Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I

Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy kết quả mà Công ty đạt được trong những năm qua là nhờ đã biết kết hợp tốt các nhân tố tổng chi phí, tổng vốn kinh doanh và tổng vốn lao động. Đó là những nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu chính là phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo bằng mục tiêu số 1, mục tiêu mở rộng thị phần, đảm bảo cho chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty. Công ty đã phải chấp nhận tăng chi phí, mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo và chăm lo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa lợi ích của công ty và lợi ích toàn xã hội.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 Thu nhập từ hoạt động TC 419.155 446.833 560.821 10 Chi phí hoạt động TC 314.526 402.561 445.628 11 Lợi tức từ hoạt động TC 104.629 44.272 115.193 12 Các khoản thu bất thường 37.386 101.641 71.000 13 Chi phí bất thường 10.252 11.420 16.609 14 Lợi tức bất thường 27.134 90.221 54.391 15 Lợi nhuận trước thuế 777.744 1.109.405 1.193.039 16 Thuế lợi nhuận phải nộp 272.208 384.615 417.562 17 Lợi nhuận sau thuế 505.536 724.790 775.477 Qua bảng trên ta thấy: + Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế) năm 2000 tăng lên 14.792.014.000đ so với năm 1999, tốc độ tăng là 39,64%, năm 2001 tăng lên 10.936.584.000đ so với năm 2000, tốc độ tăng 21,08%. Tuy tốc độ tăng năm 2001, có giảm so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng doanh thu 21,08%/năm vẫn là một tốc độ (mỗi năm đều tăng trên 10 tỷ đồng). Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với mọi doanh nghiệp nói chung và Công ty Thiết bị Giáo dục I nói riêng. Đặc biệt nó lại rơi vào sau khi Công ty sáp nhập, lãnh đạo công ty vừa phải tiến hành ổn định lại cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nhân lực, vừa phải giải quyết những khó khăn tồn đọng rất lớn nảy sinh trong quá trình sáp nhập, vừa chủ động tiến hành kinh doanh giải quyết những vấn đề mới phát sinh. + Các khoản giảm trừ năm 2001 so với năm 2000 đã giảm đáng kể, chỉ còn 837.563.000đ so với 1.851.505.000đ, như vậy đã giảm được 1.013.941.000đ tỷ lệ giảm là 54,76%. Trong khi đó so với năm 1999 các khoản giảm trừ năm 2000 lại tăng lên 535.029.000đ tỷ lệ tăng 40,64% trong đó chiết khấu tăng 40,58% tương ứng với số tiền là 11.553.000đ, các chỉ tiêu này năm 2001 đều giảm. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng và bảo quản hàng hoá, qua đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Doanh thu thuần tương ứng với tổng doanh thu, doanh thu thuần hàng năm của công ty cũng tăng đều đặn 10 tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, năm 2000 doanh thu thuần tăng 14.193.985.000đ, tốc độ tăng 39,6% so với năm 1999; năm 2001 so với năm 2000 doanh thu thuần tăng 23,88% ứng với số tiền 11.950.525.000đ. + Tổng chi phí: Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý DN + Chi phí bán hàng - Năm 1999 là: 28.121.649.000đ + 5.414.754.000đ + 1.657.514.000đ = 35.193.917.000đ. - Năm 2000 là: 39.252.094.000đ + 7.336.562.000đ + 2.470.315.000đ = 49.058.971.000đ. - Năm 2001 là: 48.893.926.000đ + 8.404.120.000đ + 3.662.907.000đ = 60.960.953.000đ. Để phục vụ tốt nhu cầu thiết bị dạy học trong trường học, cấp học góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Công ty chấp nhận tăng chi phí. Công ty duy trì chi phí sản xuất (thể hiện ở giá vốn bán hàng) ở mức cao, đồng thời hạn chí những chi phí không cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể tỷ trọng chi phí giảm mạnh trong các năm gần đây: - Năm 1999: Tỷ trọng chi phí quản lý DN = CP quản lý DN _____________________ * 100% Tổng chi phí = 5.414.754.000 __________________ * 100% 35.193.917.000 = 15,4% - Tương tự với cách tính trên, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp các năm 2000 là 14,95%; năm 2001 là 13,7%. + Lợi tức gộp năm 2000 so với năm 1999 tăng 3.063.540.000đ, tỷ lệ tăng 39,7%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 2.308.693.000đ, tỷ lệ tăng 21,41%. Lợi tức gộp năm 2001 tỷ lệ tăng thấp hơn năm 2000, chủ yếu là do giá vốn hàng bán năm 2001 tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu thuần. + Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 328.937.000đ, tỷ lệ tăng 51%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 18.543.000đ tỷ lệ tăng 5%. Như vậy, lợi nhuận thuần của Công ty năm 2001 giảm xuống, do chi phí bán hàng tăng lên, điều này phù hợp với bước phát triển và mục tiêu theo đuổi của công ty, chứ không phải tình hình kinh doanh của Công ty giảm sút. Ngoài ra nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có các nguồn thu khác từ hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường. + Lợi tức từ hoạt động tài chính. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 60.357.000đ, tỷ lệ giảm 57,69%; Năm 2001 so với năm 2000 tăng 70.921.000đ tỷ lệ tăng 160,97%. + Lợi tức bất thường. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 63.087.000đ tỷ lệ tăng 191,97%. Năm 2001 so với năm 2000 giảm 35.830.000đ, tỷ lệ giảm 31,34%. Điều này cho thấy trong năm 2001 Công ty đã quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình. Chính vì vậy mà giảm bớt được các khoản thu chi bất thường, góp phần đánh giá chính xác nguồn lực tài chính của mình. Chi tiêu Năm 2000/1999 Năm 2001/2000 Tăng (giảm) % Tăng (giảm) % Lợi nhuận trước thuế 331.661.000 41,19 83.634.000 75,3 Các khoản phải nộp 112.407.000 39,64 32.847.000 18,54 Lợi nhuận sau thuế 219.254.000 41,19 50.687.000 6,10 Bên cạnh đó, để tăng doanh thu, mở rộng thị phần, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, củng cố mối quan hệ bền chặt với khách hàng, Công ty đã không ngừng tăng thêm chi phí bán hàng (chiết khấu, khuyến mại) mức chi các năm có sự gia tăng đáng kể. - Năm 1999 chi 1.657.514.000đ chiếm tỷ trọng 15,4% 5.414.754.000 đ __________________________ x 100% = 15,4% 35.193.917.000 đ - Năm 2000 chi 2.470.315.000đ chiếm tỷ trọng 14,95% trong tổng chi phí, tăng lên 8.128.000đ so với năm 1999 tốc độ tăng 49,04%. - Năm 2001 chi 3.662.970.000đ chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng chi phí, tăng lên 1.192.655.000đ tốc độ tăng 48,28% so với năm 2000. Do hoạt động chính của Công ty là hoạt động sản xuất, nên công ty đã dành một khoản lớn trong tổng chi phí để phục vụ cho hoạt động này. Cụ thể là: - Năm 1999: 28.121.649.000đ __________________________ x 100% = 79,9% 35.193.917.000 - Năm 2000 chi 39.252.094.000đ chiếm tỷ trọng 80,02% trong tổng chi phí, tăng lên 11.130.445 so với năm 1999, tốc độ tăng 39,58%. - Năm 2001 chi 48.893.926.000đ chiếm tỷ trọng 80,2% trong tổng chi phí, tăng lên 9.641.832.000đ so với năm 2000 tốc độ tăng 24.56%. Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng chi phí sản xuất năm 2001 so với năm 2000 là do Công ty đã chú trọng hơn tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá, điều chỉnh lại tỷ trọng chi phí giữa hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến mại cho khách hàng, qua đó tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Điều này thể hiện rõ này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu lợi nhuận mà công ty đạt được thông qua bảng phân tích. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty đều tăng lên qua các năm, chứng tỏ Công ty hoạt động tốt. Cần phải tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tăng cường khai thác hết khả năng các nguồn lực mà Công ty đã đầu tư. 2/ Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty TBGD I. a/ Phân tích tình hình tài chính. Có thể nói vốn là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như nguồn vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan hệ hữu cơ trong các doanh nghiệp thương mại, và đối với Công ty Thiết bị Giáo dục cũng vậy. Biểu 2: Tình hình tài chính của Công ty Thiết bị Giáo dục I ĐVT: 1.000đ. T Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh T Giá trị % I Tổng nguồn vốn 31.472.230 38.741.027 7.268.797 23,09 1 Vốn tự có 14.499.567 14.783.759 284.192 1,96 2 Vốn vay 16.972.663 23.957.268 6.984.605 41,15 - Vay ngắn hạn 9.990.412 15.788.364 5.797.952 58,03 - Vay dài hạn 6.982.251 8.168.904 1.186.653 16,99 II Tổng tài sản 31.472.230 38.741.028 7.268.798 23,09 1 Tài sản lưu động 12.240.320 16.231.044 3.990.724 32,60 2 Dự trữ (tồn kho) 7.233.321 8.103.000 869.679 12,02 3 Tài sản cố định 11.998.589 14.424.984 2.426.395 20,22 III Thuế 518.858 615.061 96.263 18,54 IV Khả năng thanh toán 1,225 1,028 - 0,197 - 16,08 V Khả năng th/toán nhanh 0,501 0,516 - 0,015 - 3,00 Trước hết ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu luôn được bảo toàn và có phần gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty trong hai năm là tương đối ổn định, thể hiện: - Năm 2000 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.499.567.000đ. - Năm 2001 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.783.759.000đ tăng 284.192.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 1,69%. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn kinh doanh cũng được gia tăng nhanh chóng, bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể: - Năm 2000 tổng nguồn vốn là 31.472.230.000đ; Năm 2001 tổng nguồn vốn là 38.741.027.000đ tăng 7.269.798.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 23,09%. Khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức độ khá cao, năm 2000 là 1,225; năm 2001 là 1,028 đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mức thuế mà công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng có sự tăng đáng kể: năm 2000 là 518.855.000đ, năm 2001 là 615.061.000 tăng 18,54% ứng với số tiền tăng lên là 96.203.000 đ. Tổng nguồn vốn của Công ty được bổ sung thường xuyên, sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng của tài sản lưu động theo mối quan hệ tỷ lệ thuận. Nếu năm 2001 tài sản lưu động tăng 3.990.724.000đ, tỷ lệ tăng 32,6%, thì vốn vay cũng tăng lên 6.984.605.000đ, tỷ lệ tăng là 41,15%. Xét về mặt giá trị giữa tài sản lưu động và vốn vay qua các năm ta thấy: Tài sản lưu động năm 2000 là 12.240.320.000đ, năm 2001 là 16.231.044.000đ. Thì vốn vay cũng tương ứng là: năm 2000 là 16.972.663.000đ, năm 2001 là 23.957.268.000đ. Như vậy vốn lưu động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn di vay. Có thể nói vốn lưu động của Công ty chủ yếu là vốn vay, điều này cho thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn, trong khi nguồn vốn bổ sung từ ngân sách và lợi nhuận không chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. Để bù đắp cho sự thiếu hụt đó Công ty đã chủ động đi vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng và huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Xét về khả năng thanh toán, cho thấy sự gia tăng về vốn ở Công ty vẫn nằm trong khả năng cho phép, Công ty có đầy đủ khả năng chi trả các khoản nợ. Cụ thể khả năng thanh toán của Công ty ở các năm như sau: + Năm 2000: Tài sản lưu động 12.240.320.000 Khả năng thanh toán = _________________________ = __________________________ = 1,225 Nợ ngắn hạn 9.990.412.000 Tài sản lưu động - Dự trữ Khả năng thanh toán nhanh = _________________________ Nợ ngắn hạn 12.240.320.000 - 7.233.321.000 = _____________________________________________ = 0,501 9.990.412.000 Tương tự năm 2001, khả năng thanh toán của Công ty là 1,028; khả năng thanh toán nhanh là 5,514. Với khả năng thanh toán trên, rõ ràng việc gia tăng vốn năm 2001, khả năng tài chính của Công ty vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, do mức tăng nhanh vốn vay năm 2001 khả năng thanh toán của Công ty đã giảm từ 1,225 xuống 1,028; nhưng vẫn là khả năng thanh toán ở mức chấp nhận được đối với các doanh nghiệp thương mại. Mặt khác ta nhận thấy rằng sự gia tăng vốn vay của Công ty không phải là quá mạo hiểm, mà dựa trên khả năng lưu chuyển hàng hoá của Công ty, vì khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn giữ ở mức 0,516. Qua việc phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty đang trong trạng thái khá tốt. Nhưng Công ty vẫn tiếp tục gia tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh thì công ty không thể cứ tiếp tục gia tăng vốn vay như các năm vừa qua được, nó sẽ làm suy yếu tình hình tài chính của Công ty, làm cho Công ty ngày càng lệ thuộc vào nguồn vốn vay, từ đó sẽ làm mức độ an toàn trong kinh doanh trở lên khó đảm bảo. b/ Phân tích tình hình sử dụng lao động Biểu 3: Tình hình sử dụng lao động ĐVT: 1.000đ T Chi tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch T Giá trị % 1 Doanh thu 51.885.885 62.821.971 10.936.086 21,08 2 Tổng số lao động 323 325 2 1 3 NSLĐ bình quân/năm 163.678 193.298 2.962 18,1 4 Tổng quĩ lương 2.594.294 3.141.098 546.804 21,08 5 Lương bình quân 748 897 149 19,92 So với năm 2000, trong năm 2001: + Tổng số lao động tăng lên 2 người, chiếm tỷ lệ 1% trong năm 2001, Công ty thực hiện mở rộng sản xuất, đưa nhiều mặt hàng mới vào thị trường nên đã thu hút được lượng lao động đó. + Mặt khác năng suất LĐ bình quân năm 2001 đạt193.298.000đ/người/năm so với năm 2000 đạt 163.678.000đ/người/năm. Về tương đối tăng 18,1%. Chính điều này làm cho tổng doanh thu năm 2001 tăng lên 10.936.086.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng 21,08%. + Tổng quĩ lương năm 2001 đạt 3.141.098.000đ tăng lên 546.804.000đ so với năm 2000 là 2.594.294.000đ, tỷ lệ tăng 21,08%. Điều này làm cho lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên 149.000đ/người/năm; tỷ lệ tăng là 19.92%. Có thể nói rằng mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên chủ yếu là do quĩ lương tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm rất lớn tới việc nâng cao đời sống vật chất của người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, qua đó nâng cao được năng suất lao động của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh thu của Công nhân tăng lên. Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy kết quả mà Công ty đạt được trong những năm qua là nhờ đã biết kết hợp tốt các nhân tố tổng chi phí, tổng vốn kinh doanh và tổng vốn lao động. Đó là những nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu chính là phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo bằng mục tiêu số 1, mục tiêu mở rộng thị phần, đảm bảo cho chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty. Công ty đã phải chấp nhận tăng chi phí, mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo và chăm lo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa lợi ích của công ty và lợi ích toàn xã hội. III/ Phân tích kết quả và hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty Thiết bị Giáo dục I. 1/ Phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty Thiết bị Giáo dục I. - Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hàng hoá có được người tiêu dùng chấp nhận hay không sẽ do cơ chế thị trường kiểm chứng. Chính vì điều đó mà khối lượng hàng hoá bán ra của mỗi doanh nghiệp luôn là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của Công ty Thiết bị Giáo dục I được phản ánh qua bảng biểu sau. Biểu 4: Phân tích khối lượng hàng hoá bán ra ĐVT: bộ. T Nhóm hàng Năm Năm Năm So sánh T 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 1 Thiết bị đồng bộ mẫu giáo 400 745 980 345 235 2 Thiết bị đồng bộ tiểu học 896 1.550 2.110 654 560 3 Thiết bị đồng bộ THCS 200 270 325 70 55 4 Thiết bị đồng bộ THPT 60 76 87 16 11 Tổng số 1.556 2.641 3.502 1.085 861 Qua số liệu thống kê cho thấy khối lượng hàng hoá bán ra của Công ty không ngừng tăng lên theo các năm. Năm 1999 đã bán được tổng cộng 1.556 bộ, năm 2000 bán được 2.641 bộ tăng lên 1.085 bộ so với năm 1999 với tốc độ tăng 69,73%; Năm 2001 bán được 3.502 bộ tăng lên 861 bộ so với năm 2000, tốc độ tăng 32,6% Trong đó: + Thiết bị đồng bộ mẫu giáo năm 2000 tăng so với năm 1999 là 345 bộ, tốc độ tăng là 86,25%. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 235 bộ, tốc độ tăng là 31,54%. + Thiết bị đồng bộ tiểu học năm 2000 tăng so với năm 1999 là 645 bộ, tốc độ tăng là 72,45%. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 560 bộ, tốc độ tăng là 31,54%. + Thiết bị đồng bộ THCS năm 2000 tăng so với năm 1999 là 70 bộ, tốc độ tăng là 35%. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 55 bộ, tốc độ tăng là 20,37%. + Thiết bị đồng bộ THPT năm 2000 so với năm 1999 tăng 55 bộ, tốc độ tăng 26,66%. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 11 bộ, tốc độ tăng là 14,47%. Như vậy khối lượng hàng hoá bán ra năm 2001 tăng lên chủ yếu là do sự tăng của hai nhóm hàng thiết bị đồng bộ mẫu giáo và thiết bị đồng bộ tiểu học. Điều này chứng tỏ rằng hàng hoá của Công ty đã bám sát yêu cầu của thị trường, là mục tiêu phấn đấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này cũng cho ta thấy việc thu nhận, xử lý, phân tích thông tin về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ... của Công ty đã được gắn kết với việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Công ty dần dần đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng với hình ảnh ngày một tốt đẹp. Chính vì điều đó mà hàng hoá của Công ty đã được thị trường chấp nhận, thị phần được mở rộng. Tuy nhiên dòng tiền và dòng hàng là hai vấn đề song hành, mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải quan tâm xem xét. Phân tích mối liên hệ giữa dòng tiền và dòng hàng là việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vậy khi xem xét khối lượng hàng hoá bán ra phải gắn liền với doanh thu (dòng tiền đi vào). Để đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ta cần phải quan tâm tới doanh thu bán hàng mà công ty đã được trong những năm qua. Biểu 5: Phân tích doanh thu bán hàng. ĐVT: 1.000đ. T T Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 1 Tổng doanh thu 37.156.374 51.885.885 62.821.971 14.729.511 10.936.086 2 Các khoản giảm trừ 1.316.477 1.851.505 837.563 535.028 -1.013.942 - Chiếu khấu 920.939 1.297.147 208.300 376.208 -1.088.847 - Hàng bán bị trả lại 23.974 35.500 14.201 11.526 -21.299 - Thuế phải nộp 371.563 518.858 615.061 147.295 96.203 3 Doanh thu thuần 35.839.896 50.034.379 61.984.407 14.194.483 11.950.028 Các kết quả tổng doanh thu qua các năm mà công ty đạt được là tương thích với khối lượng hàng hoá bán ra. Đồng thời việc gia tăng khối lượng hàng hoá bán ra, doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng theo. Năm 1999 doanh thu đạt được 37.156.374.000đ, năm 2000 doanh thu là 51.885.885.000đ tăng 14.729.511.000đ so với năm 1999. Năm 2001 doanh thu đạt 61.984.407.000đ tăng 11.950.028.000đ so với năm 2000. Theo đó doanh thu thuần cũng năm lên qua các năm: - Năm 1999: 35.839.896.000đ. - Năm 2000: 50.034.379.000đ. - Năm 2001: 61.984.407.000đ. Theo đà phát triển trong những năm qua, cộng với một thị trường rộng lớn, Công ty cần tăng qui mô, đầu tư công nghệ tiên tiến, mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời gian tới. Hàng thiết bị giáo dục là hàng mang tính đặc trưng cao, chủng loại hàng hoá nhiều. Việc xác định mức độ phát triển của từng nhóm hàng là việc làm cần thiết. Sau đây là doanh thu theo nhóm hàng thông qua bảng (biểu 6). Biểu 6: Doanh thu bán hàng kinh doanh ĐVT: 1.000đ. Nhóm hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Giá trị % Giá trị % Giá trị % T. bị đồng bộ mẫu giáo 2.018.300 5,43 3.756.800 7,24 4.986.230 7,94 Thiết bị đồng bộ tiểu học 4.536.800 12,21 7.875.675 15,18 10.678.800 16,99 Thiết bị đồng bộ THCS 27.720.000 47,69 23.876.610 46,02 28.561.782 45,46 1/ Môn toán 854.000 1.075.600 1.187.670 2/ Môn văn 525.000 726.000 837.500 3/ Môn vật lý 5.611.000 8.206.000 10.148.162 4/ Môn kỹ thuật h/nghiệp 1.810.000 3.075.000 3.768.750 5/ Môn hoá 3.200.000 3.910.010 4.856.700 6/ Môn sinh 3.900.000 4.816.000 5.520.000 7/ Môn lịch sử 800.000 895.000 975.000 8/ Môn địa lý 1.020.000 1.173.000 1.268.000 Thiết bị đồng bộ PTTH 12.881.274 34,67 16.376.800 31,56 18.595.159 29,61 1/ Môn vật lý 4.178.200 5.648.300 6.060.159 2/ Môn kỹ thuật h/nghiệp 1.763.000 2.342.500 2.876.000 3/ Môn hoá 2.036.000 2.531.000 2.974.000 4/ Môn sinh 3.210.074 3.935.000 4.580.000 5/ Môn lịch sử 780.000 850.000 920.000 6/ Môn địa lý 920.000 1.070.000 1.185.000 Tổng cộng 37.156.374.000 100 51.885.885 100 62.821.971 100 Qua biểu trên ta thấy: Xét về mặt giá trị, doanh thu của từng nhóm hàng đều tăng qua các năm gần đây, đóng góp chủ yếu cho doanh thu là các sản phẩm đồng bộ THCS và thiết bị đồng bộ THPT. Hai nhóm hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu.. - Năm 1999: tỷ trọng là (47,69% + 34,67%) = 82,36%. - Năm 2000: tỷ trọng là (46,02% + 31,56%) = 77,58%. - Năm 2001: tỷ trọng là (45,46% + 29,61%) = 75,07%. Giá trị doanh thu của hai nhóm hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là điều dễ hiểu vì các sản phẩm của hai nhóm hàng này là thiết bị sử dụng cho các môn vật lý, hoá học, sinh học. Chính vì vậy mà các thiết bị đòi hỏi phải có độ chính xác cao, đồng thời phải bảo đảm tính sư phạm. Một số thiết bị rất phức tạp, khả năng sản xuất không đáp ứng được nên Công ty phải nhập ngoại. Mặc dù hai nhóm hàng này vẫn đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu, nhưng xu thế cho thấy tỷ trọng ngày càng giảm của hai nhóm hàng này. Thiết bị đồng bộ THCS tỷ trọng giảm theo từng năm. Năm 1999 là 47,69%, năm 2000 là 46,02%, năm 2001 chỉ còn 45,46%. Tương tự thiết bị đồng bộ THPT tỷ trọng cũng giảm theo từng năm: năm 1999 là 34,67%, năm 2000 là 31,65% và năm 2001 còn 29,61%. Ngược lại hai nhóm hàng thiết bị đồng bộ mẫu giáo và thiết bị đồng bộ tiểu học là hai nhóm hàng chủ yếu sản xuất trong nước đã tăng rất nhanh, và tỷ trọng đóng góp ngày càng nhiều trong tổng doanh thu. Thiết bị đồng bộ mẫu giáo, tỷ trọng đóng góp qua các năm; năm 1999 là 5,43%, năm 2000 là 7,24%, và năm 2001 là 7,94%. Thiết bị động bộ tiểu học, tỷ trọng đóng góp năm 1999 là 12,21%, năm 2000 là 15,18% và năm 2001 là 16,69% . 2/ Phân tích hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I. Biểu 7: Bảng phân tích hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty TBGDI ĐVT: 1.000đ. T Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch T Giá trị % 1 Tổng doanh thu bán hàng 51.885.885 62.821.971 10.936.086 21,08 2 Doanh thu thuần 50.037.883 61.984.408 11.950.028 23,88 3 Tổng chi phí 49.058.971 60.960.953 11.901.982 29,29 4 Giá vốn hàng bán 39.252.094 48.893.926 9.641.832 24,56 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ hàng hoá 974.912 1.023.455 48.543 4,97 6 Vốn kinh doanh 31.472.230 38.741.027 7.268.797 23,09 7 Dự trữ 7.233.321 8.103.000 869.679 12,02 8 Nộp ngân sách 1.082.659 1.310.976 228.317 21,08 9 Hiệu quả tiêu thụ 1,0576 1,0305 - 0,0271 10 Tỷ suất lợi nhuận/tổng c.phí 2% 1,7% - 0,3% 11 Tỷ suất lợi nhuận/d.thu thuần 1,9% 1,7% - 0,2% 12 Tỷ suất lợi nhuận/vốn k.doanh 3,1% 2,6% -0,5% 13 Tốc độ chu chuyển hàng hoá + Số lần chu chuyển h.hoá 7,217 7,75 0,58 8,08 + Số ngày chu chuyển h.hoá 51 ngày 47 ngày - 4 ngày 5,88 14 Hệ số vòng quay kho 5,43 6,03 0,6 11,04 15 Vòng quay vốn lưu động + Số vòng quay 2,09 2,6 0,51 7,88 + Thời gian 1 vòng quay 139 ngày 119 ngày 20 ngày 15,38 16 Hiệu quả nộp ngân sách/vốn 3,44% 3,38% - 0,06% -0,98 Tổng lợi nhuận luôn là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Mức tăng lợi nhuận của Công ty năm 2001 so với năm 2000 là 4,97% tương ứng với số tiền là 48.543.000đ, mức tăng lợi nhuận này tỷ lệ thuận với mức tăng của tổng doanh thu và doanh thu thuần qua các năm tương ứng. Năm 2000 tổng doanh thu là 51.885.885.000đ, doanh thu thuần 50.033.833.000đ; Năm 2001 tổng doanh thu là 62.821.971.000đ, doanh thu thuần 61.984.408.000đ. Điều này chứng tỏ tăng doanh thu, mở rộng thị phần vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đúng với nguyên tắc kinh doanh phải có lãi. Mặt khác chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ hàng trên doanh thu thuần trong bảng phân tích hiệu quả tiêu thụ cũng đã chứng minh cho điều trên. Mặc dù năm 2001 tỷ suất lợi nhuận này có giảm so với năm 2000 nhưng vẫn giữ ở mức 1,7%/năm, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Sở dĩ có sự giảm sút này là do Công ty đã chấp nhận giảm lợi nhuận trước mắt để mở rộng thị phần, là bước đi thích hợp của một chiến lược kinh doanh lâu dài. Công ty Thiết bị Giáo dục I đã và đang xúc tiến để tiến hành đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, cách thức tổ chức hiện nay, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng. Có thể thấy rằng hiệu quả tiêu thụ hàng hoá năm 2001 kém hơn năm 2000 thể hiện: cứ một đồng chi phí vào năm 2000 tạo ra được 1,0576 đồng doanh thu, còn một đồng chi phí vào năm 2001 chỉ tạo ra được 1,0305 đ doanh thu. Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty giảm khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm theo. Đây chính là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu nộp ngân sách trên đồng vốn của Công ty cũng giảm từ 3,44% năm 2000 xuống còn 3,38% năm 2001, tỷ lệ giảm là 1,74%. Tuy nhiên tốc độ chu chuyển hàng hoá của Công ty năm 2001 lại tăng so với năm 2000, cụ thể là: + Số lần chu chuyển hàng hoá từ 7,17 lần/năm lên 7,75 lần/năm. Số lần chu chuyển tăng lên sẽ làm cho vốn hàng hoá quay nhanh lên tiến kiệm được vốn kinh doanh, mạng lại cho Công ty nhiều lợi nhuận. + Số ngày chu chuyển hàng hoá giảm xuống từ 68 ngày/vòng năm 2000 xuống còn 64 ngày/vòng năm 2001. Điều này thể hiện được thế mạnh về thị trường, khách hàng truyền thống của Công ty, uy tín của Công ty đối với bạn hàng. + Hệ số vòng quay qua kho năm 2001 nhiều hơn năm 2000 là 0,6 lần, vì hệ số quay kho năm 2000 đạt 5,43 lần; đến năm 2001 tăng lên 6,03 lần, tỷ lệ tăng 11,04%. Những điều trên cho thấy Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn và đã tiết kiệm được chi phí (cụ thể là g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM053.doc
Tài liệu liên quan