Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (sau đây viết tắt là TCTCNTTVN) được thành lập tại Quyết định số 69/QĐ-TTf ngày 31/01/1996 của Thủ tướng chính phủ; hoạt động theo Điều lệ được phê chuẩn tại Nghị định số 33/CP ngày 27/5/1996 của Chính phủ.

Tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty có 21 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài. Đến nay, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tổng số 87 đơn vị thành viên nằm trải dài trên địa bàn cả nước từ Quảng Ninh đến Mũi Cà Mau. Trong đó 37 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 17 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 26 công ty cổ phần, 7 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 văn phòng đại diện trong nước và 7 văn phòng đại diện ở nước ngoài.

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp. Nó có thể có lợi hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Để thành công trong kinh doanh doanh nghiệp phải phân tích, dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó bao gồm: VINASHIN là tổng công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao, đây là lĩnh vực mới và bắt đầu phát triển mạnh ở Việt Nam, do vậy các chiến lược phát triển công nghệ đóng tàu và đường lối ngoại giao của Việt Nam có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của tổng công ty hiện nay. + Chiến lược phát triển công nghệ đóng tàu nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh đã có tác dụng kích cầu mạnh mẽ tạo cơ hội cho công ty phát triển và nâng cao doanh số, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này hơn làm cho cạnh tranh ngày một gay gắt hơn hay kinh doanh ngày một khó khăn hơn nhưng đồng thời làm cho bản lĩnh kinh doanh của các thành viên trong công ty ngày càng trở lên vững vàng hơn. + Đường lối ngoại giao của Nhà nước cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các sản phẩm vật liệu tàu biển là các sản phẩm công nghệ cao nên chủ yếu hiện nay là nhập khẩu, một đường lối ngoại giao tốt sẽ giúp cho công ty nhanh chóng tiếp cận và đưa sản phẩm công nghệ cao vào Việt Nam tiến tới chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển trong nước. - Chính sách thuế là nhân tố tác động trực tiếp đến kinh doanh của công ty đặc biệt là kinh doanh và lắp đặt tàu biển của công ty, nó có ảnh hưởng đến giá bán của hàng hoá. Do chiến lược phát triển CNTT nên thuế nhập khẩu và thuế VAT đã được đánh với mức thuế suất thấp hơn một số mặt hàng khác nhưng sản phẩm vật tư có giá trị cao nên cũng làm cho giá trị của một con tàu tăng lên đáng kể ảnh hưởng lớn đến khả năng mua của khách hàng cũng như khả năng bán của công ty Các yếu tố kinh tế và công nghệ. Các yếu tố kinh tế là các yếu tố tác động trực tiép tới sức mua của người tiêu dùng và dạng tiêu dùng hàng hoá. Nó bao gồm các nhân tố: Sự tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cấu trúc kinh tế dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì nó đã tác động mạnh tới nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý cũng như trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty kinh doanh hiện nay và ngược lại. Tỷ giá hối đoái: VINASHIN kinh doanh mặt hàng tàu biên trọng tảI lớn là chủ yếu, do đó tỷ giá và khả năng chuyển đổi ngoại tệ là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới giá mua máy móc của công ty.Việc dự đoán mức tỷ giá trong một khoảng thời gian nhất định để có một quyết sách thích hợp là điều rất quan trọng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế: là nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng khai thác đặc biệt trong vận chuyển đến các kênh trong công ty cũng như cơ hội cho công ty trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Tàu biên là mặt hàng đòi hỏi phải bảo quản trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiêt như sự ăn mon của nước biển yếu tố thời tiết nhất định ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty, gây hư hỏng các bộ phận của con tàu Vị trí địa lý cũng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm để mở rộng hệ thống giao thông, tiết kiệm chi phí lưu thông của con tàu Cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc... cũng có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng. Khách hàng là các cá nhân, nhóm người có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thoả mãn. Thị trường của công ty là tập hợp các doanh nghiêp vận tảI đường thuỷ khác nhau. Các doanh nghiệp này đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là các doanh nghiệp dự án. Do đặc thù của kinh doanh lắp đặt tàu biển là đổi mới rất nhanh do đó công ty không những phải tìm kiếm các kỷ thuật tiên tiến để không ngưng nâng cao chât lượng cho sản phẩm tàu biển Cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những đơn vị kinh doanh những mặt hàng giống như mặt hàng của công ty hoặc những mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Với chính sách phát triển công nghệ công nghiêp nặng của chính phủ.Tổng công ty đã cho ra đời nhiều sản phâm tảu biển với trọng tải lớn . Thị trường đóng tàu đã có tư rât lâu nhưng phát triên chóng mặt nên ngày càng có nhiều công nươc ngoài với kỷ thuât tân tiên làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế v Công chúng: Công chúng là bất kỳ nhóm người nào có quyền lợi thực tế và hiển nhiên hay tác động đến khả năng của công ty nhằm trở thành đối tượng của công ty. Công chúng bao gồm: Công luận, chính quyền, công chúng tích cực và công chúng nội bộ. Để hoạt động kinh doanh được tốt doanh nghiệp nên bỏ thời gian và chi phí để hướng dẫn công chúng, liên kết họ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chu kỳ sống của sản phẩm. Sản phấm tảu biển là sản phẩm có chu kỳ sống lâu do đó nó có ảnh hưởng tới số lần nhập tối ưu, khả năng bán, mức dự trữ cần thiết... Công ty phải thường xuyên nâng cao chât lương, mẫu mã, tốc độ cho phù hợp với nhu cầu vận tải, theo dõi nguồn hàng.... 1.2.Các nhân tố chủ quan. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được ở mức độ nào đó, có thể coi đây là yếu tố thuộc về tiềm lực doanh nghiệp. Một cơ hội kinh doanh trên thị trường có trở nên hấp dẫn hay không là tuỳ thuộc vào tiềm lực doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố sau: Tiềm lực tài chính: Vốn là nhân tố rất quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn của công ty bao gồm vốn do Nhà nước cấp, vốn bổ sung từ lợi nhuận và các khoản trả trước của khách hàng cũng như khoản nợ nhà cung cấp. Các khoản vốn này công ty cũng phải huy động từ các nguồn và có biện pháp thích hợp để huy động được nhiều nhất có thể. Con người: Người lao động là yếu tố quan trọng không chỉ đối với công ty mà còn đối với các doanh nghiệp khác. Một ngươì có khả năng kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận và uy tín cho công ty. Kinh doanh mặt hàng tàu biển có tính kỹ thuật cao do đó người lao động không chỉ có chức năng lao động đơn thuần mà còn đòi hỏi phải có sự am hiểu về kĩ thuật, nắm được sự thay đổi về mặt kĩ thuật cũng như tính ưu việt của sự thay đổi đó. Đến nay công ty đã có đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo trung thành với công ty đã giúp cho công ty thu được nhiều thành công như hôm nay. Nguồn hàng: Chất lượng và Tính ổn định của nguồn hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh, uy tín của công ty....Công ty đã thiết lập và đang duy trì được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống lớn và có uy tín của nước ngoài để tạo nguồn và đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, đổi mới của khách hàng phù hợp với phương hướng kinh doanh của công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty: Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của công ty. Nhờ có chiến lược kinh doanh tuy mạo hiểm nhưng đúng đắn đã giúp cho công ty có được thành công như ngày hôm nay và ngược lại. Mô hình tổ chức quản lý theo trực tuyến chức năng đạt hiệu quả cao với chế độ giao khoán, và thưởng theo thời hạn hoàn thành góp phần tạo động lực và nền tảng vững chắc để công ty phát triển. Các yếu tố khác: Trình độ trang thiết bị, dự trữ của công ty,.. 2. Các chỉ tiêu đánh gía hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp. Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua kết quả của các hoạt động kinh doanh khác nhau. Chúng phản ánh đặc trưng, ý nghĩa của mỗi hoạt động cụ thể đồng thời phản ánh xu thế chung của doanh nghiệp cũng như là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: Lượng hàng hoá bán ra trong kinh kỳ: Là lượng hàng hoá được chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán sang đơn vị mua. Mức bán được xác đinh theo công thức sau: QX = QN + OĐK - DCK Trong đó: QX: Lượng hàng hoá bán ra trong kỳ. QN: Lượng hàng hoá mua về trong kỳ. OĐK: Tồn kho đầu kỳ. DCK: Dự trữ cuối kỳ. Doanh số bán ra trong kỳ: Là biểu hiện bằng tiền của lượng hàng hoá bán ra trong kỳ. Doanh số bán = Trong đó: Pi: Giá của hàng hoá i Qi: Số lượng hàng hoá i i= 1- n Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần giá trị trặng dư thu được từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Hiệu quả và việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có thể tìm ra những thuật lợi những khó khăn hạn chế cũng như biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn, phù hợp phát huy lợi thế và hạn chế những khó khăn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và thực hiện mục tiêu đề ra. Vì vậy việc nhận thức, nghiên cứu và vận dụng phương pháp tiên tiến để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Người ta có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 2.2. Chỉ tiêu tuyệt đối. Doanh thu: Là số tiền thu được từ hoạt động bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí : Là tất cả các khoản chi từ khi mua hàng đến khi bán hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí bao gồm: chi mua hàng, chi phí lưu thông, chi thuế và mua bảo hiểm... Lợi nhuận: Là phần dư ra của doanh thu so với chi phí. Nó được xác định bằng công thức: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Lợi nhuận của công ty được hình thành từ các nguồn: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Lợi nhuận khác. 2.3. Các chỉ tiêu tương đối. v Mức sinh lợi. Mức doanh lợi của doanh thu (RDT): Phản ánh cứ tạo ra một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. RDT = - Mức sinh lợi của chi phí (RC): Là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận RC = - Mức sinh lợi của vốn (RO): Là chỉ tiêu phản ánh với một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. RO = v Hiệu quả sử dụng vốn. Mức tăng trưởng của vốn kinh doanh (VKD). Mức độ tăng trưởng của VKD = Trong đó: VKD(n) :Vốn kinh doanh năm n VKD(n-1):Vốn kinh doanh năm n-1 Số vòng quay của vốn lưu động (L): Chỉ tiêu này biểu thị số lần vốn lưu động được đưa vào tái sử dụng trong năm. L= Trong đó: : Tổng doanh thu. CBQ : Vốn lưu động bình quân. Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động (n): Trong đó: n: số ngày của một vòng quay. T: thời gian theo lịch trong kỳ (1 năm = 365 ngày) L: Số vòng quay. Chỉ tiêu này biểu thị: Để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động thì cần bao nhiêu ngày. Số ngày càng ít thì biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh tại tổng công ty công nghiêp tầu thuỷ việt nam I. kháI quát về Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 1. lịch sử hình thành và phát triển. Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (sau đây viết tắt là TCTCNTTVN) được thành lập tại Quyết định số 69/QĐ-TTf ngày 31/01/1996 của Thủ tướng chính phủ; hoạt động theo Điều lệ được phê chuẩn tại Nghị định số 33/CP ngày 27/5/1996 của Chính phủ. Tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty có 21 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài. Đến nay, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tổng số 87 đơn vị thành viên nằm trải dài trên địa bàn cả nước từ Quảng Ninh đến Mũi Cà Mau. Trong đó 37 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 17 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 26 công ty cổ phần, 7 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 văn phòng đại diện trong nước và 7 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Tổ chức quản lý và điều hành Tổng công ty CNTTVN có Hội đồng quản trị và Ban điều hành (Tổng Giám đốc và các Phó tổng Giám đốc). Cơ quan Tổng công ty là bộ máy giúp việc ban điều hành đồng thời cũng là bộ máy giúp việc HĐQT. Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên chủ yế là theo cơ chế hành chính. Tổng công ty thực hiện các chức năng xác định phương hướng mục tiêu và kế hoạch tổng thể; định hướng thị trường và làm tổng thầu những sản phẩm lớn; công tác tổ chức và cán bộ; thẩm định, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư, định mức tiền lương; xác định giá thanh toán nội bộ ... Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập được quyền tự chủ về tài chính, về lao động và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Quan hệ giữa Tổng Công ty với nhà nước trên cơ sở Luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 33/CP ngày 27/5/1996. 2 .chức năng,nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh. Sơ đồ bộ máy tổ chức Hội đồng quản trị Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Viện KHCN và Trường đào tạo Các Công ty hạch toán độc lập Các NM hạch toán độc lập Các Công ty liên doanh Các Công ty thành phần Các Công ty thành phần Các Công ty thành phần Công ty Tài chính Cơ quan TCT Các Công ty thành phần Mô hình tổ chức Tổng Công ty đã tạo ra cơ hội thuận lợi hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên, giữa các lĩnh vực kinh doanh trong Tổng Công ty giảm chi phí hạ giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổng Công ty có HĐQT đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kinh doanh, nhất là khi HĐQT được pháp luật xác định là đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp với trách nhiệm và quyền hạn tương xứng. 2.1, Nhiệm vụ, Chức năng Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển Công nghiệp đóng tàu; các dự án nghiên cứu thiết kế đóng mới và sửa chữa tàu, các phương tiện vận tải phương tiện thi công công trình thủy; Chế tạo các trang thiết bị cơ khí phụ kiện, thiết bị điện và điện tử tàu thuỷ, các loại dầm thép và kết cấu thép; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và triển khai các đề tài, các dự án ựng dụng tiến bộ kha học kỹ thuật công nghệ thuộc các lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí giao thông vận tải có liên quan; Khảo sát, thiết kế, xây dựng các nhà máy đống tàu, sửa chữa tàu; các công trình biển, các công trình giao thông và dân dụng trong và ngoài nước; Phá dỡ tàu cũ và xuất nhập khẩu phế liệu; sản xuất, cung ứng các loại nguyên vật liệu và sản phẩm kim loại phi kim loại phục vụ công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu và công nghiệp giao thông vận tải. Tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất và vận tải biển; Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ kiện , trang thiết bị phương tiện vận tải thuỷ và các dịch vụ cho thuyền viên; Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu; Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty và các đối tác trong và ngoài nước; Tổng Công ty là đối tác chính của phía Việt Nam để thực hiện các dự án liên doanh, liên kết trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, thực hiện các dự án hợp tác khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn, thiết kế với các đối tác nước ngoài; 3.kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong những năm gần đây . 3.1. Hoạt động sản xuất đóng mới, sửa chữa tàu biển Tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường đóng tàu trong nước đồng thời hướng tới xuất khẩu, đưa năng lực đóng mới và sửa chũa tàu của ngành công nghiệp tàu thuỷ lên gấp hàng chục lần. Tổng công ty đã thực hiện thành công chiến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý cũng như vị thế của Tổng Công ty ở thị trường trong nước và quốc té như : Serie tàu hàng 6.500 tấn, 11.500 - 12.500 tấn, 15.000 tấn, tàu dầu 13.500 tấn, tàu container 564 TEU, 610 TEU, 1016 TEU, tàu Lash mẹ 10.900 mẹ 10.900 tấn, chuẩn bị đóng tàu chở dầu thô 105.000 tấn, tàu container 1.730 TEU, tàu hàng 22.500 tấn, tàu hàng 31.500 tấn. Tổng công ty cũng đã thực hiện thành công một số sản phẩm tàu thủy xuất khẩu cho chủ tàu nước ngoài : tàu hút bùn 1.000 - 1.500 m3/h xuất khẩu sang Irac, tàu kéo 1.000 HP, sà lan 2.500 tấn xuất khẩu sang Singapore, khách sạn nổi 80 giường cho chủ tàu PHáp, tàu khách du lịch 45 chỗ bằng vật liệu mới: tàu hàng 6.380 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và đang tiếp tục thi công tàu xuất khẩu 10.500 tấn, 8.700 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và serie tàu 53.000 tấn 34.000 tấn cho chủ tàu Anh Quốc. Đặc biệt, tàu Vinashin Sun 11.500 tấn được đóng tại Công ty đóng Bạch Đằng, tàu Vinashin Star 12.500 tấn đóng tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long được Công ty vận tải viễn dương Vinashin đưa vào khai thác trên các tuyến vận tải viễn dương đi Châu Phi. Châu Mĩ La Tinh và được bạn bè quốc tế khen ngợi. Công ty vận tải Biển Đông khai thác trên tuyến Đông Nam á đã mở tuyến vận tải container quốc tế đạt hiệu quả cao. 3.2. Sản xuất công nghiệp phụ trợ Thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm, nâng cao giá trị Việt Nam trong mỗi sản phẩm đóng tàu, đến năm 2010 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60-70 % giá trị con tàu. Hiện nay, Tổng công ty đang đầu tư các khu công nghiệp phụ trợ với các dự án nhà máy thép tấm đóng tàu tại khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Quảng Ninh với công suất 500.000 tấn/năm; Nhà máy chế tạo lắp ráp động cơ diezel đến 23.000 HP thông qua hợp đồng hợp tác liên kết với hãng Man B & QW Đan Mạch và hãng Mitsubishi - Nhật bản tại Công ty đóng tàu Bạch đằng và khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng ; nhà máy chế tạo nội thất tàu thuỷ, nhà máy chế tạo nồi hơi tàu thuỷ, nhà máy sản xuất xích neo .... tạo khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng - Hải Phòng. Đã từng bước đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và lắp đặt thiết bị điện điện tử, nghi khí hàng hải , các thiết bị điều khiển ... lĩnh vực sản xuất và chế biến nội thất tàu thuỷ cũng đã được đầu tư và mang lại những kết quả đáng khích lệ, sản phẩm nội thất không những chỉ lắp đặt cho các tàu trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, xí nghiệp sản xuất vật liệu hàn đã đi vào hoạt động và đang đưa ra thị trường sản phẩm phục vụ nhu cầu cả trong và ngoài ngành. 3.3. Các hoạt động xây dựng vận tải, thương mại dịch vụ Mười năm qua, các công ty xây dựng của Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực. Đã có nhiều cố gắng trong việc thi công các hạng mục công trình trong toàn Tổng công ty như : đà tàu 53.000 T tại Hạ Long, đà tàu 53 000 T tại Nam Triệu, đà tàu 30 000 T tại Phà Rừng; đà tàu 550 TEU, cầu tyầu 550 TEU tại Bến Kiền, đà tàu 10 000T tại Sài Gòn, ụ khô 5 000T tại sông Cấm, cầu tàu 5. 000T tại Cần Thơ, đê vây chắn cát và san lấp mặt bằng tại NMĐT Dung Quất ... cùng nhiều dự án trong toàn Tổng công ty. Năm 1996, toàn Tổng công ty chỉ có một Công ty xây dựng với doanh thu là 20 tỷ đồng, đến nay Tổng công ty đã có 11 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và doanh thu năm 2005 là 573 tỷ đồng. Hiện nay, vận tải đã trở thành ngành kinh doanh lớn thứ hai trong hoạt động kinh doanh của tổng công ty. Việc phát triển đội tàu vận tải biển vừa mang ý nghĩa đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang ý nghĩa hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà máy đóng tàu. Thực tế đã chứng minh việc phát triển đội tàu của Vinashin cùng với việc phát triển đội tàu trong nước thông qua chương trình đóng mới 32 tàu biển cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã thực sự là cú hích quan trọng nâng cao năng lực đóng mới của một số đơn vị trong Tổng công ty . Về kết quả kinh doanh, hoạt động vận tải đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của Tổng Công ty. Giá trị doanh thu của hoạt động vận tải năm 2005 đạt712 tỷ đồng. Tổng Công ty hiện có 10 doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực vận tải với tổng tải trọng đội tàu là 200 000 DWT. Đã mở ra nhiều tuyến vận tải quốc tế mới sang Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và nhiều nước Châu á trong đó có các tuyến vận tải container ngày càng khẳng định được năng lực của đôi tàu. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đã và đang triển khai hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc cung ứng vật tư thiết bị cho các nhà máy đóng tàu trong Tổng công ty. 3.4. Hoạt động tài chính Để đáp ứng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty, những năm qua, công tác tài chính đã được cấp uỷ và lãnh đạo từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên , các phòng ban, đơn vị chuyên môn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cùng với vốn hỗ trợ của Nhà nước, Tổng Công ty đã chủ động và linh hoạt trong việc tạo lập và huy động các nguồn vốn vay của ngân hàng trong và ngoài nước, đa dạng hoá nguồn vốn huy động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức vốn vay, tiền gửi, huy động, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp (03 đợt) thông qua Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ với số tiền gần 1.000 tỷ đồng, đến nay, tỏng nguồn vốn huy động của Công ty tài chính là 1.167 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 120 tỷ đồng. Giải quyết, tạo dựng mối quan hệ giữa quỹ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng với Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, tuân thủ và thực hiện đúng các chính sách tài chính theo quy định hiện hành. Vì vậy, công tác tài chính đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Tổng Công ty, góp phần tích cực giải quyết vốn cho các đơn vị thành viên và đầu tư vào các công trình trọng điểm, các dự án và sản phẩm trọng điểm. Tháng 10/2005 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã lần đầu tiên phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế với tổng trị giá là 750 triệu USD và cho Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nạm vay lại toàn bộ số tiền trên để đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Đây được coi là bước đi đột phá của Tổng công ty trong việc tìm ra các giải pháp về vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và là bước đi đầu tiên để Vinashin bước vào thị trường vốn quốc tế. 3.5.Số liệu về kết quả kinh doanh của 5 năm gần đây từ 2000-2004. Bám sát mục tiêu : "Mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ lên mức hiện đại trong khu vực, đảm bảo thoả mãn nhu cầu trong các nước phục vụ vận tải, dầu khí, quốc phòng; tiếp cận và tiến tới xuất khẩu tàu". HĐQT và Ban điều hành đã lãnh đạo Tổng công ty đạt được những kết quả như sau : BảNG Số 1: KếT QUả Kinh doanh CủA vinASHIN 2000-2004. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. GTTSL (tỷ đồng) 1.266,17 1.895,75 2.765,65 6.266,17 7.985,75 2. Doanh thu (tỷ đồng) 1.112,94 1.318,12 1.475,85 4.012,94 5.318,12 3. Năng suất LĐ (1.000đ) 8.078 10.883 11.836 11.978 13.883 4. Tiền lương BQ (1.000đ) 969 990 1.100 1.300 1.450 Thông qua biểu đồ kết quả kinh doanh của tông công ty qua 5 năm cho ta thấy tình hình sản xuầt và kinh doanh của tông công ty đã có những kết quả rất khả quan: Từ năm 2000 giá trị tổng sản lượng đạt con số 1.266,17 tỷ đồng cho đến năm 2004 con số này đã tăng lên 7.985,75 tỷ đồng tức là đạt mức tăng bình quân 62,32%/năm. Riêng năm 2002 đến năm 2003 con số từ 2765,65 lên đến 6266,17 tức là đạt 126,5%/năm điều này cho thấy nhờ có sự đầu tư đổi mới về công nghệ v,máy móc cộng với sự thay đổi trong công việc quản lý mà tông công ty đã có những thành tích vượt trội. Từ năm 2000 doanh thu đạt 1.112,94 tỷ đồng đến năm 2004 con số này đã lên đến 5.318,12 tỷ đồng tức là đạt mức bình quân 58,7%/năm. ii.tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty trong những năm qua. Đăc điêm mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một tập đoàn kinh tế lớn chủ yêú sửa chữa lắp đạt và đóng mới các loại tàu biển , chuyên sản xuất các nguyên vật liệu sản phẩm kim loại va phi kim phục vụ công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển.Ngoài ra tổng công ty còn chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu các linh kiện, vật tư phụ kiện trang thiết bị vận tải thuỷ vả dịch vụ cho thuyền viên.Bán các loại tàu biển:tàu chuyên dụng,tàu vận tải,tàu đánh cá,tàu chở khách cho các công ty khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm chủ yếu : * Vinalines - Tàu hàng 6.500 tấn - Tàu hàng 12.500 tấn - Tàu hàng 22.500 tấn - Tàu hàng 30.000 - 40.000 tấn - Tàu container 1.000 - 1.500 TEU. - Tàu container 1.500 - 2.000 TEU. - Tàu chở dầu sản phẩm 10.000 - 30.000 tấn - Tàu chở dầu sản phẩm 30.000 - 50.000 tấn - Tàu chở dầu thô 100.000 tấn * Vinashin - Tàu container 1.016 TEU. - Tàu hàng 15.000 tấn - Tàu hàng 25.000 tấn - Tau lash 10.900 tấn - Tàu chở dầu sản phẩm 13.500 tấn - Tàu chở dầu sản phẩm 40.000 tấn - Tàu chở LPG 2.500 - 3000 m3 * Ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan