Luận văn Mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Những nghiên cứu về hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam có thể rút ra những nhận xét.

Thứ nhất: BHXH Việt Nam chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động đầu tư tiền nhàn rỗi, do vậy trong một thời gian dài BHXH Việt Nam vẫn chưa thực hiện việc chuyên môn hoá hoạt động đầu tư.

Thứ hai: BHXH Việt Nam chưa có sự tách biệt rõ ràng các loại nguồn vốn đầu tư theo các chế độ bảo hiểm dài hạn hoặc ngắn hạn. Việc không phân định rõ nguồn vốn đầu tư trong tong chế độ bảo hiểm sẽ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả hoàn toàn thiếu chính xác. Nếu đánh giá hiệu quả chung của toàn bộ vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng không tích cực đến các danh mục mà thực chất đem lại hiệu quả đầu tư rất tích cực.

Thứ ba: Tính chuyên nghiệp của các hoạt động đầu tư còn hạn chế. BHXH Việt Nam chưa thành lập được ban đầu tư hoặc công ty đầu tư chuyên nghiệp mà toàn bộ hoạt động đầu tư được giao cho Ban kế hoạch tài chính đảm nhận. Việc này sẽ gây cản trở trong việc sử dụng tốt nguồn vốn cho hoạt động đầu tư quỹ, thiếu sự gắn kết giữa các bộ phận thu, chi và đầu tư tài chính.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/05/2003 hướng dẫn quy chế tài chính đối với BHXH Việt Nam. Chúng ta sẽ điểm những nội dung chủ yếu các quy định về đầu tư quỹ BHXH, trước khi có những nhận xét về sự ảnh hưởng của nó trong tương lai, đến quan điểm sử dụng nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH. * Nội dung cơ bản của các quy định - Quan điểm về bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là hoạt động BHXH Việt Nam sử dụng số tiền tạm thời nhàn rỗi để cho vay, tham gia mua tín phiếu, trái phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Nhà nước. - Hình thức đầu tư quỹ BHXH bao gồm: + Mua trái phiếu tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại của Nhà nước. + Ưu tiên cho ngân sách nhà nước vay để giải quyết các nhu cầu cần thiết trong cả nước. + Cho vay đối với quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại của Nhà nước, Ngân hàng chính sách của Nhà nước. + Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Phân phối lãi từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp đầu tư quỹ là toàn bộ số tiền phát sinh được sử dụng như sau: + Trích kinh phí để chi quản lý thường xuyên của hệ thống BHXH Việt Nam bằng 4% số thực thu BHXH và bảo hiểm y tế phần so người sử dụng lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng hàng năm. Mức trích 4% được áp dụng từ năm 2003 đến 2005. + Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành. + Trích vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống BHXH Việt Nam theo dự án được cấp có thêm quyền phê duyệt. + Phần còn lại được bổ xung vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng. * Những đánh giá về các quy định từ năm 2003. Các quy định về bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH mới chỉ ra đời cách đây không lâu nên việc đánh giá và sự ảnh hưởng đối với thực tế là không thể thực hiện. Do vậy những đánh giá dưới đây chỉ đưa ra các quan điểm có tính nhận định dựa trên cơ sở khoa học và sự đòi hỏi của thực tiễn. - Đánh giá về quan điểm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Theo quan điểm hiện nay của ngành BHXH Việt Nam cũng như của Bộ Tài chính, hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH chỉ bó hẹp trong nội dung đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH - hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Theo chúng tôi với cách hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì phải thừa nhận rằng hoạt động đầu tư quỹ BHXH là quan trọng nhất trong nội dung bảo toàn và tăng trưởng nhưng nó chỉ có ý nghĩa thiết thực khi đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt động thu và chi quỹ BHXH. Hoạt động thu BHXH là hoạt động tạo tiền đề - hoạt động tạo nguồn vốn đầu tư cho quỹ. Nếu hoạt động này không thực hiện tốt thì nguồn quỹ BHXH không đủ để chi trả các chế độ trợ cấp BHXH chứ chưa nói tới nguồn vốn cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó hoạt động chi quỹ BHXH nếu không được quản lý chặt chẽ, có hiệu quả thì số dư quỹ BHXH hàng năm cũng không tồn tại để phục vụ cho hoạt động đầu tư quỹ. Vì vậy để hiểu đúng và đầy đủ quan điểm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH thì nội dung của nó phải bao hàm cả 3 hoạt động là: hoạt động đầu tư quỹ BHXH; hoạt động thu quỹ BHXH và hoạt động chi quỹ BHXH. Trong đó hoạt động đầu tư quỹ giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. - Đánh giá về hình thức đầu tư quỹ BHXH. Ưu điểm nổi bật trong các quy định pháp lý về đầu tư quỹ BHXH hiện nay là việc chú trọng đầu tư vào các tài sản chính có độ an toàn cao như công trái, trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó hoạt động coi trọng các hình thức cho vay đối với NSNN và các tổ chức tài chính của Nhà nước như quỹ hỗ trợ phát triển, ngân hàng chính sách. Điều đó tạo điều kiện để BHXH Việt Nam phát huy được tính kinh tế và xã hội trong việc đầu tư quỹ. Tuy vậy nếu chỉ dừng lại ở các hoạt động như đã nêu trên, có thể nói rằng hoạt động đầu tư quỹ quá đơn giản và nghèo nàn, phản ánh trình độ đầu tư quá thấp kém của BHXH Việt Nam đặc biệt trong điều kiện bùng nổ các dịch vụ đầu tư tài chính như hiện nay. Theo tài liệu “ cẩm nang an sinh xã hội” tập 3 của văn phòng lao động quốc tế (ILO) - 1998, ngoài các lĩnh vực cho vay như quy định pháp lý hiện nay ở Việt Nam, còn có thêm các lĩnh vực khác như: đầu tư chứng khoán của công ty do Chính phủ bảo lãnh phát hành; trái khoán doanh nghiệp; cho vay thế chấp bằng bất động sản; tham gia mua cổ phần (thường và ưu đãi), tham gia đầu tư bất động sản. Nhìn chung các hoạt động đầu tư quỹ rất đa dạng, mỗi một hoạt động đều có những lợi thế và bất lợi của nó, song an toàn trong đầu tư quỹ BHXH vẫn là vấn đề được các nước quan tâm hàng đầu. - Đánh giá về phân phối tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH Cơ chế phân phối tiền lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH hiện nay theo chúng tôi là chưa hợp lý và chưa đúng với mục đích là bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Chẳng hạn việc trích tiền lãi đầu tư để chi cho quản lý thường xuyên bằng 4% số thực thu BHXH; trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Điều này trái với mục đích của hoạt động đầu tư quỹ nhằm tăng quy mô cho quỹ, đảm bảo nhu cầu chi trả trong tương lai. Vì vậy việc phân phối và sử dụng tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH chỉ được phép chi cho các nội dung nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ mà thôi. - Đánh giá sự chuẩn bị cho tổ chức đầu tư ra đời Tính đến văn bản pháp lý mới nhất hiện hành thì không có một văn bản lý nào đề cập đến sự ra đời của tổ chức đầu tư. Mọi công tác vẫn hoàn đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Tổng giám đốc BHXH. Ban kế hoạch chỉ là người thực hiện. Vì thế người nắm vốn lại hết sức bị động trong việc thực hiện công tác đầu tư. Đồng thời thì Ban kế hoạch tài chính lại không được bố trí đủ đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt động này nên chưa thể dự đoán trước được sự biến động của thị trường. Do vậy mà năm 2002 lợi suất thực của đồng vốn chỉ là 2,9%, thậm chí là năm 1998 lợi suất thực tế là - 0,1%. Tóm lại, các quy định pháp lý cũ và mới đều có đặc điểm chung là mang tính thừa kế tương đối cụ thể luật pháp của các nước trên thế giới. Song chưa có sự nghiên cứu để vận dụng một cách tối ưu nhất vào điều kiện Việt Nam để thực sự bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sử dụng quỹ BHXH được an toàn. Tuy nhiên trong điều kiện BHXH mới tách ra khỏi NSNN một thời gian ngắn thì những hạn chế của các quy định pháp lý là không thể tránh khỏi. 2.1.2. Thực trạng hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH giai đoạn 1996 đến 2003 2.1.2.1. Thực trạng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư * Cơ chế tạo lập nguồn vốn Trong những năm trước đây cũng như hiện nay, các văn bản pháp lý quản lý tài chính BHXH như: Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26/01/1998; Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 về việc ban hành quy chế quản lý đối với BHXH Việt Nam, đều chưa đề cập tới cơ chế tạo lập nguồn vốn đầu tư quỹ BHXH. Song trên thực tế, việc tạo lập nguồn vốn cho hoạt động này được xác định như sau: Nguồn vốn đầu tư BHXH = Số dư năm trước chuyển sang + Tổng số thu BHXH trong năm - Tổng số chi BHXH trong năm Trong đó: - Tổng số thu BHXH hàng năm bao gồm: +Tổng thu từ đóng góp BHXH (thu từ đóng góp BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động). + Khoản thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH. + Thu khác - Tổng số chi BHXH hàng năm bao gồm: + Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH. + Chi quản lý bộ máy ngành BHXH (bao gồm cả chi đầu tư xây dựng cơ bản) + Chi khác. Với cơ chế trên đây, nhiều năm qua BHXH Việt Nam đã đóng góp không nhỏ về vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực trạng được đánh giá cụ thể ở các nội dung dưới đây: * Thực trạng về nguồn vốn Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư quỹ BHXH được trích ra từ phần chênh lệch thu, chi quỹ BHXH hàng năm. Thực trạng về nguồn vốn cho hoạt động này được thể hiện trên bảng 2.1. Bảng 2.1: Thực trạng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 Dư năm trước chuyển sang 746 2.969 5.724 8.887 12241 16285 21690 26507 2 Tổng thu trong năm 2.629 3.459 4.132 4.675 5.881 8.030 7.777 10983 -Thu từ đóng góp BHXH 2.570 3.514 3.876 4.186 5.198 6.348 6963 9.627 - Thu lãi đầu tư tài chính và thu khác 59 -19 256 489 683 1.682 814 1.356 3 Tổng số chi trong năm 406 722 987 1.321 1.837 2.625 2.960 3.792 - Chi trả các chế độ BHXH 383 594 752 940 1.335 1.856 2.585 3.792 - Chi quản lý và chi khác 23 128 235 381 502 769 375 0 4 Chênh lệch thu – chi quỹ trong năm 2.223 2.773 3.145 3.354 4.044 5.405 4.817 7.191 5 Số dư quỹ BHXH 31/12 hàng năm 2.969 5.742 8.887 12.241 16285 21.690 26.507 33.698 Nguồn: Báo cáo quyết toán quỹ BHXH từ năm 1996 đến năm 2003 Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy rằng, hàng năm số thu BHXH luôn lớn hơn số chi về BHXH, do vậy quỹ đều có kết dư hàng năm. Tổng số dư quỹ BHXH tính đến 31/12/2003 là 33.698 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn năm 2003 gấp 5,87 lần so với năm 1997. Có thực trạng trên đây là do: Thứ nhất, tốc độ tăng thu bình quân trong 8 năm từ năm (1996-2003) là 22,6%. Riêng số thu BHXH năm 2003 gấp 3,17 lần so với năm 1996. Thứ hai, tốc tăng chi bình quân 8 năm từ 1996 – 2002 là: 37,6%. Riêng số chi BHXH năm 2003 gấp 9,34 lần so với năm 1996. Nhưng tỷ lệ tăng chi BHXH bình quân 8 năm (1996-2003) gấp 1,66 lần tỷ lệ tăng thu BHXH. Điều đó cho thấy hiện tại quỹ BHXH mới tách khỏi NSNN hoạt động độc lập và số người hưởng trợ cấp BHXH chưa nhiều nên quỹ còn tự cân đối và có số dư. Xét về lâu dài sự cân đối này không bền vững, nếu không có những giải pháp đầu tư kịp thời thì quỹ sẽ rơi vào khủng hoảng. 2.1.2.2. Thực trạng về phân bổ vốn đầu tư từ quỹ BHXH Năm 1996, do nhu cầu về vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển, NSNN đã vay quỹ BHXH không thời hạn với lãi suất 0,3%/tháng. Từ năm 1997, quỹ BHXH bắt đầu được triển khai đầu tư vào danh mục đầu tiên là cho NSNN vay theo chỉ định của Chính phủ. Sau đó, mở rộng danh mục đầu tư sang các Ngân hàng thương mại của Nhà nước, mua kỳ phiếu, trái phiếu và tham gia đấu thầu trái phiếu Kho bạc Nhà nước, cho vay theo kế hoạch tín dụng của Chính phủ. Trong giới hạn của các định chế pháp lý, tính đến hết năm 2003 số dư đầu tư quỹ BHXH đã lên tới 33.698 tỷ đồng, số dư đầu tư quỹ BHXH được phân bổ thể hiện qua bảng 2.2. Bảng 2.2: Bảng phân bổ nguồn vốn đầu tư quỹ BHXH. Đơn vị:% Năm Danh mục đầu tư quỹ BHXH 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. Bộ Tài chính 26,5 14,4 10,2 13,3 12 21,6 20,7 2. Cho vay theo chỉ định của Chính phủ 34,4 59,4 58,3 3. Quỹ hỗ trợ phát triển vay 39,6 37,7 34,5 28,3 4. Các NHTM quốc doanh vay 23,3 22,3 24,7 36,3 46,7 41,1 42,5 5. Mua công trái 6,6 4,5 3,6 2,8 4,1 6.Mua trái phiếu KBNN 0,2 6,3 4,4 7. Mua tín phiếu KBNN 15,8 3,9 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán của quỹ BHXH Việt Nam các năm 1997 – 2003 Qua bảng trên cho ta thấy những đặc điểm tổng quát về tình hình phân bổ nguồn vốn đầu tư quỹ BHXH như sau: - Phần vốn đầu tư chủ yếu vào 2 danh mục: tiền gửi ngân hàng và cho vay thông qua quỹ hỗ trợ phát triển. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào công trái xây dựng tổ quốc có xu hướng giảm từ 6,6% năm 1999 xuống 4,1% năm 2003 đặc biệt là năm 2002 chỉ còn có 2,8% như vậy từ năm 1999 đến năm 2003 xu hướng đầu tư vào lĩnh vực công trái có giảm rất rõ rệt. Tương tự như vậy xu hướng đầu tư vào lĩnh vực trái phiếu cũng giảm từ 6,3% năm 2000 xuống còn 4,4% năm 2003 thậm chí năm 2001 và năm 2002 danh mục này không được quỹ chú ý tới. Riêng đối với lĩnh vực cho NSNN vay có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nếu năm 1999 tỷ trọng danh mục này chiếm 10,2% thì đến năm 2003 đã tăng lên 20,7%. - Mặc dù tỷ trọng đầu tư vốn vào danh mục ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển chiếm tỷ trọng lớn nhất song lại có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây; năm 2001 tỷ trọng vốn cho vay vào các ngân hàng thương mại cao nhất là 46,7% nhưng đến năm 2003 chỉ còn 42,5%; đối với quỹ hỗ trợ phát triển tỷ trọng vốn đầu tư quỹ BHXH năm 2000 cao nhất chiếm 39,6% nhưng đến năm 2003 chỉ còn 28,3%. - Các hoạt động đầu tư vào danh mục tín phiếu KBNN ít được BHXH Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây, nếu như năm 1997 danh mục này chiếm tới 15,8% và giảm xuống còn 3,9% năm 1998. Thì kể từ đó trở lại đây danh mục này không được đầu tư một chút nào. Đây cũng là nguyên tắc đầu tư của quỹ BHXH. Nhận xét tổng quát về tình hình phân bổ vốn đầu tư của quỹ BHXH Việt Nam. Nhìn vào danh mục đầu tư trên, điều đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy là các lĩnh vực đầu tư của BHXH Việt Nam thời gian qua đã tuân theo quy định của Chính phủ một cách nghiêm chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh “sự nghiêm chỉnh” đó, chúng ta cũng dễ nhận thấy sự đơn điệu trong hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam. Trong những năm qua, hình thức đầu tư chủ yếu mà BHXH Việt Nam sử dụng là gián tiếp thông qua việc cho vay và mua công trái, trái phiếu, tín phiếu KBNN. Việc đầu tư trực tiếp vào công trình, các dự án hay doanh nghiệp chưa được BHXH Việt Nam thực hiện do chưa tìm được đối tác.Trong cấu trúc đầu tư thì phần lớn nguồn vốn đầu tư quỹ BHXH được tập trung vào quỹ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng thương mại quốc doanh; một phần khác được dùng cho Bộ Tài chính vay; phần còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể được dùng để mua công trái, trái phiếu và tín phiếu KBNN. Có hai lý do để lý giải cho tình trạng phân bổ vốn đầu tư của BHXH Việt Nam: Thứ nhất: Môi trường đầu tư tài chính ở nước ta chưa thuận lợi do thị trường tài chính chưa hoàn thiện; thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ được biết đến vào năm 2000. Các công cụ của thị trường tài chính còn rất hạn chế về số lượng, kỳ hạn và chủng loại. Thị trường bất động sản và cho vay tiềm ẩn nguy cơ lớn. Trong môi trường đầu tư như vậy, BHXH Việt Nam phần lớn chọn giải pháp an toàn hơn là gửi tiền vào ngân hàng thương mại, cho vay qua quỹ hỗ trợ phát triển, cho NSNN vay, mua trái phiếu, tín phiếu KBNN - những loại đầu tư được coi là an toàn nhất. Thứ hai: Hoạt động đầu tư quỹ BHXH cho đến nay về cơ bản vẫn mang tính bị động, theo sự chỉ định của Chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết phải kể đến là do cơ chế chính sách về hoạt động đầu tư quỹ BHXH còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Bên cạnh đó, tính chất mới mẻ và phức tạp của hoạt động đầu tư quỹ cũng là một nguyên nhân đáng kể bởi lẽ hầu hết các cán bộ BHXH chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 2.1.2.3. Đánh giá về hiệu quả đầu tư quỹ BHXH Việt Nam. Kết quả thu nhập đầu tư của BHXH Việt Nam vào tổng thu quỹ BHXH qua các năm từ 1997 đến năm 2002 được thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3: Thu nhập đầu tư từ tiền tạm thời nhàn rỗi của BHXH Việt Nam từ năm 1997 – 2003. Năm Tổng thu quỹ BHXH (tỷ đồng) Thu nhập từ đầu tư quỹ BHXH (tỷ đồng) Tỷ lệ thu nhập đầu tư trên tổng thu quỹ BHXH (%) 1997 3.495 209,8 6.0 1998 4.109 472,6 11,5 1999 4.675 665,7 14,2 2000 5.881 824,2 14,0 2001 8.030 864,9 10,8 2002 8.568 1.605,7 18,7 2003 10.983 1.911,698 17,4 Nguồn: tính từ các báo cáo tài chính của BHXH Việt Nam từ năm 1997 – 2003. Thu nhập đầu tư trong tổng thu quỹ BHXH tăng lên rất nhanh qua các năm. Nếu như năm 1997 tỷ lệ này chỉ chiếm 6% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên tới 17,4% gấp gần 3 lần so với năm 1997. Có thực trạng này là do những năm đầu khi mới tách ra khỏi NSNN số dư quỹ BHXH dùng để đầu tư còn nhỏ, nhưng những năm gần đây quy mô vốn đầu tư tăng nhanh và tỷ lệ lãi đầu tư càng hấp dẫn hơn vì vậy kết quả hoạt động đầu tư đã đóng góp đáng kể vào tổng thu quỹ BHXH. Số lãi thu được tính đến hết năm 2003 đạt 6.661.533 triệu đồng; không những góp phần bảo toàn và phát triển quỹ BHXH mà còn tạo nguồn kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của ngành BHXH, tạo điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này cho chúng ta khẳng định về tầm quan trọng của việc cần thiết phải khai thác triệt để và nâng cao hiệu quả đầu tư nhàn rỗi của BHXH Việt Nam. - Hiệu suất sinh lời mà BHXH Việt Nam đạt được phần lớn các năm đã đảm bảo được sự an toàn về giá trị vốn. 2.1.2.4.Nhận xét chung về đầu tư của quỹ BHXH Việt Nam Những nghiên cứu về hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam có thể rút ra những nhận xét. Thứ nhất: BHXH Việt Nam chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động đầu tư tiền nhàn rỗi, do vậy trong một thời gian dài BHXH Việt Nam vẫn chưa thực hiện việc chuyên môn hoá hoạt động đầu tư. Thứ hai: BHXH Việt Nam chưa có sự tách biệt rõ ràng các loại nguồn vốn đầu tư theo các chế độ bảo hiểm dài hạn hoặc ngắn hạn. Việc không phân định rõ nguồn vốn đầu tư trong tong chế độ bảo hiểm sẽ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả hoàn toàn thiếu chính xác. Nếu đánh giá hiệu quả chung của toàn bộ vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng không tích cực đến các danh mục mà thực chất đem lại hiệu quả đầu tư rất tích cực. Thứ ba: Tính chuyên nghiệp của các hoạt động đầu tư còn hạn chế. BHXH Việt Nam chưa thành lập được ban đầu tư hoặc công ty đầu tư chuyên nghiệp mà toàn bộ hoạt động đầu tư được giao cho Ban kế hoạch tài chính đảm nhận. Việc này sẽ gây cản trở trong việc sử dụng tốt nguồn vốn cho hoạt động đầu tư quỹ, thiếu sự gắn kết giữa các bộ phận thu, chi và đầu tư tài chính. Thứ tư: Việc quản lý ngân quỹ của BHXH Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, nên chưa huy động triệt để nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi vào hoạt động đầu tư. Để có thể phát huy tối đa các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi thì đòi hỏi BHXH Việt Nam cần có sự quản lý ngân quỹ một cách khoa học. Tức là phải xác định được lượng tồn quỹ nhỏ nhất và nhanh chóng đưa tất cả các khoản tiền dư thừa tạm thời vào đầu tư. Muốn làm được điều này, đòi hỏi BHXH Việt Nam phải có bộ phận kế toán quản trị và bộ phận quản lý ngân quỹ được chuyên môn hoá. Trên thực tế từ trước tới nay BHXH Việt Nam chưa chú ý đến vấn đề quản lý này. Thứ năm: BHXH Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư trái phiếu hiệu quả đối với nguồn vốn dài hạn. Dễ nhận thấy sự mất cân đối giữa các khoản tiền nhàn rỗi dài hạn lại được đảm bảo bằng các khoản đầu tư ngắn hạn trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Nếu so sánh lợi suất đầu tư quỹ BHXH với lãi suất cho vay của ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển thì lợi suất đầu tư quỹ BHXH Việt Nam hoàn toàn chưa có ưu thế. Bảng 2.4: Lãi suất của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và lãi suất của quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam. Lãi suất của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Lãi suất của quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam Thời kỳ Lãi suất/ năm (%) Thời kỳ Lãi suất/ năm (%) 04/01/1999-26/01/2000 8,4 08/07/1999-31/12/1999 9,72 27/01/2000-26/10/2000 7,2 01/01/2000-01/03/2000 9,0 27/10/2000-17/01/2001 6,6 02/03/2000-23/05/2001 7,0 18/01/2001-14/05/2002 7,2 24/05/2001-31/12/2002 5,4 15/05/2002-12/11/2002 7,2 Nguồn: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam. Trên thực tế nhìn bề ngoài các trái phiếu có lãi suất không cao hơn tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 0,6%/tháng (tương đương 7,2%/năm), song đầu tư vào trái phiếu là một loại đầu tư dài hạn không chịu sự rủi ro của lãi suất. Ngược lại lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng có sự biến động thường xuyên. Sự biến động về lãi suất là một rủi ro lớn đối với các khoản đầu tư dài hạn của BHXH Việt Nam. Bởi vậy BHXH Việt Nam cần phải có sự tập trung hơn nữa vào thị trường trái phiếu để đầu tư một cách an toàn và chắc chắn nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi đang được sinh ra một cách mạnh mẽ. Từ thực tế trên cho ta thấy, để ổn định công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH thì quỹ nên thành lập một tổ chức chuyên trách thực hiện công tác đầu tư, giúp quỹ mở rộng được nguồn thu từ chính lượng tiền tạm thời nhàn rỗi. Để ra quyết định thành lập quỹ nên nghiên cứu kỹ mô hình tổ chức của các nước trên thế giới để lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. 2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. 2.2.1. Malaysia Để thực hiện các chế độ BHXH, Malaysia có 3 tổ chức đảm nhiệm: - Quỹ dự phòng cho người lao động (EPF) trực thuộc Bộ Tài chính - Tổ chức an sinh xã hội (SOCSO) trực thuộc Bộ Lao động - Vụ hưu trí thuộc Bộ Tài chính. Trong 3 tổ chức này có 2 tổ chức thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ đó là EPF và SOCSO. * Quỹ dự phòng cho người lao động(EPF) EPF là hệ thống tiết kiệm quốc gia bắt buộc. Về thực chất đây là quỹ tiết kiệm của người lao động. Quỹ này hoạt động thông qua sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. Phần đóng góp hàng tháng này được giữ lại tại tài khoản đóng góp của mỗi cá nhân và nó được đem đầu tư, tái đầu tư. Hàng năm khoản tiền lãi được đưa vào tài khoản của mỗi cá nhân, các khoản đóng góp cùng với tiền lãi dồn lại cho người tham gia. - Mô hình tổ chức quỹ EPF. Quỹ dự phòng cho người lao động được thành lập ngày 01/10/1931 theo sắc lệnh EPF. Năm 1991, sắc lệnh này được thay thế bằng Luật EPF. EPF là quỹ dự phòng lâu đời nhất trên thế giới. Uỷ ban EPF là cơ quan quản lý quỹ dự phòng cho người lao động. Uỷ ban này bao gồm: 1 chủ tịch; 1 phó chủ tịch; 5 đại diện cho chính phủ; 5 người cho chủ sử dụng lao động; 5 người đại diện cho người lao động; 3 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm. Trong uỷ ban này, còn có một ban đầu tư quỹ. Ban đầu tư có: 1 trưởng ban là phó giám đốc EPF; 1 người đại diện cho Bộ Tài chính; 1 người đại diện cho ngân hàng Trung ương và 3 chuyên gia về lĩnh vực tài chính, đầu tư. Các thành viên của uỷ ban và Ban đầu tư đều do Bộ Tài chính bổ nhiệm. - Cơ chế hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ EPF. Hàng tháng chủ sử dụng lao động đóng 5% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm và người lao động đóng 1% tiền lương tháng của bản thân. Toàn bộ khoản tiền đóng góp này được phân bổ đưa vào 3 tài khoản sau: Tài khoản I Tài khoản II Tài khoản III 60% số tiền đóng góp 30% số tiền đóng góp 10% số tiền đóng góp Chỉ có thể được rút tiền khi đến tuổi về hưu (55 tuổi) Có thể được rút để mua nhà khi đủ 50 tuổi Dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ Số tiền người lao động được rút ra bằng cả gốc và lãi. Lãi suất EPF > lãi suất ngân hàng > tỷ lệ lạm phát. Vốn nhàn rỗi của quỹ EPF được phép đầu tư vào một số lĩnh vực sau đây: + Mua trái phiếu Chính phủ. +Cho vay (tổ chức, cá nhân) +Tham gia thị trường chứng khoán. + Tham gia thị trường bất động sản. Hình thức phổ biến là tự xây dựng các khách sạn để cho thuê, xây dựng các khu nghỉ mát, du lịch để kinh doanh. Nhìn chung, các dự án đầu tư của EPF đều phải được sự đồng ý của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. Một số dự án nhỏ Chính phủ phân cấp cho EPF được lựa chọn phương án đầu tư nhưng phải tự chịu trách nhiệm. * Cơ quan an sinh xã hội (SOCSO) - Mô hình tổ chức. Đây là tổ chức của Chính phủ được thành lập từ năm 1971, trực thuộc Bộ Lao động. SOCSO quản lý chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, tàn tật. Việc chỉ đạo và giám sát chung của tổ chức này được giao cho Uỷ ban SOCSO thực hiện. Uỷ ban này gồm có: 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch đại diện cho Bộ Lao động, 1 người đại diện cho Bộ Tài chính; 1 người đại diện cho Bộ Y tế; 4 người đại diện cho người lao động và 4 người đại diện cho người sử dụng lao động. Các thành viên này đều do Bộ trưởng Bộ Lao động bổ nhiệm; 3 chuyên gia về lĩnh vực an sinh xã hội. - Cơ chế hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. - Hàng tháng, chủ sử dụng lao đóng 1,75% tổng quỹ tiền lương và người lao động đóng 0,5% tiền lương của bản thân mình vào tổ chức SOCSO. SOCSO là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN. SOCSO chỉ được NSNN trợ cấp năm đầu tiên khi mới thành lập để chi cho các chế độ, chi bộ máy, chi xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Từ năm thứ 2, SOCSO phải tự lập hoàn toàn, kết quả hoạt động của SOCSO năm 1996 như sau: thu 757 triệu RM: chi 316 triệu RM; lãi suất đầu tư 200 triệu RM. Các biện pháp đầu tư SOCSO đều phải được sự đồng ý của Chính phủ và chủ yếu được đầu tư vào các hoạt động sau: + Mua trái phiếu, bao gồm các loại sau: 1. Trái phiếu Chính phủ. 2. Trái phiếu KLIA (K.L international airport). + Tiền gửi cố định. + Các khoản cho vay dài hạn. + Đóng góp vào các công ty cổ phần. + Đầu tư vào thị trường chứng khoán. + Đầu tư vào các ngành công nghệ cao. + Đầu tư vào bất động sản (chủ yếu cho các công ty xây dựng vay vốn, vốn SOCSO không trực tiếp xây dựng, kinh doanh nhà của). 2.2.2. Philippine. Để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, ở Philippine có hai hệ thống: - Hệ thống an sinh xã hội (SSS) đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khu vực tư nhân và lao động tự do. - Hệ thống BHXH phục vụ nhà nước (GSIS) đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khu vực Nhà nước. Luận văn chỉ xin đi vào nghiên cứu mô tổ chức và cơ chế đầu tư tăng trưởng của hệ thống an sinh xã hội SSS. * Mô hình tổ chức: SSS được quản lý theo cơ chế tập trung: Trung ương quản lý đối tượng, quản lý thu, chi, đầu tư tăng trưởng quỹ, quản lý nhân lực. Các chi nhánh cấp dưới như tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ trực tiếp đăng ký, xử lý thông tin ban đầu, thực hiện giao dịch với các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA8.doc
Tài liệu liên quan