Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 3

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 3

1.1.1.1 Hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại 3

1.1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng 4

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 4

1.1. 3 Phân lọai cho vay tiêu dùng 6

1.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay tiêu dùng 12

Chương 2: Thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 21

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 21

2.1.1 Lịch sử phát triển của ngân hàng 21

2.1.2 Một số hoạt hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 26

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 31

2.2.1 Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng 31

2.2.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 35

2.2.3.1 Quy mô tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. 35

2.2.3.2 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 36

2.2.3.3 Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng 38

2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 41

2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Kết quả đạt được 43

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt độngcho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kĩ Thương Việt Nam 47

3.1 Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng kĩ Thương Việt Nam 47

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 47

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Kĩ Thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 48

3.2 Giải pháp nhằm mở rộng cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 51

3.3 Kiến nghị 59

Kết luận 61

Tài liệu tham khảo 62

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Năm 2003 ngân hàng chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.Năm 2004 ngân hàng ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus ngày 13/12/2004. Đồng thời thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. Đến 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 Liên tiếp ngân hàng nhận được các giải thưởng lớn trong nước và ngoài nước trao tặng. Ngày 16/8/2006 Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam được xếp hạng bởi Moody’s. - Tháng 5/2006, Techcombank vinh dự nhận Cúp Vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chứng nhận. - Tháng 5/2006, Wachovia trao danh hiệu “Ngân hàng có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005” cho Techcombank - Ngày 26/04/2006, Techcombank đã được Citibank trao giải thưởng "Ngân hàng có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005". Đây là lần thứ hai Citibank trao giải thưởng này cho Techcombank. - Ngày 12/04/06, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Techcombank là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. - Ngày 27/02/2006, Techcombank được The Bank Of NewYorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift. The Bank Of NewYorks cũng đã từng trao chứng nhận “Ngân hàng có hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế với tỷ lệ STP cao” cho Techcombank trong các năm 2003 và 2004 (STP – Straight Through Proccessing). - Tháng 9/2007, Techcombank đã nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006” từ Citibank. - Tháng 4/2007, Techcombank nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006”. - Tháng 3/2007, Techcombank là ngân hàng Việt nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Đến năm 2008 ngân hàng tiếp tục có những bước chuyển biến mới - 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn - Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, … - 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng - 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng - 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng   Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5 tỷ USD. Techcombank hiện đang thực hiện cung cấp dịch vụ cho vay đối với khoảng 13.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.       Với khách hàng cá nhân, Techcombanh cung ứng trọn bộ các sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng, Ngân hàng bảo quản tài sản trên công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích , trong đó sản phẩm chính là cho vay tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.  Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất và hoạt động có hiệu quả nhất . Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu cao hiện nay, được xây dựng trên cơ sở như  quyền lợi của các bên tham gia được đảm bảo, sự tham gia của ban lãnh đạo, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu…   Chức năng, nhiệm vụ. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị được đại hội cổ đông bầu ra, đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của ngân hàng mà trong đó chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí quản trị cao cấp trong ngân hàng, đồng thời đề ra các chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn một kỳ. Để thực hiện chức năng của mình, HĐQT cũng uỷ quyền cho các uỷ ban do hội đồng lập ra và thực thi các chiến lược phát triển ngân hàng. Ban kiểm soát : được đại hội cổ đông bầu ra với nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng của hội đồng quản trị nhằm đảm bảo các hoạt động của hội đồng quản trị nói riêng và cả ngân hàng nói chung, tuân thủ các chính sách của nhà nước và các đường lối do đại hội đồng đã thông qua. Các hội đồng, uỷ ban: do hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đề ra. Trong các hội đồng, uỷ ban của Techcombank phải kể đến 2 cơ quan rất quan trọng: đó là Uỷ ban quản lý TS nợ và TS có và hội đồng tín dụng. - Uỷ ban quản lý TS nợ và TS có: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết TS của ngân hàng, tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng. - Hội đồng tín dụng: đưa ra quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng, xét cấp tín dụng, quyết định biện pháp xử lý nợ tại các chi nhánh. Ban tổng giám đốc: bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động hàng ngày của ngân hàng và được trợ giúp hoạt động từ các phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn khác. Các khối phòng ban hội sở: Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Khối quản trị nguồn nhân lực. Khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro. Khối vận hành. Khối tham mưu. Trung tâm ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ Ngân hàng Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ. Trung tâm quản lý nguồn vốn và giao dịch trên thị truờng tài chính Một số hoạt hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Bảng 1: Tình hình hoạt động của Techcombank Đơn vị:: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản 17.326 29.761 59.523 Vốn điều lệ 618 1.500 2.524 Tổng doanh thu 1.463 2.598 3.165 Lợi nhuận trước thuế 356 709 1600 (Báo cáo thường niên 2006-2008) Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Nhìn vào bảng số liệu kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm ta thấy. Đến hết tháng 12.2008, tổng tài sản của Techcombank đã đạt con số 59.523 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2007. Vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 110% so với cuối năm 2007, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bao gồm cả dự phỏng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoán thì đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so với mức lợi nhuận của năm 2007, vượt 26,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 là một năm thành công của ngân hàng đối với các sản phẩm dịch vụ, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế nhưng doanh thu từ khu vực này tăng 180% so với năm 2007, đạt 567 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong các ngân hàng có mức thu dịch vụ tốt nhất. Hoạt động huy động vốn Trong những năm qua nhìn chung hoạt động huy động vốn của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định đảm bảo tăng trưởng toàn diện cho ngân hàng. Tổng lượng vốn huy động hàng năm liên tục tăng. Hiện nay tổng số vốn huy động đã lên đên 41.091 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 26.089 tỷ đồng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 15.002 34.586 41.091 Tổng dư nợ tín dụng 8.806 20.207 26.022 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2006-2008) Hoạt động cho vay của ngân hàng Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong những ngân hàng hiện nay kiểm soát tốt thanh khoản và nợ xấu và nhờ đó ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất như mua trái phiếu bắt buộc của ngân hàng Nhà nước. Có thể thấy, quy mô, mức độ tín nhiệm và chất lượng dịch vụ của Techcombank đã không ngừng được nâng cao. Hoạt động của ngân hàng cá nhân: Mục tiêu của ngân hàng trong giai doạn năm 2005-2010 là tiếp tục đẩy mạnh định hướng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, do đó dịch vụ cá nhân luôn luôn có những bước phát triển mãnh mẽ. Năm 2006 với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, khoản tiền nhàn rối huy động được từ dân cư trước đây nay bị khách hàng rút ra để đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó số tiền ngân hàng cho vay chứng khoán cũng tăng lên. Ngân hàng đứng trước những thử thách khó khăn về vốn. Cho nên huy động vốn là nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng ở giai đoạn này.Tuy nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng và hoạt động thẻ được chú trọng và liên tục phát triển. Đây cũng là thế mạnh của ngân hàng. Sang năm 2007 hoạt động phát hành thẻ đạt kết quả tốt. Tổng số thẻ phát hàng ra đạt 200.000 thẻ, tăng gần 300% so với năm 2006. Không những thế hoạt động cho vay vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao. Một điều đáng mừng là cùng năm 2007 Nhà nước quy định việc trả lương qua tài khoản ngân hàng. Chính điều này đã tạo ra cho Ngân hàng Techcombank một thị trường rộng lớn và nâng cao hình ảnh của ngân hàng mình trong lòng khách hàng. Sang năm 2008 Ngân hàng techcombank tiếp tục giới thiệu các sản phẩm thẻ và thu hút được một lượng lớn khách hàng, đồng thời chú trọng nhiều hơn vào thị trương cho vay tiêu dùng sau một thời gian khủng hoảng. Ngân hàng thực hiện liên kết nhiều hơn với các nhà đầu tư, và các doanh nghệp để tạo điều kiện cho khách hàng khi vay mua các sản phẩm mua nhà,mua ô tô…Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp cũng được tăng cường. Hoạt động cho vay doanh nghiệp Ngân hàng đã thay đổi mô hình tổ chức cơ cấu của khối cho vay doanh nghiệp, phân công chuyên môn hóa hơn, tăng cường phục vụ một số lượng lớn khách hàng. Ngân hàng cũng tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm hiện có của mình. Huy động vốn từ doanh nghiệp luôn tăng. Nếu như năm 2006 đạt 6.134,15 tỷ đồng thì năm 2007 lên đến 12.228,43 tỷ đồng chiếm hơn 60% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Đến năm 2008 thì đã tăng lên 16.132 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn về tốc độ tăng trưởng này Biểu 2.2 : Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2006-2008 tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Hoạt động thanh toán quốc tế Không chỉ chú trọng vào hoạt động cho vay, ngân hàng còn có những thành quả nhất định trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam đạt giải ngân hàng thanh toán quốc tế do Citibank trao tặng. Đây là lần thứ 5 liên tiếp ngân hàngTechcombank nhận được giải thưởng này. Hiện nay tại ngân hàng dịch vụ thanh toán quốc tế đóng góp tới gần 50% doanh thu dịch vụ , tỷ lệ điện chuẩn tuyệt đối là 99,9%. Điều này chứng tỏ được uy tín và phong cách làm việc chính xác chuyên nghiệp của ngân hàng Mới đây ngày 9/4/2009 Techcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán biên mậu với Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), các giao dịch mậu dịch biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc sẽ được phép thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi nước. Cho thấy nỗ lực không ngừng của ngân hàng Techcombank nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. 2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 2.2.1 Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngân hàng Techcombank đã đưa ra các nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng bao gồm: Vay mua ô tô Đặc điểm cho vay mua ô tô: Hạn mức vay tối đa Thời hạn vay tối đa Áp dụng cho loại tài sản đảm bảo 80% tùy theo từng thời kỳ Nhà, quyền sử dụng đất 75% tùy theo từng thời kỳ Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng). 70% tùy theo từng thời kỳ Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng). 65% tùy theo từng thời kỳ Xe đã qua sử dụng (xe nhập khẩu dưới 5000km, xe phục vụ hội nghị cao cấp, đấu thầu). 50% tùy theo từng thời kỳ Xe đã qua sử dụng (xe mua đi bán lại, xe có linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc). Khách hàng chỉ cần đảm bảo bằng chiếc xe đang đi của mình. Nếu như vay trong thời gian ngắn hạn, khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng và lịch trả gốc sẽ do hai bên thỏa thuận. Còn cho vay trung và dài hạn, khách hàng sẽ trả gốc và lãi hàng tháng hoặc quý. Đồng thời khách hàng cũng được phép trả góp khoản vay. Khách hàng chỉ cần có 40% giá trị chiếc xe mong muốn Techcombank sẽ hỗ trợ khách hàng phần còn lại. Vay mua nhà Ngân hàng cho vay tối đa lên tới 60% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá 2 tỷ đồng đối với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng đối với trường hợp mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, và tối thiểu là 30 triệu đồng. Gia đình trẻ Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên tới 1.500.000.000 VND đáp ứng nhu cầu trọn gói của cá nhân và gia đình về nhà ở, trang bị đồ dùng gia đình, ô tô. Tỷ lệ cho vay tối đa: 60% tổng nhu cầu vốn vay mua nhà, 80% tổng nhu cầu vốn vay mua ô tô (theo chương trình Ô tô xịn), 50% tổng nhu cầu vốn vay mua sắm trang thiết bị sinh hoạt (tối thiểu vay mua trang thiết bị là 30 triệu đồng). Đối tượng cho vay chủ yếu là các gia đình trẻ. Ngoài lãi, khách hàng chỉ phải thanh toán 15% vốn gốc trong ¼ thời gian đầu và 25%, 30% và 30% trong các ¼ thời gian còn lại. Mua nhà trả góp Đặc điểm Khác hàng không cần đặt cọc, không tài sản đảm bảo Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên đến 200 triệu đồng, tối thiểu 20 triệu đồng. Thời hạn vay : tối đa 36 tháng. Lãi suất: cố định trên dư nợ giảm dần hoặc dư nợ ban đầu Ứng trước tài khoản Khách hàng được phép chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản cá nhân và có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào – qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc rút trực tiếp tại các điểm giao dịch của Ngân hàng Khách hàng chỉ phải trả lãi cho thời gian sử dụng tiền thực tế. Hai hình thức của F@stAdvance: Có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F1): Giá trị hạn mức được xác định tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng nhưng tối đa không quá 300 triệu VND. Không có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F2): Khách hàng sử dụng uy tín của mình để đảm bảo cho hạn mức ứng trước, hoặc được cơ quan đang công tác bảo lãnh. Hạn mức ứng trước tối đa 4-5 tháng lương nhưng không quá 100 triệu VND. Du học Ngân hàng cho người vay tối đa : 50% học phí của khóa học . Thời hạn cho vay tối đa 48 tháng . Lãi suất cho vay là cố định trong năm đầu tiên. Trong thời gian học, học viên không phải trả gốc vay. Hàng tháng phải trả lãi tiền vay. Trả gốc vốn vay từng phần sau khi kết thúc chương trình học. Thời gian trả toàn bộ gốc vay không quá 24 tháng kể từ khi kết thúc khóa học 2.2.2 Quy trình tín dụng của ngân hàng Bước 1: tiếp nhận hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ mà khách hàng đưa đến Trao đổi với khách hàng về thủ tục vay vốn và các quy định tính lãi của ngân hàng Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng Phương án kinh doanh và nguồn trả nợ Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo Các giấy tờ cần thiết khác Bước 2: Thẩm định các khoản vay Đầu tiên cán bộ tín dụng cần thẩm định tư các pháp lý của khách hàng. Sau đó thẩm định tình tình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách xem xét các báo cáo tài chính, nguồn thu nhập của khách hàng. Thẩm định phương án vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn: Xem xét tính thích hợp của các phương án kinh doanh, so sánh nhu cầu vốn và vốn tự có của cá nhân, kế hoạch trả nợ của khách hàng. Mặt khác phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của về hồ sơ mà ngân hàng cung cấp. Bước 3: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải ngân Hoàn thiện các giấy tờ cho vay cần thiết cho thủ tục phê duyệt theo quyết định cho vay chính thức của ngân hàng Kiểm tra các thông tin của khách hàng,các báo cáo tài chính, kiểm tra hiện trạng của tài sản đảm bảo Sau đó ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với ngân hàng dựa trên các điều kiện đã thỏa thuận. Sau đó cán bộ tín dụng đưa hợp đồng và khế ước lên cho phòng hạch toán để tiến hàng thu phí và giải ngân Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi kí hợp đồng tín dụng đã được kí kết.giải ngân là phát tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng được cam kết. Nó cũng là khâu quan trọng vì nó giúp kiểm tra các sai sót của các khâu trước đó. Bước 4: Theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động sử dụng tiền vay Cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động sử dụng khoản vay của ngân hàng. Đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết Bước 5: Xử lý khoản vay có vấn đề Đối với các khoản vay có vấn đề như khách hàng tẩu tán tài sản đảm bảo,khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì cán bộ tín dụng của ngân hàng cần kiểm tra lại tài sản và vốn của ngân hàng và viết tờ trình thẩm định cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển nợ Bước 6: Thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo Cán bộ tín dụng phải đôn đốc khách hàng trả nợ trước thời hạn 5 đên 15 ngày. Đôn đốc vệc trả nợ của khách hàng và thu lãi theo định kì của khoản vay. Khâu này có 3 bước Thu nợ : Ngân hàng hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo hình thức cho vay và điều kiện khoản vay mà ngân hàng thỏa thuận và lựa chọn hình thức thu nợ. Tái xét hợp đồng tín dụng : thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng, tín dụng phát hiện rủi ro. Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn hợp đồng và khách hàng hoàn trả nghia vụ trả nợ thì ngân hàng là thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản. Bước 7: Tất toán khoản vay Ngân hàng sẽ tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết lãi và gốc cho ngân hàn Bước 8: Chế độ lưu trữ báo cáo khoản vay 2.2.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 2.2.3.1 Quy mô tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. Quy mô khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng nhanh trong các năm gần đây. Nếu như năm 2006 số lượng khách hàng đến với ngân hàng chỉ là 1.020 lượt người thì đến năm 2007 con số ngày đã tăng lên 1.455 khách hàng. Đến năm 2008 cùng với sự phát triển mạnh của thương hiệu Techcombank , người dân cũng biết nhiều hơn nên số lượng khách hàng tăng lên 1.831 người. Như vậy trong vòng ba năm số lượng khách hàng đã tăng lên rất nhanh. Điều này cũng chứng tỏ được uy tín và chất lượng của ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng cũng đã đáp ứng nhu cầu đông đảo của bộ phận không nhỏ dân cư. Biểu 2.3 : Số lượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Techcombank. 2.2.3.2 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 8.806 20.207 26.022 Dư nợ cho khách hàng cá nhân 2.817 5.915 13.689 Tốc độ 87.05% 110,53% 130,42% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2006 – 2008) Biểu 2.4 Dư nợ tín dụng của ngân hàng Techcombank 2006-2008 Trong những năm gần đây ngân hàng tăng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân lên rất cao. Năm 2006 dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân đạt 2.817 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt được 5.915 tỷ đồng, tăng 110,53%. Sang năm 2008 dư nợ tín dụng cá nhân tăng mạnh đạt tỷ lệ 130.42%. Đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống ngân hàng Techcombank trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hiện nay. Biểu 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Techcombank 2.2.3.3 Doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Doanh số cho vay theo sản phẩm của ngân hàng Techcombank STT Mục đích vay vốn 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) 1 Mua nhà 704,25 25% 1597,05 27% 3969,81 29% 2 Mua ô tô 1183,14 42% 3016,65 51% 7255,17 53% 3 Du học 84,51 3% 177,45 3% 547,56 4% 4 Chứng khoán 394,38 14% 354,9 6% 273,78 2% 5 Kinh doanh 253,53 9% 591,5 10% 1232,01 9% 6 Khác 197,19 7% 177,45 3% 410,67 3% Tổng 2817 100% 5915 100% 13689 100% (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank năm 2006-2008) Sản phẩm cho vay mua ô tô là sản phẩm có doanh thu lớn nhất trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Năm 2006 doanh thu mua ô tô la 1183,14tỷ đồng, đến năm 2007 danh thu từ hạt động này đã tăng lên 3016,65 tỷ,tăng 51%. Không dừng lại ở đó nhu cầu mua ô tô của người dân ngày càng gia tăng năm 2008 đã tăng lên 7255,17 tỷ đồng. Đây là một kết quả phản ánh rõ nhu câu tiêu dùng của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. Đối với sản phẩm vay mua nhà trả góp. Đây là sản phẩm hấp dẫn rất lớn đối với khách hàng. Thời hạn cho khoản vay thường dài tạo điều kện cho cả những người thu nhập thấp. Năm 2006 doanh thu đạt được là 704,25 tỷ đồng. Sang năm 2007 doanh thu đạt được là 1597,05 tỷ, tăng từ 25% lên 27% . Mặc dù năm 2008 tình hình kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Vào đầu năm giá đất tăng cao và diễn biến phức tạp làm cho hoạt động của vay mua bất động sản giảm mạnh. Tuy nhiên đến cuối năm 2008 thì giá đất trên thị trường có có xu hướng giảm. Người dân có nhu cầu mua nhà cũng vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy kết quả kinh doanh khả quan hơn, năm 2008 doanh thu đạt lên đến 3969,81 tỷ đồng. Đối với sản phẩm cho vay mua chứng khoán thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Năm 2006 hoạt động cho vay chứng khoán của ngân hàng đạt 394,38 tỷ đồng ,chiếm 9% tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên do năm 2007 và năm 2008 hoạt động của thị trường chứng khoán có dấu hiệu đi xuống cho nên nhu cầu đầu tư chứng khoán của người dân cũng giảm mạnh. Cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 6% năm 2007 và 2% năm 2008 đối với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sản phẩm cho vay du học cũng không phải là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngân hàng. Sản phẩm này chỉ dao động khoảng 3%, 4% dư nợ cho vay tiêu dùng. Hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh thì cũng có sự tăng trưởng nhẹ. Năm 2006 chiếm doanh số đạt được là 253,53tỷ đồng. Năm 2007 doanh số đạt được 591,5 tỷ đồng và năm 2008 là 1232,01tỷ đồng. Điều này chứng tỏ nhu cầu kinh doanh của người dân ngày càng tăng Đối với các sản phẩm khác thì từ năm 2007 một loạt sản phẩm cho vay tiêu dùng ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh số năm 2006 là 197,19 tỷ đồng. Các năm 2007 và 2008 liên tục tăng nhanh. Các sản phẩm này được thiết kế theo hướng chuyên biệt hóa và đơn giản hóa quy trình hơn. Lần đầu tiên ngân hàng Techcombank đã thử nghiệm triển khai mô hình “booth” cho vay lưu động tại các trung tâm siêu thị và các của hàng bán lẻ dùng đòn bẩy là các sản phẩm này. Biểu 2.6 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam năm 2008 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Dư nợ khách hàng cá nhân 2.817 5.915 13.689 Cho vay ngắn hạn 939 2.342 4675 Cho vay trung và dài hạn 1878 4573 10.014 ( Nguồn: Báo cáo thường niên năm ngân hàng Techcombank 2006-2008) Biểu 2.7 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn Tại ngân hàng thì các khoản vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là khách hàng thường tham gia các khoản vay vì mục đích mua nhà, du học hoặc mua phương tiện đi lại. Năm 2006 doanh thu đạt được từ cho vay tín dụng trung và dài hạn là 1.878 tỷ đồng nhưng đến năm 2007, 2008 lần lượt tăng là 4.573 và 10.014 tỷ đồng. Bên cạnh đó các khoản vay ngắn hạn cũng liên tục tăng. 2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Theo quy đinh của ngân hàng Nhà Nước , ngân hàng Kĩ Thương cũng phân loại thành từng nhóm nợ khác nhau Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ dự phòng Nợ đủ tiêu chuẩn Trong hạn hoặc qua hạn 10 ngày 0% Nợ cẩn chú ý Quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc Được cơ cấu trả nợ lần thứ 1 5% Nợ dưới tiêu chuẩn Quá hạn từ 91 đến 180 ngày Được cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ nhất ngoại trừ các khoản cho vay có thời hạn trả nợ được cơ cấu đã được phân loại vào nợ nhóm 2 20% Nợ nghi ngờ Quá hạn từ 181 đến 360 ngày Được cơ cấu trả nợ lần thứ nhất và quá hạn dưới 90 ngày tính từ thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lần thứ nhất Được cơ cấu nợ lần thứ 2 50% Nợ có khả năng mất vốn Quá hạn trên 360 ngày Các khoản nợ khoanh , nợ cần chú ý Nợ được cơ cấu lần 2 và bị quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3235.doc.doc
Tài liệu liên quan