Luận văn Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt

Con cá gắn với đời sống con người từng miếng ăn đến lao động. Khi đánh bắt, dù nhắm

đến nhiều loại hải sản khác nhau thì người Việt vẫn dùng “đánh cá” để chỉ chung cho hoạt

động đánh bắt trên biển cả, sông nước. Khi ẩm thực, người Việt lại xem cá là loại thực phẩm

đạm chủ yếu, thế nên từ đó đi vào tri nhận “cá là vật giá trị” là điều dễ lý giải.

Đối sánh với tiếng Anh, liên quan đến cá (fish) thì thấy rằng, người Anh cũng dùng

động từ “fish” hoặc thuật ngữ “catch fish” - “đánh cá” để chỉ hành động đánh bắt (catchlà

“bắt”). Nếu người Việt nói “Cá cắn câu” để chỉ “người đã vào tròng” thì tiếng Anh cũng

dùng “fish” chỉ “người bị mồi chài”, dùng “a queer fish” để chỉ “người cá tính”, dùng “cold

fish” chỉ người lạnh lùng, “big fish” chỉ “nhân vật thế lực”

pdf166 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSN sang MYN thân phận con người.  Lúa (rice) là loài cây lương thực phổ biến nhất ở Việt Nam từ xa xưa, và thường được trồng ở nước (nên có cụm Văn minh lúa nước); lúa cũng được dùng để chỉ hạt thóc – bộ phận làm lương thực chưa sơ chế. Tùy vào đặc tính người Việt phân loại: lúa cáy, lúa chét, lúa lốc, lúa ma... tùy vào mùa vụ thu hoạch mà phân loại lúa đông – xuân, lúa hè – thu… Lúa má là kết hợp để nói khái quát về lúa được trồng. Tuy nhiên, khác với các nước ôn đới, các giống cây lương thực để làm bia, bánh mì, người Việt vẫn liệt vào họ lúa: lúa mạch (buckwheat), lúa mì (wheat). Vì trồng lúa là nghề chính của nhà nông, nên người nông dân chân chất dân gian thường gọi là “hai lúa” hoặc nói người quê mùa là “lúa”, “lúa đời” như vậy có sự chuyển đổi từ MYNSN sang MYN tính chất – đặc điểm con người.  Lươn (eel) là loài cá nước ngọt nhưng thân giống loài rắn (bò sát), mắt rất nhỏ, da trơn và sống chui rút trong bùn. Chính vì đặc tính đó mà có thành ngữ “ti hí mắt lươn” chỉ người không được đẹp về hình thức lẫn tính cách, hay “da lươn” ám chỉ người có làn da xấu, “thân lươn” ám chỉ đời sống hèn hạ (“Thân lươn bao bao quản lấm đầu” – Nguyễn Du). Về mặt định danh trong ngôn ngữ, chúng ta có kết hợp “lươn khươn” chỉ cách làm ăn cố tình kéo dài không thích đáng, “lươn lẹo” chỉ bản chất gian dối, lắt léo trong ứng xử con người – Sự chiếu xạ từ MYNSN sang MYN chỉ hành động, tính chất của con người.  Nhái là từ đồng âm (2 dạng) trong đó nhái1 (frog) thuộc MYNSN là loài ếch nhái, ngón chân nở rộng, sống lưỡng cư. Định danh trong ngôn ngữ liên quan tới nhái có “nhái bén” chỉ loại nhái rất nhỏ, thường sống trên cây và cũng là ẩn dụ tri nhận ám chỉ con người nhỏ nhoi hoặc nhỏ nhặt; “bơi nhái” là kết hợp ẩn dụ chỉ một kiểu bơi; “người nhái” là kết hợp ẩn dụ chỉ người có trang bị đồ bơi hình chân nhái hoặc nhân vật trong phim – truyện vận trang phục kiểu nhái.  Mắm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó dạng 1 và 2 đều thuộc MYNSN mắm1 (Avicennia) là dạng cây ở sống ở nước lợ mắm2(salted fish) là thức ăn từ tôm cá được muối để lâu ngày. Dựa vào đặc tính của mắm người ta phân loại thành: mắm cái, mắm kèm, mắm lóc, mắm muối, mắm nêm, mắm sặc, mắm tôm, dưa mắm…  Ốc là từ đồng âm (hai dạng), tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ốc1 (shellfish) và (đinh) ốc2 (screw) là đồng âm cùng dạng với nghĩa gốc thuộc MYNSN – loài vật lưỡng cư thân mềm, có vỏ cứng…Phái sinh của ốc1 là loại tù và làm bằng chính vỏ ốc. Dựa vào đặc tính người ta phân loại thành: ốc bươu, ốc hương, ốc lồi, ốc nhồi, ốc sên, ốc vặn, ốc xà cừ…  Rươi (clam worm/ sand worm) là loại giun đốt, có thể làm thức ăn và sinh theo mùa. Vì vậy có thành ngữ “trộm cắp như rươi” ám chỉ rất nhiều.  Tép là từ đồng âm(2 dạng) và chúng tôi ghi nhận đây là đồng âm cùng gốc, bởi tép1 là từ đa nghĩa (hai nghĩa) thuộc MYNSN chỉ loài vật nhỏ hơn tôm (phái sinh là tôm loại nhỏ – khẩu ngữ miền Tây Nam bộ), tép 2 (tiny shrimp) bộ phận mọng nước dạng sợi trong trái họ cam, quýt…; bộ phận này có hình dáng rất giống con tép (tép1) và đây cũng là một kiểu Ẩn dụ tri nhận chuyển từ MYNSN sang MYN sự vật hiện tượng nói chung. Tép riu là một loại tép, nhưng cũng dùng để định danh những việc con cỏn, loại hèn kém không đáng quan tâm.  Tôm là từ đồng âm (hai dạng) trong đó tôm1 (shrimp) thuộc MYNSN, là hải sản thuộc dạng quý và ngon, nên có thành ngữ “đắt như tôm tươi”. Dựa vào đặc tính người ta phân loại: tôm càng, tôm he, tôm hùm, tôm rảo, tôm rồng…Ngoài ra còn có những món ăn liên quan đến tôm được định danh thành: tôm bông, bánh tôm, bánh phồng tôm,… Kết hợp tôm tép chỉ khái quát về hai loài này, và cũng dùng định danh chỉ hạng người thấp kém, không địa vị trong xã hội.  Sen là từ đồng âm (3 dạng) trong đó sen3 (lotus) thuộc MYNSN, là loài cây hoa thơm đặc trưng sống ở nước. Các kết hợp đầm sen, mứt sen, trà sen đều định danh trên cơ sở lấy sen để định loại. Trên đây chúng tôi vừa phân tích tỉ mỉ, đi sâu vào ngữ nghĩa mỗi định danh trong từ điển tiếng Việt [38] để chứng minh rằng, MYNSN là một MYN quan trọng trong tư duy ngôn ngữ người Việt, và đó là một miền nguồn trù phú cho việc chuyển đổi nghĩa (Ẩn dụ tri nhận) để đưa vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội con người Việt Nam. Đối với những Trường ý niệm tiếp sau chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến các định danh đậm dấu ấn Ẩn dụ tri nhận nhằm tập trung hơn vào đối tượng của NNHTN. 1.4. Trường ý niệm 4: Công cụ đánh bắt  (Cần) câu (fishing – rod) là công cụ đánh bắt phổ biến, vì vậy từ MYNSN đã được chuyển hóa thành MYN công cụ kiếm ăn nói chung của con người trong cần câu cơm.  Chài là từ đồng âm (2 dạng) trong đó chài1 (casting net) là công cụ đánh bắt thuộc MYNSN, tuy nhiên chúng tôi cho rằng có sự liên hệ với chài2 với nghĩa làm cho đối phương bệnh tật hay mắc bẫy tình ái và đây là một kiểu Ẩn dụ tri nhận được ghi nhận trong từ điển; từ đó có kết hợp bòn chài, mồi chài. Kết hợp “chài lưới” dùng đại diện chỉ chung cho nghề đánh cá – MYNSN sang MYN nghề nghiệp. Kết hợp “mỡ chài” (chỉ mỡ bám vào trong bụng lợn) là Ẩn dụ tri nhận khi người ta nhận ra nó tựa cái chài đánh cá – chuyển hóa giữa MYNSN sang MYN bộ phận của động vật.  Lưới (net) là công cụ đánh bắt dùng cách bủa vây cá trên diện rộng, từ đây có những Ẩn dụ tri nhận lưới trời – chỉ sự bủa vây công lý đối với tội phạm, lưới tình (amorous nets) – sự bủa vây mê hoặc của tình ái là những định danh chưa đi vào từ điển nhưng cũng đã khá phổ biến. Lưới còn có phái sinh (đồng âm cùng gốc) với nghĩa là hoạt động đánh bắt.  Mồi là từ đồng âm (3 dạng) trong đó mồi1 (tortoise–shell) chỉ loài vật (đồi mồi) và mồi2 (bait) nghĩa gốc là miếng ăn cho loài khác nó thuộc MYNSN, mồi2 có nghĩa phái sinh là vật dùng để nhử bắt; nên có kết hợp “mồi chài” (entice/decoy) chuyển di từ MYNSN sang MYN hoạt động mang tính vụ lợi. Mồi2 còn một dạng đồng âm cùng gốc với nghĩa khẩu ngữ chỉ quần áo sang nhất dùng chưng diện và rõ ràng, về tri nhận, nó có liên quan đến hoạt động thu hút gần với động tác nhử bắt. 1.5. Trường ý niệm 5: Phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện  Bè là từ đồng âm (2 dạng) với nghĩa bè1 (raft) thuộc MYNSN – một phương tiện đơn giản là kết nhiều thân cây lại để vận chuyển trên sông nước, tuy nhiên chúng tôi cũng thấy sự liên quan nghĩa của bè1 và bè2 (squat) – chỉ bề ngang quá khổ bởi sự tri nhận về hình dáng liên quan đến hình dáng của bè1. Từ nghĩa gốc bè1 nên có các nghĩa phái sinh định danh trong ngôn ngữ: Phần nhạc dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc, hay cho một hoặc nhiều giọng cùng loại trong hợp xướng: Bè (trong âm nhạc) – chuyển từ MYNSN sang MYN âm nhạc. Nhóm người kết với nhau trong giao tế: bè bạn, kết bè, bè phái, bè cánh, bè đảng, bè lũ chuyển di từ MYNSN sang MYN giao tế của con người.  Cầu là từ đồng âm (4 dạng) trong đó cầu2 thuộc MYNSN chỉ công trình bắt qua sông hồ, chỗ trũng…để tiện đi lại. Từ đó tùy đặc tính có các phân loại: cầu ao – nơi giặt giũ, lấy nước; cầu tàu (quay) – cầu có thể xoay hướng cho tàu bè qua sông; cầu phao (pontoon bridge) – cầu làm bằng phao; Cầu khỉ (foot bridge), cầu noi – tấm ván bắc từ thuyền lên bờ hay cây bắc qua dòng nước để đi lại, cầu tiêu (water closet) – tức nhà xí, dù hiện nay về mặt vật biểu niệm cầu tiên không còn giữ nguyên trạng “sông nước” nhưng rõ ràng nguồn gốc định danh nó thuộc sông nước… Kết hợp cầu cống, cầu đường dùng chỉ chung cho lĩnh vực xây dựng cầu cống và đường xá. Các lĩnh vực không thuộc MYNSN sử dụng từ cầu2 để định danh trong tiếng Việt: Cầu chì (fuse), Cầu hàng không (air bridge/air lift), cầu vượt (overpass), cầu trượt (children’s slide), cầu lăn, cầu máng, cầu phong (raising piece), cầu thang (staircase),cầu thang máy (lift/clivator), cầu thăng bằng, cầu treo (suspension), cầu trục, cầu vai (should strap), cầu vòng (rainbow).  Chèo là từ đồng âm (2 dạng) trong đó chèo1 (oar) thuộc MYNSN với nghĩa gốc là dụng cụ bơi thuyền bằng tay, đồng âm cùng gốc nghĩa phái sinh là động tác chèo cho thuyền chạy, từ đó có sự chuyển di MYNSN thể hiện qua chèo chống (buffet with difficulties) chỉ việc xoay xở với khó khăn trong cuộc sống, chèo kéo (invite with insistence) chỉ việc mời mọc với sự khăng khăng cho được.  Đò (ferry boat) là phương tiện di chuyển trên sông nước. Các kết hợp vẫn thuộc MYNSN: đò giang nói khái quát các phương tiện sông nước, lái đò (ferryman), bến đò (port), đò ngang (ferry boat), đò đưa (barcarolle) – lối hát, bài hát khi đi đò… Kết hợp chuyển di từ MYNSN: Xe đò (bus) – phương tiện di chuyển trên cạn.  Tàu là từ đồng âm (4 dạng) trong đó tàu 2 (ship) được định nghĩa: Tên gọi chung các phương tiện vận tải lớn và họat động máy móc phức tạp [38:892], nhưng theo chúng tôi, tàu2 (thủy) thuộc MYNSN và là phương tiện di chuyển – vận tải lớn đầu tiên người Việt biết đến (và kỳ thực, trên thế giới, tàu thủy cũng được phát minh sớm hơn là xe lửa), do đó sự định danh đầu tiên về những động cơ sẽ bắt nguồn từ tàu (thủy) và rõ ràng những định danh liên quan đến tàu thủy rõ ràng ưu thế và tỉ mỉ hơn những định danh cùng loại còn lại. Tùy vào đặc tính có các phân loại các tàu trên di chuyển trên nước: tàu biển (ship), tàu cánh ngầm (steamship), tàu chiến, tàu chở máy bay, tàu cuốc, tàu đổ bộ/tàu há mồm, tàu khu trục, tàu lặn, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu tuần tiễu, tàu sân bay (aircraft carrier), tàu bè/tàu thuyền – chỉ khái quát các phương tiện trên sông nước… Các định danh không thuộc sông nước liên quan đến MYNSN: tàu bay/máy bay (airplane), tàu bò/xe tăng (tank), tàu chậm/tàu chợ (slow train), tàu nhanh/tàu tốc hành (express train),tàu suốt, tàu điện (train), tàu điện ngầm (metro), tàu hỏa (train), tàu vũ trụ (spacecralf), tàu vét (chuyến tàu cuối)…Một kết hợp khá thú vị ngoài việc chuyển đổi MYNSN sang MYN phương tiện di chuyển trên đường bộ, đường không là chuyển di trong “ đầu tàu” (lead), chỉ người đứng đầu chỉ huy, quán xuyến công việc trong một tổ chức nhất định. 1.6. Trường ý niệm 6: Đặc tính của nước và vận động liên quan đến nước  Bão là từ đồng âm (2 dạng) trong đó bão1 (storm) thuộc MYNSN – gió xoáy thường phát sinh từ biển khơi có sức phá hoại dữ dội do gió lớn, mưa to. Tùy vào đặc tính mà có định danh thuộc bão1: bão cát(sand storm), bão rớt (tail of a storm), bão tuyết (snow storm), đèn bão (hurricane lamp), mắt bão (the eye of a hurricane)– khu vực trung tâm cơn bão, bão bùng ( khái quát). Các định danh không thuộc MYNSN có nguồn gốc MYNSN: vũ bão, bão tố gió bão, bão táp – ví sự việc diễn ra với khí thế dồn dập mạnh mẽ quy mô lớn hoặc cảnh gian nan thử thách lớn.  Cạn (to go dry) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) với nghĩa đầu tiên là tình trạng hết hoặc gần hết nước. Từ MYNSN “cạn” có nhiều những kết hợp thuộc MYN khác: cạn chén, cạn vốn, nông cạn (superficial), cạn lời, cạn kiệt, cạn sức…  Chảy (flow) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) với nghĩa đầu tiên là di chuyển của nước (chất lỏng). Từ MYNSN “chảy” chuyển di và kết hợp thành các định danh thuộc MYN khác như: trôi chảy (fluent), tan chảy.  Đọng (stagnate) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN mô tả nước/chất lỏng dồn ứ lại. Từ đó có phái sinh nghĩa thuộc MYN khác: được lưu lại, định danh tiêu biểu là lắng đọng, đọng lại.  Lắng (to deposit) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc là chìm đọng lại ở đáy (trong môi trường có nước) từ đó chuyển di sang MYN khác là: trở lại trạng thái tĩnh khác trạng thái trước đó. Từ đó có những định danh: lắng nghe, lắng lòng, lắng đọng, sâu lắng, lắng dịu, lắng xuống…  Lênh đênh (float) là hoạt động thuộc MYNSN, chỉ hoạt động trôi nổi mai đây nay đó, không hướng nhất định. Từ chỉ hoạt động của vật trên mặt nước: con tàu lênh đênh, lênh đênh dần dần hướng về con người và dùng chủ yếu để tri nhận về con người: cuộc đời lênh đênh, thân gái lênh đênh…  Lềnh bềnh (bob) là trạng thái thuộc MYNSN, chỉ tình trạng nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió. Từ trạng thái chỉ có ở nước, lềnh bềnh đi vào tri nhận về các vật có xu hướng tương tự ở những ngữ cảnh khác không liên quan đến sông nước.  Mưa (rain) là một hiện tượng vật lý thuộc MYNSN, từ đây có Ẩn dụ tri nhận “mưa móc” chỉ ân huệ trên (trời) ban xuống vì theo tri nhận người Việt xưa, mưa là do trời ban chứ không phải là hiện tượng tự nhiên.  Ngập (flooded) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN – chất lỏng tràn lên phủ kín – như trong ngập mặn, ngập lụt; phái sinh 1 (bị phủ lấp) và phái sinh 2 (khắp trên diện tích rộng) đều được chuyển di sang MYN khác. Ngập ngụa (đầy những thứ bẩn) là một Ẩn dụ có kết hợp từ sông nước.  Ròng là từ đồng âm (5 dạng) trong đó ròng2(ebb)(rút xuống của thủy triều – nước ròng) thuộc MYNSN và theo chúng tôi ròng5 (liên tục suốt thời gian dài) là nghĩa phái sinh từ ròng2. Các ẩn dụ tri nhận có gốc là ròng 2 là các định danh: ròng ròng, ròng rã.  Sóng là từ đồng âm (3 dạng) trong đó sóng1 thuộc MYNSN chỉ hiện tượng mặt nước dao động. Chất lỏng chao đảo vì lắc: Sóng sánh. Các loại sóng thuộc biển cả: sóng lừng, sóng ngầm, sóng thần. Sóng 1 trở thành MYN khác: Dao động truyền đi trong môi trường: sóng âm, sóng điện từ, sóng radio, sóng vô tuyến, bước sóng… Chướng ngại, hiểm nguy: Sóng gió.  Tăm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó tăm2 (bubble) thuộc MYNSN nghĩa gốc là bọt nhỏ từ trong nước nổi lên, phái sinh từ đó là dấu hiệu để biết sự có mặt của sự vật, hiện tượng. Từ đó có các kết hợp định danh thuộc MYN khác như: tăm dạng, tăm hơi (news about someone), tăm tích, tăm tiếng (repute), biệt tăm (gone without a trace), mất tăm, tối tăm (dark).  Tràn là từ đồng âm (4 dạng) trong đó tràn4 (overflow) thuộc MYNSN trỏ (nước) chảy quá giới hạn của vật chứa. Từ đó có những định danh ẩn dụ ý niệm: tràn đầy, tràn lan, tràn ngập, tràn trề, tràn trụa, lan tràn.  Ướt (wet) là từ đa nghĩa trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN, chỉ tình trạng có thấm nước hay có nước trên bề mặt [38:1092], các định danh xoay quanh nghĩa này gồm: ướt đầm/ ướt đẫm/ ướt dầm, ướt mèm, ướt nhèm, ướt rượt, ướt sũng, ươn ướt,…chỉ các mức độ khác nhau của tình trạng thấm – có nước. Từ ý niệm về sông nước, “ướt” còn chỉ về tình cảm ủy mị, yếu ớt, định danh “ướt át” cũng chỉ mức độ ướt nhưng cũng dùng cho MYN tình cảm với nghĩa đó. 1.7. Trường ý niệm 7: Hoạt động đặc trưng của người (vật) ở nước  Chìm (sink) là từ đa nghĩa (5 nghĩa) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN – chìm là chuyển từ mặt nước/ chất lỏng xuống đáy. Phái sinh 1: ở sâu dưới mặt nước. Phái sinh 2: ở sâu dưới bề mặt. Phái sinh 3: bị che lấn. Phái sinh 4: biểu hiện kém sôi nổi. Như vậy, từ MYNSN “chìm” đã dần đi vào các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội người Việt, tiêu biểu là ở các định danh có ngưồn gốc sông nước như: chìm lỉm, chìm nghỉm (sink deep), chìm đắm/đắm chìm (to be sunk in), chìm nổi, chìm trôi.  Dầm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó dầm1 (oar) trong cầm dầm, lái dầm là mái chèo ngắn và dầm3 (soak) thuộc MYNSN chỉ động tác ngâm vào nước/chất lỏng thấm vào: dầm dề (soaked), làm dầm, ướt dầm.  Lặn (dive) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN là làm cho mình chìm sâu xuống nước. Phái sinh 1: Biến đi khỏi vào chiều sâu – lặn mụn, lặn sởi. Phái sinh 2: Khuất mất phía đườnng chân trời – trăng lặn, mặt trời lặn. Ân dụ định danh không thuộc MYNSN: lặn lội (với nghĩa vượt qua chặn đường dài), lặn ngụp (với nghĩa chìm và ngoi ngóp trong môi trường nào đó).  Ngâm là từ đồng âm (2 dạng) trong đó ngâm2 (soak) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ việc dìm lâu vào nước/ chất lỏng cho thấm. Phái sinh là ẩn dụ ý niệm, chỉ hành động để lâu không giải quyết. Ẩn dụ định danh có gốc MYNSN: “ngâm tôm” có hai nghĩa: 1. Nhục hình thời phong kiến. 2. Để lâu không giải quyết.  Nổi (float) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ ở trên bề mặt nước/ chất lỏng của vật và có tất cả 9 phái sinh sau nó (đồng âm cùng gốc là phái sinh thứ 9). Phái sinh 1: chuyển từ phía dưới lên bề mặt nước/ chất lỏng( cá nổi, xác chết nổi) Phái sinh 2: nhô lên khỏi bề mặt (chữ nổi, chạm nổi,…) Phái sinh 3: hiện ra mọc trên bề mặt (nổn mẩn, nổi rôm, nổi mốc…) Phái sinh 4: nước dâng do lũ (mùa nước nổi, ruộng nổi nước…) Phái sinh 5: phát ra âm thanh, ánh sáng (nổi lửa, nổi nhạc, nổi còi…) Phái sinh 6: phát sinh từng cơn có tác động (nổi gió, nổi sóng, nổi giận, nổi dóa/đóa, nổi khùng, nổi sùng, nổi xung, nổi trận lôi đình, nổi nóng, nổi tam bành). Phái sinh 7: vùng lên thành lực lượng đông đảo gây biến động (nổi dậy, nổi lên, nổi lọan) Phái sinh 8: hiện rõ ra dễ thấy (nổi cộm, nổi bật, nổi danh, nổi tiếng, nổi trội) Phái sinh 9: khả năng thực hiện việc khó khăn (làm nổi, hiểu nổi, dàn xếp nổi…) Như vậy từ MYNSN từ “nổi” đã thâm nhập vào các MYN khác làm, ngoài những ví dụ đã nêu, còn có “nổi nênh”, “trôi nổi” lấy nghĩa gốc của từ nổi để chỉ sự vô đích, vô hướng.  Rửa (wash) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hành động làm sạch bằng nước/ chất lỏng. Nghĩa phái sinh là làm mất đi oan ức, nhục nhã. Từ đó có các Ẩn dụ đinh danh sau: rửa nhục, rửa hận, rửa thù, rửa ảnh, rửa tiền, rửa tội.  Tát là từ đồng âm (2 dạng) trong đó tát2 (scoop) thuộc MYNSN, kết hợp định danh “té tát” chỉ sự dồn dập, tới tấp.  Tắm (have a bath) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hành động làm sạch cơ của người bằng nước. Từ đây có phái sinh: Phái sinh 1: phơi dưới nắng hoặc làm toàn thân chịu tác động để làm săn sóc da hoặc chữa bệnh (tắm nắng, tắm bùn, tắm điện) Phái sinh 2: làm đồ vàng, bạc bóng bằng cách nhúng vào dung dịch nào đó (tắm vàng, tắm bạc).  Trôi (drift) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hoạt động di chuyển tự nhiên của vật theo dòng chảy. Từ đây có phái sinh: Phái sinh 1: Di chuyển tự nhiên theo hướng nhất định (mây trôi, sông trôi) Phái sinh 2: Chỉ (thời gian) qua đi mà con người không để ý (thời gian trôi, ngày lại ngày trôi, ngày tháng dần trôi) Ngoài ra “trôi nổi”, “trôi giạt” cũng là những định danh mang ý nghĩa khác MYNSN. Các lĩnh vực mà MYNSN được phản chiếu không bao quát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, tình cảm của đời sống xã hội người Việt nhưng có thể thấy rằng, đây là một MYN nguồn làm cơ sở của rất nhiều ý niệm được sử dụng quen thuộc trong chính đời sống ấy. 2. Ẩn dụ và hoán dụ tri nhận về miền ý niệm sông nước trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt Ẩn dụ và hoán dụ tri nhận trong tư duy người Việt không chỉ bó hẹp trong phạm vi sông nước. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung chú ý đến sông nước với tư cách là miền Nguồn – xuất phát điểm, cơ sở cho sự ánh xạ các miền Đích khác nhau.Vì vậy, khi chỉ khoanh xét Ẩn dụ ý niệm, chúng tôi bỏ qua những cứ liệu sông nước chỉ dừng lại ở văn hóa sông nước – tâm thức sông nước của người Việt, chẳng hạn như “Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà/ Buồm giong ba ngọn, vui đà nên vui” có nhiều từ ngữ liên quan đến sông nước nhưng ở đây hiện tượng chiếu xạ MYN không nổi rõ (Ở đây, nhắc đến địa danh Hà Nội là lại nhớ đến dấu ấn sông nước, chứ chưa thật cơ cấu nên hệ quy chiếu để xây dựng 2 MYN). Vì vậy, không phải ý niệm nào cũng có thể hàm chứa ẩn dụ hay hoán dụ tri nhận, nên sẽ có nhiều ý niệm vẫn thuộc sông nước nhưng bị bỏ qua. Chúng tôi sẽ tập trung phân tích những ẩn dụ và hóan dụ tri nhận ở lần lượt 7 trường (miền) ý niệm sông nước với những thành ngữ – tục ngữ tiêu biểu và một số ca dao, ca khúc phổ biến. Chúng tôi không phân ra Ẩn dụ tri nhận và Hoán dụ tri nhận bởi thiết nghĩ, sự phân biệt này đôi khi chỉ là tương đối. Tuy có biên giới tách rời hai phạm trù này với nhiều cứ liệu liên quan, nhưng có thể thấy, việc nhìn đối tượng này thông qua một đối tượng khác có cả trong Ẩn dụ lẫn Hóan dụ; chúng tôi lấy đó là tiêu chí chung để xác định sự chuyển di trong ý nghĩ người việc với xuất phát điểm là MYNSN. Và, chúng tôi liệt kê đơn giản theo từng trường ý niệm để tập trung hơn vào việc làm sáng rõ MYNSN. Trong 121 ý niệm thuộc MYNSN thì không phải ý niệm nào cũng có hiện tượng Ẩn dụ hay Hoán dụ tri nhận, hay có khi chỉ manh nha, dừng lại ở phong cách tác giả chưa thật phổ biến trong hoạt động ngôn ngữ. Vì vậy chúng tôi chỉ lưu ý đến những ý niệm được Ần dụ hóa một cách phổ biến với các trường hợp chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Chúng tôi xin lưu ý các trường hợp sau: a. Chúng tôi bỏ qua trường hợp MYNSN tồn tại dưới hình thức thuần bàn về kinh nghiệm nông nghiệp hoặc nói về các địa danh nông – ngư nghiệp như: Mưa tháng sáu, máu ròng. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Lúa đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ. Trâu Ta xá, cá Đồng Mèo, heo Yên Dưỡng. b. Bỏ qua trường hợp quá riêng lẻ gây hạn chế cho sự khái quát hóa với cứ liệu ít ỏi hoặc không tiêu biểu, chẳng hạn từ “nước xuýt” chỉ có một cứ liệu Nhờ ông vải húp nước xuýt; từ “ròng” thì hầu như chỉ có một Ẩn dụ tri nhận Tiền ròng bạc chảy… c. Trường hợp khái niệm chi tiết nhưng không liệt kê thành một trong 121 biểu ngữ (ngữ tiêu biểu) ở chương 1 mục 5.3 nhưng vẫn xuất hiện bởi xét đặc điểm chung, nó vẫn đáp ứng được tiêu chí nêu ra. Chẳng hạn, chúng ta không liệt kê “cá chạch”, “cá mòi” trong Trường ý niệm loài vật đặc trưng sống ở nước nhưng nó vẫn nằm trong MYNSN và được đưa vào, ví dụ: trốn như cá chạch, Tiếng đồn con gái Phú Yên/Con trai Bình Thuận đi cưới một thiên cá mòi… d. Trường hợp bỏ ngỏ; có nghĩa chúng tôi đã phát hiện ra đó là Ẩn dụ/ Hoán dụ tri nhận nhưng chưa thể khái quát hoặc chưa thể tìm ra được tiêu chí phù hợp nhất để đưa vào. Đó là trường hợp cá mè một lứa, lúa con gái, ếch cõng nhái… e. Trường hợp so sánh nhưng chứa Ẩn dụ ý niệm vẫn được xét đến: khôn như rái, đắt như tôm tươi, nhát như cáy, chắc như bắt cua trong giỏ…do vẫn có thể tìm được sự ánh xạ giữa hai MYN vì vẫn có những Ẩn dụ tri nhận mang yếu tố so sánh và có sự chiếu xạ – một yếu tố x trong miền A đều tìm được y trong miền B, tức phóng chiếu được trôi chảy giữa 2 miền. f. Ngoài những Ẩn dụ tri nhận thuộc MYNSN được sưu tập trong phần phụ lục, chúng tôi còn xét đến những Ẩn dụ tri nhận trong những cách nói quen thuộc hiện tại để làm nổi rõ ý niệm liên quan đến sông nước trong ngôn ngữ Việt. Ví dụ: “Tôi đang chìm trong đáy đau khổ. Nó đang vùng vẫy trong cánh đồng văn học màu mỡ”. Trước khi đi vào phần tiếp sau, chúng tôi xin được lưu ý sẽ in nghiêng những ngữ liệu thuộc thành ngữ, tục ngữ và ca dao, còn lại những ngữ liệu khác được đặc trong ngoặt kép (“…”) 2.1. Miền các dạng nước 2.1.1. Miền các dạng nước trong tự nhiên và sinh hoạt với đời sống xã hội của con người Nước được lưu giữ như một quy luật tự nhiên biểu trưng cho nhận định xã hội người Việt. “Nước” như một khái niệm làm mốc cho sự quy chiếu nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Việt; từ đời sống vật chất đến tinh thần, từ nếp sinh hoạt, thói quen đến biểu hiện tâm lý người Việt đều có đa dạng những từ ngữ biểu niệm – tức Ẩn dụ lẫn hoán dụ tri nhận. a. Đặc tính của nước là tình thế, trạng thái trong đời sống con người Ba đặc tính cơ bản dễ nhìn thấy nhất của nước đó là: Nóng – lạnh khi có tác động nhiệt; trong xanh ở môi trường tĩnh lắng và tồn tại vận động tự do. Sở dĩ chúng ta có thể đưa ra khái niệm khẳng định đặc tính của nước là tình thế, trạng thái trong đời sống con người là dựa vào ba đặc tính này; cụ thể có thể phân ra như sau: (i) Độ nóng của nước biểu trưng cho tình thế khẩn thiết Khi nước được đun sôi, sự thay đổi nhiệt độ từ lạnh hoặc bình thường sang nóng của nước khiến người ta liên tưởng đến các tình thế từ không có gì đến chín muồi đến khẩn trương, cấp bách và đem vào ẩn dụ: Nước sôi lửa bỏng, chưa nóng nước đã đỏ gọng, “Quá nóng vội thì chẳng được việc”… (ii) Độ lạnh của nước biểu trưng cho sự lạnh lùng, nhạt nhẽo: Nói như tát nước, người dưng nước lã, chị em dâu như bầu nước lã, một giọt máu đào hơn ao nước lã, “Hành động của cô ấy là tạt gáo nước vào mặt người khác”, “mắng như tát nước vào mặt”... (iii) Độ trong xanh của nước biểu trưng cho vẻ đẹp: Sắc nước hương trời, non xanh nước biếc, gạo trắng nước trong, đẹp như nước hồ thu, hoa trong gương, trăng dưới nước, nước có khi trong khi đục, người có kẻ tục kẻ thanh… (iv) Sự tồn tại của nước là biểu trưng cho quy luật hiển nhiên của cuộc sống con người: Gạo chợ nước sông, nước sông công lính, có nước có cá, có ai nước cũng bằng bờ/không ai nước cũng cầm cơ mực này… (v) Sự vận động của nước là xu hướng tất yếu của đời sống con người Khái quát từ quy luật của tự nhiên sang quy luật xã hội, người Việt quan niệm nhân sinh từ nước: Nước chảy hoa trôi, nước chảy bèo trôi, nước chảy chỗ trũng, bèo nước duyên may, nước đổ khó bốc, cạn nước (thì) tới cái… b. Nước là cơ hội thuận lợi, là vận may: Cắm sào đợi nước,còn nước còn tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH033.pdf
Tài liệu liên quan