Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tai công ty Cao Su Sao Vàng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 2

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2

1/ Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của Công ty 2

2/ Những thành tích đã đạt được của công ty 3

3/ Các truyền thống văn hoá ,hoạt động phúc lợi của công ty 4

II/.Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty. 5

1 /Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất của công ty 5

2/ Đặc điểm về trang thiết bị: 7

3/ Đặc điểm về tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất. 8

4/ Đặc điểm về nguyên vật liệu 12

5/ Đặc điểm về lao động 14

6 / Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty Cao Su Sao Vàng 16

7/ Đặc điểm về vốn 19

Biểu số 8: Tình hình huy động vốn của Công ty 22

8/ Đặc điểm về xây dựng , tổ chức thực hiện chiến lược ,kế hoạch kinh doanh 22

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 24

I. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 24

1/ Tình hình sản xuất kinh doanh 24

2/ Tình hình sử dụng vốn 25

Biểu số 11: Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản 2001-2002 26

3 / Tình hình sử dụng lao động và tiền lương 27

3.1/ Lao động 27

3.2/ Tiền lương 28

II. Hoạt động maketing và các chính sách căn bản 29

III. Thực trạng về chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty 34

1./ Thực trạng về chất lượng 34

1.1/ Các chỉ tiêu về kinh tế 34

Phẩm cấp 35

N/cm2 36

2/ Thực trạng quản lí chất lượng ở Công ty 40

2.1/ Mục tiêu phương hướng về quản lí chất lượng 40

2.2/ Chính sách chất lượng 41

2.3/ Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty 44

Công ty, cơ cấu tồ chức, quyền trách nhiệm của tất cả các thành viên có liên quan đến chất lượng.Sổ tây chất lượng tham chiếu các quy trình hệ thống chất lượng liên quan và chỉ ra cấu trúc của hệ thống văn bản chất lượng Công ty. 46

Kĩ sư P. KCS 50

Phụ trách kho 50

BTP-XN 50

Kĩ sư XN 50

Phụ trách kho 50

Săm xe đạp 53

Lốp xe đạp 53

Năm 54

Nó đòi hỏi vấn đề đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn tay nghề 56

2.4/ Việc sử dụng các công cụ quản lý chất lượng của Công ty . 57

2.5/ Các công cụ đòn bẩy Công ty áp dụng cho mục tiêu chất lượng. 59

3/ Một số đánh giá chung về chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty 60

3.1/ Những thành tích đạt được. 60

3.2/ Những tồn tại về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty 61

3.3/ Nguyên nhân của những thiếu sót trên. 62

4/ Phương hướng kế hoạch phát triển của công ty trong những năm tới 62

CHƯƠNG III 65

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG. 65

I. Nhóm biện pháp trong tổ chức quản lý 65

1/Duy trì áp dụng quản lý chất lượng, tiến tới chất lượng đồng bộ 65

2/ Về công tác tổ chức quản lý, bảo quản nguyên vật liệu. 70

III Nhóm biện pháp về chính sách sản phẩm 74

1/Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 74

2/ Đa dạng hoá sản phẩm. 74

IV Nhóm biện pháp về giáo dục 75

KẾT LUẬN 77

MỤC LỤC 78

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tai công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/cp của chính phủ ,phần còn lại được trích nhập các qũy sau: Quỹ đầu tư và phát triển :mưc trích tối thiểu là 50%. Quỹ dự phòng tài chính :trích 10%,số dư của quỹ này không được vượt quá 25% vốn điều lệ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm :trích 5% , mức tối đa của quỹ không được vượt quá 6 tháng lương thực hiện Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trich đủ các quỹ trên công ty trích quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm đó không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước Trích tối đa không quá 2 tháng lương thức tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm đo thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước Trong tổng số lợi nhuận được trích lập vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi ,giám đốc công ty sau khi tham khảo ý kiến công đoàn công ty quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ cho phù hợp .Nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ trêkhen thuêỏng và phúc lợi mà còn dư thì phần còn lai được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển II. Hoạt động maketing và các chính sách căn bản - Vấn đề nghiên cứu thị trường Hiện nay công ty có năm chi nhánh và gần 200đại lý bán hàng rải rác trên toàn bộ 31 tỉnh ,thành phố trong cả nước >bên cạnh đó công ty còn phân cấp cho các xí nghiệp trực tiếp tham gia tiêu thụ sản phẩm cảu mình để được tiếp cận với thị trường thường xuyên ,nắm bắt kịp thời nhứng thay đổi về thị hiếu cũng như các phản hồi từ người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp .Công tác Marketing tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng là nhân tố quan trọng góp phần đem lại thanh công cho công ty. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Nó là cơ sở cho việc đề ra các chính sách và biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nội dung đầu tiên của nghiên cứu công tác thị trường là nghiên cứu khách hàng. Để thực hiện nội dung này, cần áp dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu tại hiện trường và sử dụng các tài liệu sẵn có. Qua đó nhận được các thông tin chính xác về thói quen, nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng tại những thị trường khác nhau. Ngoài ra, công ty cũng cần nhu cầu các đối thủ cạnh tranh, tìm ra những ưu thế và hạn chế của đối thủ, phân tích toàn diện chiến lược kinh doanh của đối thủ. Từ đó công ty có thể phân tích đề ra những quyết sách và tìm ra cơ hội kinh doanh thích hợp. - Vấn đề hoàn thiện chính sách phân phối Nội dung cơ bản của chính sách phân phối là đưa sản phẩm vào các kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo hàng hoá được đưa đến đúng đối tượng, đúng địa điểm, đúng chủng loáiản phẩm. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tăng khả cạnh tranh và làm cho lưu thông hàng hoá được nhanh và hiệu quả. Hoàn thiện chính sách phân phối cũng chính là hoàn thiện các kênh phân phối. Để đạt được điều đó thì yêu cầu việc thiết lập các kênh phân phối cho công ty phải dựa trên đặc điểm và nhu cầu của thị trường. Hiện nay sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ trên một phạm vi khá rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhưng miền Bắc vẫn là thị trường chủ yếu. Các kênh phân phối của công ty ở miền Bắc tương đối hoàn chỉnh. Điều đó không có nghĩa là không cần phải hoàn thiện thêm nữa mà ngược lại cần có những biện pháp tích cực để duy trì và phát triển các kênh phân phối tại thị trường này. Đối với các thị trường ở miền Trung và miền Nam, đây là những thị trường mà công ty mới xâm nhập, công ty gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ tại đây. Các kênh phân phối của họ đã có từ trước, họ có kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm tại các thị trường này, có sự hiểu biết về thói quen của người tiêu dùng ở đây. Vì vậy, để xâm nhập thị trường này, công ty cần có những nghiên cứu kỹ kênh phân phối của đối thủ, tìm ra những khoảng trống trong thị trường để thiết lập kênh phân phối của mình. Công ty cũng cần xây dựng mạng lưới trung gian có trình độ chuyên môn về kinh doanh và tiếp thị, hiểu rõ về các sản phẩm của công ty như các tính năng, tác dụng của sản phẩm và hơn thế, các trung gian phải cung cấp cho công ty những thông tin về thị trường và nhu cầu trên thị trường này. Trong việc sử dụng các đại lý bán hàng trong kênh phân phối, công ty cần cú ý tới một số điểm sau: - Họ phải là những người am hiểu về thị trường và tập quán tiêu dùng ở đó - Họ phải là những người thu nhập thông tin thị trường nhanh nhạy. athông tin công ty cần phải bao gồm cả thông tin về người tiêu dùng và về các đối thủ cạnh tranh. - Nói chung uy tín của các đại lý tư nhân không phải đã có sẵn trên thị trường, uy tín được tạo dựng bởi sự cố gắng nỗ lực trong suốt quá trình hoạt động. Mặt khác các đại lý chỉ thích những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, vì như vậy quay vòng vốn của họ mới nhanh, họ mới bán được nhiều hàng và lợi nhuận thu được mới ổn định, họ cũng phải chịu ít nguy cơ rủi ro hơn. Điều này gây khó khăn trong việc đưa sản phẩm của công ty vào thị trường. Nắm bắt được những đặc điểm trên đây sẽ giúp cho công ty lựa chọn được những đại lý làm ăn có hiệu quả và có trách nhiệm cao. Nhưng không phải trên mỗi khu vực thị trường chỉ sử dụng một kiểu kênh phân phối nhất định mà phải tuỳ vào tình hình cạnh tranh của thị trường, đặc điểm của sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống và tuỳ thuộc vào nội dung mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà công ty có thể áp dụng riêng rẽ hay phối hợp tất cả các kiểu kênh phân phối sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tăng cường công tác quản lý kênh phân phối bằng cách bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các phần tử trong kênh, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối. - Vấn đề hoàn thiện chính sách sản phẩm Hiện nay, công ty đã xây dựng được một chính sách sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, điều đó góp phần quan trọng vào sự thành công trong chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và tính mỹc phẩm của sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Để thực hiện tốt chiến lược sản phẩm công ty cần phải: + Phân tích cụ thể về sản phẩm và khả năng thích ứng thị trường của sản phẩm. + Xây dựng được uy tín cho sản phẩm. + Tạo dựng được kiểu dáng và bao bì thích hợp cho sản phẩm. - Vấn đề hoàn thiện chính sách giá. Cùng với những yếu tố kỹ thuật thì giá cả là một yếu tố quan trọng góp phần tạo quyết định mua hay không mua hàng của người tiêu dùng. Chính sách giá là một loạt những quyết định về mức giá được ban lãnh đạo doanh nghiệp dưa ra trên cơ sở phân tích tình hình chi phí, tình hình thị trường. Những quyết định này được xác lập để đạt được mục tiêu đã định về khối lượng bán và lợi nhuận. Việc xác lập một chính sách giá đúng đắn và phương pháp xử lý giá linh hoạt là điều kiện để dẫn đến thành công trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Mặc dù nhìn chung trên thế giới, cạnh tranh giá đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng sản phẩm nhưng nhiều lúc, nhiều nơi trên nhiều lĩnh vực, cạnh tranh giá vẫn diễn ra gay gắt. Trên thị trường sản phẩm cap su Việt Nam, giá cả vẫn là một công cụ đắc lực để các công ty trong nước và hàng nhập ngoại cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên giá cả chịu tác động cảu nhiều yếu tố, quyết định giá trong kinh doanh là quá trình rất phức tạp mà đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ những yếu tố tác động đến giá một cách tỷ mỷ để có được mức giá thích hợp cho sản phẩm của mình trong một thời kỳ nào đó. Những yếu tố đó gồm nhiều mặt như: chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu, sức mua của đồng tiền, tập quán và tâm lý của người tiêu dùng. Vấn đề cơ bản đảm bảo hiệu quả trong chính sách giá của công ty là hạ giá thành sản phẩm. Có thể thực hiện theo các phương hướng sau: + Xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, đảm bảo sản xuất được liên tục, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm ứ đọng vốn… + Giảm chi phí khấu hao bằng cách tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị, tăng năng suất lao động. + Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu để kịp thời điề chỉnh cho phù hợp với thực tế sản xuất. Bên cạnh đó, khi thay đổi giá bán sản phẩm, công ty cần nghiên cứu kỹ phản ứng của đối thủ cạnh tranh để duy trì sự ổn định, cố gắng tránh những phản ứng bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh. - Vấn đề hoàn thiện chính sách quảng cáo + Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về sản phẩm hoặc cho các phần tử trung gian hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong không gian và thời gian xác định. Mục đích của quảng cáo là kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày một nhiêù hơn, là phương tiện đắc lực trong cạnh tranh, là vũ khí lợi hại để thu hút khách hàng.Trong thời gian qua, Công ty Cao Su Sao Vàng cũng đã quan tâm tới vấn đề quảng cáo sản phẩm tuy nhiên công tác này còn nhiều hạn chế. Do vậy công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng cáo. Trong quá trình quảng cáo công ty cần chú ý thông tin quảng cáo phải mang tính sát thực, hợp lý, có nghệ thuật và phù hợp với kinh phí dành cho quảng cáo. Công ty cần duy trì và tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài ra nên quảng cáo trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm và tại các điểm bán hàng của công ty. Có thể quảng cáo theo từng đợt nhất định và xác định rõ mục đích của từng đợt để có kế hoạch quảng cáo thích hợp. + Thực hiện các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng, có nghĩa là thúc đẩy bán hàng, tìm cách đưa sản phẩm đến với khách hàng. Nói một cách cụ thể là việc xúc tiến bán hàng bao gồm tất cả các hoạt động Maketting nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với một sản phẩm nào đó, làm cho nó hấp dẫn hơn ở nơi tiêu thụ hay nơi bán. Hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty có thể thực hiện như sau: + Tổ chức thường xuyên đều đặn các hội nghị khách hàng, trong hội nghị công ty đưă ra các nội dung gợi ý để khách hàng có ý kiến về: - Ưu nhược điểm của các loại sản phẩm. -Những yêu cầu của khách hàng đối với công ty như: phương thức mua, bán sản phẩm, phương thức thanh toán… Trên cơ sở những ý kiến cụ thể của khách hàng, công ty tiến hành đánh giá những gì đã thực hiện để phát huy hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, để sản phẩm ngày càng tồn tại, để sản phẩm ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt người tiêu dùng. + Công ty có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến bán hàng ngay điểm bán hàng. + Làm tốt congtác dịch vụ bán hàng bao gồm các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Cùng với sự phát triển của sản xuất, tình hình cạnh tranh trên thị trường càng gay gắt thì hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng cũng diễn ra phong phú và đa dạng hơn. Nó sẽ góp phần tăng cường hiệu quả thực hiện các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối. Hiệu quả cạnh tranh cảu công ty vì thế cũng sẽ được nâng cao. - Bộ máy quản lý hoạt động MRK của công ty: Để thực hiện tốt các công việc quản lý MRK công ty nên tuyển dụng một số người đảm nhiệm chuyên trách MRK. Số người này phải có khả năng chuyên môn về kinh tế để làm tốt công việc của mình. Tôi xin góp ý kiến với công tynhư sau về công tác thiết lập bộ máy quản ký của công ty. Công ty nên tuyển thêm người bố trí vào phòng kế hoạch để có thể thực hiện tốt và đúng chức năng của một phòng KHTT. Cụ thể bố trí như sau: + Một người làm công tác quản trị MRK + Một người làm công việc quảng cáo và khuyến khích tiêu thụ + Một người làm công tác nghiên cứu MRK + Một người phụ trách về mảng cung ứng và tiêu thụ III. Thực trạng về chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty 1./ Thực trạng về chất lượng 1.1/ Các chỉ tiêu về kinh tế Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó công tác quản lý chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Tuy Công ty có sản xuất nhiều loại sản phẩm truyền thống được nhiều người mến mộ là sản phẩm săm lốp các loại. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, Công ty không ngừng đổi mới, thiết kế mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, mỗi loại sản phẩm của Công ty có rất nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú: - Săm xe đạp: 5 kiểu dáng mẫu mã. - Lốp xe đạp: 11 kiểu dáng mẫu mã. - Lốp ôtô các loại: 6 kiểu dáng mẫu mã - Lốp xe máy: 7 kiểu dáng mẫu mã. Ngoài ra còn có các sản phẩm cao su kĩ thuật, Pin nhãn hiệu Con Sóc cũng rất nhiều chủng loại, mẫu mã. ở các phân xưởng có bộ phận KCS làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ có sản phẩm nào đủ tiêu chuẩn về chất lượng mới được đưa ra thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy mà Công ty chỉ có một loại phẩm cấp, đó là "loại I”, còn các sản phẩm thứ cấp sẽ không được tiêu thụ trên thị trường. Chính điều này đã giúp cho sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng. Cùng với sự tiên tiến của máy móc thiết bị cộng với sự quản lí hết sức chặt chẽ ngay từ khâu đầu (như khi mua nguyên vật liệu) cho đến các công đoạn sản xuất nên sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao hơn, loại phế giảm dần và nhất là tỉ lệ sai hỏng ngày càng hạn chế. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là "Loại I" với chất lượng cao phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Đây là một thắng lợi lớn, là điều kiện tiên quyết giúp cho Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường với những sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt. Biểu số 12: Tỷ lệ phế phẩm Phẩm cấp 1998 1999 2000 2001 2002 Lốp xe đạp: Loại I(%) Loại phế(%) Sai hỏng sau bán hàng 97.8 2.13 0.07 98.08 1.85 0.07 98.5 1.46 0.04 98.5 1.45 0.04 98.73 1.25 0.02 Lốp ô tô: Loại I(%) Loại phế(%) Sai hỏng sau bán hàng 94.7 4.2 1.1 95.78 3.82 0.40 97 1.59 1.41 98 1.45 0.55 98.35 1.43 0.22 Lốp xe máy: Loại I(%) Loại phế(%) Sai hỏng sau bán hàng 97.12 2.49 0.39 98.29 1.49 0.22 99.38 0.55 0.07 99.27 0.68 0.55 99.36 0.6 0.04 Qua bảng trên ta thấy: Từ năm 1998 – 2002, các sản phẩm loại I có chiều hướng tăng lên: -Lốp xe đạp có sản phẩm loại I tăng từ 97.8% đến 98.73% -Săm xe đạp có sản phẩm loại I tăng từ 96.78% đến 98.18% -Lốp xe máy có sản phẩm loại I tăng từ 97.12% đến 99.36% -Săm xe máy có sản phẩm loại I tăng từ 94.98% đến 97.9% -Lốp ô tô có sản phẩm loại I tăng từ 94.7% đến 98.35% -Săm ô tô có loại sản phẩm I tăng từ 93.6% đến 95.38% So với các loại sản phẩm khác, lốp xe máy là loại mặt hàng có tỉ lệ phế nhỏ nhất. Xét trong năm 2000: Loại phế lốp xe máy là: 0.55 % Lốp xe đạp là: 1.45% Lốp ôtô là : 1 .59% Năm 2000: Loại phế lốp xe máy là: 0.68% Lốp xe đạp là : 1.45% Lốp ôtô là : 1.45% Năm 2001: Loại phế lốp xe máy là: 0.6% Lốp xe đạp là : 1.25% Lốp ôtô là : 1.43% Có kết quả như trên là do toàn bộ dây chuyền sản xuất lốp xe máy được đầu tư bằng máy móc thiết bị khuôn mẫu Đài Loan công nghệ thành hình nối đầu tự động làm cho chất lượng sản phẩm nâng cao, ngoại quan đẹp. Lốp không còn bị lắc đảo như trước nữa. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các sản phẩm hỏng là do thiếu lao su, lệch tanh, phồng, tạp chất, hở mối nối, hở chân van... song nhìn chung, tỉ lệ sản phẩm hỏng ngày càng có chiều hướng giảm xuống, sản phẩm loại I có chiều hướng tăng lên. Xu thế như'vậy là hợp và đảtn bảo cho sự phát triển lâu dài của Công ty 1.2/ Các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm Các sản phẩm sản xuất ra của Công ty ngay từ đầu phải quán triệt việc thực hiện các chỉ tiêu cơ lý kĩ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể ta xét chỉ tiêu cơ lí của săm ôtô như sau: Biểu số 13: Chỉ tiêu cơ lí của săm ô tô Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức CL đăng kí Phương pháp thử Độ bền khi kéo dứt không nhỏ hơn N/cm2 1700 TCVN 4509 – 88 Kiểu A Độ dãn khi kéo dứt không nhỏ hơn % 550 TCVN 4509 – 88 Kiểu A Độ dãn dài dư không lớn hơn % 550 TCVN 4509 – 88 Kiểu A Độ bền khi kéo dứt mối nối không nhỏ hơn N/cm2 900 Độ bền xé rách không nhỏ hơn N/cm2 400 TCVN 1592 – 87 TCVN 1597 - 87 Nhìn bảng ta thấy, việc sản xuất săm lốp ô tô phải tuân thủ các chỉ tiêu cơ lí rất khắt khe. Những sản phẩm nào không đạt được yêu cầu như trên lập tức bị loại bỏ, không được tung ra thị trường. Không những săm lốp ô tô mà tất cả các loại sản phẩm của công ty : Săm lốp xe máy, xe đạp… đều phải có chỉ tiêu kĩ thuật cụ thể. Việc kiểm tra tính năng cơ lí cuối cùng sẽ xem sản phẩm Công ty đăng ký với thanh tra tổng cục đo lường thực hiện. Vì thế trong quá trình sản xuất các chỉ tiêu cơ lí đó từng bước được hoàn thành và kiểm tra một cách kĩ lưỡng. Đảm bảo một sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng cao. Căn cứ vào những tiêu chuẩn nhà nước đề ra cho tính năng cơ lí của từng loại sản phẩm. Công ty đâ áp dụng và hoàn thành tốt, đôi khi còn vượt mức rất nhiều so với những tiêu chuẩn đó. Mặc dù vậy có những tháng trong năm có những chỉ tiêu bị giảm đáng kể so với tiêu chuẩn song đó chỉ là trường hợp hãn hữu xảy ra. Cụ thể ta xét tính năng cơ lí săm xe đạp trong 6 tháng năm 2002mà Công ty đã thực hiện. Biểu số 14: Chỉ tiêu cơ lí săm xe đap Chỉ tiêu tháng Cường lực kéo dứt (N/cm2) Cường lực định dãn (N/cm2) Dãn dài(%) Biến hình(%) Độ cứng so A Sức dính mối nối Lực xé rách Tỉ trọng Mức >=1700 >=550 >=35% >10N/cm g/cm3 1 2 3 4 5 6 1.135 2.122 1.912 1.750 2.115 1.862 576 333 500 459 426 445 542 661 554 553 649 588 37 40 44 24 25 39 57 52 58 52 50 48 12 14 15 14 17 17 244 445 325 326 422 405 1.33 1.32 1.33 1.26 1.33 TB 1916 457 519 37 53 15 316 1.32 Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu chất lượng của săm xe đạp mà công ty đạt được hầu như hoàn thành tốt. Những chỉ tiêu của nhà nước đề ra về cườgn lực kéo dứt, chỉ có trong một tháng là chưa đạt mức tiêu chuẩn, còn lại các tháng sau đều rất tốt. Đặc biệt là trong tháng 2 chỉ tiêu này chỉ đạt 2.122 (N/cm) trong khi đó tiêu chuẩn đề ra chỉ là từ 1.700 (N/cm). Tương tự, ta thấy các chỉ tiêu khác cũng vậy, hầu hết Công ty đã cho ra thị trường những snả phẩm bền đẹp, đảm bảo được tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây với mặt hàng lốp xe máy do sự biến động rất lớn của thị trường xe máy của nước ta, sự ồ ạt tràn vào của rất nhiều loại xe máy, nhiều hãng sản xuất và đặc biệt là các sản phẩm liên doanh nên sản phẩm của Công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh to lớn và trên thực tế cho thấy thì sản phẩm săm lốp xe máy của Công ty không được ưa chuộng bằng sản phẩm của các hãng liên doanh, nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ của ta chưa bằng họ, kém về mẫu mã. Đây là một vấn đề cần giải quyết cấp bách. Nhưng nếu so các chỉ tiêu kĩ thuật đề ra với một số đối thủ cạnh tranh khác thì chất lượng sản phẩm săm lốp xe máy của Công ty cũng không thua kém gì. Biểu số 15: Chỉ tiêu cơ lí lốp xe máy Chỉ tiêu cơ sở sản xuất Cường lực kéo dứt (N/cm2) Dãn dài Cường lực định dãn 300% (N/cm2) Độ cứng (%) Biến hình (%) Lượng mài mòn (cm3/1.61) Tỉ trọng (g/cm3) Sức đính Vải cao su Vải cao su Mức >=1900 >=450 55-65 <=30 <=0.4 1.15 >=60 >=6.5 XnsxĐàNẵng MendenJapan Casumina Indonexia Thái Lan CS Sao Vàng 2749 1697 1668 2203 1917 1923 570 433 430 434 530 456 972 1160 951 1455 829 1180 55 62 60 66 55 63 25 24 20 21 24 25 0.600 1.152 0.287 0.473 0.318 0.220 1.115 1.175 1.15 1.17 1.135 1.20 98 81 78 124 119 108 100 85 45 68 82.8 108 Nhìn vào bảng ta thấy cường lực kéo dứt lốp xe máy của Công ty là 1923, vượt hơn so với mức quy định và chỉ tiêu này của Công ty chỉ sau xí nghiệp cao su Đà Nẵng và Indonexia. Về lượng mài mòn, sản phẩm của Công ty là 0.22 trong khi đó định mức đối với chỉ tiêu này là <=0.4. Như vậy, độ mài mòn của sản phẩm cao su sao vàng là rất tốt, chứng tỏ lốp xe máy của Công ty rất bền không những vượt tiêu chuẩn mà so với đối thủ cạnh tranh thì con số như trên là đáng khích lệ- chỉ xếp sau Nhật Bản, vượt xa độ mài mòn của lốp xe máy cao su Đà Nẵng (0.6). Sức dính: Chỉ tiêu này sản phẩm của Công ty đạt vượt mức gần gấp đôi 91080 mặc dù có kém Indonexia và Thái lan một chút, song đã vượt rất nhiều so với đối thủ khác. Nói về lốp xe máy thì chỉ tiêu đáng quan tâm nhất là cường độ kéo dứt, cả 3 chỉ tiêu trên sản phẩm Công ty Cao Su Sao Vàng đều đạt mức tiêu chuẩn, riêng sức dính (Vải- vải, Vải- cao su) rất đều, nên tránh được hiện tượng phòng và tách lốp ở mức độ cao. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng các sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng đưa ra thị trường trong những năm vừa qua đạt chất lượng rất tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm. Mặc dù vậy, những sản phẩm đưa ra thị trường là những sản phẩm loại I, đã được qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng ( kiểm tra ngoại quan, kiếm tra tính năng cơ lí, chỉ tiêu kĩ thuật ) đạt đúng tiêu chuẩn thế nhưng trong quá trình sản xuất không tránh khỏi những sai sót. Do đó sản phẩm sản xuất ra cũng có những thiệt hại rất lớn về tài chính của Công ty. Riêng năm 1998 mức độ gây thiệt hại ước tính khoảng 25.177.800(đ). 2/ Thực trạng quản lí chất lượng ở Công ty 2.1/ Mục tiêu phương hướng về quản lí chất lượng Ngày nay, chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt mang tính quốc tế như hiện nay, chất lượng được coi là giải pháp rất có lợi, một thứ vũ khí tham gia cạnh tranh hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, công ty Cao Su Sao Vàng đã rất coi trọng việc quản lí chất lượng, mục tiêu của quản lí chất lượng là đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp. Đưa sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm được một vị trí quan trọng trên thị trường và hơn thế nữa những sản phẩm đó ngày càng được cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để mãi mãi được lòng tin của khách hàng. Và để thực hiện điều đó không gì bằng là phải làm sao cho sản phẩm ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. . Những năm gần đây và những năm tiếp theo sau, phương hướng quản lí chất lượng của Công ty là phải đặc biệt coi trọng công tác quản lí chất lượng đồng bộ, nghĩa là quản lí chất lượng ở tất cả mọi khâu. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống ISO 9002- tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế. Dự án này bắt đầu triển khai vào cuối năm 1997 và hoàn thành vào năm 1999. Chi phí cho dự án này là 702 (trđ). Trọng đó giai đoạn I là 202 (trđ), giai đoạn II là 500 (trđ). Để thực hiện dự án, trong năm 1998 Công ty đã kí kết hợp đồng tư vấn biên soạn chính sách với người của BVQI và thực hiện các thủ tục kèm theo bên cạnh việc tập huấn công tác chất lượng theo ISO 9002. Thực hiện thành công dự án này đã có tác dụng làm cho vị trí của Công ty ngày cang được củng cố và rnở rộng uy tín, danh tiếng tăng lên giúp cho Công ty thu hút được khách hàng, tăng doanh thu, phát triển sản xuất, tao điều kiện thuận lợi cho đổi mới sản phẩm và cơ cấu sản phẩm, làm cho chóng ngày càng thích ứng với những mong đợi của khách hàng. Chính vì vậy mà hiện nay và các năm tiếp theo sau phương hướng của Công ty là sẽ thường xuyên duy trì và điều chỉnh hệ thống chất lượng ISO 9002- 1994 sang ISO 9001 – 2000. Hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng trong sản xuất và lắp đặt dịch vụ sau khi bán. 2.2/ Chính sách chất lượng Bất kì Công ty nào điều hành theo nguyên tắc quản lí hiện đại cần xác định mục tiêu và phương pháp chung, để đạt mục tiêu đó cần xác định chính sách chất lượng của Công ty. Công ty Cao Su Sao Vàng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Với tiêu chuẩn ISO 9002 lãnh đạo Công ty đã có chính sách chất lượng dưới dạng văn bản chính thức và đảm bảo chính sách đó được mọi cá nhân có liên quan hiểu và có biện pháp để thực hiện đầy đủ. Công ty luôn lấy chất lượng sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, coi: “ chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp” chất lượng sản phẩm quyết định chất lượng sống của mọi gia đình trong cộng đồng cao su sao vàng. Chính vì lẽ đó Công ty luôn: - Nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. - Giá cả phù hợp. - Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Chính sách của Công ty luôn được cán bộ công nhân viên trong Công ty quan tâm và thực hiện tốt những cam kết để duy trì chính sách đó. Công ty đã đặt ra phương châm rằng: “Mỗi người vừa là khách hàng vừa là chủ hàng của đồng nghiệp mình”. Chính vì lẽ đó mà trong lừng giai đoạn, chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng được cải tiến. Trong công việc quan hệ chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra Công ty còn tạo mọi nguồn lực cần thiết thay đổi công nghệ, đầu tư chiều sâu, khai thác các nguồn nguyên vật liệu mới để nâng cao tính năng của sản phẩm. Tạo mọi cơ hội để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty . Và đặc biệt để duy trì chính sách chất lượng của công ty, không gì bằng việc thường xuyên duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002. Tuy nhiên việc áp dụng ISO 9002 mới chỉ áp dụng cho một số phòng ban và một số xí nghiệp. Sắp tới Công ty sẽ nghiên cứu và áp dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tai công ty Cao Su Sao Vàng.doc