Luận văn Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam

Toà tháp cao nhất Singapore cho phép ta ngắm toàn cảnh Singapore, đảo Sentosa, và các đảo ở phía Nam. Tháp Carlsberg Sky Tower có thể trở 72 người trong mét cabin có điều hoà không khí. Mỗi chuyến đi mất khoảng bẩy phút. Dù là ngày hay đêm, quang cảnh nhìn từ trên tháp đều rất tuyệt vời. Nằm ngay cạnh trạm cáp treo đến Sentosa, tháp Carlsberg Sky đem lại cho khách du lịch tới đất nước này những thông tin bổ Ých về những địa điểm tham quan lý thó. Và đây là một trong các thông số kĩ thuật đáng quan tâm của ngọn tháp:

Chiều cao tháp: 110 m ; Tầm nhìn: 131 m so với mực nước biển;

Đường kính cột tháp: 2.5 m; Đường kính móng: 15 m

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chính thức trên thị trường của nước “Newater”, với hơn 6 vạn chai được phát không cho các cư dân của thành phố sạch đẹp nhất thế giới này. Quá trình cho ra đời các chai Newater được tiến hành thông qua nhiều công đoạn lọc và xử lý nghiêm ngặt. Khâu đầu tiên là vi lọc, được dùng để loại bỏ các chất thải rắn, vi khuẩn, virus và các thực thể đơn bào. Khâu thứ hai là lọc thẩm thấu, được dùng để tách các muối khoáng hoà tan, các hợp chất hữu cơ các loại siêu virus và các vi khuẩn sót lại của công đoạn trước. Ở khâu cuối cùng, toàn bộ lượng nước thải tái sinh sẽ được đưa ra phòng chiếu xạ để diệt trùng. Tất cả các khâu của quy trình sản xuất nước thải tái sinh Newater dùng cho mục đích sinh hoạt đều đã được kiểm định bởi một nhóm chuyên gia quốc tế do chính phủ Singapore chỉ định. Theo kết quả phân tích, chất lượng nước Newater phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh hoạt. Ngoài hai nhà máy sản xuất nước thải tái sinh Newater trước kia, Cơ quan công chính Singapore đã xây dựng tiếp hai nhà máy mới trong năm 2003 và hai nhà máy vào các năm tiếp theo. Nhờ đó, Singapore trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới cung cấp nước thải tái sinh dùng cho sinh hoạt của dân chúng. Mỹ là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này với chương trình nước thải tái sinh cho cư dân QuËn Cam, Nam Califomia, được hoàn thành vào năm 1976. Với hệ thống cung cấp nước thải tái sinh Newater, Singapore sẽ giảm được sù phụ thuộc vào nguồn nước của Malaysia khi thoả thuận mua nước giữa hai quốc gia này kết thúc vào năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2000, Singapore đã khởi công xây dựng hệ thống thoát nước trị giá 7 tỷ Đô-la Singapore nhằm phát triển hệ thống vệ sinh của quốc đảo này. Hệ thống thoát nước bằng đường hầm ngầm này sẽ được xây dùng trong hai giai đoạn trong vòng 15 năm. Theo thiết kế, lượng chất thải sẽ được xử lý tại 2 cơ sở xử lý tập trung ở phía Đông và Tây Nam Singapore. Sau khi hoàn thành, hệ thống xử lý này sẽ giúp giải phóng mặt bằng từng là nơi lắp đặt hơn 100 trạm bơm cấp trung và các phương tiện xử lý chất thải trong cả nước, đồng thời giúp giảm giá vận hành, tiết kiệm được 5,2 tỷ Đô-la Singapore. Với những quan tâm đó từ phía Chính phủ, trong năm 2005, Singapore đã khánh thành nhà máy lọc nước biển đầu tiên ở nước này, với tầm cỡ lớn nhất Châu Á. Với chi phí xây dựng 119 triệu USD, nhà máy này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp 1/10 lượng nước dùng trên đảo quốc, tức 30 triệu galông nước (1 galông = 3,8 lít Mỹ) mỗi ngày, bổ sung vào ba nguồn truyền thống là nước nhập, nước tái xử lý và nước từ kênh đào, sông... Nguyên tắc hoạt động của nhà máy này là lấy nước biển, cho qua hệ thống lọc và thẩm thấu hai lần muối và các khoáng chất khác, sau đó thêm vào nước một Ýt khoáng chất quan trọng như fluoride… cho nó có mùi vị giống nước máy bình thường. Ngoài mục tiêu cung cấp nước dùng, các kế hoạch tái xử lý nước còn nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của Singapore và giúp các công ty về tái xử lý nước có kinh nghiệm để cạnh tranh trên trường quốc tế. 2. Môi trường xã hội Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người và con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp ngành khác nhau, định hướng cho hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với loài sinh vật khác Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006 . Môi trường xã hội từ đó bao hàm nhiều mặt hoạt động liên quan tới những vấn đề từ giáo dục, đào tạo, chính sách, hợp tác …của Chính phủ để nhằm tạo ra được một mối quan hệ tốt giữa con người và thiên nhiên. Mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa Êy đem lại lợi Ých cho cả hai phía. Phía con người được giáo dục, tuyên truyền hợp lí, đúng mức sẽ đưa những hoạt động kinh tế của mình vào trong khuôn khổ bảo vệ và gìn giữ môi trường xung quanh, nhờ đó phía môi trường thiên nhiên sẽ có điều kiện tốt để phát triển và cung cấp trở lại cho con người tài nguyên quý giá cho việc tạo nên một môi trường sống tốt giúp tạo nên những con người khỏe mạnh về thể chất, giàu có về kiến thức (trí quyển) và chính đó là sức hấp dẫn của môi trường hấp dẫn đầu tư, một môi trường vô cùng quan trọng trong khía cạnh kinh tế của vấn đề. Singapore sở dĩ được cộng đồng thế giới đánh giá cao về môi trường, vệ sinh là do công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra bền bỉ, có hiệu quả đến tận từng người dân. Kết quả là nguồn không khí, nguồn nước và cây cối xanh tươi trên đất nước này hoàn toàn đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. Singapore còn nổi tiếng thế giới là một nước quản lý công cộng rất nghiêm. Singapore lấy phương thức giáo dục làm biện pháp hàng đầu để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Những năm gần đây, Bộ Môi trường của Singapore liên tục triển khai những khoá học liên quan môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường. Những khoá học mà Bộ Môi trường đưa ra gồm: ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng, chống sự sinh sôi phát triển của muỗi... Phương thức thực hiện rộng rãi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là hợp tác chặt chẽ các cơ sở xã hội, động viên mọi tầng lớp xã hội tham gia các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Thí dụ, khi triển khai phong trào “Tuần xanh, sạch” Bộ Môi trường đã mời các tổ chức đoàn thể, trường học, tổ chức thanh niên và các tổ chức xã hội cùng tham gia và đóng góp ý kiến. Bộ Môi trường đã tổ chức phong trào “Tháng giữ gìn vệ sinh công cộng sạch sẽ” bằng các cuộc thi về quảng cáo, thiết kế vệ sinh công cộng; bình chọn khu vệ sinh công cộng sạch nhất và thiết lập đường dây nóng, lắng nghe ý kiến và sự phản ánh của nhân dân vào bất cứ lúc nào. Cách làm mang tính giáo dục này đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Cho nên ở Singapore việc vào khu vệ sinh công cộng không còn là hình thức “chịu tội” nữa mà là một kiểu “hưởng thụ”. Ví dụ, trong khu vệ sinh ở mỗi tầng của toà nhà “Thương mại Thế giới” đều được trang trí những tranh ảnh văn hoá khác nhau. Đó là những bức tranh treo tường từ thời cổ Ai Cập đến những bức hoạ về phong cảnh biển nổi tiếng để mọi người khi vào đây nh­ có cảm giác là mình nh­ đang ở viện bảo tàng hoặc phòng tranh. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở Singapore thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á là nhờ sự tham gia tích cực những hoạt động giáo dục của Bộ Môi trường nước này. Bộ Môi trường Singapore thường tiến hành tổ chức triển lãm lưu động kéo dài 8 tháng trên khắp cả nước, nhằm giảng giải cho mọi người biết về con đường gây bệnh truyền nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và phương pháp phòng, chống muỗi sinh sôi. Kết quả là mọi người tích cực tham gia diệt trừ ruồi, muỗi - mầm mống gây nên bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm khác. Việc thiết lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng bảo vệ môi trường là một cách làm đặc biệt khác của Singapore. Trung tâm này tổ chức các lớp học chính quy, giảng dạy các môn bảo vệ môi trường nh­ môi trường học, công trình, quản lý, vệ sinh công cộng và phát triển kỹ thuật bảo vệ môi trường... Mục đích của trung tâm này nhằm đưa Singapore trở thành trung tâm thông tin và bồi dưỡng huấn luyện công tác bảo vệ môi trường của khu vực, và cũng là nơi cung cấp và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên bảo vệ môi trường của các nước trong khu vực. Năm 1997 trung tâm này tổ chức 426 hạng mục huấn luyện, số học viên tham gia huấn luyện lên tới 7.623 người. Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường vẫn phải tiếp tục được tiến hành trong thời gian tới khi thực tế cho thấy hơn 90% thanh niên Singapore có hiểu biết về các hiểm họa đối với môi trường nhưng chỉ dưới một nửa số đó tình nguyện bỏ thời gian để bảo vệ môi trường trong một cuộc điều tra kéo dài 2 tháng của Cơ quan môi trường quốc gia Singapore với 1.860 học sinh, sinh viên. Theo thống kê, số người xả rác bừa bãi bị xử lý tăng từ con sè 3.819 năm 2005 lên 4.818 trong 10 tháng đầu năm 2006. Trong đó, 60% những người vi phạm có độ tuổi dưới 30. Các điểm nóng về xả rác bừa bãi là các trạm xe buýt và những điểm tập trung người bán hàng rong, với đủ loại rác nh­ tàn thuốc lá, khăn giấy và ly giấy. Thêm vào đó, Singapore còn tích cực thực hiện những chương trình hành động về môi trường quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ tổ chức các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vào ngày 18/02/1992, cũng chính tại Singapore các quốc gia Đông Nam Á đã cùng nhau đưa ra Nghị quyết về vấn đề môi trường Singapore, đóng vai trò kim chỉ nam cho mọi hành động về môi trường và sự phối hợp, tương tác với nhau trong toàn khối về sau này, với một số nội dung đáng chú ý sau: Để thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới phát triển bền vững, các nước ASEAN, trong đó có Singapore, thoả thuận sẽ: Áp dụng các biện pháp chính sách và thúc đẩy sự phát triển thể chế nhằm khuyến khích sự lồng ghép các nhân tố môi trường vào mọi quá trình phát triển Cộng tác chặt chẽ về các vấn đề môi trường và phát triển liên quan lẫn nhau; Hợp tác trong việc đặt ra các tiêu chuẩn và các quy định về chất lượng môi trường ở cấp quốc gia, theo hướng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường phải hài hoà trong khu vực, và chấp thuận các mục đích định lượng dài hạn, liên quan đến chất lượng không khí xung quanh, và chất lượng nước sông; Làm hài hoà sự chỉ đạo chính sách và thúc đẩy sự hợp tác nghiệp vụ và kỹ thuật về các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước xuyên biên giới, tai hoạ thiên nhiên, cháy rừng, tràn dầu, chuyển vận và đổ bỏ các hoá chất độc và các chất thải độc hại xuyên biên giới, và thực hiện các hành động chung nhằm vào chiến dịch chống khai thác gỗ nhiệt đới; Khuyến khích sự trao đổi thông tin và dữ liệu nhiều hơn, đặc biệt là về chất lượng không khí và nước cũng nh­ việc giám sát khí nhà kính; Tăng cường năng lực thể chế và kỹ thuật của các cơ quan quốc gia để giúp họ có thể lồng ghép có hiệu quả những cân nhắc môi trường vào các kế hoạch phát triển; Hợp tác trong tăng cường năng lực của các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về môi trường, thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo khu vực, thường xuyên trao đổi thông tin và các dữ liệu quản lý, và giao lưu nhiều hơn các cuộc viếng thăm của các quan chức và chuyên gia; Làm việc và hợp tác trong cung cấp sự đào tạo thoả đáng, ở mọi cấp, trong các tổ chức thuộc khu vực công cộng và tư nhân, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, nhằm nâng cao tri thức và kỹ năng quản lý môi trường của họ; Tiếp tục nâng cao hợp tác trong lĩnh vực công nghệ môi trường, thông qua việc chia sẻ thông tin kỹ thuật, khởi đầu các chương trình đào tạo và nghiên cứu chung, và trao đổi tri thức chuyên sâu về quản lý môi trường và công nghệ; Thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ thích hợp, vững chắc về môi trường, cũng nh­ khuyến khích sự hỗ trợ từ khu vực kinh doanh và công cộng, đối với sự sản xuất và các phương pháp công nghiệp sạch. Tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường sao cho có thể mang lại sự tham gia rộng rãi hơn vào các nỗ lực bảo vệ môi trường, và nhờ đó đem lại sự trao đổi lớn hơn về thông tin và kinh nghiệm về các biện pháp và chiến lược trong giáo dục môi trường; Đảm nhiệm việc phát triển và thực hiện những chương trình liên quan tới: khói mù gây ra bởi cháy rừng, quản lý chất lượng không khí và nước, kiểm toán các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, kinh tế môi trường, các Vườn và các khu bảo vệ khác, xuyên quốc gia, một mạng lưới khu vực về bảo tồn đa dạng sinh học, và bảo vệ môi trường biển trong các vùng biển ASEAN. Giải quyết các vấn đề phát triển và môi trường toàn cầu. 3. Môi trường nhân tạo Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên… Khoa häc m«i tr­êng – NXB Gi¸o Dôc – 2006 Theo đó, môi trường nhân tạo có thể được coi là những cơ sở vật chất cơ bản của cuộc sống khi đã được “chế biến” bằng bàn tay con người để phục vụ cho mục đích của con người. Trường hợp của Singapore, một quốc gia không có được cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì nguồn môi trường nhân tạo chính là những điểm gây dựng nên hình ảnh Singapore ngày nay. Chính môi trường nhân tạo có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét hiện đại và sự gìn giữ những cơ sở tự nhiên hiếm hoi của chính quyền và người dân nơi đây đã đem lại cho Singapore một sức hấp dẫn lớn về du lịch. Riêng ngành công nghiệp không khói này và những dịch vụ phụ trợ đã chiếm gần 65% cơ cấu kinh tế của đất nước. Do đó, cũng không sai khi nói rằng du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Singapore. Và, những điểm nhấn lớn trong môi trường nhân tạo Singapore không đâu khác là những điểm du lịch chính yếu của quốc đảo này: VƯỜN CHIM JURONG Vườn chim Jurong được coi là vườn chim rộng nhất và Ên tượng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là ngôi nhà của 9000 loài chim kỳ lạ thuộc hơn 600 loài khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới. Điểm đặc biệt mỗi khi đến với vườn chim Jurong là mọi người đều có thể tự do vào thăm khu lồng chim được mô phỏng giống như những khu rừng nhiệt đới nơi chim muông có thể tự do bay nhẩy được hoà mình trong môi trường tự nhiên với những thói quen hàng ngày của chúng. Thác nước Aviary trong vườn chim là ngôi nhà của 1500 loài chim hoang dã đến từ Châu Phi và cũng là thác nước nhân tạo cao nhất trên thế giới. VƯỜN SAFARI Safari là nơi cu trú của 900 động vật thuộc 135 loài có cuộc sống sinh hoạt chỉ vào ban đêm trên diện tích 40 hecta. Tại vườn Safari, người tới thăm có thể tận mắt ngắm những chú tê giác to lớn, nghe tiếng hú của loài linh cẩu hay ngắm loài hươu cao cổ khổng lồ. Safari được chia ra 8 khu chính mỗi khu được mô phỏng với phong cách khác nhau từ kháp nơi trên thế giới: khu thì mô phỏng giống như những khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, khu thì trông giống những thảo nguyên rộng lớn của Châu Phi, có khu là những thung lũng ở Nepal, khu được xây dựng dựa trên lý tưởng từ những cánh đồng hoang của Nam Mỹ hay như những khu rừng nhiệt đới Burmese và đặc biệt mỗi khu lại có những loại động vật đặc trưng khác nhau. Vườn Safari được giải thưởng du lịch lữ hành trong những năm 2004, 2003, 2000, 1999, 1997 và 1996. ĐẢO SENTOSA Hòn đảo này trước đây là một làng chài có tên Pulau Blakang Mati. Sau này hòn đảo trở thành căn cứ quân sự của Anh cho đến năm 1967 khi hòn đảo được trao trả lại cho chính phủ mới của nước Singapore độc lập. Năm 1968, chính phủ quyết định biến hòn đảo thành một điểm du lịch cho khách du lịch nội địa. Chính phủ đã trưng cầu ý kiến của người dân về tên của hòn đảo này, cuối cùng “Sentosa”, nghĩa là hoà bình và yên tĩnh ở Malay, đã được chọn làm tên của hòn đảo du lịch này. Sentosa là đảo du lịch hàng đầu của Singapore với rất nhiều hoạt động diễn ra quanh năm. Chỉ cách 15 phút đi ôtô từ trung tâm Singapore, Sentosa bao gồm các địa điểm giải trí dành như khu cho gia đình, khu thể thao dưới nước, chơi golf, cũng như khách sạn nhà nghỉ. Khu rừng nhiệt đới cấp 2 chiếm 70% diện tích của hòn đảo rộng 500ha này là nơi cư trú của các loài thằn lằn, khỉ, công, vẹt cũng như các loài động thực vật bản sứ khác. Bãi biển đầy cát trắng của Sentosa trải dài 3.2 km, và là nơi duy nhất ở Singapore có các khu nhà mặt trông ra biển, và trên 670 phòng khách sạn với đầy đủ tiện nghi. Có thể đi đến đảo bằng cáp treo, xe bus, taxi hay ôtô. Hòn đảo luôn mở cửa đón khách 24/24 suốt 365 ngày trong năm. Kể từ ngày thành lập năm 1972, 420 triệu đôla Singapore từ nguồn vốn tư nhân và 500 triệu đôla từ nguồn Chính phủ đã được sử dụng để phát triển hòn đảo. THÁP CHỌC TRỜI SKYTOWER Toà tháp cao nhất Singapore cho phép ta ngắm toàn cảnh Singapore, đảo Sentosa, và các đảo ở phía Nam. Tháp Carlsberg Sky Tower có thể trở 72 người trong mét cabin có điều hoà không khí. Mỗi chuyến đi mất khoảng bẩy phút. Dù là ngày hay đêm, quang cảnh nhìn từ trên tháp đều rất tuyệt vời. Nằm ngay cạnh trạm cáp treo đến Sentosa, tháp Carlsberg Sky đem lại cho khách du lịch tới đất nước này những thông tin bổ Ých về những địa điểm tham quan lý thó. Và đây là một trong các thông số kĩ thuật đáng quan tâm của ngọn tháp: Chiều cao tháp: 110 m ; Tầm nhìn: 131 m so với mực nước biển; Đường kính cột tháp:  2.5 m; Đường kính móng: 15 m Tuy nhiên, việc phát triển các khu du lịch và những cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ đời sống trong một không gian hữu hạn, hay có thể nói là rất hạn chế ở quốc đảo này khiến Singapore đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Trong đó, ví như việc tăng dân số chủ yếu từ lượng người nhập cư tạo gánh nặng cho hạ tầng Singapore. Hiện tại, Singapore đã là quốc gia có mật độ dân số cao thứ tư trên thế giới, với 6.208 người/km2. Vào năm 2050, con số này sẽ tăng lên đến 6.497 người/km2. Chính phủ Singapore còng mong muốn đưa ra những chính sách khiến lượng người nhập cư giảm nhưng xét về khía cạnh lợi Ých kinh tế thì điều đó lại có thể dẫn tới nguy cơ làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của chính Singapore. Do đó, những mâu thuẫn trong vấn đề phát triển môi trường nhân tạo tại đây với những nhu cầu ổn định bền vững về phát triển kinh tế cũng đang cần được giải quyết hài hòa trên cơ sở đồng thuận chung giữa nhân dân và các nhà chức trách Singapore. Để có thể thấy rõ hơn về quá trình tạo dựng một môi trường nhân tạo xanh, sạch, đẹp ở Singapore của người dân và chính quyền nơi đây, người đọc có thể tham khảo tại phụ lục 1 trong phần sau của Luận văn. Mạch viết xin được chuyển sang Chương III về vấn đề “Thực tiễn mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam”. Chương III THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT Nam I. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT Nam Việt Nam là nước nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia, phía Đông tiếp giáp Biển Đông, phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương. Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ Èm cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Mùa Đông có thể sẽ rất lạnh ở miền Bắc, trong khi đó ở miền Nam lại có nhiệt độ vùng cận xích đạo, Êm áp quanh năm. Chính với những đặc điểm đó về địa hình, khí hậu, môi trường Việt Nam cũng có những nét riêng khác với những quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Singapore. Sau đây là những nét nhìn tổng quan về thực trạng môi trường Việt Nam trong thời gian gần đây: 1. Môi trường nước: 1.1 Nước lục địa 1.1.1 Nước mặt Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. B¸o c¸o HiÖn tr¹ng M«i tr­êng ViÖt Nam 2003 Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, nh­ vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước. Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%. Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km2; Hồ Tây ở Hà Nội, 4,5km2; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km2; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km2. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m3: Hòa Bình, 5.680 triệu m3; Trị An, 2.547 triệu m3; Thác Bà, 2160 triệu m3; Thác Mơ, 1311 triệu m3; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m3; Yaly, 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai B¸o c¸o HiÖn tr¹ng M«i tr­êng ViÖt Nam 2003 . Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, nh­ các hệ thống: Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng. 1.1.2 Nước ngầm Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và Ýt hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bé. Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m3/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m3/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m3/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình. 1.2. Nước biển Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển nh­ các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác. Ch­¬ng tr×nh Nghiªn cøu biÓn cÊp Nhµ n­íc KT.03.07 Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ nh­ bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cảng cá hoạt động, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và tổng coliform tương đối cao, nhiều khi vượt giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là dầu và vi khuẩn. Cùng với phát triển và mở rộng hoạt động đội thương thuyền, tăng cường khả năng luân chuyển hàng hóa qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn chất thải đổ vào biển, gia tăng sự cố hàng hải và chủ yếu gây ra các vụ tràn dầu. Từ năm 1994 đến năm 2002 đã xác định được trên 40 vụ tràn dầu với số lượng dầu tràn trên 4.000 tấn. Đầu năm 2003 có 2 vụ tràn dầu ở khu vực sông Sài Gòn và Vũng Tàu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản. Đội tàu của ta nói chung là nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu, không được trang bị các máy phân ly dầu nước, cho nên khả năng thải dầu vào môi trường biển sẽ nhiều. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ (2000) thì các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu nh­ vậy đã đóng góp khoảng 70% lượng dầu thải trong biển. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua biển Đông cũng thải vào biển một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Hiện nay, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan toan van.doc
Tài liệu liên quan