Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 3

1.1.1.Khái niệm vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp: 3

1.1.2 Phân loại VKD: 5

1.1.3. Nguồn hình thành VKD: 7

1.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 9

1.2.1.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp: 9

1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp: 11

1.2.2.1 . Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 13

1.2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng VKD của DN. 15

1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TRONG DOANH NGHIỆP: 15

1.3.1. Các nguyên tắc cần quán triệt trong tổ chức sử dụng VKD của doanh nghiệp: 15

1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp: 17

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004 19

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG: 19

2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển: 19

2.1.2.Phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh: 20

2.1.3. Quy mô sản xuất kinh doanh: 20

2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh 21

2.1.5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: 22

2.1.6.Cơ cấu tổ chức quản lý SXKD và tổ chức bộ máy tài chính kế toán: 24

2.1.7. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây: 27

2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004: 28

2.2.1 Thuận lợi và khó khăn cơ bản: 28

2.2.2 Tình hình tổ chức vốn SXKD của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang năm 2004: 30

2.2.3.Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang. 35

2.2.3.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004: 35

2.2.3.2 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2004: 42

2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn SXKD của Công ty trong 2 năm 2003 và 2004: 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG. 52

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG SXKD CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI: 52

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KINH TẾ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD: 53

3.2.1. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: 53

3.2.2.Chính sách ưu đãi với khách hàng: 54

3.2.3. Quản lý vốn trong thanh toán: 55

3.2.4 Đầu tư đồng bộ cho máy móc thiết bị: 55

3.3. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY: 55

3.3.1.Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, khai thác tạo lập vốn SXKD: 56

3.3.2.Dự kiến nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm trong năm 2005: 60

3.3.3.Tăng cường công tác quản lý, sử dụng VCĐ: 61

3.3.4.Tăng cường công tác quản lý sử dụng VLĐ: 64

3.3.5.Tăng cường công tác quản lý chi phí: 66

3.3.6.Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm: 68

KẾT LUẬN 71

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn so với năm 2003, song xét về số tương đối thì VLĐ giảm 3,17%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của VLĐ (2,32%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ (16,26%). VCĐ là 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong tổng VKD và tăng so với năm 2003 là 374.160nđ tỷ lệ tăng 12,26%, tỷ trọng tăng 3,17%, do trong năm công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho ngành in và phục vụ cho công tác quản lý. Như vậy quy mô của Công ty tăng là do cả VCĐ và VLĐ đều tăng, vì năm 2004 Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và tăng thêm TSLĐ để mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh. Hơn thế nữa năm 2004 Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lớn với khách hàng do đó đã tăng lượng dự trữ hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu cho lĩnh vực in và vật liệu, hàng hoá cho lĩnh vực nội thất. Hàng tồn kho năm 2004 là: 964.532nđ chiếm tỷ lệ 32,54% trong VLĐ, tăng thêm 182.103nđ tương ứng tỷ lệ tăng 23,27% so với năm 2003. Mặt khác, do các khoản phải thu đã tăng lên cũng làm cho vốn lưu động tăng lên đáng kể. Trong lĩnh vực in Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu chỉ được mua về cho từng đơn đặt hàng. Hơn nữa trong sản xuất công ty áp dụng khoán theo định mức cho từng khâu, trường hợp sử dụng nguyên vật liệu lãng phí, hỏng hoặc vượt định mức công nhân sẽ phải bồi thường. Do đó, nguyên vật liệu dự trữ tăng là biểu hiện tốt mà không sợ bị tồn đọng vốn ở khâu này. Thực tế trong thời gian qua, thông thường khi ký kết hợp đồng khách hàng sẽ ứng trước một khoản tiền và sẽ thanh toán toàn bộ sau một thời gian nhất định sau khi nhận đủ số hàng. Do vậy số lượng vốn của Công ty trong thanh toán có thể bị chiếm dụng lớn nhưng hầu như đều được thu hồi đúng hạn và không có khoản phải thu nào chuyển thành nợ khó đòi. Còn trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt nội thất sau khi ký kết hợp đồng khách hàng đặt tiền trước nhưng quá trình lắp đặt nội thất diễn ra trong thời gian dài và sau đó mới đi vào nghiệm thu nên quá trình thu hồi vốn sẽ lâu. Còn trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch thì vòng quay lưu động vốn lại rất nhanh khách hàng thường thanh toán ngay sau khi kết thúc hay hoàn thành hợp đồng và không có nguyên vật liệu tồn kho. Như vậy, cùng với quy mô sản xuất tăng và doanh thu tiêu thụ là tăng thêm nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, các công trình lắp đặt dở dang tăng và được bù trừ cho nhau trong lưu thông tài chính nên được coi là hợp lý. VCĐ trong năm 2004 chủ yếu tăng ở thời điểm cuối năm do Công ty đầu tư thêm một số thiết bị gia công trong lĩnh vực in và một số thiết bị thiết yếu cho việc lắp đặt nội thất. Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn như vậy, nguồn hình thành vốn của Công ty năm 2004 cũng có sự biến động như sau: Nợ phải trả của công ty năm 2004 tăng 72.587nđ tương ứng tăng 7,08%, tỷ trọng giảm 0,26%. Nợ phải trả của công ty tăng là do nợ ngắn hạn của công ty tăng: cuối năm 2004 nợ ngắn hạn của công ty là 898.372nđ, tăng 72.587nđ tỷ trọng tăng 1,29% còn nợ dài hạn thì không có biến động. Tính đến thời điểm cuối năm 2004 thì nợ ngắn hạn tăng là do khách hàng đã ứng trước tiền hàng và do công ty nợ tiền khi mua nguyên vật liệu và nợ thuế. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 là: 4.541.654 nđ chiếm 80,53% trong tổng nguồn vốn tăng hơn so với năm 2003 là 368.654nđ với khoản lãi chưa chia tăng 368.654nđ được sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển cả về lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh doanh còn lĩnh vực du lịch tuy mới được đầu tư đưa vào hoạt động song đã đạt được kết qủa khá khả quan, mặc dù nguồn vốn để đầu tư vào mở rộng chưa nhiều song với phương hướng như hiện nay kết hợp với một số thông tin khai thác thị trường sẽ đem lại cho công ty những bước tiến mới và ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trường. Qua biểu 02 ta thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty . Để xem xét khái quát sự huy động vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2004 ta đi xem xét biểu 03 và biểu 04: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2004 (Trang bên): Qua số liệu tính toán ở hai biểu ta thấy: * Về tổ chức vốn: Trong năm 2004, Công ty chủ yếu tìm nguồn tài trợ thông qua việc trích khấu hao, giảm trả trước cho người bán, tăng khoản trích lập các quỹ, giảm hàng tồn kho. Trong năm công ty đã trích lập các quỹ với số tiền là: 368.654nđ, chiếm 36% trong tổng số nguồn vốn huy động được. Đây là nguồn vốn lớn nhất mà công ty đã huy động được. Trong năm công ty đã giảm hàng hoá tồn kho với số tiền là 173.251nđ, chiếm 16,92% tổng số nguồn vốn huy động được, qua thực tế cuối năm công ty đã bán được một số đồ dùng nội thất có giá trị làm giảm lượng hàng tồn kho. Từ đó cho thấy, trong năm công ty đã chú trọng công tác trích lập quỹ, tăng nguồn vốn khấu hao và tăng nguồn vốn của mình thông qua việc chiếm dụng vốn của người bán mặc dù vốn công ty chiếm dụng được nhỏ hơn rất nhiều so với vốn công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2004 công ty cũng đã xắp xếp lại VLĐ trong các khâu bằng việc giảm bớt tiền mặt tại quỹ, giảm bớt khoản phải thu của khách hàng, tăng chiếm dụng vốn của người bán, tăng khoản trả trước của người mua, tăng thuế phải nộp chưa đến hạn, tăng phải trả phải nộp khác. Điều đó cho thấy Công ty có xu hướng tăng hệ số nợ do đó rủi ro về tài chính của công ty có xu hướng tăng. Song, việc tăng hệ số nợ vẫn được đánh giá là tốt nếu hiệu quả sử dụng VKD của công ty là cao và vì hiện tại hệ số nợ của công ty còn rất thấp. Và Công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn thông qua việc trích lập các quỹ. Sự biến động của nguồn vốn của công ty như trên là hợp lý hay chưa ta cần xem xét việc công ty đã sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế nào, có hợp lý hay chưa. * Về sử dụng vốn: Qua biểu 04 : Trong tổng 1.023.854nđ mà công ty đã huy dộng được thì có 482.660nđ, chiếm 47,14% dùng để mua sắm thêm TSCĐ, tăng thêm quy mô SXKD của công ty. Đây là khoản lớn nhất được sử dụng trong tổng nguồn vốn mà công ty đã huy động được. 1 phần vốn huy động được công ty đã dùng để mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: 141.252nđ, ứng với 13,8%, 1 phần trả nợ ngân hàng: 100.000nđ chiếm 9,77% và một phần tăng chi phí SXKD dở dang: 214.102nđ, chiếm 20,91%. Từ đó cho thấy công ty đã dùng phần lớn vốn huy động được vào việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho SXKD, dự trữ sản xuất và trả nợ ngân hàng. Để có kết luận chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty ta cần xem xét tình hình nợ phải trả của công ty qua Biểu 05: Tình hình nợ phải trả của công ty năm 2004 ( trang bên): Trong các khoản nợ của công ty thì khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2004 phải trả cho người bán là: 383.107nđ tương ứng bằng 34,88% tổng nợ phải trả của công ty và tăng so với năm 2003 là 48.548nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 14,51%, tỷ trọng tăng 2,27%. Sở dĩ khoản phải trả người bán tăng là do công ty phải trả 1 khoản nợ vay ngắn hạn là 100.000nđ và nợ ngắn hạn còn được dùng để tài trợ cho nhu cầu sử dụng VLĐ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và thầu thêm các đơn đặt hàng mới trong khi đó các đơn đặt hàng cũ lại chưa thanh toán được. Nhìn chung trong năm 2004 nợ ngắn hạn của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang có biến động song biến động không lớn và biến động nợ ngắn hạn tăng nhưng biến động về phải thu các khoản vốn lưu động tăng cao hơn nên tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhanh. Thuế và các khoản phải nộp NSNN của công ty năm 2004 cũng tăng. Cuối năm 2004 là 90,854nđ, tăng 47.812nđ ứng với tỷ lệ tăng 111,08%, tỷ trọng tăng 4,07%. Do trong năm công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng làm tăng khoản phải nộp ngân sách và Công ty đã tận dụng nguồn vốn này để bổ sung cho nhu cầu VLĐ tăng thêm. Đây là khoản mà công ty có thể chiếm dụng mà không phải trả lãi do chưa đến hạn phải nộp. Song công ty cần phải hiếu rõ tính chất tạm thời của nguồn vốn này để từ đó có kế hoạch sử dụng và trả nợ phù hợp. Đối với khoản người mua trả trước: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 57.722nđ với tỷ lệ tăng 68,2% và tỷ trọng 4,71%. Khoản này tăng cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao vì vậy sau khi ký hợp đồng khách hàng đã đồng ý ứng trước một phần tiền hàng cho công ty làm tăng VLĐ tạm thời cho công ty. Đây là khoản mà công ty chiếm dụng tạm thời và không phải trả lãi nên công ty cần thực hiện đúng hợp đồng đã ký: sản phẩm sản xuất phải đúng chất lượng, mẫu mã và thời gian giao hàng phải đúng hợp đồng. Nếu không sẽ làm giảm uy tín của công ty và công ty có thể bị mất bạn hàng. Phải trả phải nộp khác cuối năm 2004 là 82.047nđ chiếm 7,47% tổng nợ, tăng 18.505nđ so với năm 2003 ứng với tỷ lệ tăng là 29,12%, tỷ trọng tăng 1,27%. Đối với khoản phải trả công nhân viên: Tính đến thời điểm cuối năm 2003 và 2004 thì công ty không còn khoản nợ nào đối với người lao động trong công ty. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm rất nhiều đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, song một mặt cho thấy công ty cũng chưa tận dụng tối đa nguồn VLĐ tạm thời này mà không phải trả chi phí. Từ những phân tích trên đã đánh giá khái quát về tình hình tổ chức VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang ta sẽ xem xét tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty trong năm 2004. 2.2.3.Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang. 2.2.3.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004: Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số VKD. Năm 2004 VCĐ của công ty là: 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong đó chủ yếu đầu tư cho TSCĐ. Hơn nữa đây cũng là cơ sở tạo ra năng lực sản xuất cho công ty. Vì vậy cần xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 được phản ánh qua bảng số liệu Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 (trang bên) Tính đến cuối năm 2004, tổng TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng, chủ yếu là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phương tiện vận chuyển và thiết bị văn phòng. Trong đó: Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 1.993.196nđ chiếm 65,86% trong tổng TSCĐ. Do lĩnh vực chính của công ty là in nên máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là tương đối phù hợp. Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động được ba năm mà ngay từ đầu công ty đã mua sắm đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại vì vậy trong 3 năm nay thì tỷ lệ tăng giảm về TSCĐ của công ty là không đáng kể. Phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển và quản lý 682.132nđ chiếm 22,54% trong tổng TSCĐ. Phương tiện vận tải của công ty chủ yếu phục vụ cho hai lĩnh vực nội thất và du lịch mà hai lĩnh vực này của công ty còn chưa phát triển nên phương tiện vận tải của công ty chưa phát huy được hết công suất, vì vậy năm 2004 công ty không đầu tư thêm phương tiện vận tải mà chỉ tăng công suất hoạt động để tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thiết bị quản lý văn phòng và thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế quảng cáo là 350.810nđ chiếm 11,6% trong tổng TSCĐ. Loại tài sản này chủ yếu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế và du lịch nên thường có giá trị thấp. Công ty hiện nay không có tài sản cố định chưa cần dùng và không cần dùng. Nhìn chung về số tương đối tăng với tỷ lệ cao song xét về số tuyệt đối thì số tăng là không đáng kể so với các công ty trong cùng lĩnh vực In vì quy mô của công ty còn quá nhỏ so với các công ty khác trong cùng ngành. Vì vậy hiện tại kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý do đặc điểm kinh doanh cuả công ty là vừa kết hợp sản xuất, vừa kinh doanh thương mại và dịch vụ. TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị lớn vì tính đặc thù của sản xuất, yếu tố tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm, biểu hiện năng lực của công ty và TSCĐ dùng cho kinh doanh thương mại và dịch vụ có giá trị thấp hơn do tính đặc thù của kinh doanh. Song, để có thể phát triển và có chỗ đứng trên thị trường thì công ty không thể cứ duy trì quy mô như cũ mà công ty cần phấn đấu huy động vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô SXKD. Từ đó tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua biểu 06 ta thấy cuối năm TSCĐ của công ty tăng lên do công ty đã tập trung đầu tư thêm một số máy móc gia công, máy móc thiết kế phục vụ cho việc sản xuất in để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quá trình in. Nhưng để đánh giá được sự biến động của TSCĐ là hợp lý hay chưa cần phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty qua biểu số 07: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2004 (trang bên) Cùng với việc phân tích sự biến động của TSCĐ như trên và qua số liệu biểu 07 về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. Tại thời điểm năm 2004 giá trị còn lại tính chung cho toàn bộ TSCĐ của công ty cũng như từng loại TSCĐ là tương đối cao. Cũng như phân tích ở trên qua biểu số 06 thì TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị cao hơn so với các loại tài sản khác chứng tỏ công ty sau khi thành lập đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại dùng cho công nghệ sản xuất in, sau một thời gian hoạt động sản xuất đi vào ổn định công ty đã tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 không lớn song những cũng phần nào khẳng định được sự cố gắng của công ty, sự biến động tăng của TSCĐ không làm cho vốn lưu động dùng cho kinh doanh của công ty giảm, không làm ảnh hưởng đến lượng tiền lưu thông trong kinh doanh điều đó chứng minh được sự hợp lý của sự biến động TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra bây giờ là yêu cầu cho những năm tới phải khai thác tối đa năng lực của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Vì thực tế hiện tại năm 2004 công ty mới chỉ phát huy được 70% công suất máy móc thiết bị. Như vậy còn lại 30% công suất là chưa được khai thác sử dụng triệt để. Từ đó cho thấy công ty chưa thật sự cố gắng cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng uy tín đối với khách hàng. Vì vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa trong chiến lược quảng cáo, chiến lược ưu đãi đối với khách hàng nhằm mở rộng thị trường. Với tình hình đầu tư về TSCĐ của công ty như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm 2004 được đánh giá qua 1 số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh năm 2004 với 2003 qua biểu 08: Hiệu quả sử dụng VCĐ 2 năm 2003-2004( Trang bên): Qua biểu 08 ta thấy: Hiệu quả sử dụng VCĐ trước hết được biểu hiện qua doanh thu tiêu thụ năm 2004 đạt 11.352.466nđ, tăng 1.919.809nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,35% là sức tăng trưởng khá cao của công ty, lợi nhuận năm sau đạt cao hơn năm trước 64.688nđ tương đương với 21,28%. Trong năm 2004 số lượng và giá trị các hợp đồng in các sản phẩm cùng loại tăng cao hơn năm trước trong đó tập chung chủ yếu là các sản phẩm về nhãn mác, bao bì, tờ quảng cáo còn các sản phẩm về ấn phẩm, sách báo giảm. Bên cạnh đó các hợp đồng thầu về lắp đặt nội thất tăng và có giá trị lớn, các hợp đồng về phục vụ khách du lịch và vận chuyển khách du lịch cũng tăng do công ty đã có chú trọng đến công tác quảng cáo, tiếp thị về dịch vụ du lịch của mình ra thị trường. Như vậy doanh thu tăng và lợi nhuận tăng lên là do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Mặc dù du lịch là lĩnh vực mới hoạt động của công ty song cũng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan vì thực tế nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhưng để có thể phát triển lĩnh vực này này thì công ty cần đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường và từ đó nghiên cứu, tìm ra những vùng, miền, những dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 4,56 tăng so với năm 2003 là 0,3 có nghiã là 1 đồng VCĐ sử dụng năm 2004 đã mang lại 4,56 đồng doanh thu thuần nhưng với 1 đồng vốn VCĐ trong năm 2003 chỉ mang lại 4,26 đồng doanh thu thuần. Từ đó, hàm lượng VCĐ trong một đồng doanh thu năm 2004 là 0,22 giảm 0,01 so với năm 2003. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng làm cho hàm lượng VCĐ giảm 0,01 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra năm 2004 thì cần số VCĐ BQ ít hơn năm 2003 là 0,01 đồng. Có sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự giảm đi của hàm lượng VCĐ là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ BQ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tăng do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và VCĐBQ trong đó: ảnh hưởng của doanh thu tăng = = =0,87. ảnh hưởng của VCĐ tăng = DT X = 11.352.466 x () = - 0,57 Như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,3 đồng do doanh thu tăng đã làm tăng 0,87đ, VCĐ tăng làm giảm 0,57đ. Sở dĩ doanh thu tăng trong kỳ là công ty đã ký thêm được một số hợp đồng in bao bì, một số hợp đồng thầu lắp đặt nội thất. Hơn thế nữa sau 6 tháng hoạt động thì lĩnh vực hoạt động du lịch đã có sự thu hút của khách hàng do đó cũng đem lại doanh thu tương đối. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 là 4,08 tăng 0,15 so với năm 2003. Tức là cứ 1 đồng NGTSCĐ BQ năm 2004 thì tạo ra 4,08 đồng doanh thu thuần còn năm 2003 thì chỉ tạo ra 3,93 đồng doanh thu thuần. Có sự tăng lên này là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu thuần (20,35%) lớn hơn tốc độ tăng của NGTSCĐ BQ( 15,93%). Nguyên giá tăng, doanh thu thuần cũng tăng. Thực tế xem xét tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 ta thấy công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, làm tăng năng lực sản xuất của công ty vì vậy doanh thu thuần cũng tăng thêm một phần nhờ tăng thêm TSCĐ. Doanh thu của công ty tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Nhân tố chủ quan: Công ty đã khai thác và nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng về sản phẩm in, sản phẩm nội thất và dịch vụ du lịch. Mặc dù lĩnh vực nội thất và du lịch của công ty chưa phát triển nhưng với nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay thì ngày càng thúc đẩy công ty đầu tư và mở rộng hai lĩnh vực này. Do công ty đã có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ ngành In. Mặc dù tài sản đầu tư thêm là rất nhỏ song nó cũng phần nào nói lên được sự cố gắng của công ty trong việc chú trọng tăng quy mô nhưng có lẽ sự đầu tư này là chưa thật hợp lý vì thực tế máy móc thiết bị của công ty còn chưa được phát huy hết công suất hoạt động, gây nên tình trạng lãng phí. Do công ty đã dự báo trước được các hợp đồng In sẽ tăng về thời điểm cuối năm như in tranh ảnh, lịch tết, các ấn phẩm, báo tết,... nên công ty đã dự trữ đủ lượng nguyên vật liệu phù hợp cho sản xuất. Không để xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu dẫn đến ngừng sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây nên tình trạng hư hỏng, lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí quản lý như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,... - Nhân tố khách quan: Do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm in ấn, du lịch và nội thất ngày càng tăng nên số lượng hợp đồng công ty ký được tăng. Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm 2003. - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2004 đạt 14,81%, tăng 1,07 % so với năm 2003 là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được và số VCĐ bình quân cũng tăng. Cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau: ảnh hưởng của lợi nhuận tăng = = = 0,029 ảnh hưởng của VCĐ BQ tăng = LN x = 368.654 x () = - 0,0183 Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 tăng lên 1,07% là do tốc độ tăng lợi nhuận tăng làm tăng 2,9% còn VCĐBQ tăng đã làm giảm 1,83%. Lợi nhuận tăng trong năm chủ yếu do công ty đã tăng được doanh thu lên khá cao nhờ đầu tư thêm máy móc thiết bị thiết kế và máy móc gia công đa dạng hoá các sản phẩm in ấn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giảm giá thành sản phẩm. Từ đó giảm giá bán và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại và kết quả là tăng được uy tín của công ty và tăng số lượng đơn đặt hàng. Đồng thời công ty cũng tất quan tâm tới công tác thiết kế cũng như chất lượng in ấn và thời gian giao hàng, nhờ đó mà giữ được uy tín với khách hàng truyền thống cũng như tăng thêm được khách hàng mới cho công ty qua việc đấu thầu các hợp đồng mới. Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2004 là 0,13 tức là số vốn cố định công ty đã thu về là 13%, tăng so với năm 2003 là 3%. Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty càng cao chứng tỏ TSCĐ càng cũ vì khi đó khấu hao luỹ kế tăng dần đến nguyên giá và giá trị sử dụng dần đến không và năng lực sản xuất sẽ giảm dần. Tuy nhiên, qua xem xét hệ số hao mòn của công ty cho thấy năng lực sản xuất của công ty còn rất lớn, công ty chưa cần phải đầu tư nhiều vào TSCĐ. Qua xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thấy: Kết cấu TSCĐ của công ty tương đối là hợp lý, toàn bộ TSCĐ của công ty đều được đưa vào sử dụng, không có tài sản không cần dùng và chưa cần dùng do đó vốn của công ty không bị ứ đọng. Năng lực sản xuất của công ty còn rất lớn vì công ty mới hoạt động được 3 năm mà khi thành lập công ty đã xác định để chiếm được thị trường thì phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại ngay từ đầu do dặc thù của ngành chi phối: màu sắc, kích thước của sản phẩm phải đa dạng và phong phú và công ty đã quyết địng sử dụng loại máy in offset là loại máy in tiên tiến, hiện đại trong ngành in.Vì vậy trong những năm tới công ty không cần đầu tư lớn vào máy móc thiết bị mà vấn đề của công ty là trong những năm tiếp theo phải làm sao phát huy hết năng lực và công suất của máy móc thiết bị, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy từ việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ như trên cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của 2 nhân tố: Doanh thu và Lợi nhuận. So với năm 2003 thì năm 2004 cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng do việc đầu tư VCĐ mà chủ yếu ở đây là TSCĐ được đầu tư ngay từ ban đầu và tăng thêm trong quá trình hoạt động. Sự đầu tư TSCĐ này là có hiệu quả vì hiệu quả sử dụng vốn VCĐ xét đến cũng là tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.2.3.2 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2004: Như đã đề cập ở phần trước do đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty nên VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn: 2.964.433nđ chiếm 52,56% trong tổng VKD do đó sự biến động của VCĐ có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty và toàn bộ VKD của công ty. Để thấy được tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu và tình hình tăng giảm VLĐ của công ty trong năm 2004 qua biểu 09: Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2004( trang bên) Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại và kinh doanh dịch vụ nhu cầu đòi hỏi VLĐ lớn, đối với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh như công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang đòi hỏi công tác quản lý và phân bổ vốn giữa các khâu của quá trình sản xuất phải hợp lý đảm bảo VLĐ luân chuyển linh hoạt, không bị thừa quá nhiều trong một khâu nào vì đấy là ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc thiếu làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Qua biểu 09 ta thấy: VLĐ của công ty cuối năm 2004 là 2.964.433nđ, đã tăng 67.081nđ so với đầu năm 2004 với tỷ lệ tăng 2,32%. Đi vào xem xét chi tiết ta thấy : + Vốn bằng tiền: Cuối năm 2004 là 383.066nđ, chiếm 12,92%,giảm 33.060nđ so với đầu năm với tỷ lệ giảm 7,94% so với đầu năm và tỷ trọng giảm 1,44%. Trong vốn bằng tiền, tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng gần bằng tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ lớn cũng có những mặt lợi song cũng có những nhược điểm: Dự trữ tiền mặt tại quỹ giúp công ty có thể chớp được các thời cơ, cơ hội trong kinh doanh như: mua hàng trả tiền ngay có thể mua được giá rẻ hơn,...đó chính là mặt lợi của việc dự trữ tiền mặt tại quỹ song việc dự trữ tiền mặt chính là để vốn chết, không sinh lời còn nếu gửi ngân hàng thì có lãi. Ngoài ra để tiền mặt tại quỹ khi xảy ra lạm phát sẽ làm mất vốn của công ty. Vì vậy công ty cần cân nhắc để có một lượng tiền mặt dự trữ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. + Các khoản phải thu: Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ. Tính đến cuối năm 2004 là 1.616.835nđ, chiếm 54,54% giảm so với đầu năm là 81.962nđ tương ứng tỷ lệ giảm 4,82% và tỷ trọng giảm 4,09%. Các khoản phải thu giảm là do giảm khoản phải thu của khách hàng và khoản trả trước cho người bán giảm. Khoản phải thu của khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải thu, cuối năm 2004 là 1.087.354nđ, chiếm 36,68% tổng VLĐ giảm so với đầu năm 35.859nđ tương ứng tỷ lệ giảm 3,19%, tỷ trọng giảm 2,09%. Việc giảm khoản này mà không làm giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm các khoản vốn bị chiếm dụng. Qua xem xét tình hình thực tế của công ty cho thấy doanh thu của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003, vì vậy việc giảm khoản này là rất tốt. Song khoản này vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ nên công ty cần có những chính sách và biện pháp để thu hồi các khoản phải thu này càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng chuyển thành nợ phải thu khó đòi. Từ đó cho thấy công ty cũng cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình vì thực tế các khoản phải thu lớn hơn rất nhiều so với các khoản phải trả, điều đó có nghĩa công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn rất nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trả trước cho người bán cuối năm 2004 là 319.481nđ, chiếm 10,78% trong tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca10.doc
Tài liệu liên quan