đã cho thuê 336,4 74,8 25,5 4,5 2,9 Diện tích đất chưa thuê 59,4 145,2 186,7 0,4 0,8 Diện tích đất khác 27,8 153,5 104,4 0,2 1,5 2010 Tổng diện tích đất CN 395,7 220,0 212,1 1,8 1,0 Diện tích đất đã cho thuê 364,1 103,4 25,5 3,5 4,1 Diện tích đất chưa thuê 31,7 116,6 186,7 0,3 0,6 Diện tích đất khác 27,8 153,5 104,4 0,2 1,5 2011 Tổng diện tích đất CN 395,7 220,0 212,1 1,8 1,0 Diện tích đất đã cho thuê 375,9 103,4 42,4 3,6 2,4 Diện tích đất chưa thuê 19,8 116,6 169,7 0,2 0,7 Diện tích đất khác 27,8 153,5 104,4 0,2 1,5 (Nguồn: BQL các KCN-KCX thành phố Đà Nẵng năm 2011) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy KCN Hòa Khánh có tỷ lệ lấp đầy diện tích lớn nhất (95%), tiếp đến là KCN Liên Chiểu có diện tích lấp đầy là 47% và KCN Hòa Khánh mở rộng có diện tích lấp đầy thấp nhất (20%). Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu tương đối thấp hơn so với các KCN khác trong thành phố Đà Nẵng. So với tỷ lệ lấp đầy trung bình của khu vực miền Trung (60%) thì KCN Hòa Khánh có tỷ lệ lấp đầy lớn hơn rất nhiều, KCN Liên Chiểu gần đạt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 được mức trung bình của khu vực, còn tỷ lệ lấp đầy của KCN Hòa Khánh mở rộng thì rất thấp so với tỷ lệ lấp đầy của khu vực mặc dù thời gian hoạt động của nó đã kèo dài 7 năm. Khi đánh giá hiệu quả của KCN thông qua chỉ tiêu này, cần chú ý tới thời gian hoạt động của KCN và diện tích công nghiệp của nó. KCN Hòa Khánh là KCN có diện tích lớn nhất trong số các KCN của thành phố Đà Nẵng và thời gian hoạt động cũng xấp xỉ ngang nhau so với các KCN khác trong thành phố. Do đó, tỷ lệ lấp đầy 95% như vậy là cao so với các KCN trong thành phố. Còn KCN Liên Chiểu, diện tích công nghiệp của nó cũng xấp xỉ KCN Hòa Khánh và thời gian hoạt động cũng tương đối lâu, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy chỉ mới đạt 47%, thấp so với các KCN khác trong thành phố. 2.2.2. Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu 2.2.2.1 Chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng đã có các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút rất thông thoáng. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày làm việc; thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm việc. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch, giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhà đầu tư được miễn mọi chi phí có liên quan đến công tác giải quyết các thủ tục đầu tư ngoài việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo quy định chung về đầu tư vào KCN như các chính sách ưu đãi về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng còn khuyến khích các nhà đầu tư bằng các ưu đãi riêng đối với các dự án sản xuất: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Tất cả các dự án đầu tư vào Đà Nẵng sẽ được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. Riêng đối với các dự án đầu tư trong KCN sẽ được giảm 10% tiền sử dụng đất nếu nộp đủ tiền trong vòng 60 ngày kể từ khi có giấy báo nộp tiền. Đối với các dự án đầu tư vào KCN Hòa Khánh: + Thành phố bảo đảm vốn cho đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án xúc tiến đầu tư và đầu tư cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào khu công nghiệp. + Vốn đầu tư có công trình kỹ thuật hạ tầng bên trong Khu công nghiệp được thực hiện bằng vốn tín dụng nhưng được ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi suất. + Giá thuê đất tùy theo vị trí, điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi: Đối với Nhà đầu tư trong nước: giá thuê đất cho đầu tư sản xuất nằm trong khoảng từ 960đ/m2/năm – 4.200đ/m2/năm, giá thuê đất đầu tư dịch vụ bằng 1,4 lần so với doanh nghiệp sản xuất. Đối với Nhà đầu tư nước ngoài: giá thuê đất để đầu tư sản xuất nằm trong khoảng từ 0,30 USD/m2/năm – 0,60 USD/m2/năm, giá thuê đất đầu tư dịch vụ bằng 1,4 lần so với doanh nghiệp sản xuất. + Về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư nước ngoài: giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 13 năm đối với các dự án có vốn thực hiện từ 15 triệu USD trở lên; trong thời hạn 10 năm đối với các dự án có vốn thực hiện từ 10 triệu USD đến dưới 15 triệu USD; trong thời hạn 7 năm đối với các dự án có vốn thực hiện dưới 10 triệu USD. Đối với các dự án đầu tư vào KCN Liên Chiểu và các KCN khác: + Nhà nước bảo đảm vốn đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN. + Về giá thuê đất tại các KCN này do chủ đầu tư cơ sở hạ tầng ấn định hoặc thỏa thuận với Nhà đầu tư sau khi Ban quản lý các KCN và CX Đà Nẵng chấp thuận. + Đối với những doanh nghiệp thực hiện di dời từ trong thành phố Đà Nẵng vào KCN được hưởng các ưu đãi về sử dụng đất như doanh nghiệp đầu tư mới. Nếu doanh nghiệp được phép chuyển quyền sử dụng đất tại địa điểm cũ để di dời vào ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 KCN được miễn nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp không được phép chuyển quyền sử dụng đất thì được xem xét hỗ trợ một phần tiền sử dụng đất tại địa điểm cũ để đầu tư vào địa điểm mới. Đồng thời, các doanh nghiệp khi di dời sẽ được đền bù toàn bộ thiệt hạ thực tế về tài sản có trên đất, không phân biệt hình thức sở hữu, nguồn vốn đầu tư. Bảng 2.3: So sánh các loại chi phí đầu tư giữa KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu và các KCN tại Việt Nam Các loại chi phí Đơn vị tính KCN Hòa Khánh Khu kinh tế Dung Quất Các KCN Bình Dương KCN Phú Bài Thời hạn thuê đất Năm 50 70 50 50 Giá thuê đất USD/m2/năm 0,6 0,5 49-75 0,75 Phí hạ tầng, tiện ích USD/m2/năm 0,2 0,05-0,07 0,15 0,17 Giá nước USD/m3 0,25 0,3 0,26 – 0,35 0,25 Giá điện USD/KW 0,028 – 0,09 0,027-0,085 0,028-0,09 0,055 Phí xử lý nước thải USD/m3 0,33 0,25 0,2 - ( Nguồn: Chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố Đà Nẵng được ban hành trong năm 2000 đánh dấu sự khởi đầu trong chiến lược thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu, đặc biệt là KCN Hòa Khánh. Qua bảng trên ta thấy, so với các KCN khác trong nước thì chi phí đầu tư của KCN Hòa Khánh có lợi thế cạnh tranh cao. Cho đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đã thu hút được 154 dự án cả trong và ngoài nước. Trong đó, KCN Hòa Khánh thu hút được 127 dự án, KCN Liên Chiểu thu hút được 21 dự án và KCN Hòa Khánh mở rộng thu hút được 6 dự án. Như vậy, với sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, sẵn sàng bàn giao mặt bằng, Đà Nẵng còn có những chính sách rất ưu đãi thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư. So với các tỉnh thành lân cận, các khu công nghiệp của Đà Nẵng được đánh giá rất cao về vị trí thuận tiện, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá đất và giá các loại dịch vụ khá cạnh tranh. 2.2.2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Cùng với việc phát huy nội lực (nguồn vốn trong nước), là nguồn lực quyết ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, thì ngoại lực (nguồn vốn nước ngoài) cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Với các chính sách đầu tư được ban hành của thành phố Đà Nẵng thì trong giai đoạn 2005 – 2011, các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu đã thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong một thời gian tương đối ngắn (7 năm), các KCN của quận Liên Chiểu đã thu hút được 26 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, KCN Hòa Khánh đã thu hút được 20 dự án, KCN Hòa Khánh mở rộng mặc dù thành lập sau nhưng cũng đã thu hút được 6 dự án nước ngoài, KCN Liên Chiểu chỉ thu hút được 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 2.4: Quy mô thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu (2005-2011) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số dự án 10 13 20 23 24 25 25 Dự án đầu tư mới - 3 7 3 1 1 - Số vốn đăng ký (triệu USD) 149,5 152 162,25 219,8 220,7 221,5 221,5 Tổng vốn giải ngân (triệu USD) - 66,6 68,3 134,4 196,5 199,8 199,8 Vốn đầu tư mới (triệu USD) 149,5 2,5 10,3 57,6 0,9 0,8 - Sô vốn thực hiện (triệu USD) - - 1,6 66,2 62,0 3,3 - (Nguồn: BQL các KCN & KCX thành phố Đà Nẵng). Biểu 2.1: Số dự án mới và vốn đầu tư mới nước ngoài vào KCN 10 3 7 3 1 1 149.5 2.5 10.25 57.55 0.9 0.810 2 4 6 8 10 12 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Tr iệ u US D Số dự án VĐT đăng ký ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Trong vòng 7 năm, các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu đã thu hút được 25 dự án đầu tư nước ngoài, trung bình mỗi năm thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng ký là 217,6 triệu USD, bình quân 9,5 triệu USD trên một dự án. Tổng số vốn đăng ký qua các năm có tăng nhưng không nhiều, số dự án thu hút được trong giai đoạn này rất ít và đến những năm gần đây thì gần như bị chững lại. Ta thấy, số dự án đầu tư vào các KCN trong năm 2005 là cao nhất và giảm dần qua các năm, nhất là từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở nên trầm trọng hơn vào cuối năm 2008 thì các dự án nước ngoài đầu tư vào các KCN giảm mạnh, điển hình như năm 2009 và 2010 mỗi năm chỉ thu hút được 1 dự án và năm 2011 thì không có dự án nào. Trong giai đoạn năm 2005-2007 thì hầu hết các KCN đã hoàn thiện được cơ sở hạ tầng, Chính Phủ, UBND thành phố Đà Nẵng và Ban quản lý các KCN của thành phố đã có những nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư được ban hành năm 2000 của thành phố thì tình hình thu hút đầu tư vào các KCN của quận Liên Chiểu tiến triển rất nhiều. Riêng năm 2005, các KCN đã thu hút được 10 dự án với tổng số vốn đăng ký là 149,5triệu USD. Sang năm 2006, số dự án thu hút giảm, chỉ thu hút được 3 dự án và đến năm 2007 thì số dự án đầu tư tăng lên 6 dự án, gấp đôi năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2008-2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các KCN, làm giảm số dự án đầu tư của nước ngoài vào KCN và vốn đầu tư cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký qua các năm không đều, những năm sau giảm mạnh so với năm 2005. Đặc biệt, năm 2007, số dự án đầu tư vào KCN tuy gấp đôi năm 2008 nhưng tổng số vốn đăng ký lại thấp hơn rất nhiều. 6 dự án nhưng vốn đăng ký chỉ có 10,25 triệu USD, còn năm 2008 chỉ có 3 dự án nhưng vốn đầu tư đăng ký đến 57,55 triệu USD, gấp 5 lần vốn đầu tư đăng ký năm 2007. Mặc dù tổng số vốn đầu tư đăng ký khá cao nhưng tổng số vốn giải ngân qua các năm lại rất thấp và quá trình giải ngân chậm. Số vốn được giải ngân những năm 2006, 2007 tương đối thấp (68,26 triệu USD) trong khi vốn đăng ký đến 162,2 triệu USD, chỉ được một nửa số vốn đăng ký. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì vốn giải ngân tăng khá cao so với hai năm trước và đến năm 2009, 2010 thì các dự án đã được giải ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 gần như hoàn toànvới số vốn thực hiện là 199,8 triệu USD so với vốn đăng ký là 221,5 triệu USD. Bảng 2.5: Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào các KCN theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) 100% vốn nước ngoài 22 212,32 Liên doanh 3 9,19 Tổng số 25 221,51 (Nguồn: BQL các KCN & KCX thành phố Đà Nẵng năm 2011). Biểu 2.2: Cơ cấu hình thức đầu tư nước ngoài theo số lượng dự án Trong tổng số 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN quận Liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_thu_hut_dau_tu_vao_cac_khu_cong_nghiep_tren_dia_ban_quan_lien_chieu_thanh_pho_da_nang_8838.pdf
Tài liệu liên quan