Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I - XUẤT KHẨU LÀ NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 3

I-/ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 3

1-/ Thực chất của công tác xuất khẩu. 3

2-/ Vai trò của công tác xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3

II-/ MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU. 8

1-/ Mục đích. 8

2-/ Nguyên tắc. 9

3-/ Điều kiện. 9

IV-/ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP. 12

1-/ Nghiên cứu thị trường. 12

2-/ Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu 17

3-/ Các bước giao dịch và đàm phán. 18

4-/ Ký kết hợp đồng xuất khẩu. 21

5-/ Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 22

PHẦN II - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

ONG VÀ CÔNG TÁC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ONG CỦA CÔNG

TY ONG TW (GIAI ĐOẠN 1996 - 2001) 27

I-/ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ONG TW. 27

1-/ Thời kỳ nghiên cứu thằm dò (1960 - 1968). 27

2-/ Thời kỳ mở rộng và phát triển (1969 - 1974) 28

3-/ Thời kỳ suy thoái vì bệnh (1975 - 1977). 28

4-/ Thời kỳ củng cố và phát triển (1978 - 1989) 28

5-/ Thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế (1990 đến nay) 30

II-/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC XUẤT KHẨU NÓI RIÊNG Ở CÔNG TY ONG TW. 31

1-/ Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. 31

2-/ Tình hình cung ứng vật tư cho sản xuất. 32

3-/ Bộ máy tổ chức lao động của Công ty. 32

4./ Tình hình vốn của Công ty. 36

III-/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ONG CỦA CÔNG TY ONG TW (GIAI ĐOẠN 1996 - 2001). 37

1-/ Tình hình sản xuất - chế biến sản phẩm ong (1996 - 2001). 37

2-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ong (1996 - 2001). 38

3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW. 39

4-/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ong TW 1999 - 2001 49

5-/ Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình xuất khẩu sản phẩm ong của công ty ong TW. 50

PHẦN III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ONG CỦA CÔNG TY ONG TRUNG

ƯƠNG 56

I-/ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2005 56

1-/ Về sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu 56

2-/ Thị trường Xuất khẩu 57

3-/ Về loại hình sản phẩm xuất khẩu 58

II-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ONG CỦA CÔNG TY ONG TRUNG ƯƠNG 58

1-/ Biện pháp thứ nhất: 58

2-/ Biện pháp thứ hai: 60

3-/ Biện pháp thứ ba: 71

4-/ Biện pháp thứ tư: 72

5-/ Biện pháp thứ năm: 72

II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ong ở Công ty ong Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là điều kiện hết sức thuận lợi cho con ong phát triển. Đến năm 1985 nước ta đã có 28000 đàn ong nội 10500 đàn ong ý, sản lượng mật đạt 588,75 tấn, xuất khẩu 50 tấn, ngoài ra còn nhiều tấn sản phẩm ong khác như phấn hoa, sữa chúa, sáp ong... Để đáp ứng tình hình nuôi ong cả nước. Ngày 26/5/1977 Bộ Nông nghiệp đã có quyết định nâng cấp công ty ong giống cấp I thành công ty ong TW (Quyết định thành lập số 168 NN - TCCB/QĐ ngày 26/5/1997) công ty ong TW ra đời trên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ong giống cấp I với 4 đơn vị thành viên: Trại ong Lương Sơn, Trại nghiên cứu ong Đốc Tín và hai trạm vật tư kỹ thuật nuôi ong, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng của công ty: là một tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và giúp Bộ quản lý chỉ đạo ngành ong từ Trung ương đến Cơ sở. Sau sự ra đời của công ty ong TW, một loạt công ty ong khác ở các địa phương khác cũng được thành lập: Công ty ong thành phố Hồ Chí Minh; Công ty ong Đồng Nai; Công ty ong Hải Hưng; Công ty ong Tiền Gang; Đắc Lắc; Hà Nam Ninh... Năm 1981 thành lập Hội nuôi ong Việt Nam, thành viên hội nuôi ong quốc tế (Apimondia). Năm 1984, thành lập trung tâm nghiên cứu ong, xây dựng thêm 4 trại ong mới ở 4 vùng sinh thái đặc thù (Hoà Bình, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng). Trong giai đoạn nhiều dự án KHKT đã được triển khai có hiệu quả như: Dự án FAO (TCP/VIE 4405 (1983 - 1984) do tiến sĩ Woyke chỉ đạo; chương trình nâng cao chất lượng mật ong Việt Nam KWT (Hà Lan) do ông Vincent Mulder chỉ đạo; chương trình đào tạo hợp tác nghiên cứu với Liên Xô, Hungari, Cu Ba và chương trình khác. Việc ngăn chặn bệnh thối ấu trùng đã có hiệu quả, áp dụng phương pháp phòng trừ sinh học đối với bệnh chí lớn, chí nhỏ (bệnh chí của ong). Nhờ đó năm 1989 sản lượng mật ong đã đạt 700 tấn, xuất khẩu 250 tấn, tăng gấp 6 lần so với 1984. Chất lượng mật ong cũng ngày một nâng lên, nâng được giá xuất khẩu từ năm 500 USD/tấn lên 650 đến 700 USD/tấn. Đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn mật ong và các phương pháp phân tích chất lượng mật ong và các sản phẩm ong, đáp ứng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 5-/ Thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế (1990 đến nay) a, Giai đoạn 1990 - 1996. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ bao cấp sang hoạch toán XHCN. Thực hiện Nghị định 388 - CP và chỉ định 217/HĐBT về quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Các đơn vị trong công ty ong TW, được Bộ cho phép nâng cấp thành các xí nghiệp hoạch toán độc lập. Lúc này công ty đã có 8 đơn vị thành viên: 1 trung tâm nghiên cứu ong, 2 xí nghiệp chế biến xuất khẩu I (Hà Nội) và một ở thành phố Hồ Chí Minh, 5 xí nghiệp nuôi ong (Lương Sơn, Đốc Tín, Khu bốn, Gia Lai, Bảo Lộc). Tám xí nghiệp này hoạch toán độc lập, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, lao động tiền lương ... đều thông qua bộ chủ quản. Công ty ong TW đảm trách khâu chỉ đạo con giống và kỹ thuật. Sau một thời gian lúng túng trong cơ chế thị trường, dần dần các đơn vị cũng đã đi vào ổn định. Với chức năng quản lý, chỉ đạo các đơn vị cơ sở, nhưng thực chất do tính chất công việc và phương pháp hạch toán, các nhiệm vụ chủ yếu đều do các đơn vị độc lập tự do, tự trang, tự trải, tự hoạch toán và chịu trách nhiệm trước Bộ NN và CNTP. Nếu việc quản lý bắt đầu bộc lộ những yếu điểm của nó, công ty không quán xuyến nổi, việc chỉ đạo quản lý thiếu thống nhất, việc quản lý khoa học kỹ thuật và con giống rời rạc, sự hợp tác giữa các đơn vị còn kém. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các đơn vị cho nên sản xuất của Công ty cũng có chiều hướng phát triển đáng khích lệ, sản lượng chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu đều tăng. So với toàn ngành sản lượng sản phẩm ong xuất khẩu của công ty chiếm 30 - 40%. b, Giai đoạn 1997 đến nay. Để khắc phục nhược điểm về việc bung ra hạch toán độc lập của các đơn vị trong công ty, tập trung sức mạnh về vốn, về vật tư KHKT, về năng lực sản xuất chế biến của toàn công ty, cạnh của các công ty khác trong ngành, thể theo nguyện vọng của các đơn vị trong công ty. Ngày 12/9/1994, Bộ Nông nghiệp và CNTP đã có quyết định số 1218NN - TCCB/QĐ sát nhập các đơn vị vật tư chế biến, các đơn vị nuôi ong vào công ty ong TW. Từ chỗ hạch toán độc lập, nay các đơn vị chuyển về hạch toán báo sổ (phụ thuộc vào công ty). Toàn công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và CNTP. Việc sát nhập đã làm tăng sức mạnh của công ty, đẩy mạnh được sản xuất chế biến, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Sản lượng mật ong sản xuất thu mua năm 1999: 852,68 tấn; năm 2000: 1073,6 tấn; năm 2001: 1281,7 tấn. Khối lượng xuất khẩu trong các năm 1999 đến 2001 lần lượt là: 612,8 tấn, 843,6 tấn, 930 tấn. Chất lượng mật ong ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. II-/ Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xuất khẩu nói riêng ở công ty ong TW. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ong TW, đang từng bước chuyển biến đáng khích lệ, sản xuất phát triển, số lượng mật ong sản xuất, xuất khẩu ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên có phần được cải thiện. Quá trình đó chịu sự tác động của các nhân tố sau: 1-/ Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. Để phục vụ cho công tác sản xuất, chế biến xuất khẩu. Năm 1989 Công ty đã nhập 2 thiết bị tinh lọc mật của hãng THOMAT (Pháp), 1 máy sản xuất liên hoàn tầng chân của Tây Đức. Năm 1993 - 1994 với sự hợp tác của Viện khoa học Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu ong đã chế tạo dây chuyền lọc và làm giảm thuỷ phần của mật ong, năng suất 400 kg/ giờ. Năm 1994 Công ty cũng đã đầu tư xây dựng một nhà xưởng chuyên phục vụ lọc mật xuất khẩu ở phía Nam, diện tích 5000m2 và một kho chứa 150 tấn, nhập thêm một dây chuyền lọc mật của Newzeland năng suất 30 tấn/ ngày. Công ty có 5 xe vận tải 4 - 6 tấn và một số trang thiết bị khác. Trong những năm gần đây, do có sự chú ý đến đầu tư vào thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ chế biến. Đặc biệt là việc lắp đặt hệ thống tinh lọc mật ở phía Nam, đã góp phần nâng cao được chất lượng mật, đẩy nhanh được tiến độ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ong, làm cho sản lượng, doanh số, lợi nhuận xuất khẩu ngày càng tăng. Việc đổi mới công nghệ thiết bị đã có vai trò quyết định đến chất lượng và sản lượng mật xuất khẩu. Tuy nhiên, đánh giá chung về tình trạng thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, so với các Công ty trong ngành có hiện đại hơn, song so với thế giới thì còn quá nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở vật chất của các xí nghiệp nuôi ong còn quá thô sơ, thiếu thốn nhiều, các dụng cụ nuôi ong, phân tích sản phẩm ong cần thiết không có, công nghệ chế biến thì quá lạc hậu. Thu nua mật ong chủ yếu do kinh nghiệm. Tình hình trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất thu mua, chế biến của các đơn vị. Trong những năm tới, để đáp ứng được tình hình sản xuất, xuất khẩu đặt ra. Việc đổi mới công nghệ chế biến, nâng cấp thiết bị, cải tạo cơ sở hạ tầng đã trở nên vấn đề cấp thiết. Công ty cần phải có sự ưu tiên đầu tư vào khâu chế biến sản phẩm mới đáp ứng được tình hình. 2-/ Tình hình cung ứng vật tư cho sản xuất. Nguyên liệu, vật tư cho sản xuất chủ yếu là đường kính, thuốc chữa bệnh, các dụng cụ vật tư nuôi ong, xăng dầu.. Trước đây các nguyên liệu vật tư này đều do Nhà nước cung cấp theo kế hoạch. Từ năm 1989 đến nay, do chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường, Công ty có quyền chủ động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy công tác cung ứng vật tư cũng có khó khăn vất vả hơn, đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm nguồn hàng, tự lo đảm bảo kế hoạch sản xuất. Nguyên liệu sản xuất được mua từ nhiều nguồn khác nhau trong nước. Các loại nguyên liệu như đường, xăng dầu đều do trong nước sản xuất và cung cấp. Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu, giá đường tăng mạnh trong mấy năm trước. Chẳng hạn năm 1999 giá 1 kg đường bằng 1 kg mật làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty nhất là ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm.Hiện nay giá đường giảm mạnh đó là một thuận lợi rất lớn cho Công ty. Các nguyên liệu khác như sáp ong, thuốc thú y dùng cho con ong chủ yếu là nhập ngoại, số lượng trong nước không đáng kể, giá cả đắt đỏ, cho nên có tác động ít nhiều đến quá trình sản xuất. 3-/ Bộ máy tổ chức lao động của Công ty. a, Bộ máy tổ chức. Công ty ong TW được thành lập theo quyết định số 168NN - TCCB/ QĐ ngày 26/5/1977 của Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Hiện tại Công ty có 8 đơn vị thành viên, trong đó có: 1 trung tâm nghiên cứu khoa học; 2 xí nghiệp vật tư chế biến xuất khẩu; 5 xí nghiệp sản xuất giống ong và được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1 Bộ Nông nghiệp và PTNT Công ty ong TW Hệ thống XN giống và các vùng 1. XN giống ong Hoà Bình 2. 1 XN giống ong Bảo Lộc 3. 1 XN giống ong Gia Lai 4. 1 XN giống ong Nghĩa Đàn 5. 1 XN giống ong nội Đốc Tín Trung tâm nghiên cứu ong Hệ thống các XN vật tư chế biến xuất khẩu 1. Apiprodex Sài Gòn (XN II) 2. Apiprodex Hà Nội (XN I) Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty và chịu sự chỉ đạo điều hành chung của Công ty, tạo nên một guồng máy thống nhất, bước đầu đã thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 215NN - TCCB/ QĐ ngày 20/ 06/ 1978 Bộ nông nghiệp giao cho Công ty, với chức năng là một tổ chức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và giúp đỡ bộ thống nhất quản lý ngành ong từ TW đến cơ sở. b, Bộ máy văn phòng Công ty. giám đốc phó giám đốc Phòng KH tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng hợp tác quốc tế Phòng phân tích quản lý chất lượng sản phẩm - Kế hoạch - Tổ chức - Hành chính - Bảo vệ sơ đồ 2: Nhìn chung: Bộ máy tổ chức và bộ máy văn phòng Công ty tương đối gọn nhẹ, các phong ban chức năng ít nên dễ quán xuyến. Đặc biệt Công ty có 1 trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành mà ở các Công ty khác ít có. Với kinh nghiệm tương đối dày dạn, lâu năm, với đội ngũ cán bộ tương đối chuyên sâu đồng thời mở rộng được sự hợp tác khoa học với nước ngoài. Cho nên trong những năm qua đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành song nói chung và Công ty ong TW nói riêng. Hiện tại Công ty có khả năng hoàn toàn chủ động trong khâu giống, chặn dịch bệnh của ong, mở rộng hợp tác chuyên gia với nước ngoài. Công ty còn có 5 đơn vị giống nằm rải rác ở các vùng sinh thái khác nhau trên mọi miền Tổ quốc điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc thù của ngành ong, 5 xí nghiệp vừa là nơi cung cấp con giống, phổ biến khoa học kỹ thuật nuôi ong cho nhân dân. Đồng thời là địa điểm khai thác thu nua mật ong, cung ứng mật ong và sản phẩm ong cho xuất khẩu. Nhiệm vụ Trọng tâm chế biến xuất khẩu được đặt vào 2 xí nghiệp chế biến xuất khẩu (Apiprodex I Hà Nội và Apiprodex II Sài Gòn). Đây là 2 đầu mối làm nhiệm vụ thu mua, chế biến xuất khẩu toàn Công ty. Đặc biệt là xí nghiệp chế biến xuất khẩu II ở Sài Gòn, vì nguồn mật chủ yếu tập trung ở phía Nam. Trong những năm qua nhờ có sự đầu tư đúng hướng vào việc nâng cấp thiết bị máy móc xí ngiệp chế biến xuất khẩu phía Nam đã đóng góp tích cực vào việc xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên do tình hình đặc điểm trên đây, các xí nghiệp của Công ty nằm rải rác với một địa bàn rất rộng. Bộ máy văn phòng, đầu não của Công ty lại ở phía Bắc, nên việc chỉ đạo, quán xuyến cũng gặp nhiều khó khăn, việc đi lại, họp hành, tổng kết tốn kém, việc thực hiện các chỉ thị văn bản không kịp thời...điều này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động chung của Công ty. c, Tình hình lao động của Công ty Được phản ánh qua biểu 1: Biểu 1 - Tình hình lao động của Công ty ong TW Chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2001 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (nguời) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 278 100 280 100 A. Lao động gián tiếp 73 26,26 124 44,29 - Trên đại học 0 0 5 1,78 - Đại học 20 7,19 68 24,28 - Trung cấp 46 16,55 23 8,21 - Trình độ khác 7 2,52 28 9,99 B. Lao động trực tiếp 205 73,74 156 55,71 - Đại học 27 9,71 30 10.71 - Trung cấp 80 28,78 55 19,64 - Trình độ khác 98 35,25 71 25,36 Trong vòng 10 năm từ 1989 đến 2001, về số lượng lao động của Công ty hầu như không thay đổi song về chất lượng lao động được nâng lên đáng kể. Điều nàu được phản ánh qua biểu 1. Năm 1989, số cán bộ tốt nghiệp đại học chỉ có 57 người (chiếm16,9% trong cơ cấu lao động toàn Công ty) đến 2001 số lượng này đã tăng lên 100 chiếm 35,6% tổng số lao động, số có trình độ trên đại học có 5 người chiếm 1,78%. Số cán bộ có trình độ trung cấp giảm từ 126 (45,33%) năm 1989 xuống 78 người (27,85%) năm 2001. Do làm tốt công tác tuyển dụng, đồng thời có sự chú ý đào tạo cán bộ nên đội ngũ lao động của Công ty năm 1999 có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với 1989. Đặc biệt về trình độ chuyên môn về nuôi ong và quản lý kinh tế. Chính điều này đã có tác động rất lớn dến việc tổ chức quản lý cũng như khoa học kỹ thuật cho sự phát triển của ngành và của Công ty, thúc đẩy ngành phát triển. Tuy nhiên, sự phân bố cán bộ giữa gián tiếp và trực tiếp chưa đồng đều, số cán bộ trực tiếp còn ít, tỷ lệ lao động gián tiếp và trực tiếp còn quá cao 124/ 156. Công ty nên tăng cường cán bộ cho cơ sở nhiều hơn, điều này rất cần thiết cho sự phát triển ong ở cơ sở. 4./ Tình hình vốn của Công ty. Biểu 2 phản ánh tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua 1999 - 2001. Qua số liệu trên ta thấy rằng lượng vốn hàng năm có tăng, năm 2001 tăng 441 triệu so với 1999. Tuy nhiên, do đặc tính kinh doanh sản phẩm ong, mỗi năm chỉ có thể quay vòng vốn 1,5 lần, hệ số quay vòng vốn rất thấp. Để đảm bảo phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hàng năm Công ty còn phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau: vay cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng, thường thì vay ngắn hạn để phục vụ cho thu mua khi mật đến, lãi suất cao nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tình trạng thiếu vốn gây ra không ít khó khăn cho Công ty và nhu cầu đòi hỏi của thị trường về sản phẩm ong ngày một tăng. Biểu 2 - Tình hình vốn của Công ty (1999 - 2001). Stt Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh Mức (triệu đồng) Tỷ trọng (%0 Mức (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Mức (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2000/ 1999 (%) 2001/ 2000 (%) Tốc độ PTBQ (%) I Chi theo t/c SD 1 Vốn cố định 1906 36,94 1786 33,44 1621 28,94 93,71 90,76 92,22 2 Vốn lưu động 3255 63,06 3555 66,56 981 71,06 109,22 111,98 110,59 Tổng số 5161 100 5341 100 5602 100 103,89 104,89 104,19 II Chia theo ng. vốn 1 Ngân sách 4180 80,98 4496 84,18 4884 87,18 108,63 108,63 108,09 2 Vốn khác 981 19,12 845 15,82 718 12,82 84,97 84,97 85,55 Tổng số 5161 100 5341 100 5602 5602 103,49 104,89 104,19 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Công ty ong TW Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu, nhu cầu về vốn rất lớn, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch huy động vốn thật tốt mới đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh. III-/ Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình xuất khẩu ong của Công ty ong TW (giai đoạn 1996 - 2001). 1-/ Tình hình sản xuất - chế biến sản phẩm ong (1996 - 2001). Biểu 3 - Đàn ong, sản phẩm sản xuất, chế biến chính của Công ty (1996 - 2001) Chỉ tiêu Năm Đàn ong Mật ong Rượu các loại (1000l) Nước giải khát (1000l) Bia hơi (1000l) Sáp ong (tấn) Sữa chua (kg) Phấn hoa (tấn) Sản xuất Giữ giống quốc gia Sản xuất (tấn) Thu mua (tấn) 1996 4000 1200 135 300 500 100 - - - - 1997 5000 1400 132 480 200 150 - 0,5 200 3 1998 5000 1800 120 500 120 200 - 3,0 192 4,5 1999 5000 2200 160 692,8 100 280 138 4,5 187 3,8 2000 5600 2600 190 883,6 52,5 92 95 2,05 30 2,4 2001 6150 3200 200 1981,7 70 50 0 4,34 200 3,2 Nguồn: Phòng KHTH Công ty ong TW Qua số liệu ở biểu 3 ta thấy rằng từ năm 1996 đến 2001: - Số lượng đàn ong và quy mô đàn ong tăng đáng kể. Năm 2001 so với 1999 tăng 1,5 lần. Đặc biệt là công tác giữ giống quốc gia, năm 2001 so với năm 1996 tăng 2,6 lần. - Sản lượng mật ong sản xuất, thu nua đều tăng, chỉ số bình quân tăng 24%. - Các sản phẩm tự nhiên khác như: sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong không tăng. Ngoài các sản phẩm ong tự nhiên, Công ty ccòn sản xuất các lạoi sản phẩm khác như: các loại rượu pha chế từ mật ong; nước giải khát có chứa mật ong, bia hơi...có thời gian phát triển mạnh như 1996 - 1999. Sau đó có xu hướng giảm dần. 2-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ong (1996 - 2001). Biểu 4. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1 Mật ong, sp ong - Xuất khẩu Tấn 401,5 482,6 533,5 612,8 843,6 930 - Tiêu thụ nội địa Tấn 33,5 129,4 86,5 240 230 351,7 2 Phấn hoa Tấn 3 4,5 3,8 2,4 3,2 3 Sữa chúa Kg 200 192 187 30 200 4 Rượu nội địa 1000l 500 200 120 100 52,5 70 5 Nước giải khát 1000l 100 150 200 280 92 50 6 Bia hơi 1000l - - 138 95 0 Qua số liệu biểu 4 ta thấy: tình hình tiêu thụ sản phẩm ong của giai đoạn 1996 - 2001. Do Công ty có sự chú ý đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến và thiết bị, nhất là từ năm 1998 đến nay. Việc phát huy tốt dây chuyền tinh lọc mật phía Nam đã làm cho chất lượng mật tăng lên, đồng thời có sự chú ý đầu tư cải tiến mẫu mã, cải tiến cung cách bán hàng nên sản lượng mật tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu đều tăng. - Sản lượng mật ong tiêu thụ nội địa năm1996: 33,5 tấn; năm 2001 là 351,7 tấn, chỉ số tăng bình quân hàng năm 24%. - Sản lượng xuất khẩu năm 1996 với lượng tuyệt đối là 401,5 tấn, năm 1997 tăng nhẹ, từ năm 1998 đến năm 2001 là 18,36%. Nhờ xuất khẩu tăng đã làm cho doanh số bán ra của Công ty tăng. - Câc sản phẩm khác tiêu thụ chậm, một số sản phẩm như rượu quả mật ong, nước giải khát giảm mạnh: rượu quả mật ong từ chỗ 500.000 lít (1996) giảm xuống 52.500 lít (2000) và có tăng lên chút ít 70.000 lít (2001). Nước giải khát tăng mạnh từ 1996 - 1999, cao điểm năm 1999: 280.000 lít sau đó giảm mạnh, năm 2001 chỉ còn 50.000 lít. Hai mặt hàng này giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện sản xuất thủ công, mẫu mã không được cải tiến chất lượng kém, không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bia hơi: dây chuyền sản xuất được lắp đặt từ 1998 năm 1999 bắt đầu sản xuất, sản lượng 138. 000 lít, năm 2000: 95.000 lít, do chất lượng chưa đảm bảo, mặt khác thuế đặc biệt quá cao bằng 4,7% giá bán, nên không chịu nổi, do lỗ nặng nên phải ngừng sản xuất. 3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong TW. 3.1 Đặc điểm thị trường và mối quan hệ của Công ty. Trong giai đoạn này, nhờ làm tốt công tác quan hệ quốc tế, Công ty đã có quan hệ với 30 nước và các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong và quản lý đàn ong, nâng cao chất lượng mật ong như các tổ chức: KWT, DED, BEENETASIA... - Về thị trường: Công ty không ngừng mở rộng sang các nước Châu Âu: Anh, Pháp, Hà Lan; Châu á: Nhật Bản, Đài Loan; Châu Mỹ: Hoa Kỳ. Đặc điểm thị trường trong giai đoạn này (xem biểu 5). Thị trường Châu á: Nhật Bản, Đài Loan có xu thế giảm mạnh. Năm 1996 tổng số khối lượng xuất cho Nhật Bản là 215,6 tấn đạt 53,7% tổng lượng xuất khẩu, năm 2001 chỉ xuất cho Nhật Bản được 40 tấn đạt 4,3%. sở dĩ giảm như thế là do nhu cầu Nhật Bản chỉ chấp nhận nhập khẩu sản phẩm thô với giá rẻ. Thị trường Đài Loan cũng tương tự, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh. Từ năm 1998 do giá mua của họ thấp nên nếu xuất sang các thị trường này Công ty sẽ bị lỗ nên không xuất. - Thị trường Mỹ, năm 1992 sau khi quan hệ Việt - Mỹ được cải thiện Công ty đã mạnh dạn chào hàng sang Mỹ, năm 1996 đã tiêu thụ được 60 tấn bằng 14,9% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm. Sau đó tăng dần, đến năm 1998 đạt 80 tấn. Từ năm 1999, số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Năm 2000 đạt 260 tấn bằng 30,82% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm, nhìn chung thị trường Mỹ là thị trường dễ tiếp cận và có khả năng tăng mạnh trong những năm tới. Biểu 5 - Cơ cấu thị trường sản phẩm ong của Công ty ong TW(1996 -2001)%khối lượng. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 LK (tấn) Cơ cấu (%) LK (tấn) Cơ cấu (%) LK (tấn) Cơ cấu (%) LK (tấn) Cơ cấu (%) LK (tấn) Cơ cấu (%) LK (tấn) Cơ cấu (%) Tổng sản lượng xuất khẩu 401,50 100 482,60 100 533,50 100 612,80 100 834,60 100 930,00 100 Trong đó: - Nhật Bản 215,60 53,70 317,00 65,69 185,50 34,78 120 19,58 40,00 4,74 40,00 4,30 - Đài Loan 25,80 6,43 21,00 4,35 0 0 0 0 0 0 0 0 - Hà Lan 50,10 12,47 13,00 2,75 80,00 15,00 150,00 24,48 280,00 33,19 350,00 37,65 - Mỹ 60,00 14,94 67,00 13,88 80,00 15,00 100,00 16,32 260,00 30,82 200,00 21,50 - Anh 0 0 0 0 100,00 18,74 240,00 39,17 256,60 30,41 300,00 32,25 - Thị trường khác 50,00 12,46 64,60 13,38 88,00 16,48 2,8 0,45 76,00 0,90 40,00 4,30 Với thị trường Anh, năm 1998 ta bắt đàu chào hàng 100 tấn, được bạn chấp nhận ngay, đến năm 199 đạt 300 tấn, tăng bình quân hàng năm 156%. ở thị trường truyền thống như Hà Lan, tốc độ tăng chậm ở thời kỳ 1996 - 1998 có sự dao động thất thường, nhưng nhìn chung vẫn ở xu thế tăng và tăng mạnh vào năm 1999 - 2000. Năm 2001 đạt 350 tấn chiếm 37,65% tổng số mặt xuất khẩu trong năm. Tuy nhiên, đây là thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi chất lượng cao nhưng giá lại cao. Thị trường Mỹ, Anh, Hà Lan là những thị trường có nhiều triển vọng của Công ty trong những năm tới. Ngoài các thị trường trên, trong giai đoạn 1996 - 2001 Công ty còn chào hàng và xuất khẩu sang các thị trường khác như: Indonexia, Malaixia...nhưng với khối lượng nhỏ và bấp bênh, thưởng có sự thay đổi trong bạn hàng. * Một số phương thức giao dịch của Công ty trên thị trường. - Về phương thức bán hàng: hiện nay Công ty bán ra trên thị trường với hình thức hàng đổi hàng, giao dịch mua đứt bán đoạn, thanh toán ngay. - Về tiếp thị: Công ty thường xuyên in các tờ rơi, cataloge, thư tín thương mại, phiếu chào hàng và tạp chí ngành ong để giới thiệu mặt hàng với khách hàng. Công ty cũng sẵn sàng trả hoa hồng cho người mua để tiêu thụ sản phẩm ong được thuận lợi, và cũng sẵn sàng giảm giá thấp hơn giá thị trường ở một số thị trường mới. Tuy nhiên công tác chào hàng cũng như tiếp thị, quảng cáo còn nhiều hạn chế, chưa làm thường xuyên, các hình thức khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng chưa được áp dụng, quảng cáo còn quá ít. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng bán hàng của Công ty. 3.2/ Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong trong giai đoạn 1996 - 2001. Biểu 6 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ong của Công ty ong giai đoạn 1996 - 2001. Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tốc độ PTBQ (%) 94-99 1 Sản lượng XK tấn 401,50 482,50 533,55 612,80 843,60 930,00 118,60 2 Kim ngạch XK 1000$ 284,904 385,295 426,087 543,621 1067,0 1216,68 136,64 Qua biểu 6 cho biết giai đoạn 1996 - 2001 khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể. Đặc biệt tăng mạnh vào thời kỳ 1999 - 2000 do khối lượng thu mua của Công ty tăng và chất lượng ngày càng bảo đảm hơn, tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ 18,6%. Do khối lượng xuất khẩu tăng, đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 284. 904$. Năm 1999 tăng gấp 2 lần năm 1996 năm 2000 đã đạt 1.067.700$, năm 2001 đạt 1.216.680$. Chỉ số tăng bình quân 94 - 99 là 36,64% điều này đã tác động đến đời sống cũng như công ăn việc làm của CBCNV toàn Công ty, đời sống được cải thiện đáng kể. 3.3 Sản phẩm ong xuất khẩu của Công ty ong TW giai đoạn 1996-2001 a, Số lượng và cơ cấu các loại sản phẩm ong xuất khẩu. Bước vào đầu thập kỷ 90, thực hiện giai đoạn 3 chương trình hợp tác Hà Lan KWT / CIDSE, Công ty đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong việc thu hoạch sữa chúa, phấn hoa, sáp ong từ con ong. Nhờ vậy sản phẩm ong xuất khẩu trong giai đoạn 1996 - 2001 đã đa dạng và phong phú hơn (sản phẩm bao gồm: mật ong, phấn hoa, sữa chúa, sáp ong). Sản lượng xuất khẩu và chủng loại sản phẩm được thể hiện trong biểu 7. Biểu 7 - Số lượng và chủng loại sản phẩm ong xuất khẩu của Công ty ong TW giai đoạn 1996 - 2001. STT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 KL (tấn) Cơ cấu (%) KL (tấn) Cơ cấu (%) KL (tấn) Cơ cấu (%) KL (tấn) Cơ cấu (%) KL (tấn) Cơ cấu (%) KL (tấn) Cơ cấu (%) 1 Mật ong 400,00 99,63 480,00 99,47 515,00 96,54 608,64 99,34 838,89 99,46 925,00 99,47 2 Sữa chúa 0,7 0,17 0,6 0,12 0,55 0,1 1,0 0,16 1,0 0,11 1,0 0,10 3 Phấn hoa 0,8 0,20 2,0 0,41 1,0 0,18 3,16 0,51 3,71 0,43 4,0 0,43 4 Sáp ong 0 0 0 0 17,0 3,18 0 0 0 0 0 0 5 Tổng số 401,50 100 482,5 100 533,55 100 612,80 100 843,60 100 930,00 100 Nguồn: Phòng KHTH Công ty ong TW. Qua số liệu biểu trên ta thấy rằng, sản lượng mật ong chiếm tỷ lệ cao thưởng trên 99% tổng sản phẩm ong xuất khẩu qua các năm. Các so sữa chúa, phấn hoa, sáp ong biến động không đều qua các năm và xuất khẩu với khối lượng rất ít, không đáng kể, do các sản phẩm này, thị trường nội địa đối lúc bán giá cao hơn giá xuất khẩu, nên Công ty không thu mua xuất khẩu được. b, Chất lượng các sản phẩm ong xuất kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11361.DOC
Tài liệu liên quan